tymkp1225
Quy ẩn gian hồ
- Joined
- Mar 23, 2011
- Messages
- 1,182
- Points
- 83
- Ờ kèo cũng là nhánh tràm thôi. NÓ to cỡ cổ tay mang nhiều nhánh con tua túa vào quãng giữa Mình chặt lấy một khúc dài hơn thước tây , một đầu có cái nhánh con
dùng làm cái mấu. Chọn được vùng rồi, còn phải chọn cây cây nào vừa kín, vừa im, có ít. nhiều bóng nắng kia.
Con ong không thích đóng chỗ rợp. Ở những nơi đó, bao giờ mật cũng chua, dễ bị ẩm. Gác chiếc kèo chênh chếch lên cây tràm xong, phải rửa bớt(chặt bớt) những nhánh chung quanh để khi lấy mật khỏi vướng. Kèo chặt vào khoảng giữa tháng mười một.. Những cơn mưa muộn sẽ rửa hết mùi sắt ở hai đầu kèo bị dao rựa chặt, và nhánh kèo cũng đủ thời gian khô đi , cũ đi , giống với những nhánh khô khác trên cây. Kèo nào còn mùi sắt của con dao mới chặt thì con ong mật chúa kỵ, nó không bao giờ đóng tổ đâu...
- Coi bộ cũng không khó lắm hở má?
Má nuôi tôi vò đầu tôi, cười rất hiền lành. Tôi cũng cười theo. Bà dặng hắng, nói:
- Chẳng dễ đâu. con ạ! Nhiều nguời trở thành "dân ăn ong" đã năm mười năm trong nghề, vậy mà gác kèo xong tới mùa mật, mang gùi lên lưng vào rừng, lại mang gùi không trở về.
Ủa! Tại sao vậy, má?
- Định không đúng chỗ, đoán sai hướng gió chứ sao?
Mắt tôi vẫn không rời tổ ong lúc nhúc trên cây tràm thấp kia .
Tía nuôi tôi đã đi lần tới, đứng phía trên hướng gió. ông hít một hơi cho điếu thuốc đỏ lên, và từ từ đưa đầu khói cháy lại gần tổ ong. Quả thật Thảo nào người ta hay nói "như ong vỡ tổ"! Ong vỡ tổ là lúc này đây. không biết cơ man nào là ong. Chúng bay vù vù, đen ngòm, loạn xạ, thành một vầng đen như cái chiếu.
Bỗng thằng CÒ kêu "oái" một tiếng hai tay vò trán lia lịa
CÓ ong sắt, tía ơi! NÓ đánh con một vết đây nè
Tôi nhanh trí ngược hướng gió chạy ra xa để tránh bầy ong, và nhân thể bứt vội vàng một nắm cỏ tranh và sậy khô đưa lại cho tía nuôi tôi :
- Tía ơi, đốt nó đi, tía?
Tía nuôi tôi mỉm cười , khoát khoát tay:
Đừng? Không nên giết ong, con à! Để tía đuổi nó cách khác...
Tía nuôi tôi mở túi da beo, lấy vôi bôi chỗ vết ong đốt trên trán cho thằng Cò. Đoạn ông mở gói giấy, lấy ra cục a nguỵ - cái thứ thuốc dẻo quánh, màu vàng. xỉn mà tôi
đã thấy dạo trước - véo một miếng gắn vào đầu một cọng sậy ông bảo tôi bật lửa lên, rồi đốt cháy miếng thuốc.
Khói vị thuốc bốc hôi quá Tôi chóng mặt ọe ọe luôn mấy cái tưởng đã nôn rồi. Tía nuôi tôi cầm cọng sậy có gắn miếng thuốc bốc khói đưa lên kê vào gần tổ ong. Bầy ong hoảng hốt nối nhau bay mất không còn một con.
Trên nhánh kèo khô còn trơ lại cái tàn ong sáp trắng to bằng chiếc nón, nặng chĩu những mật vàng. Tía nuôi tôi rướn. chân lên, gượng nhẹ đỡ nhánh kèo xuống. ông
vắt mật vào cái gùi của tôi, còn sáp thì ném vào cái thúng của thằng Cò, thấy tôi vét một tí mật dính chỗ miệng gùi đưa lên mũi, thằng CÒ cười hì hì:
Cho mày ăn thả cửa? Cứ uống no đi. Chỉ sợ mày say không đi được thôi. Mặt nó nhăn nhó, mấy vệt vôi trăng trắng bôi vào giữa trán dúm dó lại coi như mặt hề.
