Chùm bài: Cầm Thi xưa – Cần Thơ nay ( lịch sử hình thành Cần Thơ )

Vicky

Member
Joined
Jan 20, 2011
Messages
81
Points
6
Vùng đất Cần Thơ về mặt địa chất được hình thành cách nay khoảng năm cùng với sự hình thành của đồng bằng châu thổ sông Cửu Long. Sau giai đoạn phát triển rực rỡ của vương quốc Phù Nam và văn hóa Óc Eo kéo dài 6 thế kỷ đầu Công nguyên, do hoàn cảnh lịch sử đặc biệt và những biến động địa lý khắc nghiệt thời đó, vùng đồng bằng này trở nên hoang vu, dân cư thưa thớt trong một thời gian dài.

livecantho_phanthanhgian.jpg

Đến thế kỷ XVI, XVII, khi các tập đoàn lưu dân kéo đến khai khẩn, vùng đất phương Nam mới thực sự bước sang một tiến trình lịch sử mới với một mô thức văn hóa khác. Trong tiến trình đó, Cần Thơ xưa là “lõm” đất chẳng những được khai phá có phần muộn màng so với miệt trên Đồng Nai - Sài Gòn mà cả với miệt dưới (Hà Tiên).

Cuối thế kỷ XVIII, Mạc Cửu vốn là người Trung Quốc không thần phục nhà Thanh, cùng tùy tùng và dân cư theo đường biển kéo vào miệt Hà Tiên khai khẩn, lập nghiệp dưới sự bảo hộ của chúa Nguyễn, được phong làm Tổng binh trấn Hà Tiên, từ đó cư dân qui tụ ngày càng đông. Năm 1732, toàn bộ đất phương Nam được Chúa Nguyễn chia làm 3 Dinh và 1 Trấn gồm : Trấn Biên Dinh (vùng Biên Hòa ngày nay), Phiên Trấn Dinh (Gia Định), Long Hồ Dinh (Vĩnh Long) và Trấn Hà Tiên. Sau khi Mạc Cửu mất, Mạc Thiên Tích nối nghiệp cha, đẩy mạnh công cuộc khai khẩn ra vùng hữu ngạn sông Hậu, đến năm 1739 thì hoàn tất với 4 vùng đất mới : Long Xuyên (Cà Mau), Kiên Giang (Rạch Giá), Trấn Giang (Cần Thơ), Trấn Di (Bạc Liêu) được sáp nhập vào đất Hà Tiên. Đây là điểm mốc đánh dấu sự xuất hiện của Cần Thơ trên dư đồ Việt Nam.

Nhận thấy Trấn Giang có một vị trí chiến lược để làm hậu cứ vững chắc cho Hà Tiên chống lại quân Xiêm và Chân Lạp thường xuyên xâm lấn, Mạc Thiên Tích tập trung xây dựng về mọi mặt: quân sự, kinh tế, thương mại và văn hóa. Từ 1753, được sự đồng tình của Chúa Nguyễn, Mạc Thiên Tích cùng với đại thần Nguyễn Cư Trinh đã đưa Trấn Giang phát triển thành một “thủ sở” mạnh ở miền Hậu Giang.

Năm 1771, quân Xiêm tấn công Hà Tiên nhưng không chiếm được Trấn Giang. Năm 1774, nghĩa quân Tây Sơn kéo quân vào Nam đánh chiếm thành Gia Định, sau đó kéo xuống miền Tây và Trấn Giang. Sau trận Rạch Gầm Xoài Mút (1/1785), năm 1787, quân Tây Sơn rút khỏi các dinh trấn miền Tây, Trấn Giang trở lại dưới quyền bảo hộ của nhà Nguyễn. Suốt thập niên 70 của thế kỷ XVIII, Trấn Giang trở thành một cứ điểm quan trọng và phát triển mạnh trong bối cảnh lịch sử đầy xáo động.

