Cà Mau Đặc sản Cà Mau

anh yêu

R.L.G
Joined
Nov 17, 2011
Messages
2,126
Points
113
Rùa Rang Muối

Rùa là một loại động vật hoang dã có rất nhiều ở vùng rừng ngập mặn mũi Cà Mau. Có nhiều loại rùa, nào là rùa vàng, rùa nắp, rùa quạ, rùa hôi, rùa dém..., nhưng ngon nhất là rùa vàng, kế đến là rùa nắp, không có thì “xài đỡ” rùa quạ, chớ rùa hôi hay rùa dém thì đúng như cái tên của nó, nghe mùi là thấy không ngon rồi.
Trước đây rùa sống trong tự nhiên rất nhiều, người dân Cà Mau tha hồ săn bắt đem ra chợ bán. Thời gian gần đây, để bảo vệ động vật hoang dã khỏi bị tuyệt chủng nên chính quyền tỉnh Cà Mau đã cấm săn bắt, buôn bán rùa tự nhiên mà chỉ cho phép buôn bán rùa nuôi (giống như người ta nuôi tôm, cua, sò huyết hay nghêu vậy).

rua-rang-muoi-1.jpg

Rùa rang muối - Đặc sản Cà Mau

Rùa có thể làm được rất nhiều món ăn ngon và bổ, nhưng ngon nhất vẫn là món rùa rang muối, vừa dễ làm, dễ tìm gia vị, vừa được thưởng thức cách ăn dân dã đặc biệt của người xứ Cà Mau.
Cắt cổ rùa lấy huyết, hứng huyết rùa vào chén. Rượu đế trong như mắt mèo hay rượu nếp trắng pha huyết rùa người sành ăn không bao giờ bỏ qua. Nghe nói rượu pha huyết rùa tác dụng không kém rượu pha huyết rắn hổ hay rượu ngâm ngọc dương.Đem rùa đã cắt cổ trụng nguyên con vào nước sôi chừng vài phút, vớt ra cạo rửa rùa cho sạch nhớt. Cắt cổ rùa hơi khó, không có kinh nghiệm sẽ rất khó cắt thành công, vì vậy không cắt cổ cũng không sao. Nếu bạn cắt cổ rùa cho chảy hết máu ra thì rang muối xong thịt rùa sẽ trắng như thịt gà, nhìn rất đẹp. Còn để nguyên con rùa còn sống trụng nước sôi, cạo rửa rồi bỏ vô nồi muối thì khi chín thịt rùa sẽ có màu đỏ bầm, nhìn không đẹp nhưng ăn thịt bổ hơn. Nếu bạn để rùa sống bỏ vô nồi nước sôi trụng thì phải nấu nước sôi bằng cái nồi hơi lớn hơn con rùa một chút, có nắp đậy kín, nước sôi hé nắp ra bỏ rùa vô rồi đậy lại liền, giằng kín (không thôi rùa giẫy văng nước tùm lum), chừng chút xíu thì rùa chết mới vớt ra cạo rửa.