- Mày có thấy khỉ ăn ớt chưa hở Cò? - tôi hỏi nó.
- ờ? Cho mày cười tao... Chốc nữa, trời xui đất khiến, gặp con ong lỗ nó táng cho mày một vệt, rồi mày sẽ biết.
Từ sáng sớm đến lúc gần về chiều, tía nuôi tôi đã gỡ hơn năm mươi kèo ong. Mật đầy cả hai gùi . Tôi mang gùi mật óc ách đằng sau lưng mà vẫn cảm thấy nhẹ tênh, và
tiếc cái gùi bé quá.
Một tổ nữa kia, tía ơi!
- Thôi để mai. Chà , năm nay mật trúng lắm? Sáng mai phải mang vài thùng thiếc nữa mới lấy hết mật. Mình mới lấy chưa được nửa số kèo đã gác mà! - tía nuôi tôi
vừa nói vừa đưa bàn tay dính đầy mật ra cho con chó săn liếm.
Chúng tôi tháo gùi, đặt đồ lề xuống bên một gốc cây.
Cần phải nghỉ, ăn cơm cho lại sức trước khi trở về...
- Tía ơi! Ở đây có gấu không, tía? - tôi hỏi.
- Rừng này không có gấu đâu. Con sợ à?
- Không! con hỏi thế thôi. Gấu nó hay ăn mật lắm. CÓ gấu, nó sẽ lấy hết mật của mình chứ!
- ừ, nhưng mà ăn mật thì chẳng lo. ăn làm sao hết được mật rừng U Minh này? Chỉ lo... nó ăn con ong thôi!
- Gấu cũng án con ong à?
- Không. Những con khác kia. Chuồn chuồn này, bọ ngựa này, nhện này . . . và còn bao nhiêu thứ chim chóc khác nữa Cả con ó rằn cũng ăn ong. Chỉ vài con ó rằn là
có thể ních trụi một tổ ong ấy!
- Thế ong không đốt họng nó à?
- Đốt thế nào được? Chim ó khôn lắm. Đớp một cái vào mỏ, là nó lừa lựa cắn nát cái kim Ở đít ong ngay? Còn như con chuồn chuồn thì nó chộp ngang cổ ong, bộ răng khoẻ như hai lưỡi kéo thép của nó xén đầu con ong làm cho đầu rơi tức khắc, nó không ăn hai cánh đâu, chỉ nhai nuốt khúc mình thôi?
Tôi ngồi nhìn lên kèo ong, thấy nó cũng giống như những tổ ong rừng vẽ trong sách vậy thôi. Nhưng có một điều khác là không phải ngẫu nhiên mà nó đóng trên một cành cây nào đó. Chính tía nuôi tôi đã định sẵn cho chúng nó một nơi về đóng tổ. . . Theo như lời thầy giáo của tôi bảo, ngươi La Mã xưa kia nuôi ong trong những cái tổ
bằng đồng hình chiếc vại , có đục thủng nhiều hạng lỗ con vòng quanh miệng, quanh đáy. Người Mễ Tây Cơ làm tổ nuôi ong bằng đất nung, như một cái ống có hai cái loa
hai đầu, giữa lưng ống đắp một hình đầu người nho nhỏ làm vật trang trí, dùng hai sợi thừng treo lên cành cây.
Người Ai Cập nuôi ong trong những tổ bằng sành, hình ống dài, xếp chồng lên nhau, đặt trên bãi cỏ. Ở Phi Châu người ta đục ruỗng ruột một khúc thân cây, vít kín hai
đầu, chỉ chừa một lỗ khoét nho nhỏ cho ong ra vào, treo lên bằng một đoạn dây nhỏ có mấu, Ở xứ Tây âu, tổ ong lại lợp bện bằng rơm đủ kiểu, hình thù khác nhau...
