Chuyện ngày xưa...

Sheiran

Administrator
Staff member
Joined
Nov 17, 2011
Messages
5,260
Points
113
......

Vào khoảng năm 1988, khu vực trong vòng bán kính 1km quanh nhà tôi chỉ có 1 gia đình duy nhất là có tivi. Đây là gia đình duy nhất có cổng rào ở xóm tôi, mà còn là một cổng rào bằng sắt rất kiên cố - đi kèm với một ổ khóa to vật vã, hai bên sườn là hai hãy hoa giấy dài - rậm rạp và rực rỡ. Tôi thích nhất giàn hoa giấy của ngôi nhà này. Chiều chiều thường thả bộ đi tới đi lui nhìn vu vơ vì một cảm xúc gì chính tôi cũng không rõ nữa... Đôi khi buổi trưa buồn, tôi lẻn Ngoại đến ngồi trước cổng rào một mình hàng giờ đồng hồ. Chẳng để làm gì cả, chỉ đơn giản tôi thích cái cảm giác ngồi giữa dãy hàng rào xanh um mát rượi điểm chút sắc hồng để nhìn ra khoảng không của vùng trời nắng đến mênh mông... Có đôi khi gối đầu thả hồn theo từng cơn gió thoảng nhè nhẹ sau lưng... Tôi mơ giấc mơ về một hoàng tử bước ra từ cánh của của một khu vườn cổ tích...

Thưở đó đối với dân xóm tôi tivi là một cái gì đó rất xa xỉ. Gia đình đó mua tivi và...tiến hành kinh doanh. Mỗi tối cứ đúng 6h là khép cổng rào, người trong xóm dù là người lớn hay trẻ em muốn vào xem đều phải đóng 50 đồng tiền vé/người. Nên thường 1 tuần mỗi người chỉ đi xem 1-2 lần, mỗi lần đi là tụ tập rủ một nhóm cùng đi cho vui, và thường đi nhất vào những ngày có chiếu cải lương. Bọn trẻ con chúng tôi thì thích xem phim và hoạt hình hơn, nhưng một tuần chỉ được xem 1-2 lần đối với tuổi chúng tôi dường như không...đã thèm một chút nào. Thế là tụi tôi bàn kế hoạch kéo nhau đến tiến hành... khổ nhục kế. Vì canh cổng thu tiền là một người-đàn-ông-đang-bắt-đầu-già, có thể sẽ yêu trẻ con như ông nội của tôi chăng?!... Nhưng cuối cùng, sau một hồi chúng tôi ngọt nhạt năn nỉ ỷ ôi, cánh cửa sắt vẫn đóng kín vô tình kèm theo vài lời xua đuổi của người sau song cửa ấy.

Giận vì... nghe tiếng cười nói râm rang bên trong mà không được vào xem. Và vì người-đàn-ông-đang-bắt-đầu-già có trái tim sắt đá, một anh lớn nhất trong đám liền kiếm bọc ni lông ra ven đường tìm... thứ rớt lại sau đuôi những chú trâu được dắt đi cày hàng ngày qua xóm. Kiếm có "hàng" xong, anh rón rén - thân thủ nhanh và nhẹ như ninja đang trên đường dọ thám tình hình - tiếp cận cửa rào và phủ lên chúng lớp "vật chất" vừa thu thập được. Tiến hành xong, anh quay lại chỗ chúng tôi "ẩn nấp", yên vị đâu đó, cả bọn đồng thanh: "Chú Năm ơi ra mở cửa! Tụi con xin được tiền rồi!"... Tiếng bước chân vội vàng, và...: "Trời ơi cái đám ôn thần này! Sáng mai tao mà biết đứa nào thì tụi mày biết tay tao!". Một tràng cười ré lên, òa vỡ, tiếng bước chân chạy rầm rập, vang xa... Dĩ nhiên ai cũng thừa biết xóm tôi có tổng cộng bao nhiu trẻ con và là những đứa nào...

Lúc nhỏ, đối với tôi mọi lời nói của Ngoại tôi đều là chân lý cả. Tết một năm nọ, Ngoại đi Sài Gòn thăm bà con mua về cho tôi một bộ đầm trắng có những nếp xếp nhỏ rũ nhẹ theo nền vải mát lạnh và có một bông hồng đỏ thắm trên ngực áo. Đó là bộ đầm đầu tiên của tôi, và cũng là duy nhất của đám trẻ xóm tôi. Tôi thích bộ đầm đó lắm, Ngoại nói rằng tôi mặc trông đẹp như một nàng công chúa, và chỉ có công chúa mới có bộ đầm ấy mà thôi. Khỏi phải nói tôi hạnh phúc và tự hào đến thế nào - Tôi nghĩ mình là công chúa thật - công chúa của Ngoại - và của những đứa trẻ con trong xóm.

Ngày đầu tiên của năm mới, cả đám dắt tay nhau thả bộ 3km ra ngoài thị xã chơi. Đang dung dăng dung dẻ, tôi chợt trông thấy một cô bé bước xuống từ một chiếc xe bên đường, hai bàn tay được dắt bởi hai đấng sinh thành, và - cô bé ấy mặc bộ trang phục y hệt của tôi. Tôi khựng lại... một cảm giác gì đó ưng ức dâng lên... Tôi quay lưng: "Em đi về!"... Đám trẻ như cũng khựng lại như tôi. Không ai bảo ai, chúng tôi lục tục nắm tay nhau quay về xóm.

Về nhà, tôi lẳng lặng vào nhà không nói không rằng. Thấy tôi buồn, Ngoại hiền từ dò hỏi: - Đi chơi không vui hả con! Tụi con mong tới tết để mặc đồ đẹp ra thị xã chơi mà!

Không ngẩng mặt lên, tôi cố nén giọt nước mắt như trực trào ra: - Ngoại nói dối!

Ngạc nhiên, Ngoại tôi vẫn nhẹ nhàng: - Ngoại nói dối con điều gì.

- Ngoại nói là chỉ có công chúa mới có bộ đầm mà con đang mặc.

- Ngoại nói thật mà.

- Vậy công chúa có hai người không?

- Chỉ có mình công chúa của Ngoại thôi.

Hai hàng nước mắt tràn ra khỏi khóe mi, tôi không khóc, nấc khẽ:

- Sáng nay con thấy một đứa mặt bộ đồ y hệt như con rồi.

Ngoại choàng tay ôm lấy tôi, xoa đầu, dường như có chút bối rối, một lúc sau, Ngoại dịu dàng: - Con coi cải lương thấy có nhiều nước chư hầu không? Con là công chúa của Ngoại, của các anh chị trong xóm, còn cô bé kia là công chúa của một vùng khác, như một nước chư hầu trong cải lương vậy đó.

Tôi không nói, chỉ thút thít, nhưng dường như những giọt nước mắt bắt đầu ngắn dần đi. Tuy nhiên, có một suy nghĩ đã vụt qua trong lòng tôi rằng: "Mình sẽ không mặc bộ đầm này nữa."

Một lúc sau, bọn trẻ con trong xóm kéo sang nhà tôi rủ tôi đi đốt pháo (tụi nó đốt còn tôi chỉ xem thôi, tôi chưa bao giờ dám đốt pháo cả). Đốt pháo vui vẻ được một lúc, tụi nó ngồi chụm lại quanh tôi, anh T - người lớn tuổi nhất đám nhìn vào mắt tôi và nói rằng: "Tụi anh nghĩ ra rồi, em vẫn là công chúa duy nhất mà thôi. Con bé kia như là công chúa một nước chư hầu nào đó."....

Sheiran
 

Sheiran

Administrator
Staff member
Joined
Nov 17, 2011
Messages
5,260
Points
113
....

Lúc nhỏ bên hông nhà tôi có một cái hồ sen rất đẹp. Sen sống rất mạnh mẽ, len lỏi vào lòng đất mọc tràn lên cả lối đi. Đôi khi trên lối vào nhà có một chiếc lá sen chơ vơ lay lay, hay một đoá sen nở chỏng trơ, rực rỡ cứ như có ai vừa hái dưới hồ cắm xuống. Đẹp kì lạ và thú vị. Con nít xóm tôi thường hái lá sen làm dù che nắng mỗi khi đi chơi long nhong ngoài đường, hoặc thái sợi làm hủ tiếu chơi bán đồ hàng. Tôi có một bộ đồ hàng bằng nhôm rất hoàng tráng ngoại mua từ Sài Gòn về. Có đủ tất cả các vật dụng như: Bếp lò, soong, chảo, chén, đũa, rổ, dĩa..v.v…Có thể nấu thật được luôn và đủ cho cả bọn khoảng 10 đứa chơi. Đó là món đồ chơi duy nhất mà tôi có suốt thời thơ ấu. Tôi quý bộ đồ hàng này lắm, chơi xong là rửa xạch, lau khô cất giữ cẩn thận. Nhưng sau này lớn lên lại không nhớ bị lạc mất từ lúc nào. Có lẽ do quá nhiều thay đổi trong cuộc sống.

Trong một góc của hồ sen là một mảng rơm chìm dưới nước dùng để trồng rau đắng biển. Nhà tôi có một cái thau màu xanh lá cây dày và to vật vã. Cái thau này dùng để mang ra giữa sân cho tôi ngồi vào đó… vọc nước mỗi buổi chiều, bên cạnh là Ngoại tôi kì kì cọ cọ ^^. Ngoài ra nó còn có một công dụng khác là cứ cách 3-4 ngày, tôi sẽ được đội cho một cái nón lá, bỏ vô thau,… thả xuống hồ sen để dùng tay quạt nước bơi ra…cắt rau đắng. Tôi rất thích thực hiện nhiệm vụ này. Ngoài cắt rau đắng tôi còn có thể bơi quanh hồ, ngắm… cận cảnh từng đoá sen hồng, hay kiếm một cái gương sen đã đủ độ lớn, ngồi giữa hồ nhai chóp chép, nhìn bầu trời bao la, hồ sen bao la, chợt thấy mình nhỏ bé và hạnh phúc – một cảm giác không thể diễn tả thành lời. Có khi mãi chơi, tôi nằm co người trong thau, che nón lá, ngủ luôn giữa hồ, báo hại ngoại tôi kêu hoài chẳng thấy thưa, phải bơi ra…kéo thau vào.

Trước nhà tôi lại có một cái hồ khác, nước trong vắt nhìn rõ từng cọng rêu xanh. Đầu năm lớp 4, tôi được trang bị một chú Ngỗng cao su căng phồng, cách 2 ngày sẽ được vác Ngỗng ra hồ du ngoạn một lần. Cái cảm giác ngâm mình dưới nước, thấy đứa nào đi ngang lại kêu ý ới, làm tụi nó giật mình ngó dáo dác, thật là thú vị... Tôi rất thích nước, hôm nào được bơi cũng đợi Ngoại tôi sau khi kêu khản cổ, phải ra tận hồ “vời” tôi vào, tôi mới chịu lên bờ. Bây giờ thì nhà tôi nói riêng và khu vực thành phố Cà Mau nói chung, gần như không còn hồ nữa. Năm tôi học lớp 6, có một hộ dân dời về gần nhà tôi, họ không hiểu tính chất thanh khiết của sen, mang đồ ra hồ sen giặt lúc nhà tôi không để ý, làm cả hồ sen trong một thời gian ngắn trơ trọi, xơ xác và chết hẳn. Những người trồng sen, và cả tôi, không hiểu những “tính chất vật lý” hay “khoa học” gì cao siêu, chỉ biết một kinh nghiệm dân gian rằng: Sen chỉ sống ở nước ngọt, và là “nước sạch”. Nếu nước trồng sen bị “nhiễm bẩn”, thì sen sẽ chết. Sau đó phần đất hồ sen được bán đi, một ngôi nhà khang trang mọc lên, đồng thời khép lại kỷ niệm đẹp về khung trời mơ mộng của tôi.

Đến năm tôi học lớp 8, cái hồ trước nhà được biến thành một cái sân xi măng với 2 hàng cây kiểng thẳng tắp. Từ dạo đó, tôi chỉ có thể nghịch nước ở… hồ bơi. Hay có thời gian thì làm một chuyến du lịch ngắn hạn về một thành phố biển nào đó, mới cảm nhận được “nước giữa thiên nhiên”, nhưng không tìm lại được cảm giác hoang sơ và tự nhiên của ngày xưa nữa…

SR
 

Sheiran

Administrator
Staff member
Joined
Nov 17, 2011
Messages
5,260
Points
113
........

Thời cấp I, tôi học trong một ngôi trường nhỏ chỉ có 2 phòng học – 2 lớp buổi sáng và 2 lớp buổi chiều, từ lớp 1đến lớp 4, chứ không có 1 khối gồm nhiều lớp A, B, C, D… như bây giờ. Trường tôi khá cũ kĩ, nằm trong khoản không gian rộng. Bên trái là một hàng Bình Bát, có trái quanh năm. Và vì bà con trong xóm thường mượn sân trường suốt lúa vào mùa hè, nên bên phải dãy phòng học là một cây rơm cao – địa điểm lý tưởng cho những trò vật nhau giờ ra chơi của tôi và… bọn con trai trong trường . (Vì đám con gái ngoài tôi ra chẳng ai chơi trò này cả). Cứ trèo lên đỉnh cây rơm, rồi vật nhau xem đứa nào lăn xuống trước. Cứ đến giờ vô học người đứa nào cũng đầy mùi rơm rạ, tóc tai bù xù. (Sau này, người có thể làm tôi bỏ trò chơi… bạo lực này là thầy chủ nhiệm năm lớp 4 của tôi.). Trước sân trường là 1 cây Bần già, dáng đứng nghiêng nghiêng với vòm tán rộng, học trò trong trường hay tập họp thành vòng tròn quanh gốc Bần chơi trò “xay bòn bon”. Tôi còn chưa thấy cây Bần ra hoa được lần nào thì đến năm 1997, một cơn bão ập về Cà Mau, cuốn dáng Bần nằm chỏng trơ gốc rễ sau một đêm vần vũ.

