Hậu Giang Đặc sản khóm Cầu Đúc Hậu Giang

MinhThy

<marquee behavior="alternate" scrollamount="1"><fo
Joined
Nov 17, 2011
Messages
3,907
Points
113
Trải qua hơn một trăm năm, khóm (dứa) Cầu Đúc, loại cây trồng chủ lực của người dân xã Hỏa Tiến, thị xã Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, hiện đã trở thành một loại đặc sản và có mặt trên thị trường cả nước.

Khóm Cầu Đúc là giống khóm Qeen. Khi vùng quê này có cây cầu đúc xi măng đầu tiên, bà con phấn khởi gọi vùng đất của mình là xóm Cầu Đúc. Và cây khóm cũng nhanh chóng được đặt tên là khóm Cầu Đúc cho tới ngày nay.

Cau-Duc-1.jpg

Thu hoạch khóm.

Vị ngọt từ đất phèn, đất mặn

Về Hỏa Tiến vào mùa thu hoạch khóm trái vụ, bà con ai nấy điều hoan hỉ vì được giá cao. Theo ông Trần Văn Sáu, hiện tại thương lái vào tận rẫy thu mua với giá 3.300 đồng một trái, lúc cao điểm 3.500 đồng. “Chỉ có khóm ở đây mới có giá cao như vầy. Cũng giống khóm này, trồng ở vùng Xà Phiên - Long Mỹ, Giồng Riềng - Kiên Giang rất chua, nên giá chỉ khoảng 2.500 đồng một trái. Có lẽ do đất Hỏa Tiến vừa nhiễm mặn, nhiễm phèn, hợp với giống khóm này, nên nó có vị ngọt thanh đặc trưng hơn nơi khác”, ông Sáu lý giải.

Là người gắn bó ba đời với cây khóm, ông Sáu cho biết, khi ông lớn lên đã nghe cây khóm được trồng ở vùng đất này lâu lắm rồi. Đất ở đây nhiễm mặn, phèn nên chỉ trồng được ba loại cây là khóm, tràm và mía. Nhưng mía thì giá bấp bênh. Cây tràm thì trồng cả chục năm mới thu hoạch mà giá chẳng được là bao. Còn khóm dễ trồng, đầu tư tiền, công ít nhưng cho ăn bền. Chỉ cần đầu vụ người dân rải phân lạnh, ốp gốc đầy đủ là có thể ăn từ 5 - 7 năm mới cải tạo trồng lại. Đặc biệt sản phẩm từ khóm cũng được người dân sáng tạo rất đa dạng, phong phú. Ông Sáu kể: “Ở vùng này đám tiệc, lễ tết đều có các món đặc sản từ khóm: khóm ăn sống tráng miệng, mứt khóm, gà hấp khóm, lagu khóm…”.

Tuy nhiều lúc giá cả bấp bênh nhưng đã có những hộ khá lên nhờ cây khóm.

Vợ chồng ông Chiêm Văn Tỷ, ấp Thạnh Thắng năm nay ăn Tết lớn vì trúng khóm. Gia đình ông nhờ 3 ha cây khóm thu về gần 35 triệu đồng. Nếu tính cả năm, ông Tỷ thu được khoảng gấp ba, bốn lần số tiền trên. Theo ông Tỷ, tuy nghịch mùa nhưng khóm cho trái khá nhiều, vì người dân ở đây đã rành kỹ thuật xử lý ra trái. “Có thể nói năm nay là năm khóm cho thu hoạch cao nhất từ trước đến nay”, ông nói.

Theo anh Lê Văn Nhân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã Hỏa Tiến, bên cạnh việc vận động người dân chuyển đổi sang trồng khóm, xã còn kiến nghị hỗ trợ giống, vốn để bà con đầu tư trồng mới cũng như cải tạo những ruộng khóm lão. Hiện toàn xã có gần 900 ha khóm trên 1.300 ha diện tích đất canh tác. “Ở đây trung bình mỗi hộ dân có từ 2 đến 5 ha khóm, mỗi năm trừ chi phí, mỗi hộ cũng thu được 30 - 50 triệu đồng. Cá biệt có trên chục hộ thu trên 100 triệu đồng”.

Cau-Duc-2.jpg

Người dân Hỏa Tiến khoa vụ khóm trúng mùa.

Ra khỏi lũy tre làng


Từ năm 2004, sau khi chia tách từ tỉnh Cần Thơ, tỉnh lỵ Hậu Giang được đặt tại thị xã Vị Thanh, việc đầu tư kỹ thuật, cải tạo giống cũng được quan tâm nhiều hơn, chất lượng khóm vì thế được nâng lên. Trái khóm ngày càng to, vị ngọt, sơ thưa, cùi nhỏ. Khách đến Hậu Giang công tác hoặc du lịch, sau khi thưởng thức các sản phẩm từ khóm ở các Nhà hàng Hậu Giang, đều không quên mua một ít về biếu người thân.

Hai năm gần đây, khóm Cầu Đúc đã có mặt trong hệ thống siêu thị Co.op mart đồng bằng sông Cửu Long, sắp tới là hệ thống Co.op mart toàn quốc. Theo anh Vu Sủi, Chủ nhiệm Hợp tác xã Thạnh Thắng, đầu mối cung cấp khóm cho hệ thống siêu thị này, tuy mới làm quen với thị trường, nhưng năm qua Hợp tác xã cũng đã cung ứng cho siêu thị khoảng 100 tấn khóm. Ngoài ra còn cung cấp cho các nhà máy chế biến nước khóm và khóm đóng hộp với trên 20.000 tấn. “Với giá và đầu ra rộng như hiện nay, người dân trồng khóm rất có ăn. Sắp tới siêu thị Co.op lấy hàng tiêu thụ trong hệ thống toàn quốc thì rất khả quan cho người trồng khóm”, anh Sủi phấn chấn nói.

Năm 2006, tỉnh Hậu Giang chọn khóm Cầu Đúc để xây dựng thương hiệu đặc sản Hậu Giang. Hiện nay tỉnh cũng đầu tư nhiều cho việc cải tạo giống, nâng cao chất lượng. Tiến sĩ Mai Văn Nam, ĐH Cần Thơ, người vừa thực hiện khá thành công đề tài khoa học “Nâng cao sức cạnh tranh cho bưởi Năm Roi và khóm Cầu Đúc”, cho biết: “Phải khẳng định khóm Cầu Đúc Hậu Giang là một đặc sản không giống khóm nào có được. Đó là lý do mà người làm khoa học như tôi phải tìm tòi nghiên cứu làm thế nào để nâng cao chất lượng giúp đặc sản này có thể cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước".

Cũng theo tiến sĩ Nam, để tránh gặp khó khăn như các loại trái cây khác của đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh cần nghiên cứu từ kỹ thuật tạo giống chất lượng cho đến đầu ra cho sản phẩm”.

(ST)
 

fellow

Well-known member
Joined
Aug 20, 2010
Messages
3,217
Points
113
Còn 1 loại rau chỉ vùng Hậu Giang có, từ đó mang lên Cần thơ làm đặc sản đó là đọt rau choại :D

75.jpg


- Ngoài ra còn có món cá thác lác cườm là đặc sản vùng này, hic 1 miếng cá thác lác cườm chiên dòn, 1 nồi lẩu cá thác lác, 1 dĩa đọt choại chấm khô quẹt ngắm nhìn mưa rơi vơi đi bao nỗi ưu phiền :D
 
Top Bottom