Không có nơi nào, xứ nào có kiểu tổ ong hình nhánh kèo như vùng U minh này cả
Những con ong vẫn nối nhau bay đi bay về trên tổ, trước mặt chúng tôi kia. Con nào cũng lượn một vòng tròn trước khi đáp xuống. Người ta bảo rằng đó là vũ điệu báo hiệu cua loài ong.
- Tía ơi Ong chỉ lấy mật chung quanh dây thôi à?
- ờ, có khối hoa trong rừng này? Con thấy không, hễ con ong lượn một vòng trước khi đáp xuống, là báo hiệu nơi khai thác gần đây, còn nó lượn hình số 8 là báo hiệu
nơi khai thác Ở xa đây . . .
Sao tía biết? tôi ngạc nhiên, trố mắt hỏi .
- Để ý xem lâu ngày thì biết.
- Thế mà con nghe người ta nói rằng con ong lượn hình tròn là báo hiệu chỉ đường bay đến nơi lấy mật còn nó lượn hình số 8 là báo hiệu đến chỗ lấy phấn hoa.
- Bậy? Bậy! Nhầm rồi. NÓ chỉ báo hiệu nơi khai thác gần hay xa thôi. Còn lấy phấn hoa nhồi sáp hay lấy mật gì thì cũng là lấy thôi . Quan trọng đối với con ong là đường bay xa hay gần biết chưa?
Tôi ngẩn người ra một lúc lâu. ..
- Ê bộ mày còn nhớ nhà sao mà buồn vậy, An? - thằng CÒ vừa giở nắm cơm ra vừa hỏi tôi.
- Không, tao choáng váng một chút, thôi mà? - tôi đáp.
Tía nuôi tôi nhìn lên bóng nắng, bảo:
- Thôi liệu dằn bụng đi... rồi còn về, các con.
Chúng tôi ngồi an cơm dưới một bụi cây tràm râm mát. Bóng nắng nghiêng nghiêng rọi chếch xuống chỗ tôi ngồi. Mấy con gầm ghì sắc lông màu xanh đang tranh nhau với bầy vẹt mỏ đỏ, giành mổ những quả chín trên cây bồ đề. Lâu lâu, vài ba trái quá vàng rụng rơi lộp bộp, lăn vào cạnh chân tôi như hòn bi
dùng làm cái mấu. Chọn được vùng rồi, còn phải chọn cây cây nào vừa kín, vừa im, có ít. nhiều bóng nắng kia.
Con ong không thích đóng chỗ rợp. Ở những nơi đó, bao giờ mật cũng chua, dễ bị ẩm. Gác chiếc kèo chênh chếch lên cây tràm xong, phải rửa bớt(chặt bớt) những nhánh chung quanh để khi lấy mật khỏi vướng. Kèo chặt vào khoảng giữa tháng mười một.. Những cơn mưa muộn sẽ rửa hết mùi sắt ở hai đầu kèo bị dao rựa chặt, và nhánh kèo cũng đủ thời gian khô đi , cũ đi , giống với những nhánh khô khác trên cây. Kèo nào còn mùi sắt của con dao mới chặt thì con ong mật chúa kỵ, nó không bao giờ đóng tổ đâu...
- Coi bộ cũng không khó lắm hở má?
Má nuôi tôi vò đầu tôi, cười rất hiền lành. Tôi cũng cười theo. Bà dặng hắng, nói:
- Chẳng dễ đâu. con ạ! Nhiều nguời trở thành "dân ăn ong" đã năm mười năm trong nghề, vậy mà gác kèo xong tới mùa mật, mang gùi lên lưng vào rừng, lại mang gùi không trở về.
Ủa! Tại sao vậy, má?
- Định không đúng chỗ, đoán sai hướng gió chứ sao?
Mắt tôi vẫn không rời tổ ong lúc nhúc trên cây tràm thấp kia .
Tía nuôi tôi đã đi lần tới, đứng phía trên hướng gió. ông hít một hơi cho điếu thuốc đỏ lên, và từ từ đưa đầu khói cháy lại gần tổ ong. Quả thật Thảo nào người ta hay nói "như ong vỡ tổ"! Ong vỡ tổ là lúc này đây. không biết cơ man nào là ong. Chúng bay vù vù, đen ngòm, loạn xạ, thành một vầng đen như cái chiếu.
