An Giang Cổ tích Đồi Tức Dụp

anh yêu

R.L.G
Joined
Nov 17, 2011
Messages
2,126
Points
113
Chuyện kể rằng, ngày xưa thuở ban sơ của trời đất, các tiên nữ thường dường chân trên đinh Cô Tô, dạo chơi, tắm giặt hay đùa nghịch. Một hôm các nàng bày trò ném đá xuống chân núi. Đá rơi chồng chất lên nhau thành ngọn đồi con. Dòng suối tắm đổ xuống chảy qua lòng đụn đá rơi. Từ đó suối và đồi có mặt trong trời đất, bên chân núi Cô Tô của vùng Thất Sơn hùng vĩ.Một ngày nọ, những người mở đất đến đây. Gặp mùa nắng hạn, khát cháy ruột gan. đêm nằm không ngủ được bỗng nghe tiếng róc rách phát hiện ra giữa quả đồi khô hạn có dòng suối mát chảy qua. Tên gọi Tức Dụp(nước đêm) có từ đó và ngọn đồi trở thành chốn linh thiêng. Vào các ngày lễ, sư sãi và già làng mang lễ vật đến cúng thánh thần, trời đất rồi rước nước suối về phum sóc.
1306997737_5b2CT me con10072010_200.jpg

Đồi Tức Dụp

Du lịch Tức Dụp ngày nay

Đã hơn 30 năm từ ngày Tức Dụp im tiếng súng,nhưng các trận đánh phá của kẻ thù vẫn còn hằn sâu dấu tích trên mặt đá .Chỉ cỏ cây là tươi xanh trở lại.Đồi Tức Dụp cách biên giới Capuchia 10km, ngày nay là điểm du lịch kỳ thú. Bốn mùa nước trong xanh và rực rỡ hương sắc cua các loài hoa như trong truyện cổ tích. Đường lên đồi được lát phẳng và đẹp. Các hang động và hàng trăm ngõ ngách vẫn nguyên vẹn như xưa, mở rộng vòng tay mở rộng bạn bè. Đến với Tức Dụp, bạn nhớ ăn mặc gọn nhẹ, đi giày thể thao, nhớ mang theo đèn pin vì trong hang có nhiều đoạn tối, nào là hang của ban Chỉ huy quân sự, Ban Tuyên Huấn, hội Phụ Nữ, dân y, nào là hang cơm nguội. Lại còn hội trường C6 với sức chứa trên 150 người. Mỗi hang là một vẻ đẹp độc đáo với những khối đá xen tài tình đủ kiểu. Sân nơi này là đá, nơi kia là tre và ván ghép lại. Không khí lúc nào cũng mát rượi thông thoáng như có máy điều hòa.
Sau vài giờ tham quan, bạn có thể trở ra theo đường cũ xuống thăm nhà bảo tàng. Nhưng với chút máu phiêu lưu, bạn có thể tự khám phá hàng chục lối đi riêng, vượt qua nhiều mỏm đá.Bạn sẽ tự thưởng, cho mình cái thú len lỏi tìm tòi và sau cùng đứng trên những tảng đá sừng sững như 1 viên tướng chỉ huy trận mạc đang quan sát toàn cảnh xung quanh. Bạn tha hồ hít thở không khí trong lành và thu vào tầm nhìn bao cảnh quan kỳ thú mà thiên nhiên đã hào phóng ban tặng cho Tức Dụp
1306997800_5b2CT me con10072010_200.jpg

Một góc khu du lịch đồi Tức Dụp
 

Song Du

New member
Joined
Dec 18, 2011
Messages
25
Points
1
hình nhỏ quá, mượn mấy hình off An Giang up lên cho sinh động. Chương trình có đi Tức Dụp mà sao dấu hàng hết rồi :suong:
 

tymkp1225

Quy ẩn gian hồ
Joined
Mar 23, 2011
Messages
1,182
Points
83
tucdup-tucotichdendulich_2.jpg

Có thể ít nhất bạn đã một lần làm lữ khách đến vùng Bảy Núi (An Giang), nơi có những dãy núi xanh rì nổi bật lên giữa vùng đồng bằng trù phú. Mới rồi, tôi trở lại vùng Bảy Núi. Công ty du lịch An Giang giới thiệu với chúng tôi một địa chỉ “du lịch về nguồn”. Dãy núi Cô Tô (còn gọi Phụng Hoàng Sơn) thuộc vùng Bảy Núi có một ngọn đồi nổi tiếng, bom đạn giặc Mỹ muốn san phẳng trong chiến tranh, nhưng Tức Dụp vẫn hiên ngang vững vàng. Tính ra, Mỹ đã chi phí vào các trận đánh đồi Tức Dụp cỡ hơn 2 triệu USD. Vì thế, Tức Dụp còn có tên là “Đồi hai triệu đô”. Hiện nay, với phong cảnh thiên tạo và nhân tạo, nơi đây nay trở thành khu du lịch.