Sau khi Gia Long lên ngôi, qua hai lần điều chỉnh lại dư đồ hành chính, Trấn Giang thuộc địa giới của trấn Vĩnh Thanh. Năm 1813, vua Gia Long cắt một vùng đất phì nhiêu ở bờ phải sông Hậu (gồm Trấn Giang - Cần thơ xưa) lập huyện Vĩnh Định, thuộc phủ Đình Viễn, trấn Vĩnh Thanh. Năm 1832, vua Minh Mạng ban chiếu đổi “Trấn” thành “Tỉnh” và chuyển huyện Vĩnh Định sang phủ Tân Thành, tỉnh An Giang; năm 1839, đổi tên huyện Vĩnh Định thành Phong Phú, trực thuộc phủ Tịnh Biên, tỉnh An Giang và lấy làng Tân An làm huyện lị của huyện Phong Phú. Huyện Phong Phú tiếp tục phát triển và nổi tiếng là một vùng đất thịnh trị và an ninh khác hẳn mọi vùng ở miền Tây lúc bấy giờ.

Năm 1858, thực dân Pháp chính thức xâm lược nước ta, buộc triều đình Nguyễn phải ký hòa ước 1862 nhượng 8 tỉnh miền Đông Nam Bộ cho Pháp, Tháng 6/1867, thực dân Pháp vi phạm hòa ước chiếm luôn 3 tỉnh miền Tây gồm : Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Ngày 1/1/1868, Thống đốc Nam kỳ là Bonard quyết định sáp nhập huyện Phong Phú với Bãi Sào (Sóc Trăng) thành một quận. Ngày 30/4/1872, ra nghị định sáp nhập Phong Phú với Bắc Tràng là một vùng thuộc phủ Lạc Hóa tỉnh Vĩnh Long lập thành một hạt. Ngày 23/2/1876, Soái phủ Sài Gòn ra nghị định mới lấy huyện Phong Phú và một phần huyện An Xuyên và Tân Thành để lập nên hạt Cần Thơ với thủ phủ là Cần Thơ. Năm 1889, Pháp đổi các đơn vị hành chính cấp hạt thành tỉnh và huyện đổi lại là quận.

Từ đó đến khi Pháp trở lại xâm chiếm Việt Nam lần thứ 2 năm 1945 và cho đến ngày Pháp thất trận ở Điện Biên Phủ, ký kết hiệp định Genève năm 1954, thì địa giới hành chính tỉnh Cần Thơ trong thời Pháp thuộc vẫn không thay đổi. Tỉnh Cần Thơ gồm có thị xã Cần Thơ và các huyện Châu Thành, Ô Môn, Phụng Hiệp, Trà Ôn, Cầu Kè. Tuy nhiên, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vào hai năm 1948 - 1949 chính quyền kháng chiến có điều chỉnh một phần địa giới hành chính của các tỉnh. Cần Thơ nhận thêm huyện Thốt Nốt (Long Xuyên), các huyện Long Mỹ, Gò Quao, Giồng Riềng, thị xã Rạch Giá (Rạch Giá) và huyện Kế Sách (tỉnh Sóc Trăng). Tỉnh Cần Thơ giao 2 huyện Trà Ôn và Cầu Kè về tỉnh Vĩnh Trà (Vĩnh Long - Trà Vinh).

Khi đế quốc Mỹ nhảy vào thay chân Pháp, phá hoại hiệp định Genève, dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm, địa giới hành chính cũ ở miền Nam nói chung và tỉnh Cần Thơ nói riêng có nhiều thay đổi. Năm 1956, chính quyền Ngô Đình Diệm quyết định đổi tên tỉnh Cần Thơ thành tỉnh Phong Dinh.

Về phía chính quyền cách mạng, trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tên tỉnh Cần Thơ vẫn được duy trì. Tháng 11/1954, địa giới hành chính tỉnh Cần Thơ trở lại như trước khi được điều chỉnh năm 1948 - 1949. Năm 1956, hai huyện Trà Ôn và Cầu Kè được đưa về Vĩnh Long. Năm 1957 huyện Long Mỹ trở về tỉnh Cần Thơ, năm 1958, huyện Kế Sách (thuộc tỉnh Sóc Trăng) và năm 1963, huyện Thốt Nốt (Long Xuyên) cũng nhập vào Cần Thơ. Năm 1966, hình thành thị xã Vị Thanh trực thuộc tỉnh Cần Thơ. Năm 1969, tách thị xã Cần Thơ ra khỏi tỉnh Cần Thơ trực thuộc khu Tây Nam bộ, đến 1971 thì trở lại thuộc tỉnh Cần Thơ. Năm 1972, thị xã Cần Thơ trở thành là thành phố Cần Thơ, trực thuộc khu Tây Nam bộ.