Bỗng thằng CÒ kêu "oái" một tiếng hai tay vò trán lia lịa
CÓ ong sắt, tía ơi! NÓ đánh con một vết đây nè
Tôi nhanh trí ngược hướng gió chạy ra xa để tránh bầy ong, và nhân thể bứt vội vàng một nắm cỏ tranh và sậy khô đưa lại cho tía nuôi tôi :
- Tía ơi, đốt nó đi, tía?
Tía nuôi tôi mỉm cười , khoát khoát tay:
Đừng? Không nên giết ong, con à! Để tía đuổi nó cách khác...
Tía nuôi tôi mở túi da beo, lấy vôi bôi chỗ vết ong đốt trên trán cho thằng Cò. Đoạn ông mở gói giấy, lấy ra cục a nguỵ - cái thứ thuốc dẻo quánh, màu vàng. xỉn mà tôi
đã thấy dạo trước - véo một miếng gắn vào đầu một cọng sậy ông bảo tôi bật lửa lên, rồi đốt cháy miếng thuốc.
Khói vị thuốc bốc hôi quá Tôi chóng mặt ọe ọe luôn mấy cái tưởng đã nôn rồi. Tía nuôi tôi cầm cọng sậy có gắn miếng thuốc bốc khói đưa lên kê vào gần tổ ong. Bầy ong hoảng hốt nối nhau bay mất không còn một con.
Trên nhánh kèo khô còn trơ lại cái tàn ong sáp trắng to bằng chiếc nón, nặng chĩu những mật vàng. Tía nuôi tôi rướn. chân lên, gượng nhẹ đỡ nhánh kèo xuống. ông
vắt mật vào cái gùi của tôi, còn sáp thì ném vào cái thúng của thằng Cò, thấy tôi vét một tí mật dính chỗ miệng gùi đưa lên mũi, thằng CÒ cười hì hì:
Cho mày ăn thả cửa? Cứ uống no đi. Chỉ sợ mày say không đi được thôi. Mặt nó nhăn nhó, mấy vệt vôi trăng trắng bôi vào giữa trán dúm dó lại coi như mặt hề.
- Mày có thấy khỉ ăn ớt chưa hở Cò? - tôi hỏi nó.
- ờ? Cho mày cười tao... Chốc nữa, trời xui đất khiến, gặp con ong lỗ nó táng cho mày một vệt, rồi mày sẽ biết.
Từ sáng sớm đến lúc gần về chiều, tía nuôi tôi đã gỡ hơn năm mươi kèo ong. Mật đầy cả hai gùi . Tôi mang gùi mật óc ách đằng sau lưng mà vẫn cảm thấy nhẹ tênh, và
tiếc cái gùi bé quá.
Một tổ nữa kia, tía ơi!
- Thôi để mai. Chà , năm nay mật trúng lắm? Sáng mai phải mang vài thùng thiếc nữa mới lấy hết mật. Mình mới lấy chưa được nửa số kèo đã gác mà! - tía nuôi tôi
vừa nói vừa đưa bàn tay dính đầy mật ra cho con chó săn liếm.
Chúng tôi tháo gùi, đặt đồ lề xuống bên một gốc cây.
Cần phải nghỉ, ăn cơm cho lại sức trước khi trở về...
- Tía ơi! Ở đây có gấu không, tía? - tôi hỏi.
- Rừng này không có gấu đâu. Con sợ à?
- Không! con hỏi thế thôi. Gấu nó hay ăn mật lắm. CÓ gấu, nó sẽ lấy hết mật của mình chứ!
- ừ, nhưng mà ăn mật thì chẳng lo. ăn làm sao hết được mật rừng U Minh này? Chỉ lo... nó ăn con ong thôi!
- Gấu cũng án con ong à?
- Không. Những con khác kia. Chuồn chuồn này, bọ ngựa này, nhện này . . . và còn bao nhiêu thứ chim chóc khác nữa Cả con ó rằn cũng ăn ong. Chỉ vài con ó rằn là
có thể ních trụi một tổ ong ấy!