Sau lưng dãy phòng học trường tôi có 2 cây Cà Na rất to. Một cây thẳng tuột và 1 cây có 3 nhánh tẻ ra từ gốc như 3 chữ V ghép vào nhau. Đến mùa đậu quả, từng chùm hoa li ti trắng xoá một góc trời, đẹp mê ly. Sau đó là từng chùm trái xanh lủng lẳng, đu đưa trong gió. Tôi có sở thích mỗi sớm tinh mơ chạy ào ra, tìm nhặt những trái cà na đã chín rụng xuống gốc, chúng có một mùi thơm xen lẫn trong vị chua dịu rất đặc biệt và dễ… ghiền. (Khác hẳn với trái chín ở trên cành). Bạn tôi, ba anh em nhà nọ trong xóm, năm nào cũng đến mùa là xách bao sang “vặt” trái 2 cây Cà Na đem đi bán. Và mùa nào tôi cũng là người hái tiếp hăng hái nhất, vì tôi trèo cây rất giỏi, có thể đu người từ cây này qua cây khác như… tazan trước sự hết hồn của chúng bạn. (May là chúng không mách lại với Ngoại tôi. Không thì thế nào tôi cũng bị cấm cửa chẳng được ra ngoài để trèo cây nữa). Ngược lại, cạnh bên cây cà na là một cây Gòn, mỗi mùa cây Gòn đậu quả, già và rụng xuống, ba anh em nọ sẽ mang bao nhặt quả Gòn đưa tôi đem về, để dành cho Ngoại dồn gối. Gối đã làm rồi thì mỗi năm sẽ được tháo ra để thêm Gòn. Tôi có một gối nằm, 1 gối ôm dồn Gòn do Ngoại làm từ nhỏ. Trải qua nhiều năm, 2 chiếc gối “thâm kim”, cũ mèm và cứng ngắc, nhưng tôi vẫn chỉ ngon giấc nhất khi ngủ cùng 2 chiếc gối này. Tiếc là đến năm 2002, khi tôi đi học xa nhà, vắng tôi, em gái tôi đã “mừng rỡ” đem quẳng 2 cái gối thân yêu của tôi tận bãi rác. (Nó nói vậy cho…chắc ăn). Vì nó sợ tôi bị… ung thư đầu khi gối mãi 2 cái gối “đen đến kinh dị”…

Ngoài cô lớp 1, người đã yêu thương, nâng niu giúp tôi những nét chữ đầu tiên. Thì 1 trong 3 người tôi ấn tượng nhất thời phổ thông chính là thầy chủ nhiệm lớp 4. Thầy là con trai một gia đình giàu có ngoài thị xã, không biết vì lý do gì lại thích về trường tôi dạy học, và chỉ dạy 1 năm, thầy chủ nhiệm lớp tôi năm thầy 21 tuổi. Thầy rất vui tính và… đẹp trai. Lúc làm bài kiểm tra chất lượng đầu năm môn văn, thầy rất tâm đắc bài văn miêu tả “con đường đến trường” của tôi, và cho tôi điểm 9. Điểm 9 môn văn không còn xa lạ với tôi, lời khen: “Bài văn của em là bài văn đặc biệt và hay nhất trong những bài văn tiểu học mà thầy/cô từng đọc”, cũng không lấy gì làm xa lạ với tôi. Nhưng đó là điểm 9 môn Tập Làm Văn những năm tiểu học làm tôi vui và nhớ nhất. Cũng không biết vì sao nữa.

Từ ấn tượng bài văn đầu năm học đó, thầy bắt đầu quan tâm đặc biệt tới tôi. Giờ ra chơi, thầy mang theo lượt, chải tóc cho tôi. Thầy không cho tôi chơi đánh nhau, leo trèo, mà bắt tôi ở trong lớp chơi nhảy dây, chơi so đũa với tụi con gái. Thầy nói như vậy mới “nữ tính”. Nhưng tôi cực dở 2 món ấy. Chơi toàn thua. Thầy chỉ tôi chơi món dễ nhất – Chơi.. bún thun. Tôi cũng… thua luôn. Có hôm thua hết thun, tôi tức quá ngồi dỗi khóc… đòi dây thun lại. Thầy phải đi năn nỉ mấy bạn khác trả dây thun đã thua lại cho tôi, với lời hứa nhỏ: “Mai thầy sẽ mua cái khác lại cho con”. Nếu tôi nghe được, tôi lại.. dỗi. Và thêm một lời hứa; “Mai thầy cũng mua cho con nữa”. ^^

Vì nhà tôi gần trường, mỗi ngày đi dạy, thầy thường đi sớm, sang nhà đợi tôi đi học. Ra về, thầy đợi tôi xếp hàng xong, đi ra đến đường, kêu tôi lên xe thầy chở về, nhưng lần nào tôi cũng nhất quyết không lên vì: “Nhà em sát bên mà”. Tuy vậy, ngày nào thầy cũng kiên nhẫn năn nỉ tôi lên xe để chở về, dù biết chắc tôi không đồng ý, như để ghẹo tôi cho vui vậy. Vì thầy nói tôi là… siêu lì. Cho đến một lần, mẹ nhờ thầy chở tôi đi mua thuốc cho Ngoại ngoài thị xã, tôi mới lên xe. Lên xe tôi ngồi trước, tôi nhớ ngày đó hình như thầy đi xe Dream, thầy chỉ cho tôi nút bóp kèn, tôi khoái lắm, suốt đường về tôi cứ nhấn kèn inh ỏi, còn thầy cứ cười suốt, gật đầu hết người này đến người kia gặp trên đường *_*.

Chuẩn bị đến dịp cắm trại mừng ngày Thành lập Đoàn, thầy qua nhà hỏi Ngoại sẽ cho tôi mặc đồ gì. Ngoại nói tôi có bộ đầm trắng rất đẹp. Và thầy phán ngay 1 câu: “Hôm đó con phải mặc bộ đầm trắng đó”. Nhưng đến ngày hội trại, tôi mặc một cái quần jean nhung và một cái áo trắng thêu hoa đã mua một lần lên Sài Gòn. Thầy… giận không nhìn đến tôi. Và cứ chăm sóc cho một con bé duy nhất trong lớp, ngẫu nhiên sao đã mặc đầm trắng vào hôm đó. Đến trưa, thầy kêu con bé đó vào trại cho thầy chải tóc trước mặt tôi. Trong khi từ đầu năm thầy đã chỉ chải tóc cho mỗi mình tôi. Tôi ức, chui vào một góc trại ngồi ứa nước mắt. Chợt, một giọng nói nhẹ nhàng cất lên: “Ra đây tui chải tóc cho nè chị hai”. Mặc dù còn dỗi, nhưng tôi vẫn đi ra… Thầy lườm yêu tôi: “Ai biểu con lì quá chi, thầy kêu con mặc đầm cho đẹp mà, ngày thường đã giống con trai rồi hôm nay lại mặc quần jean, muốn chọc tức tui hả?”. Tôi nấc khẽ: “Bộ đầm đó con không định mặc nữa, bỏ lâu rồi, nên phải đem giặt lại cho thơm. Hôm qua mưa nên sáng nay khô không kịp”. Thầy xoa nhẹ má tôi, hôn lên trán tôi dịu dàng: “Thầy xin lỗi”.

Cuối năm, lên lớp 5 là tôi phải ra trường ngoài thị xã học, đồng nghĩa với việc không học thầy nữa. Tôi khóc… Tôi không muốn xa thầy một chút nào. Nhìn vào mắt thầy, tôi biết thầy cũng buồn nhiều lắm. Tôi hỏi thầy: “Thầy có lấy vợ không? Khi nào thầy sẽ lấy vợ?”. Thầy xoa đầu tôi cười hiền: “Thầy đợi bé P lớn mới lấy vợ”. Tôi vui lắm… Vì biết còn lâu lắm mới có một người nào đó cướp thầy của tôi đi. Nhưng đến tận bây giờ, thầy tôi vẫn chưa lấy vợ…

SR
 

Sheiran

Administrator
Staff member
Joined
Nov 17, 2011
Messages
5,260
Points
113
......

Sang lớp 5, tôi phải chuyển ra trường ngoài thị xã học. Trường cách nhà tôi hơn 3km. Hàng ngày tôi phải dậy từ 5h sáng, chuẩn bị và đi bộ đến trường. Xóm tôi chỉ có 2 đứa nữa học chung trường với tôi, nhưng lại khác buổi, nên mỗi sáng tôi phải đến trường một mình.

Thưở ấy, món mà tôi thích ăn nhất vào mỗi buổi sáng là Bánh mì Kem – 400 đồng/ổ. Ổ Bánh mì nóng, được xẻ dọc và bỏ vào hai thẻ Kem, khi cắn những miếng đầu tiên, cảm giác cứng của Bánh mì mới và xực xực lạnh lạnh của Kem còn chưa tan, cứ như sự khởi đầu của một hành trình chinh phục đầy thú vị. Khi ổ bánh mì ngắn dần thì cũng mềm dần, và miếng bánh cuối cùng được cho vào miệng mới mềm mại và ngọt lịm làm sao. Bánh mì Kem là món ăn sáng duy nhất theo tôi suốt 2 năm học lớp 5 và lớp 6, vậy mà tôi ăn hoài không ngán, cứ mỗi sáng thả bộ đến trường lại hồ hởi chờ đợi dáng bác bán Bánh mì nghiêng nghiêng – gầy guộc, xuất hiện xa xa trong màn sương mờ ảo…

Năm lớp 5, tôi không có nhiều bạn, những người bạn thị xã kiêu kì – xa cách khiến tôi không thích đến gần họ, tôi chỉ có hai người bạn thân nhất là Diễm và Hoa Hường. Hoa Hường là con của cô chủ nhiệm năm lớp 1 của tôi – mái tóc dài đen mượt đến tận thắt lưng, luôn được tết thành 2 bím mỗi khi đến lớp, Hoa Hường hiền và dịu dàng như một bông hoa miền sơn dã, mang màu hồng của hạnh phúc bình yên. Diễm thì khá nghịch ngợm với mái tóc bồng chấm vai, đôi mắt to sáng linh động, luôn là người “bảo kê” tôi trong các trò chơi (vì tôi chơi rất dở).

Bước vào lớp 5, tôi bắt đầu... lãng mạng hơn. Có lần, tôi xin mẹ một cuốn sổ tay nhỏ, và bắt đầu... làm thơ. Nhưng chẳng có bài thơ nào ra hồn cả. Đa số chỉ là những dòng vơ vẩn, viết xong rồi đọc một mình không dám khoe ai, những dòng thơ đầu tiên tôi viết là:

"Thưở ấy trong tôi thật bất ngờ
Đa tình tức cảnh học làm thơ
Ngắm con bướm trắng lòng cứ ngỡ:
Nó cũng như mình... thích mộng mơ"


Hay có khi chỉ là những cảm xúc bất chợt trẻ con:

"Mùa thu cho lá chèo thuyền
Chở em đi khắp bến bờ quê hương"


Cũng có lúc buồn thì hơi "tự sự" một chút:

"Đêm đến lặng nghe gió sau nhà
Để tìm trong ấy ít hương hoa
Để nghe tận đáy lòng rộn rã
Một chút đơn sơ hoá đậm đà..."


.......

SR
 

Sheiran

Administrator
Staff member
Joined
Nov 17, 2011
Messages
5,260
Points
113
.......

Ngày xưa, bên trái nhà tôi là một hàng Tràm nước. Hương hoa Tràm ngọt dịu mùi mật Ong xen lẫn mùi lá xanh ngai ngái, hít vào có cảm giác thư thái đến kỳ lạ. Vào mùa nắng, từng chùm hoa trắng chen qua kẻ lá, bừng lên sáng một góc trời, ngan ngát cả không gian. Ấy là chưa kể đến những giây Nhãn Lồng mềm mại với những chiếc râu dài tua tủa, cứ níu lấy từng tán lá Tràm, vươn cao đón nắng. Đến độ, những bông hoa trắng nhụy tím nở bung ra, đẹp lung linh. Mặc dù rất thích hoa Nhãn Lồng, nhưng tôi luôn dằn lòng không hái chúng, để chờ một thời gian không lâu sau đó, từng đóa hoa sẽ được thay thế bằng một trái Nhãn Lồng chín mọng nằm gọn trong chiếc túi lưới vàng xinh xắn, đung đưa trong gió đầy mời gọi. Lớn lên, vô tình tôi có một sở thích kỳ lạ, hoa càng đẹp, tôi càng thích ngắm chúng trên cành, chứ không thích hái. Có lẽ vì thế mà tôi đặc biệt yêu loài Phong Lan rừng hoang dã.