Sau ngày thống nhất Tổ quốc, Chính phủ ta công bố Nghị định số 03/ND-76 ngày 24/3/1976 sáp nhập tỉnh Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ lập thành tỉnh mới lấy tên là Hậu Giang, tỉnh lỵ là thành phố Cần Thơ.

Đến tháng 12/1991, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 8, kỳ họp thứ 10 đã ra Nghị quyết tách tỉnh Hậu Giang thành 2 tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng.

Ngày 1/1/2004, tỉnh Cần Thơ được chia thành thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang. Thành phố Cần Thơ hiện nay được chia thành 8 đơn vị hành chính gồm 4 quận (Ninh Kiều, Bình Thủy, Ô Môn, Cái Răng) và 4 huyện (Phong Điền, Cờ Đỏ, Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh), trong đó có 4 thị trấn, 30 phường và 33 xã.

Nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long, khí hậu hòa thuận, thành phố Cần Thơ có đầy đủ điều kiện để phát triển mạnh về mọi mặt : thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, có hệ thống giao thông trọng điểm đường hàng không, đường thủy, đường bộ của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, các khu công nghiệp lớn hoạt động hiệu quả nhất trong khu vực, trường Đại học Cần Thơ, và đầy đủ hệ thống ngân hàng, bưu chính viễn thông và dịch vụ lớn mạnh nhất so với các tỉnh lân cận.

Hiện thành phố Cần Thơ đang trên đà phát triển mạnh với tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) vào khoảng 15% (2004), trở thành thành phố trọng điểm của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
 

Vicky

Member
Joined
Jan 20, 2011
Messages
81
Points
6
Chùm bài: Cầm Thi xưa – Cần Thơ nay P3 ( tên gọi Cần Thơ và danh xưng Tây Đô)

Theo nhà nghiên cứu Huỳnh Minh, trong quyển sách sưu khảo Cần Thơ xưa và nay xuất bản năm 1966 thì có hai truyền thuyết sau:

Khi chưa lên ngôi vua, Nguyễn Ánh vào Nam đã đi qua nhiều nơi ở vùng châu thổ Sông Cửu long. Một hôm đoàn thuyền của chúa đi theo sông Hậu vào địa phận thủ phủ Trấn Giang (Cần Thơ xưa). Đêm vừa xuống thì đoàn thuềyn cũng vừa đến vàm sông (Bến ninh kiều ngày nay). Giữa đêm trường canh vắng, vọng lại nhiều câu ngâm thơ, hò hát, tiếng đàn, tiếng sáo hoà nhau nhịp nhàng. Chúa thầm khen về một cảnh quan sông nước hữu tình và ban cho con sông này cái tên đầy thơ mộng là Cầm Thi giang. Dần dần 2 tiếng Cầm Thi lan truyền rộng trong dân chúng và nhiều người nói trại ra thành Cần Thơ. Tên Cần Thơ nghe thấy hay và đẹp nên được người trong vùng chấp nhận và cùng gọi là Sông Cần Thơ.

Một truyền thuyết khác cho rằng sông Cần Thơ ngày xưa ở hai bên bờ dân chúng trồng rất nhiều rau cần và rau thơm. Ghe thuyền chở nhiều loại rau cần, rau thơm qua lại mua bán đông vui từ năm này qua năm khác. Có thể từ đó người địa phương gọi sông này là sông Cần Thơm, sau nói trại là Cần Thơ.

Đến năm 1876, khi Pháp chiếm huyện phong phú, lập ra hạt mới thì đã dùng tên Sông Cần Thơ để đặt tên cho hạt Cần Thơ, rồi sau đó là tỉnh Cần Thơ.

Về hai tiếng Tây Đô, trước nay chưa có một văn bản nhà nước nào chính thức gọi Cần Thơ là Tây đô (Thủ đô miền tây). Tuy nhiên do vị trí địa lý thuận lợi về giao thông, thương mại, công kỹ nghệ và cả quân sự đều ở turng tâm khu vực châu thổ sông cửu long nên từ trước đến nay Cần thơ được coi là vị trí trung tâm của vùng.

Theo bài báo Cần Thơ xưa của nhà nghiên cứu Sơn Nam đăng liên tiếp nhiều kỳ trong báo Cần Thơ năm 1994 thì từ tháng 2 năm 1919, trên tạp chí Nam Phong đã đăng loạt bài du ký Một tháng ở nam kỳ của ông Phạm Quỳnh. Đây là nhà văn, nhà báo đầu tiên ở miền bắc vào viếng miền nam. Bài báo có đoạn viết "Cần thơ có cái vẻ mỹ miều xinh xắn, sạch sẽ phong quang, thật xứng tên làm tỉnh đầu miền tây (La capitale de L'Ouest - Tây Đô). Đường phố thênh thang, nhà cửa san sát, các nhà buôn Tây cũng nhiều hơn, có chỗ coi xinh đẹp hơn ở Sài Gòn."

