Cái quần...què ?!?

fellow

Well-known member
Joined
Aug 20, 2010
Messages
3,217
Points
113
LTS: LHVV xin lỗi các bạn vì để tựa đề bài viết như thế, nhưng không tìm được tựa nào thích hợp hơn. Đây là bài viết trên blog của nhà văn Nguyễn Đình Bổn, LHVV xin trích lại nguyên văn của tác giả, kể cả tựa đề hòng để có chút mua vui cho các bạn như ý của nhà văn. Trân trọng.

1.
Đầu năm 1976, khi chưa tròn 15 tuổi, gia đình tôi chuyển từ Cam ranh vào một xã vùng sâu thuộc tỉnh Hậu Giang. Đó gần như một cuộc trốn chạy sự khắc nghiệt bắt đầu đè nặng trong một gia đình có "lý lịch xấu". Gần 15 tuổi, lần đầu tiên tôi nhìn thấy những đồng ruộng mênh mông, những dòng kinh thẳng tắp đục phù sa và ấn tượng nhất là những từ mới lạ. Những từ đặc trưng của vùng Tây nam bộ.

Sau cuộc hành trình vất vả bằng xe tải, gia đình chúng tôi phải di chuyển đến nơi ở mới bằng ghe. Và trong những người tò mò ra đón, có cô con gái ông chủ đất. Khi nhìn thấy đống đồ đạt lủng ca lủng cũng, cô con gái trạc tuổi tôi chỉ vào chiếc va ly của bà chị lớn và nói: "Tối nay chắc em "ghình" em "ghinh" cái "gương" của chị!". Lấn đầu tiên nghe câu nói này thú thật tôi chẳng hiểu gì cả, bà chị tôi cũng tròn mắt: "Em nói cái gì?". Cô gái cười: "Cái "gương" to "dzầy" chắc nhiều "dzàng", tối nay em "ghình" em "ghinh" "dzề" nhà em". Chị em chúng tôi hiểu ra, thiếu điều muốn ôm bụng cười. Thì ra ở đây (và sau này tôi biết gần như cả miền Tây nam bộ) người ta phát âm "R" ra âm "Gh" hoặc "G". Ở một thời gian, tôi nhanh chóng phát hiện ra nhiều từ mới lạ, chưa bao giờ có trong vốn từ của mình trước đó. Ví dụ như "mình ên" hay "keo chao". Thế nhưng choáng nhất là khi tôi được chứng kiến một trận cãi nhau giữa hai người phụ nữ, và cái từ họ dùng để chửi nhau: "CÁI QUẦN QUÈ"!


Trước khi lên Sài Gòn, tôi đã sống ở miền Tây mười tám năm. Mười tám năm! Một thời gian đủ dài để tôi lớn lên, càng lớn càng yêu vùng đất, con người, ngôn ngữ... một thời lạ lẫm, đủ để tôi hiểU cái QUẦN QUÈ là cái quần người phụ nữ mặc khi có kinh (từ này ra đời khi chưa có băng vệ sinh, chắc vậy!). Mười tám năm đã giúp tôi có thể gần như hoàn toàn biến thành một "dân miền Tây" chính cống trong lối phát âm khi sử dụng những từ ngữ đặc trưng Nam bộ. Dù tôi không nói: "Con cá gô bỏ vô cái gổ kêu gột gột" nhưng tôi nói "thịch" thay vì "thịt" hay "tỏn" thay cho "toản", và rất nhiều người, trong đó có bạn bè tôi vẫn cho rằng tôi là dân Cần Thơ!


Ở Sài Gòn có rất nhiều người xuất xứ từ vùng đồng bằng sông Cửu Long (ví dụ như...bà xã tôi), nên hằng ngay tôi vẫn nghe, vẫn nói như một "người Cần Thơ". Thế nhưng một lần hiếm hoi lắm, tôi mới nghe một tiếng chửi "Đồ QUẦN QUÈ"! Đó một trận cãi nhau, đánh nhau, chửi nhau kinh hoàng của một cặp đôi "chồng Bắc vợ Nam" và người phụ nữ nhu mì bỗng bùng lên như một ngọn núi lửa. Chứng kiến chuyện ấy tôi định viết một truyện ngắn và định đặt tên truyện theo một câu chửi của người vợ (một câu chửi khác, không phải câu cái QUẦN QUÈ), thế nhưng khi nói lên ý định này với bạn bè, ai cũng khuyên can tôi đừng viết, mà có viết cũng đừng công bố, còn có công bố (trên blog cá nhân) thì cũng nên đặt một cái tựa khác! Ngẫm đi ngẫm lại tôi thấy bạn bè khuyên rất chân tình và có lý, trong đó có lời khuyên của một người bạn vong niên mà tôi xem như thầy mình, nên cuối cùng không viết cái truyện ngắn ấy nữa.