- Thế ong không đốt họng nó à?
- Đốt thế nào được? Chim ó khôn lắm. Đớp một cái vào mỏ, là nó lừa lựa cắn nát cái kim Ở đít ong ngay? Còn như con chuồn chuồn thì nó chộp ngang cổ ong, bộ răng khoẻ như hai lưỡi kéo thép của nó xén đầu con ong làm cho đầu rơi tức khắc, nó không ăn hai cánh đâu, chỉ nhai nuốt khúc mình thôi?
Tôi ngồi nhìn lên kèo ong, thấy nó cũng giống như những tổ ong rừng vẽ trong sách vậy thôi. Nhưng có một điều khác là không phải ngẫu nhiên mà nó đóng trên một cành cây nào đó. Chính tía nuôi tôi đã định sẵn cho chúng nó một nơi về đóng tổ. . . Theo như lời thầy giáo của tôi bảo, ngươi La Mã xưa kia nuôi ong trong những cái tổ
bằng đồng hình chiếc vại , có đục thủng nhiều hạng lỗ con vòng quanh miệng, quanh đáy. Người Mễ Tây Cơ làm tổ nuôi ong bằng đất nung, như một cái ống có hai cái loa
hai đầu, giữa lưng ống đắp một hình đầu người nho nhỏ làm vật trang trí, dùng hai sợi thừng treo lên cành cây.
Người Ai Cập nuôi ong trong những tổ bằng sành, hình ống dài, xếp chồng lên nhau, đặt trên bãi cỏ. Ở Phi Châu người ta đục ruỗng ruột một khúc thân cây, vít kín hai
đầu, chỉ chừa một lỗ khoét nho nhỏ cho ong ra vào, treo lên bằng một đoạn dây nhỏ có mấu, Ở xứ Tây âu, tổ ong lại lợp bện bằng rơm đủ kiểu, hình thù khác nhau...
Không có nơi nào, xứ nào có kiểu tổ ong hình nhánh kèo như vùng U minh này cả
Những con ong vẫn nối nhau bay đi bay về trên tổ, trước mặt chúng tôi kia. Con nào cũng lượn một vòng tròn trước khi đáp xuống. Người ta bảo rằng đó là vũ điệu báo hiệu cua loài ong.
- Tía ơi Ong chỉ lấy mật chung quanh dây thôi à?
- ờ, có khối hoa trong rừng này? Con thấy không, hễ con ong lượn một vòng trước khi đáp xuống, là báo hiệu nơi khai thác gần đây, còn nó lượn hình số 8 là báo hiệu
nơi khai thác Ở xa đây . . .
Sao tía biết? tôi ngạc nhiên, trố mắt hỏi .
- Để ý xem lâu ngày thì biết.
- Thế mà con nghe người ta nói rằng con ong lượn hình tròn là báo hiệu chỉ đường bay đến nơi lấy mật còn nó lượn hình số 8 là báo hiệu đến chỗ lấy phấn hoa.
- Bậy? Bậy! Nhầm rồi. NÓ chỉ báo hiệu nơi khai thác gần hay xa thôi. Còn lấy phấn hoa nhồi sáp hay lấy mật gì thì cũng là lấy thôi . Quan trọng đối với con ong là đường bay xa hay gần biết chưa?
Tôi ngẩn người ra một lúc lâu. ..
- Ê bộ mày còn nhớ nhà sao mà buồn vậy, An? - thằng CÒ vừa giở nắm cơm ra vừa hỏi tôi.
- Không, tao choáng váng một chút, thôi mà? - tôi đáp.
Tía nuôi tôi nhìn lên bóng nắng, bảo:
- Thôi liệu dằn bụng đi... rồi còn về, các con.
Chúng tôi ngồi an cơm dưới một bụi cây tràm râm mát. Bóng nắng nghiêng nghiêng rọi chếch xuống chỗ tôi ngồi. Mấy con gầm ghì sắc lông màu xanh đang tranh nhau với bầy vẹt mỏ đỏ, giành mổ những quả chín trên cây bồ đề. Lâu lâu, vài ba trái quá vàng rụng rơi lộp bộp, lăn vào cạnh chân tôi như hòn bi