Chính hoàn cảnh địa lý, lịch sử, kinh tế, văn hóa, chính trị, văn hóa, xã hội của Cần Thơ đã từng tồn tại, phát triển qua các thời kỳ, tạo cơ sở để trước nay không ai bảo ai mà nhiều người ở nhiều nơi vẫn thường gọi Cần thơ là Tây Đô.

:deptrai:
 

Vicky

Member
Joined
Jan 20, 2011
Messages
81
Points
6
Chùm bài: Cầm Thi xưa – Cần Thơ nay P4 ( Danh nhân các thời )

Phan Văn Trị (1830 - 1910)

Di tích mộ nhà thơ yêu nước Phan Văn Trị Nhà thơ Phan Văn Trị, còn gọi là cử nhân Phan Văn Trị, sinh năm 1830 tại thôn Hưng Thạnh, huyện Bảo An, phủ Hoằng An, trấn Vĩnh Thanh (nay là xã Thạnh Phú Đông, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre). Xuất thân trong...
Nhà thơ Phan Văn Trị, còn gọi là cử nhân Phan Văn Trị, sinh năm 1830 tại thôn Hưng Thạnh, huyện Bảo An, phủ Hoằng An, trấn Vĩnh Thanh (nay là xã Thạnh Phú Đông, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre). Xuất thân trong một gia đình Nho giáo, trọng đạo lý, ông nổi tiếng là người hiếu học, thông minh. Năm Kỷ Dậu (năm 1849) tại khoa thi Hương tổ chức ở trường Gia Định, Phan Văn Trị đỗ cử nhân. Do bất bình với những bất công của xã hội đương thời, ông quyết định không ra làm quan mà vui sống với việc dạy học và thơ phú.

Năm 1868, Phan Văn Trị về sinh sống tại làng Nhơn ái, Phong Điền, tỉnh Cần Thơ (nay là xã Nhơn ái, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ). Tại đây, ông mở trường dạy học, làm thơ chống bọn quan lại bán nước cầu vinh, đồng thời ngợi ca những sĩ phu, nghĩa quân yêu nước. Có thể nói, Phan Văn Trị là nhà thơ chiến sĩ yêu nước, sự nghiệp văn chương của ông gắn liền với cuộc đấu tranh anh dũng, kiên cường của nhân dân. Ông là tấm gương tiêu biểu về tinh thần bất khuất của nhân dân Nam Bộ trong nửa cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.

Ông mất ngày 22 tháng 6 (âm lịch) năm 1910 tại làng Nhơn Ái.


Châu Văn Liêm (1902 - 1930)

Châu Văn Liêm sinh ngày 26-6-1902 tại Rạch Tra, làng Thới Thạnh, quận Ô Môn, tỉnh Cần Thơ (nay là xã Thới Thạnh, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ). Xuất thân trong một gia đình Nho học, từ nhỏ Châu Văn Liêm đã được truyền thụ những tinh hoa của tư tưởng...
Năm 1915, sau khi tốt nghiệp sơ học yếu lược ở quê nhà, Châu Văn Liêm được gửi lên Cần Thơ và sau đó là Sài Gòn (nay là thành phố Hồ Chí Minh) học tập. Những năm học ở Cần Thơ và Sài Gòn, Châu Văn Liêm đã tiếp cận chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng yêu nước qua các tài liệu bí mật lưu hành trong nước và nước ngoài thời đó, đặc biệt là bản yêu sách "Quyền các dân tộc" của Nguyễn ái Quốc.

Năm 1924, Châu Văn Liêm tốt nghiệp sư phạm và dạy học ở Trường tiểu học Long Xuyên. Đến đầu năm học 1926 - 1927, ông chuyển về Trường Long Điền, quận Chợ Thủ (nay thuộc tỉnh An Giang). Tại đây, ông đã đề xướng và thành lập "Hội giáo viên, học sinh yêu nước" ở Long Xuyên (giữa năm 1926) và "Việt Nam phục quốc Đảng" ở Cần Thơ (tháng 9-1926). Ông còn bí mật liên lạc với những người có tâm huyết và phổ biến các tài liệu để giáo dục lòng yêu nước trong nhân dân vùng Ô Môn (nhất là các làng Thới Thạnh, Thới An, Thới Lai, Phong Hoà, ... ).