Ở góc trái hiên nhà tôi là một bụi Mía Lao to vật vã. Ngoại thường chặt những cây gầy gò đem vào nấu nước cho tôi uống. Thứ nước mát thanh thoát đã gần 15 năm rồi tôi không được nếm lại dù chỉ 1 lần. Bụi Mía Lau đối với tôi còn là một… địa điểm giải trí rất hấp dẫn. Thỉnh thỏang, trưa hè nóng nực, 2 bà cháu lại vác dao ra lựa một cây mập nhất đám, ngồi ngay gốc vừa xước vừa chuyện trò rôm rả.

Bên phải hiên nhà tôi ngoài hàng Khoai Ngọt mơn mởn lá là một bụi Chuối với những phiến lá dài mát rượi. Ngoại để một chiếc giường sắt nhỏ sát vách nhà bên đó. Chiếc giường sắt là kỷ niệm duy nhất còn sót lại của ngoại về miền đất Bình Thuận đầy nắng gió, kỷ niệm với người bạn đời tri kỷ - một cán bộ trẻ của cách mạng Việt Nam đã sớm bỏ ngoại ra đi trong một trận càn của giặc, khi mẹ tôi mới chỉ là một hình hài chưa trọn vẹn trong bụng ngoại. Còn riêng với 2 bà cháu, chiếc giường sắt sẽ là nơi ngoại một mình trăn trở… 3 canh những lúc… hờn dỗi với tôi, (Vì đến nữa đêm tôi sẽ…mò ra ôm lưng ngoại làm lành), và cũng là nơi những đêm rằm mùa nắng, hai bà cháu nằm ôm nhau ngắm chị Hằng lơ lửng trên ngọn chuối, kể truyện - hát véo von. Tôi thích nhất cảm giác được ngủ giữa mênh mông gió lộng, dưới ánh trăng huyền dịu, trong vòng tay của ngoại. Đến sớm mai khi vươn vai thức dậy, quanh tôi rộn ràng tiếng lá hát vang cùng gió, cây cỏ xanh tươi, và trong vắt một bầu trời.

Hồi nhỏ, buổi trưa tôi hay trốn ngoại sang nhà nhỏ hàng xóm… tắm ao. Nhà nhỏ có một cái ao nước ngọt rất lớn sau vườn. Trưa nào rảnh rỗi là 7 đứa: 3 anh em nhà bán ve chai, 3 chị em nhà nhỏ và tôi cũng… lột hết đồ quăng lên mấy bụi Khoai Báng, 2-3 đứa một cây Chuối đã được chặt đầu chặt đuôi gọn ghẽ, ôm nhảy xuống ao, tung tăng, tí tóe, rượt đuổi ì đùng. Chơi chán thì leo lên bờ, mặc đồ vào rồi nhổ Khoai Báng ngồi nhai chờ khô tóc để tôi về nhà mà ngoại không biết là tôi đã tắm ao với tụi nó. (Ngoại không cho tôi tắm ao ngoài những lúc được phép… ôm cái phao con ngỗng bơi tới bơi lui một mình ở cái hồ nhỏ trước nhà).

Ngoài việc không được tắm ao, ngoại còn dặn tôi một điều nữa là không được ăn.. trái Cơm Nguội. Việc tắm ao thì tôi… vi phạm thường xuyên nhưng tuyệt nhiên ngoại không hề hay biết. Thế mà trái Cơm Nguội tôi ăn chỉ có một lần lại bị phát hiện ngay. ^^. Lần đó, 6 đứa kia rủ tôi đi xuống nhà bà Tám Bánh Bò hái trái Cơm Nguội. (Bà Tám làm Bánh Bò đi bán dạo mỗi buổi sáng quanh xóm nên ai cũng gọi là bà Tám Bánh Bò). Lúc đầu tôi chỉ định đi hái với tụi nó cho vui thôi. Nhưng sau đó nhìn đứa nào cũng cầm từng chùm, từng chùm trái Cơm Nguội chén ngon lành thì tôi cũng đâm…thèm. Cộng thêm tụi nó khuyến khích: “Mày ăn đại đi, chút về uống nước nóng là lưỡi nó hết đen à”. Thế là 1 trái, 2 trái… rồi 1 chùm… một…mớ chùm ^^… Đến khi có đứa chạy xuống cấp báo: “Ngoại mày đang kiếm mày kìa!” thì cả đám mới hớt hải chạy về gấp. Tới nhà, tôi chạy tọt thẳng xuống bếp uống lấy uống để vài ly nước nóng xong chạy lên nhà trên trình diện. Lũ quỷ, ai nói tụi nó là uống nước nóng thì lưỡi hết đen chứ! Kết quả là tôi đã trình diện ngoại tôi với nụ cười... lấp lánh răng đen. Nói gì đến cái lưỡi…

SR
 

Sheiran

Administrator
Staff member
Joined
Nov 17, 2011
Messages
5,260
Points
113
.....

Ngoại qua đời, mẹ không đi theo người ta buôn bán xa nữa mà về sang một cái sạp nhỏ ở chợ ngoài thị xã bán trái cây và hột vịt. Biết tôi ước có được một chiếc đồng hồ đeo tay, ngày tôi vào lớp 6, mẹ mua tặng tôi một cái đồng hồ điện tử, nhưng dường như lúc đó tôi không còn phân biệt được đâu là niềm vui nữa.

Ngày ngày, vẫn như năm lớp 5, tôi đi bộ đến trường. Chỉ khác là tôi học buổi chiều, trời nắng hơn, chứ không có không khí se lạnh đầy lãng mạng của làn sương sớm. Bên cạnh đó, cái quần mặc đi học ống rộng hơn, vướng víu hơn, nên đi cũng chậm hơn. Trường tôi qui định đồng phục của các bạn nữ là áo trắng - quần xanh, đen. nhưng suốt năm lớp 6 tôi không được mặc 1 cái quần xanh nào mà chỉ có duy nhất 1 cái quần đen. Vì may quần tây thì mắc tiền, nên mẹ may cho tôi 1 cái quần đen lưng thun, ống bự tổ chảng như ống quần người ta mặc với áo dài.

Trong lớp, có một tên suốt ngày cứ theo chọc tôi là đồ nhà quê, bình thường thì tôi bỏ ngoài tai, nhưng cũng có khi tâm trạng không vui, tôi xách thước rượt hắn chạy vòng vòng sân trường, và cứ chạy năm - mười bước lại té 1 cái bạch, vì không quen với cái ống quần to quá khổ. Suốt năm lớp 6, không ngày nào cái đầu gối tôi được lành lặn, vì cứ sắp lành lại bị té tiếp, và cái quần đi học luôn được...design thêm 2 cái lỗ với những đường viền bạc màu ngay đầu gối.

Thầy chủ nhiệm lớp 6 rất nghiêm nghị, lần nào bắt gặp tên kia chọc tôi, thầy cũng quất cho hắn 3 thước vào mông với lời răn: "Bạn bè trong lớp không được trêu chọc nhau mất đoàn kết như vậy. Em có học hơn người ta không mà chọc người ta nhà quê?", thế mà hắn vẫn rất cứng đầu, nên tôi trầy đầu gối suốt năm lớp 6 thì hắn cũng ăn thước đủ nguyên năm.

Vắng ngoại, tôi bắt đầu học nấu ăn. Vì sáng mẹ đi bán, ba đi làm, chỉ có mỗi tôi ở nhà. Tôi phải tự lo bữa trưa cho mình và bữa tối cho cả nhà. Mỗi sáng, dì Oanh gần nhà đi chợ, mẹ sẽ gởi dì mang thức ăn về cho tôi. À, mà hình như ai bắt đầu học nấu ăn cũng cho ra sản phẩm cơm... ba tầng thì phải. và tôi cũng không ngoại lệ ^^. Ngày đó nấu ăn bằng lò củi, hì hụi lắm, tôi mới nhen được bếp lửa lên. Đến khi lửa cháy, ánh lửa bập bùng phừng phực, nhìn thích lắm, nên tôi cứ liên tiếp... mồi củi vào... Báo hại cái nồi cơm ngâm cả tuần rửa không hết khét.

Hai món ăn đầu tiên tôi nấu là canh chua rau muống - cá rô, và khổ qua xào trứng. Lúc mang thức ăn qua cho tôi, dì Oanh chỉ hướng dẫn ngắn gọn: Con cứ nêm nữa muỗng càfê muối, nữa muỗng càfê bột ngọt, là món gì cũng được hết. *_*. Hix... Món khổ qua xào trứng thì không sao, chỉ hơi mặn một tí. Khổ nhất là món canh chua. Đợi nước sôi lâu quá, tôi... chấm muối hết mấy trái me... nguyên liệu của nồi canh. Đến chừng nấu, thử hoài không thấy chua, không biết phải làm sao, tôi liền đem hết chanh ở nhà còn ra, vắt lấy vắt để, vật lộn một cách vật vã, một nồi canh chua chua, đắng đắng mới được ra lò. Từ đó, tự nhiên tôi rất sợ nấu canh chua. Dù sau này tay nghề của tôi đã "điêu luyện" hơn rất nhiều.

Năm lớp 6, hai tên con trai trong lớp mà tôi chú ý là Phạm Thiên Phú và Lữ Hải Phương. Phạm Thiên Phú hiền như cục đất, con trai gì mà trắng như cục bột :D, được cái hắn hơi bị... đẹp trai. (trong khi tôi đen thui, có lẽ vì vậy mà tôi chú ý ^^). Trong lớp, hắn chỉ chơi với một người duy nhất là Hậu. Phú có những bước đi rất chậm rãi và... thanh thoát, tên Hậu thì hơi hơi... ẻo lả. Trong lớp ai cũng chọc hai tên này là...hifi. Và có lẽ một lý do khách quan khác khiến tôi để ý đến hắn vì hắn luôn... đóng trễ tiền học phí và...học dở. Tôi vẫn luôn tự nhủ: "Một người đẹp trai như vậy sao lại học dở nhỉ!".

Cạnh dãy phòng học của tôi là một dãy phòng đổ nát đã được đập gần hết nhưng chưa xây mới. Giờ ra chơi, tôi thường đi vòng vòng quanh đó tìm những khóm Hoa Mắc Cỡ. Cứ mỗi khi đụng đến là những tán lá be bé thu mình lại, rất dễ thương. Và trong một lần tình cờ, tôi gặp người có sở thích giống tôi - đó là lần đầu tiên tôi và Phú bắt chuyện với nhau. Càng nói chuyện, tôi càng thấy hắn cũng không đến nổi... hifi, chỉ... nhu mì một tí thui ^^. Chúng tôi kể nhiều chuyện cho nhau nghe, tôi kể về ngoại tôi, hắn kể về mẹ hắn, hắn cũng có chuyện buồn ở gia đình nên ít tiếp xúc với ai, cộng thêm các bạn trong lớp cứ chọc và nghĩ hắn hifi nên hắn cũng không muốn làm quen. Hắn hỏi tôi nhìn hắn giống hifi thiệt hả. Tôi cũng thành thật bảo là nhìn... giông giống ^^.

Khác với vẻ thư sinh của Phú, Lữ Hải Phương là một siêu quậy nổi tiếng khắp 4 khối lớp THCS. Nghe nói rằng hắn giỏi võ, nên dân quậy khối THCS trong trường đều biết tiếng và xem hắn như một... đàn anh. Lúc đầu thầy sắp hắn ngồi một mình ở bàn cuối lớp, được vài tháng, thấy hắn... lo ngủ nhiều hơn lo chép bài, nên thầy đổi hắn lên ngồi... cạnh tôi, lý do của thầy đưa ra vì tôi... hiền nhất lớp, và có thể kèm hắn học. Lữ Hải Phương thì không trắng như Phú, nhưng hắn trắng... hơn tôi. Hắn hay đưa tay hắn ra cạnh tay tôi và nói: "Con gái gì đen còn hơn con trai". Tôi không nói, chỉ lặng thinh. Hắn đẹp trai một cách ngổ ngáo, năng động và mạnh mẽ. Mái tóc thì chỉa đủ hướng, chẳng theo ngôi nào. Thầy chủ nhiệm hay mang lược vào bắt hắn rẻ đúng mái 7/3, nhưng vắng thầy, cái đầu hắn lại như tổ quạ. Có điều, hắn có một nụ cười... quyến rũ đến không thể phủ nhận (Hình như tôi luôn nhớ những chàng trai có nụ cười đẹp. Hehe...).

Việc đầu tiên khi hắn lên ngồi cạnh tôi là hắn... vẽ một đường phấn chính giữa, ngăn bàn và ghế ra làm hai, bảo tôi không được... xâm chiếm qua phạm vi của hắn. Có lần, cây viết tôi vô tình lăn qua vạch phấn, hắn cầm... quăng luôn suốt đất, và bảo tôi lụm. Tôi cũng cứng đầu, không lụm, không chép bài luôn. Được một lúc lâu, hắn... chui gầm bàn xuống lụm lên trả cho tôi kèm theo một câu: "Con gái gì lì thấy sợ".

Tên LHP đi học không bao giờ chép bài, mà cũng chẳng học bài. Đến giờ kiếm tra là hắn lại đi... trấn lột tập của bạn khác để mà... Quay cóp. Đối với hắn, điểm từ 1-3 là một niềm vui cần phải đi... khoe. Còn điểm trên 5 thật là chuyện lạ. Có lần, tôi cũng không thuộc bài, ngồi bỏ giấy trắng, hắn thấy vậy, quay cóp đọc cho tôi, tôi không viết, hắn đọc tới đọc lui, nghe bực mình, tôi đem giấy trắng nộp luôn, hắn đập bàn một cái rầm, rồi bỏ ra khỏi lớp. Hôm đó, hắn bị đứng úp mặt vô tường dưới góc lớp và bị quất mấy thước vào mông...

