Xe máy Chiếc xe gắn máy gỉ trị giá hàng chục ngàn đô

anh yêu

R.L.G
Joined
Nov 17, 2011
Messages
2,126
Points
113
[h=1]Chiếc xe tả tơi, hoen gỉ này là Indian Camelback đời 1906, chính là một trong hai chiếc xe gắn máy đầu tiên trên thế giới nên cực kỳ có giá trị với các nhà sưu tập.[/h]
bike5_a8990.jpg


Chỉ có 1.698 chiếc Indian Camelback 1906 xuất xưởng từ cách đây 105 năm. Chiếc xe này chưa hề được phục chế, và có thể được được trả giá lên tới 50.000 bảng Anh (gần 80.000 USD) trong một cuộc đấu giá.

Chiếc xe được trang bị động cơ 1 xy-lanh, cho công suất chỉ 2,25 mã lực. Xe có thể đạt tốc độ cực đại 48km/h. Hệ thống phanh xe khá đơn giản, chỉ như phanh xe đạp, nên người điều khiển sẽ phải rê chân trên mặt đất để hỗ trợ cho xe dừng lại. Nhưng người ta thường không mua một chiếc xe gắn máy cổ vì những thông số kỹ thuật cao, mà là giá trị lịch sử và độ hiếm.
bike4_3ff7a.jpg

Động cơ 1 xy-lanh, cho công suất chỉ 2,25 mã lực.

bike3_68905.jpg
bike2_e00c0.jpg


Chiếc Indian Camelback 1906 này thuộc sở hữu của gia đình quý tộc du Pont đã mua hãng Indian, và chiếc xe lăn bánh lần cuối là vào thập niên 70.

Chiếc xe sẽ được nhà đấu giá Bonhams đem bán tại Las Vegas, Mỹ, vào ngày 12/1 tới. Ông Ben Walker của nhà đấu giá Bonhams cho biết: “Chiếc xe này được nhiều người quan tâm chính vì tình trạng nguyên bản của nó và nếu phục chế sẽ thực sự làm giảm giá trị xe. Vẫn còn nguyên cả số đăng ký nguyên gốc trên chắn bùn sau.”
bike1_12542.jpg

Một chiếc Indian Camelback (bướu lạc đà) đã được phục chế

Hãng xe máy Indian được thành lập năm 1901 tại Mỹ. Đến những năm 1910, Indian là nhà sản xuất xe máy lớn nhất thế giới. Xe máy của hãng Indian là đối thủ lớn của Harley-Davidson. Từ sau Thế chiến thứ II, gia đình duPont bán cổ phần và chuyển giao quyền kiểm soát hãng Indian cho nhà đầu tư Ralph B. Rogers. Dưới sự lãnh đạo mới, Indian ngừng sản xuất dòng Scout vốn là thế mạnh của hãng và bắt đầu sản xuất các xe trọng lượng nhẹ, như 149 Arrow, Super Scout 249, và 250 Warrior. Các xe này không thành công do chất lượng kém. Đến năm 1953, hãng Indian chính thức phá sản.
Nhật Minh
 
Top Bottom