Cuối năm 1927, Châu Văn Liêm được kết nạp vào tổ chức Kỳ bộ "Hội Thanh niên Cách mạng Việt Nam", sau đó ông được cử làm Bí thư Chi bộ "Hội Thanh niên Cách mạng Việt Nam" đầu tiên của Long Xuyên - Châu Đốc. Đến tháng 2-1928, ông được bầu làm Bí thư Tỉnh bộ "Hội Thanh niên Cách mạng Việt Nam" tỉnh Long Xuyên (nay là An Giang). Cuối năm 1928, Châu Văn Liêm mở trường tư thục ở Sa Đéc (nay thuộc tỉnh Đồng Tháp) làm địa điểm liên lạc với các đồng chí trong tổ chức Hội Thanh niên Cách mạng Việt Nam và làm cơ sở công khai, hợp pháp để hoạt động cách mạng.

Ngày 7-1-1929, ông được bầu làm Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng lâm thời của An Nam Cộng sản Đảng. Tháng 2-1929, sau khi về hoạt động tại Sài Gòn, ông được bầu vào Kỳ uỷ Nam Kỳ. Tháng 2-1930, sau khi thống nhất các tổ chức Đảng, ông được giao nhiệm vụ phụ trách phong trào cách mạng tại tỉnh Gia Định - Chợ Lớn.

Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo phong trào cách mạng trong phạm vi cả nước. Ngày 4-6-1930, tại quận Đức Hoà (lúc đó thuộc Chợ Lớn, nay là tỉnh Long An) đã diễn ra cuộc biểu tình có quy mô lớn với trên 10 nghìn người tham gia do Châu Văn Liêm lãnh đạo. Kẻ địch đã đàn áp đẫm máu cuộc biểu tình và đồng chí Châu Văn Liêm đã ngã xuống trong khí thế đấu tranh sục sôi cách mạng vào hồi 21 giờ 5 phút ngày 4-6-1930.

Thế hệ hôm nay và mai sau luôn ghi nhớ công lao to lớn của đồng chí Châu Văn Liêm, người con trung hiếu, kiên cường của quê hương Cần Thơ.


Bùi Hữu Nghĩa (1807 - 1872)

Mộ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa Bùi Hữu Nghĩa là một nhà nho, một vị quan thanh liêm, chính trực, một chí sĩ yêu nước; đồng thời là nhà thơ nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX. Bùi Hữu Nghĩa (còn gọi là Thủ khoa Nghĩa),...
Bùi Hữu Nghĩa là một nhà nho, một vị quan thanh liêm, chính trực, một chí sĩ yêu nước; đồng thời là nhà thơ nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX. Bùi Hữu Nghĩa (còn gọi là Thủ khoa Nghĩa), hiệu là Nghi Chi, sinh năm Đinh Mão (năm 1807) tại thôn Bình Thuỷ, huyện Vĩnh Định, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh (nay thuộc phường An Thới, quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ). Xuất thân trong một gia đình nghèo, cha làm nghề chài lưới, từ nhỏ Bùi Hữu Nghĩa đã tỏ ra thông minh, hiếu học. Năm ất Mùi (năm 1835), Bùi Hữu Nghĩa đỗ thủ khoa kỳ thi Hương ở trường Gia Định. Sau đó ông được triều đình bổ nhiệm vào các chức vụ: Tri huyện Phước Chánh (thuộc phủ Phước Long, tỉnh Biên Hoà), Trấn phủ Trà Vang (Trà Vinh), tỉnh Long Hồ, Thủ ngự sau đó làm Quản cơ đồn Vĩnh Thông (Châu Đốc).

Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta. Đau xót trước cảnh nước mất, nhà tan, ông cáo quan về quê mở trường dạy học, làm thơ, bốc thuốc, lấy hiệu là "Liễu tâm chủ nhân". Ông mất ngày 21 tháng Giêng năm 1872, thọ 65 tuổi. Ngưỡng mộ công đức của ông, hàng năm, nhân dân Cần Thơ tổ chức lễ giỗ vào ngày 21 tháng Giêng.

Sưu Tầm
 
Top Bottom