Khu du lịch Tức Dụp từ hơn mười năm qua đã trở thành địa chỉ gọi mời du khách thập phương. Đến đây, du khách sẽ ngỡ ngàng trước cảnh thiên nhiên “sơn kỳ thủy tú”, với một ngọn đối nhỏ cao khoảng 300m, nhưng có địa hình hiểm trở với nhiều tảng đá dựng cheo leo, tạo thành những lò ảng (hang trên núi).
Chuyện kể rằng, ngày xưa, thuở ban sơ của trời đất, các tiên nữ thường dừng chân trên đỉnh Cô Tô, dạo chơi, tắm giặt hay đùa nghịch. Một hôm các nàng chơi trò đứng trên đỉnh Cô Tô ném đá xuống chân núi. Ðá rơi chồng chất lên nhau thành ngọn đồi con. Dòng suối tắm đổ xuống chảy luồn lách qua ngọn đồi đá tiên ấy. Từ đó, bên chân núi Cô Tô của vùng Thất Sơn hùng vĩ có suối và đồi tạo nét phong phú, thơ mộng do thiên tạo. Một ngày nọ, những người đi khai hoang mở đất đến đây. Gặp mùa nắng hạn, đêm nằm họ không ngủ được, khát cháy ruột gan. Bỗng giữa đêm khuya, người ta nghe tiếng nước róc rách, phát hiện ra giữa quả đồi khô hạn có dòng suối mát chảy qua. Từ đó ngọn đồi này có tên gọi Tức Dụp (nước đêm) và ngọn đồi trở thành nơi linh thiêng. Vào các ngày lễ, sư sãi và già làng mang lễ vật đến cúng trời đất, thánh thần rồi rước nước suối về phum sóc. Tức Dụp, nước cửa Trời, Phật, nước mát lành từ trong khe đá ngày đêm, bốn mùa không ngừng chảy, đem lại nguồn sống cho con người kể cả những mùa khô nắng hạn cháy đồng, trụi trơ cây lá


1277863733_tuc Dup 5.jpg

Một góc khu DL đồi Tức Dụp​


Nhìn “cỏ cây chen đá, lá chen hoa” nơi đây như như những tổ ong thiên tạo khổng lồ thông nhau bởi muôn vàn ngõ ngách và kẹt đá. Những hang đá tạo địa hình hiểm trở, có giá trị chiến thuật quân sự, những trận địa tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Bởi vậy, đồi Tức Dụp nằm giữa vùng căn cứ kháng chiến suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Từ những năm 1940, Tức Dụp đã là nơi ẩn náu của các chiến sĩ cộng sản. Khi căn cứ đồi Tức Dụp bị địch bao vây, ruồng bố, nhân dân đem bánh trái đến trước cửa hang cúng Trời, Phật, nhưng thực ra là hình thức tiếp tế cho quân giải phóng đang trụ bám trong các hang núi bền bỉ chống giặc.
Tức Dụp nổi tiếng bởi những sự kiện xảy ra nơi đây từ năm 1960. Ngọn đồi lịch sử này là căn cứ của huyện uỷ Tri Tôn và tỉnh uỷ Long Châu Hà, (sau này có thời kỳ là Hà Giang, nay là An Giang). Căn cứ đồi Tức Dụp là chiếc cầu quan trọng đưa các đơn vị từ miền Bắc và Tây Nguyên, theo đường mòn Hồ Chí Minh, vượt Trường Sơn qua Cam - pu - chia toả xuống khắp chiến trường Tây Nam Bộ. Phát hiện ra Tức Dụp có vị trí quan trọng như vậy, Mỹ - nguỵ đã tập trung đánh phá liên tục như muốn san bằng cả ngọn đồi. Bom đạn không chỉ trút xuống Cô Tô mà còn lan rộng đến nhiều vùng phụ cận, biến nơi đây thành “vùng "trắng" xơ xác, tiêu điều. Dưới những trận bom bi, bom cay, bom râu, bom bướm, bom dầu, bom xăng, bom khoan... đến pháo bầy, pháo chụp, đồi Tức Dụp hầu như không còn một mảng rong rêu hay một sợi dây leo chùm gửi; không còn loài thú hay côn trùng nào sống nổi. Tức Dụp như là đất chết. Vậy mà các chiến sỹ cách mạng vẫn kiên trì bám trụ giữ lấy địa bàn. Năm 1968, suốt 128 ngày đêm, với một lực lượng hùng hậu bộ binh, máy bay, pháo binh, nhưng kẻ địch vẫn không thể đánh thắng được ý chí chiến đấu kiên cường của quân và dân ta. Tính ra, riêng sự mất mát về phương tiện chiến đấu, bom đạn, giặc Mỹ đã chi vào ngọn đồi này hơn 2 triệu USD. Để rồi Tức Dụp có thêm tên gọi mới: “Đồi hai triệu đô”. Còn bọn lính ngụy trong vùng hậm hực gọi là đồi “Tức Chết”.