rua-rang-muoi-2.jpg

Rùa rang muối - Đặc sản Cà Mau

Chuẩn bị một cái nồi đất to, có nồi đất là tốt nhất, không có nồi đất thì dùng đỡ nồi kim loại đáy dầy. Dùng nồi đất thì tiếng muối nổ đỡ đinh tai nhức óc và không hư nồi, có thể dùng lại nồi nhiều lần. Còn bạn dùng nồi kim loại đốt khô với nhiệt độ cao và lâu như vậy đáy nồi sẽ bị cháy nên không thể dùng nồi đáy mỏng mà phải dùng nồi loại đáy dày, rang muối xong 1 con rùa thì bạn có hy vọng… bị hư thêm một cái nồi thì rất tốn kém. Muối hột phải chọn loại hột thật lớn, càng lớn càng tốt, cứ 1 ký rùa thì 1 ký muối.
Đổ muối hột vào nồi, để nguyên con rùa đã làm sạch và ráo nước vào nồi (không cần mổ bụng hay tách mai). Đậy nắp nồi lại càng kín càng tốt vì càng kín thì rùa càng mau chín. Bắc nồi lên bếp, vặn to lửa cho muối nổ đến khi nào không còn nghe tiếng muối nổ nữa thì nhắc nồi xuống, lấy rùa ra, dùng dao chẻ vỏ, móc bỏ bộ lòng. Rùa thường ăn các loại nấm, kể cả nấm độc nên không được ăn bộ lòng rùa, dễ bị trúng độc.Xé thịt rùa ra cho vào dĩa. Vậy là bạn có thể thưởng thức món rùa rang muối chấm muối tiêu chanh hoặc muối ớt kèm với rau răm. Đưa cay bằng một vài ly rượu nếp trắng mới cảm nhận hết cái hương vị thơm giòn, ngon ngọt, béo ngậy của thịt rùa, vị cay cay của rau răm, rau húng, vị cay nồng, ngòn ngọt của rượu nếp…, mà thầm khâm phục người Cà Mau thời khai hoang lập ấp đã sáng tạo ra cách tận hưởng sản vật trời cho có một không ai ở vùng đất tận cùng Tổ quốc này.
 

anh yêu

R.L.G
Joined
Nov 17, 2011
Messages
2,126
Points
113
CHÁO CÁ KÈO ( CHÁO RỘ)




Cháo cá kèo là món ăn bản xứ của người Cà Mau - vùng đất chằng chịt sông rạch này ! Cá kèo - một loài hải sản nhiều chất dinh dưỡng, bổ, thơm và đặc biệt tăng cường sinh lực cho người ăn ,(Cá Kèo hay Cá Bống Kèo (danh pháp khoa học: Pseudapocryptes elongatus) là loại cá sông thuộc Họ Cá Bống trắng (Gobiidae), phổ biến ở miền Tây Nam Bộ, thịt cá mềm, được dùng để chế biến ra nhiều món ăn như cháo, lẩu, cá kho tộ, cá kho rau răm,...). Cá kèo thường sinh sống ở những vùng sông nước lợ hoặc trong những vuông tôm của những vùng đất ngập mặn. Vào những ngày xổ tôm (nơi đây thu hoạch tôm theo con nước thủy triều, mỗi tháng có hai con nước : Nước Rằm - vào những ngày ...,13,14,15,16,17,.. ÂL trong tháng và Nước 30 vào những ngày ...,27,28,29,30,1,2,.. ÂL trong tháng, lúc này thủy triều mạnh thu hoạch sẽ được nhiều thủy sản hơn) , ngay con nước, người dân có thể thu hoạch hàng trăm ký cá kèo trên một héc - ta mặt nước. Đó là những con nước mà cá kèo chạy - ở con nước này ngoài việc bán, phơi khô để làm cái ăn hằng ngày thì người dân vùng đất này không quên một món ăn truyền thống của mình, đó là nấu CHÁO CÁ KÈO, sau khi gật gù tàn buổi nhậu trúng vuông (địa phương gọi đất nuôi tôm là vuông tôm).

Chế biến cháo cá kèo cũng thật đơn giản:




Cá kèo được rửa sạch rồi cho vào dĩa (đĩa) để tươi sống cạnh bếp ăn và ta cũng không được quên một dĩa hành sống cọng non mơn mởn để giải nhiệt những buổi trưa hè. Bên cạnh đó, ta bắc (nấu) một nồi cháo trắng, nấu nhừ nêm nếm bột ngọt (mì chín), mắm muối vừa ăn. Để có một nồi cháo cá kèo ngon hợp khẩu vị, người nấu phải nêm nếm làm sao để khi cháo vừa nhừ là ta có thể cho cá kèo còn tươi vào mà nồi cháo cũng vừa ăn. Có lẽ đây là một bí quyết nhà nghề của người nấu. Khi khách đã yên vị, thì chủ nhà cùng khách cho những con cá kèo vài cọng hành sống rồi khi thấy cá vừa chín thì múc ra tô hoặc chén không quên rắc thêm một ít hành lá, ngò, tiêu vào. Trên bàn bày một lọ nước mắm, một chén gừng xắt nhỏ và một đĩa chanh ớt, tùy ý khách có thể cho thêm để hợp khẩu vị mình. Vậy là ta có thể thưởng thức hương vị của nồi cháo cá kèo của vùng sông nước cực nam này. Món cháo cá kèo thật tuyệt vời khi vừa ăn vừa thổi mới thấy hết vị ngon và hấp dẫn của nó.

Cháo cá kèo chẳng khác nào một phương thuốc "thần hiệu" mỗi khi ăn, sẽ làm ta quên hết ưu phiền mệt mỏi, và nhất là giải nhiệt sau một ngày lao động mệt nhọc.

+ Lưu ý : Cháo Cá Kèo có tên khác là Cháo Rộ là do, Cá Kèo được rữa sạch để nguyên con, còn sống, khi nồi cháo đã chín cho Cá Kèo vào ( đậy nắp lại liền), nên nó sẽ nhảy rộ lên, nên Cháo Rộ có tên từ đó.
 

anh yêu

R.L.G
Joined
Nov 17, 2011
Messages
2,126
Points
113
Cây trái U Minh

Xưa nay, nói đến cây trái miệt vườn, người ta thường nghĩ đến các tỉnh Vĩnh Long, Cần Thơ, Tiền Giang. Nhưng ngày nay, ở tại huyện U Minh của tỉnh Cà Mau, cây trái đã sum suê, góp phần cung cấp một phần trái cây đáng kể cho thị trường Cà Mau.


news_2505200610.jpg


news_2505200611.jpg


Đi một dọc ở các xã Nguyễn Phích, Khánh Hòa hay vào các Lâm ngư trường U Minh II, 30-4… dọc trên các bờ đê, cây trái bạt ngàn. Họ trồng các loại mận, ổi, mít, xoài, cam, quýt, bưởi, dâu, nhãn… oằn bông, trĩu quả điểm lại chỉ có sầu riêng, chôm chôm, măng cụt là chưa có mặt ở vùng đất này. U Minh là vùng ngọt hóa lại nằm trên vùng đất than bùn nên rất thích hợp cho các loại cây ăn trái phát triển. Một cây mít cho hàng trăm trái, một gốc nhãn, mận hay dâu thu hoạch hàng trăm ký là chuyện thường. Ông Mười Sử ở xã Nguyễn Phích, ông Trần Trung Quốc ở LNT U Minh II là những người có vườn cây ăn trái mà ai cũng biết tên hay vườn dâu Cái Tàu nổi tiếng từ xưa đến nay…. Tuy nhiên, các vườn cây ăn trái có giá trị thật sự, biết kết hợp trồng màu, nuôi cá, lấy ngắn nuôi dài để trở thành một mô hình kinh tế thì vẫn còn đếm trên đầu ngón tay. Đa phần là người dân trồng cây ăn trái để làm đẹp, để tự cung tự cấp là chủ yếu chứ chưa chú trọng đến vấn đề kinh tế.

Vuờn cây ăn trái ở U Minh dù sao cũng chỉ là bước khởi đầu, muốn phát triển thành mô hình kinh tế và xây dựng được thương hiệu mạnh thì cần có sự phối hợp, gắn kết giữa 4 nhà: Sự quy hoạch đồng bộ, hợp lý của Nhà nước, sự giúp đỡ của nhà khoa học về giống tốt và cách chăm sóc, việc tìm đầu ra cho sản phẩm của nhà doanh nghiệp và sự cần mẫn có ý thức của nhà nông


news_2505200612.jpg

 
Top Bottom