Hôm sau, hắn chửi tôi: "Con gái gì lì vậy, người ta đọc bài cho sao không chép".

Tôi nói: "Chừng nào ông thuộc bài đọc cho tui thì tui chép, quay cóp tui không thèm".

Hắn hậm hực, bỏ đi chổ khác. Cuối giờ hôm đó, hắn nói với tôi: "Mai mốt chia bài ra học đi, kiểm tra vô phần đứa nào đứa đó đọc, chứ nhiều vậy, học một mình sao học nổi".

Tôi ậm ừ: "Cũng được"

Thế là hắn bắt đầu chép bài, và không quên chê tôi viết chậm như rùa. Hắn hay đưa đưa tay qua lằn phấn mà hắn vẽ, lên giọng kẻ cả: "Chỉ có tui mới được qua lằn phấn này thôi biết chưa". Lần nào cũng vậy, tôi không nói mà cầm đồ trên bàn của hắn... quăng xuống đất. Nhưng coi bộ, được vận động... chui gầm bàn lụm đồ đối với hắn cũng là một niềm vui ^^.

Giờ ra chơi, LHP luôn đi qua các lớp khác để tìm người giải trí bằng các trò chơi mang tính... bạo lực. Hôm đó, tự dưng hắn làm biếng, ở lại lớp chơi, tình cờ, hắn nghe tên hay chọc tôi là đồ nhà quê chọc tôi, hắn khoái chí cũng hô hào theo: "Haha.. đúng đúng, đúng là đồ con gái nhà quê".

Mỗi khi sắp hàng vào lớp, LHP hay đứng cuối hàng, dù hắn không cao hơn nhiều bạn khác (chắc để... quậy cho dễ), còn tôi luôn đứng đầu hàng (vì tôi lùn nhất lớp). Hôm đó, như thường lệ, tên kia lại kêu gào: "Ê đồ nhà quê! Đồ nhà quê"... Chợt, LHP đi lên, chen vào đứng sau lưng tôi, và chỉ vô mặt tên kia: "Từ bây giờ chỉ tao mới được nói câu đó thôi, thằng nào nói tao đập thấy mẹ à" (Hix... giữ nguyên văn, có thô bạo xíu), rồi hắn liếm môi cười, nghênh mặt với tôi: "Biết chưa đồ nhà quê!" (Hix... Cuối cùng thì kết quả là có đến hai tên chọc tôi, chứ chẳng khá lên được tẹo nào, vì hắn hay đi long nhong lớp khác, đâu có ở lớp mà biết tên kia còn chọc tôi không.)

Từ đó, LHP luôn đứng xếp hàng vào lớp ở vị trí sau lưng tôi, có hôm, hắn thì thầm: "Con gái gì đứng gần không thấy thơm gì hết. Không giống Chi (một bạn nữ trong lớp tôi), đứng gần thơm phức". Tôi cũng không vừa: "Ông tưởng ông thơm lắm hả, suốt ngày chạy nhảy, hôi rình mồ hôi (dù thật sự không có hôi)". Hôm sau, vào lớp, hắn đưa tay trước mũi tôi: "Hôm nay tắm xà bông nè, thấy anh thơm không cưng"…

SR
 

Sheiran

Administrator
Staff member
Joined
Nov 17, 2011
Messages
5,260
Points
113
...

Mặc dù không đi buôn bán xa nhà nữa, nhưng tôi với mẹ cũng ít có dịp gặp nhau. Sáng, mẹ chuẩn bị “đồ nghề”, cọc cạch đạp xe ra chợ đón lấy hàng khi tôi còn đang ngon giấc. Chiều, thường hơn 6h tôi đã chui vô mùng ngủ, hơn 7h mẹ mới về đến nhà. Ngày ngày, về qua từng con phố nhộn nhịp người xe – quần là áo lụa, tôi bắt đầu biết mình nghèo, biết mẹ tôi vất vả hơn nhiều so với những người phụ nữ cùng độ tuổi. Cuộc sống bên ngoài cái xóm nhỏ của tôi không thanh bình và giản dị một chút nào, và con người bên-ngoài-xóm-tôi cũng thế. Nhưng tôi hài lòng với những gì mình có. Cuối năm lớp 6, tôi viết bài thơ đầu tiên dành cho mẹ (Đây là bài thơ duy nhất tôi viết về mẹ cho đến thời điểm này, bài thơ này cũng là bài thơ đầu tiên tôi gởi đăng báo mấy năm sau đó).

Mẹ tôi


Sáng con dậy, cửa khép hờ
Mẹ đi từ lúc tinh mơ mất rồi
Một mình! Con thấy đơn côi
Thương cho mẹ, cả một đời cần lao
Tóc xanh mưa nắng nhuộm màu
Vàng xơ như những hàng lau bên đường.
Đêm dài sâu mắt mẹ thương
Để cho xa mãi đoạn đường con đi
Đêm con mơ giấc xuân thì
Thì đêm mẹ lặng…Về - đi! Một mình!


Bài thơ này tôi viết có cường điệu một xíu. (Hihi…) Vì dù cực khổ là thế, nhưng mẹ tôi vẫn rất đẹp, mái tóc vàng quăn bồng bềnh tự nhiên, đôi mắt nâu to, hàng mi cong vút, nhìn mẹ, tôi liên tưởng đến một một cô gái Pháp trong phim truyện trên Tivi.

.......
SR
 

Sheiran

Administrator
Staff member
Joined
Nov 17, 2011
Messages
5,260
Points
113
.....

Fangrang đón tôi vào một sớm cuối hạ trời trong, những tia nắng đầu ngày bắt đầu soi qua vầng trán cao nóng hổi. Tôi như chú vịt con lạc mẹ, lẽo đẽo nắm áo dì ba, ngơ ngác nhìn quanh sau một chuyến đi dài.

Nhà dì hai là một căn nhà tường nhỏ, nằm khuất sau khoảng sân gạch rộng và dàn Dạ Lý Hương. Quanh nhà là hàng rào kẽm gai, đan chi chít loại cây gì chỉ có thân mà không lá. Điều đầu tiên tôi được dặn khi bước vào nhà là đừng nghịch loại cây này, vì nhựa của nó có thể làm mù mắt. Bên trên cái hàng rào hoang dại đó là những giây tóc tiên mỏng mảnh, rải rác những bông hoa đỏ như chiếc chuông của người tí hon trong cổ tích.

Tôi khép nép bước vào nhà làm quen với gia đình mới – vừa quen vừa lạ. Tôi ý thức được mình là kẻ ở nhờ, tôi cảm giác được rằng nơi này không giống với nơi tôi đã sinh ra và lớn lên bấy lâu nay. Tường trắng, cửa kính, nền gạch men bóng loáng, tủ đồ chơi đẹp mắt… Chị bà con (con của dì hai) nhỏ hơn tôi một tuổi xúng xính trong chiếc đầm hoa thơm phức… Khác xa với cuộc sống của tôi.

…Phòng chứa đồ được dọn dẹp, kê một chiếc giường gỗ cũ kĩ, một cái bàn học con con, làm phòng cho tôi và dì ba. Dì ba tôi chưa lấy chồng, nay về ở chung với dì hai để phụ chăm sóc cho hai con của dì, và cho cả tôi. Tôi nhìn quanh căn phòng, một giang sang nhỏ nơi xứ lạ, đối với tôi như vậy là quá đủ.

Dượng hai nộp hồ sơ cho tôi vào lớp 7 một ngôi trường bán công. Khi tình cờ đọc hồ sơ, tôi thấy phần người giám hộ, lý do giám hộ là: “Gia đình cháu không đủ khả năng lo cho cháu”. Một cảm giác hơi nghèn nghẹn trong tôi, mẹ tôi đâu đến mức không lo nổi con mình… Gởi tôi ra đây học mẹ vẫn gởi tiền chu cấp đàng hoàng. Cảm giác thế thôi, tôi tự an ủi mình rằng có lẽ có một lý do đáng thương sẽ dễ được nhận vào trường.

Ngày đầu tiên đến lớp, dượng nói là ở tỉnh này học sinh nữ đi học phải mặc váy xanh. Mà tôi chẳng có lấy một cái váy xanh nào. Chuẩn bị không kịp, nên chị bà con cho tôi mượn một chiếc váy. Dì ba mặc đồ, mang giày và chải tóc cho tôi. Tôi nhìn vào gương, thấy thinh thích hình ảnh mới của mình. Thấy mình như chợt dịu dàng và nữ tính hơn. Dượng tôi cười hiền trầm trồ: “Diện lên con xinh lắm đó!”, một cảm giác ấm áp là lạ lan nhẹ trong tôi…

Dượng dắt tôi đến tận cửa lớp, gởi cho cô chủ nhiệm vào chào các bạn mới dùm tôi. Trước khi đi, dượng còn dặn dò có gì thì nhờ cô giáo điện thoại ngay cho dượng. Cả lớp nhốn nháo cả lên. Mấy cô bé chạy lại quanh tôi xì xào:

- Váy này vải xịn quá, mát rượi à! Tiểu thư nhà giàu rồi. Ba đưa đến tận lớp luôn nha!

- Bạn này chưa biết hả, trường mình lớp 7 không mặc váy nữa, mặc quần tây rồi. Chỉ có trường chuyên lớp 7 mới được mặc váy.

Tụi con trai cũng la hét loạn xị:

- Cứ mặc váy đi bạn ơi! Mặc váy cho xinh, học sinh mới không bị la đâu.

- Hú.hú.ú.ú… Bạn mới xinh quá, xinh hơn Trân hoa khôi rồi. Tới đây ngồi nè bạn ơi!...

Một cô bé đứng dậy, chống nạnh nguýt dài lũ con trai. Tôi vẫn ngơ ngơ, không biểu lộ cảm xúc gì. Có lẽ vì cảm giác còn xa lạ quá.

Tôi được xếp ngồi bàn đầu cạnh một cô bạn khá hiền. Không biết có phải người dân tộc không mà đen nhẻm và nhìn… lạ lạ. Cô bạn bắt chuyện với tôi, chưa chi đã hí hửng kêu tan học sẽ chở tôi về. Tôi cũng mỉm cười đồng ý. Lúc về đến nhà, dì hai chạy ra đón, tươi cười cảm ơn bạn ấy, và vào nhà khoe tôi đi học ngày đầu tiên đã có bạn rồi.

Tôi được nhà trường đặc cách cho mặc váy trong thời gian đợi… may quần. Trường tôi chỉ có khối 6 được mặc váy. Mà khối 6 học buổi sáng, tôi khối 7 học buổi chiều. Nên vô tình buổi chiều, cả trường chỉ có mỗi tôi mặc váy, đã lạ còn… gây chú ý hơn. Rất nhiều anh chị lớp lớn đến làm quen và hỏi thăm tôi từ đâu chuyển đến.

Vào trường lạ, lần đầu tiên tôi biết đến một cách xưng hô mới. Khi nói chuyện với người khác, mình sẽ tự xưng là “bạn”, và gọi người đối diện là “bạn này”. Chẳng giống dưới tôi, chỉ xưng tên hoặc mày – tao. Nhưng tôi cảm thấy cách xưng hô này… lịch sự và khá dễ thương. Chỉ hơi không quen nên dễ nhầm lẫn chút.

Một điểm khác nữa là các bạn ở đây học rất khá và đều nhau. Hạng chót lớp điểm trung bình cũng bằng hạng nhất lớp tôi ở Cà Mau. Tôi lo mình theo không kịp, nhưng lại rất phấn chấn như mình đã được đánh thức sau một giấc ngủ quên. Các thầy cô lớp tôi rất thân thiện và thật dễ thương. Các bạn thì chơi hoà đồng với nhau chứ không chơi theo nhóm. Một điều mặc định nữa là, nếu bạn học thật giỏi, tự nhiên bạn sẽ được tất cả các bạn khác tôn trọng.

Tuần đầu tôi vào học cũng là tuần kiểm tra chất lượng đầu năm. Đầu tuần sau, cô chủ nhiệm phát bài kiểm tra chất lượng môn văn trong giờ sinh hoạt lớp. Trước khi phát bài, cô nói cô muốn đọc cho các bạn nghe một bài văn, mà hơn 10 năm đi dạy, lần đầu tiên cô cho điểm 9. Cả lớp xôn xao, nhiều lời dự đoán nổi lên, ai cũng nghĩ chắc chắn bài văn đó là của Trâm – Lớp phó học tập. Khi cô cất giọng đọc, cả lớp im lặng, thỉnh thoảng rỉ tai nhau hỏi xem bài của ai. Trâm quay ra sau nói với lớp trưởng: “Bài này không phải của bạn”.

Kết thúc bài đọc, cô nói một lần nữa chào mừng bạn TLP đến với lớp 7B, cô rất hân hạnh cho bài văn này điểm 9, và rất tiếc khi môn văn không có điểm 10. Cô muốn mượn lại bài văn để làm văn mẫu. Một tràng vỗ tay rộn rã cất lên kèm theo những tiếng chúc mừng huyên náo. Tôi mỉm cười…chẳng biết nói gì hơn.