Thế nhưng câu chuyện ấy vẫn ám ảnh tôi, nó giống như trong những đêm trước khi ngủ, cái dấu hỏi luôn hiện ra là "Tại sao phải viết?", "Viết để làm gì?", "Không viết thì có... chết thằng Tây nào không?". Tôi đã in vài tập truyện ngắn, vài cuốn truyện dài và không phải không thấy cái phù phiếm của văn chương. Thế nhưng cái lực hút của chuyện "phải viết" cứ ám ảnh. Vậy mới ... lãng nhách!


2.
Câu chuyện tôi viết (hay kể?) dưới đây sẽ không được đặt tên và nó sẽ nằm giữa ranh giới của hư cấu và hiện thực. Ai nghĩ tôi bịa có ý đồ cũng được mà xem như một chuyện kể mua vui cũng ... OK!

Trên con đường đến quán cà phê sáng với bạn bè, mỗi ngày anh đều phải đi qua một cái chợ nhỏ và tiện thể anh thường ghé vào một gian hàng bán các loại thức ăn cho cá kiểng vì nhà anh có một hồ cá bảy màu và mồi cho loại cá xinh xắn này là những con trùn nhỏ li ti như sợi chỉ nên người ta gọi chúng là trùn chỉ. Người bán thường là một phụ nữ khoảng ngoài ba mươi, khuôn mặt đôn hậu, phảng phất một nét buồn. Một vài lần anh gặp một người đàn ông ngồi bên trong. Ông ta khoảng trên dưới bốn mươi, mặt khó đăm đăm. Ghé mua trùn chỉ lần thứ tư thì anh biết họ là vợ chồng, và còn biết chồng người Bắc, vợ người Tây nam bộ. Hôm đó mua xong trùn chỉ, nhìn thấy trong mấy cái hồ cá kiểng có mấy con "la hán" đầu u khá đẹp, anh nấn ná ở lại, bước vào trong coi chơi. Người đàn ông ngồi sau quầy đon đả: " Cá đẹp đấy, bác mua con nào em chọn cho!". Giọng anh ta khê nồng, âm sắc của người miền núi Bắc Trung bộ. Thấy anh lắc đầu, bảo chỉ xem cá, lão ta sa sầm nét mặt. Vừa lúc đó anh nghe tiếng người phụ nữ từ bên ngoài nói vọng vào: "Anh ơi, đưa giùm em cái "gổ".


Không hiểu sao từ hôm đó, dù có ghé mua mồi cho cá hay không, anh thường nhìn vào cái cửa hàng nho nhỏ ấy. Cái cảm nhận đầu tiên về nỗi buồn sâu kín của người phụ nữ kia ngày càng sâu đậm trong anh. Một lần ghé vào anh còn nhìn thấy mặt chị có những vết bầm nơi gò má và hình như chị vừa khóc trong lúc lão chồng rít và nhả khói như điên bên chiếc điều cày, mồm lầm bầm "địt mẹ"... Một lần khác, vào xế chiều một ngày đầu hạ, anh nhìn thấy lão ta nắm tóc người phụ nữ và tàn nhẫn tát vào khuôn mặt xinh đẹp hiền lành kia những chiềc tát cực mạnh. Những người hàng xóm ít ỏi chỉ đứng nhìn, không thấy ai can thiệp. Anh nóng mặt, nhưng biết mình chỉ là người qua đuờng nên chỉ thấy nhói lòng và bất lực. Nạn bạo hành ở đầt nước này gần như là chuyện bình thường, Chồng đánh vợ hả? Chuyện nhỏ! Chẳng có ai, và chẳng có "chính quyền" hay "pháp luật" nào rổi hơi dính vào!


Lại một buổi sáng anh trên đường đến quán cà phê. Thế nhưng sao hôm nay tại cái quầy bán cá kiểng người ta lố nhố đứng nhìn vô trong nhiều vậy? Anh cũng tấp xe vô, lòng buồn rầu nghĩ đến cảnh người thiếu phụ hiền lành kia đang bị chửi, bị đánh trong cam chịu. Thế nhưng bên tai anh lại vang lên tiếng chửi, tiếng thét của một người phụ nữ. Anh bàng hoàng, gần như không tin cả tai mình. Dựng đại chiếc xe cà tàng vào lề đường, anh chồm người, cố nhướn cổ nhìn vào bên trong cửa hàng xem thử chuyện gì đang xảy ra. Và cái điều anh thấy mới thật là khó tin hơn nữa. Nó vừa phi lý, vừa khôi hài đến độ vài người xem cũng phải bật cười. Đứng nép vào một góc, tay che đầu là lão chồng hung hản ngày nào giờ co rúm như con chó nhà trước cọp. Còn người phụ nữ vừa la hét vừa bê nguyên một thau trùn chỉ trút vào đầu lão chồng. Anh lui ra. Lòng ngổn ngang những cảm giác khó tả. Nó vừa khó chịu vừa nhẹ nhàng, vừa buồn bã lại có thoáng vui mừng không thể hiểu vì sao...