1277863805_Tuc Dup 3.jpg

Tượng đài chiến thắng Tức Dụp​


Nhưng Tức Dụp không chết, không bị rơi vào quên lãng. Nơi đây trở thành Di tích lịch sử kháng chiến được Bộ Văn hoá công nhận và xếp hạng, trở thành điểm du lịch sinh thái lý tưởng. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đồi Tức Dụp từ một ngọn đồi trọc, không còn vết tích của sự sống do hậu quả của bom đạn chiến tranh, nay đã bắt đầu trở lại màu xanh cây lá. Với phong cảnh hữu tình, nằm bên cạnh ngọn núi Cô Tô hùng vĩ của vùng Thất Sơn thơ mộng, đồi Tức Dụp luôn tấp nập du khách đến tham quan trong những dịp lễ, Tết,… để xem những chiến tích xưa, được hít thở không khí trong lành, chiêm ngưỡng cảnh núi non kỳ vĩ gần vùng biên giới An Giang. Nơi đây bốn mùa nước trong xanh và rực rỡ hương sắc của các loài hoa như trong chuyện cổ tích. Ðường lên đồi được lát đá phẳng và đẹp. Các hang động và hàng trăm ngõ ngách vẫn nguyên vẹn như xưa, mở rộng vòng tay gọi mời bè bạn đến với Tức Dụp bạn nhớ ăn mặc gọn nhẹ, đi giày thể thao, nhớ mang theo đèn pin vì trong hang có nhiều đoạn tối. Đến đây du khách có thể tham quan những địa danh nằm trong quần thể di tích lịch sử đã được ghi nhận, gìn giữ, tôn tạo như: Hang C6 (có hội trường C6 với sức chứa trên 150 người), hang Quân y, hang Thanh Niên, Hội trường Tỉnh uỷ, hang của Ban Chỉ huy Quân sự, hang của Ban Tuyên huấn, Hội Phụ nữ, Dân y, rồi nào là hang tiên nữ, hang cơm nguội… Mỗi hang là một vẻ độc đáo với những khối đá đan xen tài tình đủ kiểu. Sàn nơi này là đá nơi kia là ván và tre ghép lại. Không khí lúc nào cũng mát rượi thông thoáng như có máy điếu hoà. Sau vài giờ tham quan, bạn có thể trở ra theo đường cũ xuống thăm nhà bảo tàng. Đồi Tức Dụp ngày nay xứng đáng là một khu tham quan, giải trí lý tưởng của du khách gần xa.



1277863476_Tuc Dup 1.jpg

Hiện nay, Công ty du lịch An Giang hoàn thành xong tượng đài mới phù hợp với qui mô khu di tích, đưa vào phục vụ trò chơi tàu lượn trên không, phát triển chăn nuôi chuồng đà điểu lên đến 30 con, xây dựng hàng rào khu di tích trên 700 mét đang được xúc tiến với kinh phí 400 triệu đồng. Năm 2005 và 2006, nơi đây đã xây mới và tôn tạo các khu vực cảnh quan như : Hồ nuôi cá, vườn thú, khu dã ngoại cắm trại, khu trò chơi với nhiều trò mới lạ, nhà ăn phục vụ ăn uống. Ngoài ra, Công ty cũng đang tập trung xúc tiến chỉnh trang lại cơ sở hạ tầng, như : Đường du ngoạn, nhà nghỉ, nhà hàng, quầy hàng lưu niệm, cống thoát nước, lắp đèn màu trên đường vào các địa danh lịch sử, bảo tàng sinh động của những chứng tích một thời chiến tranh đã đi qua. Kinh phí cho dự án như tôn tạo khu di tích lịch sử đồi Tức Dụp khoảng 10 tỷ đồng từ vốn tự có của công ty và đầu tư của UBND tỉnh An Giang theo hướng mở cho sự phát triển hiệu quả kinh tế, văn hóa, xã hội của ngành du lịch một vùng biên giới Tây Nam của Tổ quốc.

 
Top Bottom