Tan học, vừa ra khỏi cổng trường, một tên con trai thắng xe cái két trước mặt tôi, mỉm cười: “Bạn tên là Bùi Thái Sơn, bạn đã được nghe đọc bài văn kiểm tra chất lượng đầu năm của bạn này, rất vui được làm quen với bạn này!”. Nói xong hắn đạp xe đi, nhanh như khi hắn từ đâu lù lù thắng xe trước mặt tôi. Nhỏ bạn cùng bàn lắc lắc tay tôi hớn hở: “Lớp phó học tập lớp chọn đó nha!”.

SR
 

Sheiran

Administrator
Staff member
Joined
Nov 17, 2011
Messages
5,260
Points
113
...

Đường từ nhà dì tôi tới trường là một đoạn ngắn chừng 1 km. Dọc đường có đoạn bên trái là một vườn Huệ trắng, bên phải là một khoảng đất rộng đầy cây dại chẳng rõ tên gì, chúng toả ra một mùi chan chát đậm, rất đặc trưng. Thời gian đầu tôi rất ghét mùi này, lần nào đi ngang cũng nín thở bước nhanh. Nhưng dần dần, đâm quen, tôi cảm giác chúng như một người bạn nơi xứ lạ. Sau này khi không còn ở Fangrang, đôi khi tôi lại nhơ nhớ cái mùi là lạ ấy.

Trường tôi có khoảng sân rất rộng, ngoài những cây Me trái, Bàng, rãi rác, giữa sân có một cây Me Đất rất to, hoa trổ quanh năm. Những cánh hoa màu hồng phấn mỏng mảnh như sợi chỉ cứ lã tả rơi theo những đợt gió lùa, làm lòng người như dịu hẳn. Giờ ra chơi, học sinh trong trường thường tập trung dưới gốc Me chơi nhảy dây, chơi Ô ăn quan, hay kể chuyện phiếm rồi rượt đuổi nhau với những tràng cười rộn rã.

Có câu rằng Fangrang gió như “phang” và nắng như “rang”, quả thật chẳng sai. Fangrang là xứ cát, là tỉnh vùng duyên hải cuối cùng của miền Nam trung bộ. Đi đến đâu cũng thấy toàn cát là cát, không phải là đất đen như Cà Mau quê tôi. Ở vùng đất này, ta có cảm giác nắng đổ quanh năm. Có những mùa trời lặng gió, đặt chân ra đường, ta thấy phố xá như một chảo lửa khổng lồ, hơi nóng bốc lên ngùn ngụt loè nhoè trước mắt. Mùa gió nổi, từng cơn gió vội vã như nàng lọ lem trong đêm vũ hội, khi kim đồng hồ chỉ đến số 12, vùn vùn lao đi quất chiếc đuôi váy được dệt từ cát và nắng phần phật giữa không gian.

Đến Fangrang, lần đầu tiên tôi biết Biển thật sự là như thế nào, chứ không còn chỉ biết Biển qua ti vi và những văn từ trừu tượng đầy hoa mỹ trên sách vở. Biển fangrang trong xanh văn vắt, mênh mông và hiền hoà, rất ít khi nổi sóng. Dọc bờ biển là hàng Dương dài tăm tắp, những bụi Cỏ gai nhí nhảnh, hoa Mắc cỡ, và rất nhiều Xương Rồng. Ở Fangrang, nơi nào có cát, ở đó có Xương Rồng. Từ vùng núi đến vùng biển, đều có nhiều bãi đất trống. Ở đó, bên cạnh những loại cây dại khác, Xương Rồng mọc san sát nhau như những cánh đồng. Hoa Xương Rồng be bé, cánh hoa mỏng và đỏ rực. Trái Xương Rồng giống trái Thanh Long tí hon, nhìn xa cũng không khác gì những đoá hoa. Hoa Xương Rồng trổ quanh năm, hoa và trái ôm sát lấy thân cây gầy guộc, rực rỡ như ngọn lửa bừng cháy giữa hoang vu.

Lần đầu đến biển, tôi háo hức chạy quanh, chân bị Cỏ gai cắt chằn chịt mà chẳng biết đau. Vừa thấy trái Xương Rồng bé xinh, đưa tay hái thì ngay lập tức giật nảy mình bởi những sợi gai mịn như lông tơ đâm chi chít vào những ngón tay. Lúc đó, tôi có cảm giác Xương Rồng như cô gái núi rừng kiêu hãnh đầy ma lực – quyến rũ nhưng không dễ chạm vào.

Thời gian rảnh, tôi thường đạp xe xuống biển ngồi hàng giờ, chẳng để làm gì, chỉ để nhìn từng đợt sóng lăn tăn nối tiếp nhau bất tận ve vuốt lên triền cát, và để nghênh mặt đón những cơn gió từ ngàn khơi hỗn xượt mà mềm mại lả lướt miên man. Nhìn biển, tôi ước có thể đi từ nơi tôi đang đứng – đến phía chân trời bất tận mù xa…

SR
 

Sheiran

Administrator
Staff member
Joined
Nov 17, 2011
Messages
5,260
Points
113
......

Fangrang có một món mà tôi rất khoái là món ốc xào. Những con ốc xoắn bé bé tôi chưa từng hỏi xem chúng tên gì. Người ta xào lên với xả ớt, nêm nếm gia vị và bán 2000 đồng 1 lon sữa bò. Ruột ốc màu trắng trắng xanh xanh, được lễ bằng gai Xương Rồng, ăn thì chẳng được bao nhiêu, mà tôi nghiện khi nào chẳng rõ. Thi thoảng dì ba đi chợ là lại vòi mua.

Đầu đường, cạnh nhà dì có một chị người dân tộc hiền hiền, để một chiếc tủ kính bán hàng linh tinh. Tôi là khách hàng quen thuộc của chị chỉ ăn mỗi món bánh đậu xanh dẻo. Cạnh tủ hàng là một cây trứng cá, tôi thích hái thật nhiều trái chín bỏ đầy một túi, ăn thì ít mà chơi thì nhiều. Cây trứng cá cũng là một kiốt lý tưởng để tôi có thể trông thấy dáng dì ba ốm ốm, xiêu xiêu, đi chợ về từ xa tít.

Lên nhà dì được khoảng một tuần, với lý do trời nóng + con nít để tóc dài không tốt, mái tóc dài ngang lưng của tôi được sởn lên cụt ngủn. Soi gương trông cái phần từ… mỏ ác xuống cổ cứ như trái bí đỏ tròn quay, tiếc muốn rơi nước mắt. Tụi bạn trong lớp thì khoái chí, nựng nịu tôi với cái đầu mới như nựng… búp bê ở nhà.

Một hôm buồn, đi lang thang vào buổi tối, tôi phát hiện một cụ bà già lụm cụm, gầy queo, bày một mâm hàng nhỏ trên cái thúng tre cũ kỹ, một bếp than hồng cũng nhỏ nốt, một ngọn đèn dầu leo lét, ngồi trước cổng trường tôi. Góc bà ngồi khuất sau cây cột điện và một tán Me, tối lờ mờ bởi ngọn đèn vàng leo lét không đủ sáng. Bà ngồi lạc lõng giữa dãy phố dài không hàng quán, có cảm giác như bà bày hàng theo một thói quen, không cần bán cho ai - khăn rằng quấn ngang đầu, miệng nhai trầu bỏm bẻm, xắp đi xắp lại mấy con khô cho đỡ rảnh tay.

Từ hôm đó, cách 1-2 hôm tôi lại lội bộ ra gánh hàng của bà, xếp dép ngồi bệt xuống đất, nói chuyện đến khi từ tốn ăn hết 5 con khô mực thì về ngủ. Mấy hôm đầu, bà bán 3 con 1000 đồng. Sau đó, bà bán cho tôi 5 con với giá 1000 ^^. Tôi hỏi con cháu bà đâu, sao lại chọn góc khuất mà ngồi bán. Bà bảo con cháu đều lập gia đình ở xa, bà ra đây bán vì ở nhà buồn không biết làm gì. Tiền đủ mua gạo sống qua ngày. Tôi thích cảm giác ngồi ở chỗ của bà, khuất và bình yên giữa phố phường. Tôi thích ngọn đèn dầu leo lét của bà, chúng cho tôi cảm giác ấm áp như ở nhà mình. Vì xóm tôi ở quê chưa có điện, chỉ có ngọn đèn dầu thắp sáng những đêm đen…

SR
 

Sheiran

Administrator
Staff member
Joined
Nov 17, 2011
Messages
5,260
Points
113
...

Sau màn… làm quen chớp nhoáng lúc tan trường. Hôm sau đó, tôi và Sơn bắt đầu trở thành bạn. Mỗi ngày, thường thì nhỏ bạn ngồi gần đến giờ sẽ ghé rủ tôi đi học, về cho tôi quá giang về, từ ngày ra khỏi cổng trường là có Sơn xuất hiện cùng, nhỏ bắt đầu lên xe… tháo chạy và quăng lại cho tôi một tràng cười đầy ngụ ý. Thế là từ đó tôi bắt đầu hành trình… đi bộ thường niên. (huhu…). Vì tôi nhất quyết không… đi chung xe với con trai. Cứ mỗi trưa, Sơn sẽ đứng chờ tôi trước cổng rào, 1 tay dắt chiếc sườn ngang ngổ ngáo và… cuốc bộ cùng tôi. Tan học, lại một tay dắt xe – một tay… đút túi quần rảo bước theo tôi đến tận nhà rồi mới lên xe chạy. Có hôm, đi qua một ngã ba, tôi nghe hai người lớn xầm xì lúc đi ngang hai đứa: “Con nít bây giờ ghê quá, mới tí tuổi đã lãng mạng rồi”. Tôi mắc cỡ cuối gầm mặt bước đi không nói một lời. Sơn cũng hơi bối rối, ấp úng: “Coi như xe hư đi bộ chung không được hả trời, chắc lần sau xì bánh xe cho chắc ăn”…

Thế là ngẫu nhiên, đối với bạn bè trong khối, tôi và Sơn được xem như… một cặp. Trước khi sự việc đó được mấy… ông tám, bà tám tung hê, có một thời gian, tôi đi học hay bị một tên ăn hiếp. Hắn học sát lớp tôi, hàng ngày, cứ canh ở cầu thang đợi tôi đi ngang là giật nón, giật cặp, nắm tóc tôi dù đôi khi tôi có bạn đi cùng. Báo hại dì tôi cứ la tôi đi học sao mà vụng về có cái nón cứ mất hoài, nhưng tôi khăng khăng không đội nón đi học thì lại không cho. Mỗi lần hắn kiếm chuyện, tôi và hắn lại đánh nhau. Bạn bè hai lớp chắc tưởng chúng tôi đùa nên không can thiệp. Đến khi tin tức về… cô học sinh mới chuyển trường và anh chàng lớp phó học tập lớp chọn là một đôi được đồn ầm lên, thì hắn mới hết kiếm chuyện với tôi, vì hắn rất nể Sơn.

Tôi không biết người ta thích nhau thì như thế nào! Chỉ thấy tôi khá mến Sơn, tôi ấn tượng với dáng vẻ phong trần bên trong chiếc áo sơ mi trắng dày – quần tây xanh – giầy bata, lúc nào cũng gọn gàng tươm tất. Tôi thấy thích thích hình ảnh tên con trai một tay đút túi quần, một tay nắm cổ… chiếc sườn ngang bước đi thong dong lãng tữ - làn da rám nắng chắc nịch – mái tóc bồng bềnh. Ừm.m… Cũng chỉ đôi lúc suy nghĩ thoáng qua thế thôi. Bình thường, giờ ra chơi tôi vẫn tụ tập cùng chúng bạn chơi nhảy dây, ô ăn quan, kéo co… dưới tàng Me đất, mặc “tên con trai” ấy ngày ngày đều đặn đứng ở ban công dõi mắt “quay phim”. Mặc cho có lúc mấy tên bạn hắn xúm vào lôi hắn ra khỏi cái… cõi riêng tư ấy, còn không quên eo xèo vọng xuống gọi tên tôi. Mặc cho hắn biết tôi thích truyện tranh, ngày ngày xách một bộ đứng trên bang công réo hỏi tôi có thích không để mà cho mượn… Ờ thì mặc kệ, mặc kệ khi hai lớp tổ chức học nhóm – picnic cùng lại khăn gói đi chung…

Có một lần, lớp tôi và lớp hắn tổ chức xuống nhà một nhỏ bạn gần biển để học nhóm. Học xong, chúng tôi kéo nhau ra biển chơi, trưa nắng như đổ lửa, tôi độc một cái áo cộc tay – không nón mũ. Lũ bạn kéo nhau chạy trước, cố tình bỏ tôi và hắn lại phía sau (vì tôi nhỏ con nhất đám nên đi chậm). Hắn cởi chiếc sơ mi khoác ngoài đưa tôi, bảo trùm đầu cho khỏi nắng. Tôi bảo: “Không bao giờ mặc áo con trai”.