Văng vẳng bên tai anh là tiếng chửi vút cao của người phụ nữ cam chịu hôm nào: "Con đỉ mẹ mầy! Thằng chó! Tao cho mày ăn quần què! Thằng khốn nạn! Tao cho mày ăn quần què!"


Sài gòn 8.09

Nguyễn Đình Bổn
 

onesieuthi

Moderator
Staff member
Joined
Nov 17, 2011
Messages
1,746
Points
83
Đúng là cái quần què ... chả hiểu gì cả, không có giải thích gì hết, đơn giản kết truyện là đồng cảm , thấy lâng lâng vì có người chửi "quần què" tại Xì Gòn
 

Lão K

Well-known member
Joined
Feb 15, 2011
Messages
130
Points
63
Cái ông viết bài này xạo bà cố, đặt chuyện bậy bạ.

Hồi còn nhỏ, nhà LK ở chợ nên nghe tiếng này hoài. Một hôm chịu không nổi, hỏi thì anh Hai giải thích:

- Chưa thấy ai ngu như mầy, què là không có chân, quần không có chân là cái quần xà lỏn.Mấy bà đó chửi nhau nghèo không có tiền mua quần dài nên phải bận quần xà lỏn, có vậy mà cũng không biết :haha::haha:
 

Sheiran

Administrator
Staff member
Joined
Nov 17, 2011
Messages
5,260
Points
113
Thật ra chữ "quần què" khi người ở quê chửi nhau mang ý nghĩa khác, ko dính dáng gì tới "cái quần" đâu :p, đối với họ, chữ "quần què" giống như một đại từ thay thế, ám chỉ những "thứ vứt đi", hay nói chung là thứ gì đó không sạch sẽ, không có giá trị, tồi tệ..v.v... rất đa nghĩa, không cố định. Có khi chỉ là dùng để nói, chứ không hẳn đã là chửi lộn.

VD:
- Một người cha dạy con học, dạy hoài mà nó không hiểu, ông tức quá cũng chửi đổng: "Mẹ, trong đầu nó chứa thứ quần què gì không à"

- Một người vừa bước vào bàn nhậu, nhìn bạn đang nhai nhồm nhoàm, bật cười đùa: "Ê, ăn cái quần què gì dzậy mầy"...

:chao: Ngôn ngữ của người Miền Tây phong phú lắm, không phải nét văn hoá nào cũng được cho là... văn minh :p, nhưng nó vẫn mang giá trị văn hoá của nó.
 

ChÂu DũNg

* kEeP sIlEnce *
Staff member
Joined
Apr 14, 2011
Messages
2,750
Points
113
Zậy thiệt za..kái qần què là kái je` zj.......hôk hỉu....?????????:hoi:
 

thedier

Member
Joined
May 6, 2011
Messages
22
Points
13
Theo mềng nghĩ , cái '' quần què'' là cái quân rách chổ đầu gối:p. Cái loại quần mà mấy em gái teen hay mặc bây h đoá mà. có gì khó hiểu đâu CD :hehe:
 

fellow

Well-known member
Joined
Aug 20, 2010
Messages
3,217
Points
113
què = cụt => quần què là quần cụt :haha: .... nhưng còn 1 từ "què" nữa mà hơi khó giải thích :haha:
 

ChÂu DũNg

* kEeP sIlEnce *
Staff member
Joined
Apr 14, 2011
Messages
2,750
Points
113
Theo mềng nghĩ , cái '' quần què'' là cái quân rách chổ đầu gối:p. Cái loại quần mà mấy em gái teen hay mặc bây h đoá mà. có gì khó hiểu đâu CD :hehe:

Trời....! potay lun.......qần qè là "qần rách đầu gối".....thỳ nói là "qần rách đầu gối" đi....vậy mà kũng ziết thành bài văn nữa.:gomo:
 

onesieuthi

Moderator
Staff member
Joined
Nov 17, 2011
Messages
1,746
Points
83
Có đợt One còn nghe cả "cá l... què" <--- là sao nhỉ :D
 
Top Bottom