Hắn hỏi: “Thật không!”
Tôi quả quyết: “Thật!”
- Lớn lên cũng thế hả?
-Uh!
- Xạo! Lớn phải khác chứ! Lì!
Tôi không nói gì. Thật là trùng hợp, ngay lúc đó, tôi và hắn đi ngang một gốc dương có một đôi đang… ôm hôn nhau thắm thiết. Tôi quay chỗ khác. Hắn cười:
- Lớn lên mình cũng sẽ như vậy!
- Sao lại “mình”!
- Thì mình quen nhau đến lớn rồi sẽ… như vậy thôi. Ai lớn cũng như vậy.
Tôi trề môi: Ngoài trời thế á! Tui không bao giờ như vậy!
- Thề đi!
- Thề luôn!



Tắm biển chán, cả bọn kéo nhau về. Vốn đã ghép đôi tôi và Sơn, mặc tôi năn nỉ thế nào, cả bọn đều chạy đi mất hết không ai chịu chở tôi về. Đường từ biển về nhà dì tôi gần 10 Km, thỉnh thoảng mới có người qua lại, cái nắng gay gắt giữa ngày như càng dữ dội hơn vì không tìm được nhiều thứ để mà thiêu đốt. Tôi nhìn con đường trước mắt, nhìn hắn bên cạnh mà muốn rơi nước mắt. Chưa lúc nào tôi thấy ghét vì sự có mặt của hắn nhiều như thế. Hắn gãi đầu: - Sơn chở về nhé! Xa lắm đó!

Tôi nghiêm mặt: - Không đi chung xe với con trai!

Và… tôi đi bộ. Cái chốn hoang vu này không tìm được một chiếc xe thồ, vả lại tôi cũng không có tiền để trả cho chặng đường dài như thế. Hắn dắt xe đi cạnh tôi. Thỉnh thoảng lại nhỏ nhẹ: - Sơn sợ rồi mà! Không dám nữa đâu! Lên xe đi, đi bộ về tới nhà là bệnh đó.

Tôi im lặng, bước đi đều đều. Không biết mình đã bước bao nhiu bước, và phơi nắng bao nhiêu giờ đồng hồ… Chỉ biết về đến nhà xong, hắn buồn bã nói: - Có cần thiết phải vậy không! Người gì ngoan cố vậy!...

Hai ngày sau đó, tôi và hắn đều không đến lớp… Tụi trong lớp đến thăm xì xào: “Bệnh cũng… bệnh tình nhân…”

SR
 

Sheiran

Administrator
Staff member
Joined
Nov 17, 2011
Messages
5,260
Points
113
........

Năm lớp 7, hai môn học tôi sợ nhất là môn Anh Văn và… Sinh Vật. Và một môn tôi… dở đều khác là môn… thể dục. Năm lớp 6 ở Cà Mau, môn Anh của tôi chỉ vừa đủ điểm để không… thi lại. Các bạn ở Fangrang thì khác, họ học Anh Văn rất giỏi. Các giờ học khác tôi tự tin bao nhiêu, thì đến giờ Anh Văn tôi lại… toát mồ hôi hột bấy nhiu. Tôi cảm thấy căng thẳng, nặng nề, khi cô đọc – các bạn nói – tôi không thể hiểu gì. Hai tháng đầu tiên của năm học, điểm trung bình môn Anh của tôi xếp thứ 3 trong lớp từ… dưới đếm lên.

Một hôm, cô Anh Văn đến bên tôi nhẹ nhàng: - “Hình như P không thích cô hả? Cô dạy có khó hiểu lắm không! Sao em học đều tất cả các môn, chỉ riêng môn Anh điểm lại quá thấp”.

Tôi lí nhí: - Dạ không! Tại em học dở, cô cho em một tháng nữa!

Trong vòng một tháng sau đó, tôi dành tòan bộ thời gian để học môn Anh. Tôi sợ cảm giác phải cúi gầm mặt trong giờ Anh, vì nếu lỡ nhìn vào mắt giáo viên, có khi cô sẽ kêu tôi trả lời câu hỏi. Tôi sợ cảm giác không dám nhìn thẳng mặt bạn bè trong lớp khi họ thảo luận hay luyện vấn đáp... Tôi sợ cảm giác nhỏ lớp phó học tập chọn tôi là đối tượng thực hành bài tập, và tôi luôn phải hỏi: “Pardon!” đến vài lần, sau đó đợi cả lớp dịch thay – mới có thể trả lời… Để tiếp theo đó là những tràng cười trêu chọc… Tôi không thích cảm giác mình là người không thể tự tin… Các bạn ở Fangrang có một tính rất hay, là họ chơi thân với bạn, nể bạn khi bạn giỏi, chê bạn khi bạn dở, nhưng không xem thường bạn và luôn tốt với bạn.

Sau một tháng, cô Anh Văn đến đứng cạnh tôi, và cô nói: - “Cô tôn trọng những người dám hứa và giữ lời hứa! Cô tự hào về em!”

Và cô đưa cho tôi phiếu điểm trung bình tháng: 8,3. Cô tuyên dương tôi trước lớp, những tràng pháo tay dòn dã… Một cảm giác hạnh phúc lan tỏa trong tôi, lâng lâng… bay bỗng. Lớp phó học tập đứng dậy hỏi tôi một tràng, tôi tự tin đứng dậy trả lời không vấp váp… Nhỏ nhìn tôi cười, cô Anh nhìn tôi cười… Cuộc sống cứ như một nốt nhạc đột phá tuyệt vời đến kỳ diệu…

Về môn sinh vật, thời gian đầu học về thực vật, tôi cực kỳ hứng thú. Vì giáo viên và các bạn luôn chuẩn bị mẫu vật thật khi bước vào giờ học. Ví dụ học về cây đậu phộng, các bạn sẽ mang theo mỗi người một cây đậu nhổ ở vườn nhà, học về con nhện, một số bạn sẽ mang theo một con nhện to tổ chảng.v.v… Và năm đó, tôi nhớ chúng tôi có học về… con Đĩa… Chúa ơi! Tôi sợ nhất động vật bò sát, nhất là cái con này. Vừa vào đến lớp, thấy một tên quơ quơ cái bọc ni lông nhỏ có một con Đĩa đang uốn éo bên trong, tôi mém xỉu… Tôi quát lên: - Bạn này điên hả! Học về con này đem theo vật mẫu làm gì?

Hắn tỉnh bơ: - Con nào cũng vậy mà!

Suốt buổi học hôm đó, mắt tôi như một cái camera luôn dán chặt về phía hắn. Tôi sợ hắn sẽ lơ là để… sổng con quỉ ấy ra, và… ôi thôi, đủ thứ chuyện khủng khiếp nhất mà tôi có thể tưởng tượng được về…. vụ án con Đĩa nhảy múa trong đầu. Trái tim tôi phập phồng, thỉnh thỏang lại giật mình kéo ống quần lên xem có con gì bám lên không… Lạ một điều, các bạn nữ ở Fangrang không sợ Đĩa, và không sợ thêm một con khác cũng là nỗi ám ảnh không kém của tôi – con sâu.

Tôi không nhớ là vào tháng mấy của năm đó, tất cả cây trong trường của tôi rụng hết lá – chỉ còn trơ những cành khô. Thay vào đó, là lũ lượt những đàn sâu bám đầy khắp các thân cây từ gốc đến ngọn. Quả là một cảnh tượng hãi hùng nhất trong lịch sử cuộc đời tôi. Tôi gần như không dám đến trường. (Nhưng bắt buộc phải đi học). Khi đi học, tôi phải… che dù. Chưa bao giờ tôi thấy hạnh phúc như lúc ấy khi Fangrang có mùa cực kỳ ít gió. Và thời điểm này đang nằm trong mùa gió lặng. Vì chỉ cần một cơn gió nhẹ thổi qua, một vài chú sâu từ xung quanh có thể… chu du lên người bạn là một điều hết sức… dĩ nhiên.

Trái ngược với tâm trạng của tôi, tụi con trai trong lớp lại hứng thú với một trò chơi hết sức điên rồ - hốt sâu vo thành nắm… cầm chơi, và hứng hứng có thể… chọi nhau. Tôi như phát điên khi đặt chân vào lớp. Ngồi trong lớp thì sợ… văng miểng. Ra ban công thì… sợ gió. Với một lý do đơn giản: “Vì tất cả mọi người đều không sợ sâu, nên chắc tôi… giả bộ”. Thế là một tên trong lớp… bắt một con sâu quăng về phía tôi. Tôi hỏang hồn né vội nhưng cũng kịp để con sâu ấy trễm trệ trên vai áo. Tôi khóc thét lên… hỏang lọan… kêu cứu không ngừng. Đến lúc này thì mọi người mới tin là tôi sợ thật. Đám con gái đến mang con sâu ra khỏi áo và dỗ dành tôi. Tụi con trai thì lẳng lặng gom mấy nắm sâu đi ra khỏi lớp… Chấm dứt một giấc mơ tồi tệ nhất trong thời gian chờ nhà trường giải quyết hết đám sâu.

Một môn học đáng ghét cản đường vào danh sách học sinh giỏi của tôi suốt năm học lớp 7 chính là môn… Thể Dục. Tôi chưa bao giờ được cao hơn 6.0 ở môn học này. Ấy là nhờ thầy Thể Dục thương tình nâng đỡ. Nếu không chắc tôi không được đến 5.0 để mà tiên tiến nói gì đến giỏi. Tôi không đạt về tất cả các bài thể dục. Chạy cũng chạy không nổi, ném tạ thì tạ không rơi trúng chân đã là một điều may mắn. Còn nhảy sào thì ôi thôi… Thầy cỗ vũ… cả lớp cỗ vũ… tôi bắt trớn từ xa thật xa… nhưng khi đến gần cây sào thì chỉ có… khom mình chui qua chứ chưa bao giờ dám nhảy. Tôi không hiểu mình nhát gan như thế từ khi nào. Quá khứ tazan một thời… truyền từ cây này sang cây khác ở độ cao hơn 5m của tôi dường như chẳng còn tồn tại nữa…

SR
 

Sheiran

Administrator
Staff member
Joined
Nov 17, 2011
Messages
5,260
Points
113
.....

(Ngoài lề một chút)… Những giáo viên dạy Văn yêu mến tôi luôn thắc mắc vì sao tôi không lập nổi… một cái dàn ý mà có thể viết Văn hay. Thật lòng mà nói, viết Văn đối với tôi như một thói quen về ngôn ngữ được hình thành sẵn trong tiềm thức tự khi nào. Tôi không thích học Văn… Tôi thích học Tóan. Tôi đến với Văn học theo cảm nhận của chính tôi mà thôi, nếu bắt tôi ngồi làm bài tập từ ngữ, ngữ pháp, hay lập dàn ý… Thật sự tôi không làm được. Cũng như tôi thích làm thơ, nhưng không quan tâm lắm về cấu trúc, thanh âm… những qui luật về thơ. Tôi thích viết thế thì tôi viết. Đã từng có người thích đọc thơ tôi, đem ra phân tích theo thể lọai gì đó, thanh âm gì đó… Có lẽ họ sẽ không tin nếu tôi nói tôi không có chủ định tuân theo bất kỳ một qui tắc nào khi viết thơ… Hên thì đúng, không hên thì sai… Và đó là tôi.

Khi tham gia một số diễn đàn, tôi gặp nhiều người yêu văn chương. Họ tranh luận, chia sẽ quan điểm về “sự danh giá” và “đẳng cấp” của những người cầm bút. Tôi không biết Văn của tôi được xếp vào dạng nào với những gì họ nói. Tôi chưa từng quan tâm đến. Tôi chỉ biết tôi yêu “ngôn ngữ”, đó là điều chắc chắn. Và Văn của tôi là một cơn gió hoang, chỉ muốn dệt nên những khúc hát tự do cho chính nó mà thôi...

Năm lớp 7, tất cả giáo viên đứng lớp đều rất thương tôi. Đó là năm học tôi thấy vui và hạnh phúc nhất trong suốt thời cấp 2 và cấp 3, (mà cũng có lẽ vì đó là năm tôi học giỏi nhất trong suốt thời phổ thông nên tôi cảm thấy thế cũng nên). Trường, lớp, thầy cô, bạn bè, cho tôi cảm giác gần gũi như một gia đình. Cuối tuần, chúng tôi hay đến nhà cô Anh và cô chủ nhiệm chơi. Nhà cô Anh nhỏ gọn, nằm sát nhà bạn Hồng Trâm – lớp phó học tập. Chúng tôi thuờng đến để cô luyện thêm cho môn tiếng Anh, cứ như đi học phụ đạo vậy, nhưng được cô đỗ rau câu cho ăn, được rượt đuổi nhau chí chóe. Bên cạnh đó, còn một “sức hấp dẫn khác không thể chối từ” là… nhà bạn Hồng Trâm có 2 cây Vú Sữa tím rất to luôn sẵn lòng chào đón chúng tôi… Đến mùa, quả oằn cây, không phân biệt được đâu là lá, đâu là quả nữa. Có lẽ đây là một trong những “động lực” mạnh mẽ nhất kéo chân lớp tôi đến nhà cô Anh thường xuyên và đầy đủ bất thường vào mùa… Vú Sữa.

Nhà cô chủ nhiệm lớp tôi là một khuôn viên rộng, nằm biệt lập và yên tĩnh trong một con hẻm nhỏ. Nhà cô có vườn hoa, có hồ cá, hòn non bộ, vài cây ăn trái, đặc biệt là một cây Cóc cao chót vót, thẳng đuột như… cây cột cờ, nhưng là một cây cột cờ… có quả. Cô thường hái sẵn một rổ Cóc, Ổi để sẵn trên bộ bàn đá ngoài sân trước khi chúng tôi đến, để cô trò cùng ngồi nhâm nhi, tâm sự về nhiều vấn đề trong cuộc sống. Cô thường hỏi về gia đình tôi, vì sao tôi đến fangrang, về… Sơn,… Về cảm nhận của tôi với môn Văn, những sở thích, ước nguyện của từng đứa trong lớp về tương lai…

… Mừng ngày thành lập Đòan. Trường tôi tổ chức cắm trại 2 ngày 1 đêm dưới biển. Cả lớp ai cũng được phân công làm việc này việc kia, chỉ có tôi là được… miễn không phải làm gì, vì… baby nhất. Cả lớp thường đùa bảo tôi là… búp bê tiểu học nên phải… nâng niu chìu chuộng. (Hix..)

Khi hòang hôn bắt đầu ửng đỏ một góc trời, Sơn rủ tôi ra biển ngắm mặt trời… đi ngủ. Ông mặt trời lúc này như một quả cầu lửa khổng lồ, treo lửng lơ trên mặt biển phía chân trời xa tắp, rồi từ từ gieo mình vào lòng biển… biển bắt đầu dậy sóng… từng cơn sóng cứ mạnh dần, mạnh dần… vội vã xô lên triền cát. Lúc này, cả trường đang sôi nổi với các trò chơi, sinh hoạt tập thể, nên ngoài biển chỉ có tôi và Sơn. Chúng tôi nói đủ thứ chuyện trên trời dưới đất, Sơn kể tôi nghe về biển… chỉ tôi các chòm sao… rồi đưa tay gối đầu, nằm dài trên cát… Sơn bảo tôi làm theo, thử một lần nhắm mắt nằm giữa đất trời, nghe biển hát… Tôi do dự rồi cũng đưa tay gối đầu, tôi không nhắm mắt như Sơn, mà ngữa mặt nhìn trời… Tiếng biển rì rào hòa trong tiếng gió ngàn uy vũ, những chòm sao lấp lánh trên cao, đếm mãi mà không thấy hết… Tôi ngỡ mình đang lạc trên một đảo hoang... Chỉ có tôi, có đất, có trời… (Không có cả cái tên bên cạnh. Hehe…). Sơn bảo: - P đã đi biển đêm bao giờ chưa?

- Chưa!

- Tối nay tụi mình đừng ngủ trong lều. Chật chội lắm không đủ chổ nằm đâu. Mình nằm đây luôn, ngủ khách sạn ngàn sao.

- Tôi phì cười, không nói nhưng trong lòng cũng tán đồng.

Đang tận hưởng bản tình ca của biển thì những ánh đèn pin từ đâu xẹt tới, loang lóang lia ngang chổ chúng tôi nằm, tiếng bước chân thình thịch, kèm theo một mớ âm thanh hỗn tạp xé toang bầu không khí vốn đang tĩnh lặng:

- Trời ơi! Hai đứa này trốn sinh họat tập thể đi ngắm biển.

- Hai người này ghê quá nha!

- Đi tìm cả buổi mới gặp hai đứa mày.

- Bắt quả tang lớp phó học tập lớp A1 dzụ dzỗ con gái nhà lành. (ặc.c.c..)

- Nằm ngòai đây nhiễm sương, mai con P nó bệnh là lớp A1 biết tay nha.

- Dzậy lớp phó học tập lớp tui bị bệnh rồi sao?

- Kệ mấy người chứ!

- …..

Thế là mỗi người một tay, hai đứa tôi được “vời” về trại với một… đòan binh hộ tống khá là hòanh tráng. Về đến trại, cô chủ nhiệm tôi hốt hỏang:

- Con đi đâu chiều giờ vậy con, bận quá tới chừng quay sang thì con mất tiêu.

- Dạ con đi ngắm biển thôi cô.

Cô tôi cười hiền: - Chà, cô quên là con lãng mạng.

Vài đứa trong lớp chí chóe:

- P nó đi ngắm biển với Sơn cô ơi.

Cô tôi lại… cười hiền, tủm tỉm: - Con ốm yếu, sương xuống là bệnh chết đó nghe.

Và tôi được… dìu vào lều ngủ, được ưu tiên nằm giữa cô và bạn… lớp phó thể dục (nữ), nhằm “bảo quản” không để tôi nữa đêm… chuồn ra biển.

Sáng sớm, đang mơ màng thì tôi nghe anh chàng… bảo kê của lớp tôi ì xèo: - Lớp A1 về lãnh thổ A1, không được bén mảng qua B1 à nha… Kèm theo những nụ cười ríu rít.

Tôi chui ra khỏi lều, Sơn từ xa vẫy vẫy: - Đi ngắm bình minh!

Sau một hồi “cản trở” đùa của 2 phe A1 và B1, tôi và Sơn ra biển, Sơn hỏi: - Tối qua ngủ ngon không!

- Ngon!

- Sơn bị mất thằng quĩ kia đè muốn tắt thở luôn, ngủ không được gì hết.

Tôi phì cười.

- Về trại có bị cô la không!

- Không! Cô sợ P bệnh thôi!

- Năm sau cắm trại mình lại đi ngắm biển đêm nha!

- Ừ!

Nhưng cuối cùng, cái “năm sau” ấy đã không bao giờ thành hiện thực…

SR
 

Sheiran

Administrator
Staff member
Joined
Nov 17, 2011
Messages
5,260
Points
113
......

Vào lớp 10, tôi chơi thân với một người bạn mới tên là Trúc Linh. Tôi rủ Linh đi học võ cùng tôi. Thế là mỗi khi học võ xong, Linh sẽ mang võ phục của tôi về nhà giặt và giữ hộ, buổi học kế tiếp lại mang vào. Đây là khoảng thời gian đầu tiên tôi được ra đường vào buổi tối, cảm giác thoải mái và lạ lẫm, cộng thêm được học môn thể thao mà mình yêu thích làm tôi thấy yêu đời đến lạ. Các đồng môn thì tuổi từ 7 – 25, ai cũng vui vẻ hoà đồng và rất dễ thương. Những hôm lớp võ nghỉ, tôi, Linh và vài người bạn lớp võ kéo nhau đi partin, đi dạo phố, vào công viên chơi trò chơi… Cũng trong thời gian này, cái nắm tay đầu tiên của tôi bị… cướp đi một cách rất ư là… lãng xẹt.

Hôm đó, lớp võ nghỉ, tôi và Linh kéo nhau đi chơi partin. Vì ít chơi nên tôi và Linh đều đi rất dở, chỉ chập chững từng bước cứ như người ta đi bộ. Chẳng dám ra giữa sân mà chỉ dám đi vòng vòng gần thanh inox. Đang dò dẫm từng bước tránh những người đang đứng xả hơi ở vòng ngoài, chợt có một bàn tay gầy và lạnh toát của ai đó từ phía sau lao đến nắm lấy tay tôi kéo vụt đi, hoảng sợ và ngơ ngác, lúc tôi định thần lại sau khi đã bị… lôi đi đến 2-3 vòng, tôi mới phát hiện “thủ phạm” là 1 tên cao ráo và khá… đẹp trai, hắn đi lui, xoay mặt về phía tôi, nở một nụ cười thân thiện nhưng tôi trông… đểu đểu, mà phải nói là hơi bị… hút hồn. Tôi hét lên trong tiếng nhạc: “Bỏ tay tui ra”.

Giữ nụ cười “đáng ghét” trên môi, hắn kéo tôi vào gần hơn: “Để anh dắt em đi. Đi vầy mới vui chứ… đi bộ như em sao vui được”

Tôi vẫn hét lên: “Kệ tui”.

Tức tối là thế, nhưng tôi không dám chủ động rút tay ra, với tốc độ mà hắn đang kéo tôi đi, giật tay ra thì không biết tôi sẽ… về đâu. Hix.. Đồng thời lúc đó, những cô gái đi giỏi trong sân cứ liên tục nhắm hắn đâm vào. Phải phục là hắn đi rất giỏi, vừa né được tất cả, vừa dắt tôi đi rất an toàn, lã lướt, dù có lúc tôi có cảm giác mình sắp bị quăng vào hàng rào hay ngã chỏng vó đến nơi. Sau một hồi thấy tôi kiên trì… gào thét, hắn cũng dắt tôi tấp vào một góc. Tôi bực tức giật phắt tay ra. Chỉ muốn hét vào mặt hắn rằng: “Anh vừa cướp cái nắm tay đầu tiên của tui đó”. Giá như hắn đừng… quyến rũ đến thế, thì có lẽ tôi đã cởi giày mà tặng hắn luôn một cước ấy chứ đâu chỉ hét. Cái đẹp đôi khi cũng có lợi nhỉ ^^.

Thấy chúng tôi đứng lại, số đông trong sân đi chậm đến, nói bâng quơ: “Bối lạc gia chấm được em mới hả?”; “Ông này vắng mặt mấy ngày mà biết săn ghê”….

Tôi ngơ ngác nhìn hắn, có cảm giác cái tên này đúng là chẳng đàng hoàng. Riêng cái chuyện không dưng xa lạ đi nắm tay con gái người ta là đã thấy chẳng đàng hoàng rồi. Hắn ngồi xuống cởi giày cho tôi, không quên hỏi: “Em tên gì vậy?”. Tôi im lặng kéo Linh ra về, hắn im lặng theo sau đến chổ để xe, buông một câu nhẹ nhàng: “Anh còn gặp lại em không”. Tôi không trả lời, lên xe đạp nhanh không thèm nghoảnh lại…

Ra đường, Linh trêu: “Tên đó đẹp trai ha mày”

- Đẹp trai con khỉ, hắn cướp cái nắm tay đầu đời của tao. Tên chết tiệt.

Linh khoái chí bật cười khanh khách.

Về nhà, không hiểu sao tôi không ngủ được, cứ nhớ cảm giác lúc bàn tay lành lạnh xa lạ ấy chạm vào tay tôi, nhớ cảm giác run rẩy khi tay mình… bị ép buộc phải nằm trong tay hắn, và… nhớ cả cái nhìn trìu mến, lẫn nụ cười đêu đểu phong lưu. Nhưng tóm lại tôi vẫn căm ghét hắn, tôi muốn người đầu tiên nắm tay tôi phải là người tôi yêu cơ, hắn đúng là tên chết tiệt không hơn không kém… Grừ.ừ…

SR
 

Sheiran

Administrator
Staff member
Joined
Nov 17, 2011
Messages
5,260
Points
113
.......

Từ nhỏ đến hết năm lớp 10, phía trái sân nhà tôi lúc nào cũng có 1 cây rơm. Cứ đến mùa thu hoạch lúa, cây rơm lại vươn cao, hăng hắc mùi rạ mới. Lúc này, trò chơi thú vị nhất của tôi là trèo được lên đỉnh cây rơm cao hơn 5m, rồi lăn cù cù xuống; xong lại leo lên, khi nào mệt mới thôi. Cây rơm mới thẳng đứng, rất khó trèo, nên việc “chinh phục” mang lại cho tôi cảm giác cực kỳ thú vị, lâu ngày thì ngọn rơm thấp dần và có độ lài hơn, nên chẳng mấy khó nữa. Đứng từ ngọn rơm mới toanh nhìn xuống, tôi có cảm giác mình như một vì vua, đang đứng trên cả dãy sơn hà và sắp chạm đến những vì tinh tú…

Vị trí cây rơm toạ lạc là một vùng đất trũng, nên dưới chân rơm luôn đọng nước. Theo thời gian, khi độ ẩm của nước thấm sâu vào từng thớ rạ lài dần ra quanh chân rơm, thì một loài thực vật tự nhiên được sinh ra – đó là nấm. Loại nấm rơm tự nhiên này là loại nấm tôi yêu thích nhất. Muốn ăn được loại nấm này, thì phải hái từ lúc không gian còn đẫm sương đêm, và mặt trời chưa thức dậy. Đêm nào có cơn mưa phùn nhẹ độ từ 18h-19h, thì nấm sẽ mọc nhiều hơn những ngày bình thường khác. Loại nấm này rất đỏng đảnh, từ những vệt phấn mỏng bám giữa các lớp rạ ẩm, chúng sẽ phát triển thành cây nấm trong thời gian ngắn, nên khi “chưa đến giờ”, dù có vạch sâu dưới các lớp rơm, cũng không thể tìm được “cây nấm” để mà “hái sớm”. Tôi không biết tên loại nấm này là gì, cũng không biết ngoài tôi ra có ai ăn chúng hay không. Do một lần tình cờ dậy sớm, tôi phát hiện cây rơm “sản sinh” ra nấm, tôi nghĩ nấm mọc tự nhiên từ rạ chắc không là nấm độc, thử hái vào chế biến thức ăn thì ăn rất ngon, nên tôi luôn “canh” để hái nấm vào mỗi sáng khi cây rơm bắt đầu có phấn. Loại nấm này chỉ bắt đầu mọc lúc tầm 3h sáng, và cao dần lên, cây cao nhất khoảng 13cm. Thân nấm rất nhỏ, đường kính chỉ khoảng 3mm. Lúc này, thân nấm có màu trắng đục, cứng cáp và sạch sẽ, những chiếc ô đen búp búp trên đầu. Đến khoảng 5h hoặc 5h30, tuỳ mùa mặt trời lên sớm hay muộn, thân nấm bắt đầu trong dần, và từ từ tiêu biến đi như nước bốc hơi khi ta cảm nhận được ánh sáng của một ngày mới, chỉ còn lại trên mặt rạ những đốm đen nhoè nhỏ từ chiếc ô của chúng.

SR
 

Sheiran

Administrator
Staff member
Joined
Nov 17, 2011
Messages
5,260
Points
113
.....

Sang năm 11, tôi và Linh kết nạp thêm 1 người bạn thân mới là Lan Dung. Cho đến bây giờ (2008), 3 chúng tôi vẫn là bạn rất thân. Chỉ khác là khi tôi và Linh vẫn còn phòng không gối chiếc, thì Dung đã có một mái gia đình hạnh phúc bên anh chồng hóm hỉnh và cậu con trai 3 tuổi thông minh, đáng yêu, ngoan ngoãn.

Suốt năm 11, gần như ngày nào đi học về tôi, Linh và Dung cũng đều đi ăn Bún nước lèo (một món ăn đơn giản rất riêng của miền Tây) rồi mới về nhà. Quán bún chỉ là một quầy hàng dưới một góc xoài ven đường, có dăm chiếc bàn nho nhỏ, vài chiếc ghế con con, giá 2000/tô nhưng rất ngon. Chúng tôi thường gọi đây là “Quán bún cây xoài”. Ba đứa tôi lúc nào cũng ăn một lúc… 2 tô, nhìn ba đứa mặc áo dài mà chiều nào cũng ăn rất ư là… khí thế, trêu đùa nhau nhí nhố, chị bán hàng cứ khúc khích cười. Hôm nào 3 đứa không ghé ăn, hôm sau chị bán hàng lại bảo: “Ba đứa hết tiền thì cứ ghé ăn, khi nào có tiền gởi chị, không sao hết”. Dù được mở lời như thế, nhưng chúng tôi chưa bao giờ nghĩ sẽ đến ăn lúc chẳng có tiền. Ai ngờ, có một lần tôi và Dung phải dở khóc dở cười ngậm ngùi… ghi sổ ^^.

Thường, khi đi ăn người trả tiền nhiều nhất là Dung và Linh. Tôi chỉ có tiền khi nào lãnh tiền nhuận bút (thường là vào cuối mỗi tháng). Còn bình thường Linh và Dung cũng hiểu hoàn cảnh của tôi. Mỗi ngày tan học, trước khi đi ăn chúng tôi sẽ bàn nhau trước xem một đứa có bao nhiêu tiền. Hôm đó, cả tôi và Dung đều không có xu nào, Linh hí hửng: “Hôm nay tao dư sức trả cho 1 đứa 3 tô”. Thế là cả nhóm lục tục kéo nhau đi.

Vừa ngồi xì xụp húp đến… tô thứ 3 (Vì 3 đứa nhất trí hôm nay… vượt chỉ tiêu, sẽ ăn 3 tô xem có hết không), tôi và Dung vừa chọc Linh về việc có một anh chàng lớp tại chức buổi tối ngồi chổ Linh cứ… gởi thư học bàn muốn làm quen. Những lá thư hộc bàn không có gì xa lạ với chúng tôi, chúng tôi vẫn thường nhận được nhiều thư từ các anh chàng học tại chức buổi tối. Có điều biết tính Linh hay mắc cỡ, nên tôi và Dung cố tình phối hợp trêu cho nhỏ mắc cỡ chơi. Không ngờ, nhỏ… e thẹn nhiều hơn dự đoán, kết quả là ăn chưa được nửa tô… thứ ba, nhỏ… đứng phắt dậy, leo lên xe… vọt thẳng. Tôi và Dung ngớ người, không kịp phản ứng, nhìn nhau mà đứng hình như tivi gặp… lỗi kỹ thuật không bắt sóng. Hai đứa không nói với nhau lời nào, cứ ăn một đũa lại ngước lên nhìn nhau cười hì hì, ăn hết tô vẫn chỉ biết nhìn nhau cười. Cười mỏi miệng, Dung gãi đầu xoay sang chị bán hàng:

- Chị thông cảm cho tụi em… ghi sổ, hôm nay Linh giữ tiền mà tụi em chọc nó, nó giận bỏ về rồi, mai tụi em ghé trả nha chị.

Chị bán hàng cười xoà dễ dãi: - Chuyện nhỏ mà, để đó đi khi nào ghé gởi chị không sao hết.

Hai đứa tôi lại nhìn nhau… cười. Trên đường đạp xe về, nghĩ tới tình huống vừa qua, tôi không thấy giận Linh, mà cứ thấy buồn cười không chịu được.

Hôm sau, tôi và Dung đi học thật sớm, hai đứa đứng khoanh tay hai bên trước cửa vào lớp ra vẻ… hình sự lắm. Đợi… mỏi chân, cũng thấy nàng Linh ta rón rén từ xa, chân bước rụt rè mà miệng cười toe ra chiều ngây thơ… vô số tội, vừa đi mắt vừa nhìn không chớp lên cửa lớp. Đến hành lang lớp học, 3 đôi mắt giao nhau, 3 cái miệng cười… kiểu cách, với 2 suy nghĩ giống nhau cùng hướng về một suy nghĩ khác…

Linh… dịu dàng, tay chân bẻ nhau loạn xị, bẽn lẽn:

- Bạn Dung và bạn P ơi, số là hôm qua bạn Linh lỡ quên mất nhiệm vụ của mình…

Nhìn bộ dạng của Linh, tôi và Dung không nhịn được, phì cười ngặt nghẽo, Thoắt cái, Linh tươi như sáo, mắt sáng rỡ:

- Ê, tụi bây không giận tao hả?

Dung gục gặc:

- Mày giỏi, “nhất tiễn hạ song điêu”, chơi một vố 2 đứa tao đứng hình luôn.

Linh bật cười giòn khoái chí. Dung vờ răn đe:

- Hôm nay làm tiếp 3 tô nha mày, ăn không hết là tao xử mày luôn một thể.

Linh vẫn cười không ngớt, vừa đi vào lớp vừa hỏi một cách rất ư hồ hởi:

- Ê, mà hôm qua cuối cùng sao hai đứa bây về nhà được?
……..

SR
 

Sheiran

Administrator
Staff member
Joined
Nov 17, 2011
Messages
5,260
Points
113
..........

Đôi khi nghĩ lại, tôi thấy mình cũng là người có tính… nhẫn tâm tiềm ẩn. Ngày đó, không nhớ rõ là năm nào, nhưng có lẽ khoảng năm lớp 8. Trong một lần đi đâu đó, tôi tình cờ nhặt được một chú vịt con lạc mẹ nằm chơ vơ trong khóm cỏ ven đường. Tôi mang chú về cắt đuôi cụt lủn, ngày ngày chăm lo bầu bạn. Chú vịt lớn nhanh như thổi, không bao lâu đã mập mạp và trắng phổng phao. Chú cứ như một chú chó con ngoan ngoãn mà chẳng giống một chú vịt tẹo nào, lúc nào cũng lẽo đẽo theo tôi khắp trong nhà ngoài ngõ, kêu một tiếng là biết “cạp, cạp” trả lời. Vỗ tay một cái là lạch bạch chạy đến sà vào lòng để tôi ôm ấp. Ôm chú này không bằng ôm Binô, nhưng cảm giác cũng ấm áp và thân thương lắm.

Một ngày nọ, ba tôi mang từ đâu về một tên mèo mướp, ngày đầu đón hắn, tôi đã căn dặn là phải sống hoà bình với chú vịt của tôi, thế mà không hiểu tại sao, cứ xổng ra một chút là hắn lại rượt chú vịt của tôi bẳng thái độ của… kẻ săn mồi. Từ xưa tôi chỉ nghe mèo săn chuột, vốn chẳng biết mèo cũng thích săn vịt, huống hồ chú vịt của tôi to gấp 2 lần hắn. Tội cái chú vịt của tôi hiền như cục bột, bị rượt là cứ kêu cạp cạp chạy thoát thân chẳng biết phản kháng là gì.

Mấy hôm sau, đi học về, tôi ngạc nhiên không thấy chú vịt chạy ra mừng như thường lệ, tìm khắp nhà cũng chẳng thấy đâu, chỉ thấy tên mèo mướp ngồi vân vê ria mép ở góc nhà ra chiều thư thái lắm. Tôi dò hỏi:

- Ở nhà ba có thấy con vịt của con đâu không?

Ba tôi thản nhiên:

- Hồi nãy nó bị con mèo rượt quá chạy vô bụi sậy trốn rồi, tới giờ không thấy ra.
Tôi ngẩn người chạy ra ngoài ngước mắt nhìn bãi sậy dày đặt gần mảnh ruộng sau nhà rộng mấy hecta, cao gần 3m, tôi mà lạc vô đó còn không biết đường ra nói gì là vịt. Tôi đi lang thang quanh bãi sậy gọi tìm chú vịt của tôi trong tuyệt vọng cả buổi trời. Một lúc sau, ba tôi quát với ra:

- Mày không vô nấu cơm làm gì ngoài đó?

Tôi bần thần vào nhà làm việc mà mắt cứ dõi về bãi sậy. Chú vịt lớn lên cạnh tôi yên ả trong nhà, nó sẽ sống thế nào trong bãi sậy đầy nguy hiểm đó. Ba tôi còn đệm một câu vô tình nhưng đúng là thực tế:

- Nó chui vô đó bị rắn vật chết là chắc rồi, không chạy ra liền được là không có đường ra.

Cà Mau của tôi, miền đất của cá nước, chim trời, vùng đất của các ông vua loài bò sát. Thời đó, loài Hổ mang chúa, Hổ đất… nhan nhãn khắp nơi, chứ không quý hiếm như bây giờ. Nhà tôi gần thị xã, mặt tiền đường hẳn hoi, mà cứ vài ngày lại thấy một chú rắn Lục hay rắn Hổ hành vắt vẻo trên xà nhà dạo chơi là chuyện “thường ngày ở huyện”.

Hai ngày, rồi ba ngày… Một tuần trôi qua. Chưa bao giờ tôi mong tiếng “cạp, cạp” quen thuộc bất chợt vang lên cạnh mình như thế. Tôi không dám tin là chú vịt của tôi có thể tồn tại trong cái đầm lầy chết tiệt kia. Tất cả là tại tên mèo tai quái đó…

Ba tôi vắng nhà, vào cái khoảng thời gian như thường ngày ông vẫn luôn vắng nhà như thế… Tôi túm lấy tai tên mèo mướp và đi thẳng ra đồng. Sau nhà tôi, dọc theo cánh đồng nhỏ là một dòng sông xanh trong văn vắt. Tôi đứng đầu dòng, mặc tên mèo mướp đang hươ tay hươ chân loạn xị trong tay, tôi nói mà không nhìn hắn:

- Kết quả này là do mày gây ra, cũng do người đã mang mày về.

Tôi giữ tai hắn, quay cánh tay mấy vòng lấy trớn và… vèo… Hắn bay theo chiều dài của dòng sông, và chắc chắn là không thể qua tới bờ bên kia được - một vật thể rơi xuống nước, tôi xoay lưng đi vào nhà, nghe vọng lại tiếng nước vang rất khẽ… Loài mèo vốn không biết bơi…

Ba tôi về, cũng như tôi hôm trước, đi tìm chú mèo cưng khắp chốn và sau cùng là một câu hỏi cũng tương tự tôi hôm trước:

- Ở nhà mày thấy con mèo đâu không?

Tôi thản nhiên:

- Con không để ý.

Một ngày, hai ngày… và nhiều ngày sau đó, ba tôi luôn lẩm bẩm không biết con mèo đó đã chạy đàng nào.

SR
 

Louis Song

Member
Joined
Aug 19, 2010
Messages
87
Points
8
Cái vụ tivi.
Nhớ lúc trước xóm nghèo, khoảng năm 95-96 nhà em mới được cái tivi màu 14 inch nhỏ xíu mà ngày nào cũng có vài người đến xem phim.
Gần nhà có ông chú nọ có cái tivi "nghĩa địa" 21 inch [lúc đó vậy là to lắm rồi] mà cả xóm chỉ có lác đác vài nhà có tivi đêm nào cũng có người chen chúc xem tivi bên ấy.
Chủ nhà cũng khá vui vẻ, cho vào xem thoải mái... nhưng được vài bận thì chỉ cho người lớn vào xem, con nít không được vào...
... Bởi vì tụi con nít xem phim mê lắm, đến lúc muốn "đi nhỏ" thì lười chạy xa, phần sợ bỏ đoạn phim, mất chổ ngồi, phần lại sợ ma nên toàn đứng ngay hàng ba mà xả... sáng thì khỏi phải nói bốc mùi cỡ nào. =]]
 

Louis Song

Member
Joined
Aug 19, 2010
Messages
87
Points
8
Người chế thứ ba kể lại mới độc.
Năm nay chế ba em 41 tuổi rồi, chế ba kể lúc còn con gái có lần ba em dắt anh hai với chế đi xem phim chiếu bóng màn ảnh rộng. Lần đầu tiên xem phim mà lại xem chiếu bóng nữa nên mê lắm, coi chăm chú luôn... Tới đoạn diễn viên trong phim làm rơi cái nón rồi bỏ đi, chế ba đứng lên la: " Lụm cái nón rớt kìa!"
... Chế nói lúc đó người ta nhìn chế chăm chăm, nhớ lại mắc cỡ gần chết. =]]
 
Top Bottom