Đi săn đệ nhất đặc sản miền Tây

fellow

Well-known member
Joined
Aug 20, 2010
Messages
3,217
Points
113
Trên chiếc ghe tam bản, một mái chèo, một tay lưới, một chiếc máy Cole là đủ công cụ cho nghề săn cá. Mỗi chuyến, họ thường đi theo nhóm hai người, một chèo giầm, một thả lưới. "Chừng chục năm trước, chỉ riêng khúc sông này đã có hơn chục bến, số ghe đánh bắt cá bông lau ở đây lúc cao điểm lên tới 400-500 cái. Ai đến trước thả lưới trước, người đến sau phải chờ, tuyệt đối không có sự tranh giành. Mấy năm gần đây, cá bông lau mỗi lúc một ít, người ta bỏ nghề lên bờ mà cái sự làm ăn xem ra cũng lộn xộn hơn nhiều", Hai Lai cho biết.
Mùa cá bông lau trên sông Vàm Nao (Tân Phú, An Giang) bắt đầu từ tháng giêng đến tháng tư âm lịch. Đây cũng là thời điểm ngư dân thả lưới đánh bắt loài cá có hành tung bí ẩn này, theo sự phù độ của "Bà cậu".
Vàm Nao (huyện Phú Tân, An Giang) là khúc sông ngắn nối sông Tiền và sông Hậu, nằm ở địa phận giáp ranh giữa hai huyện Chợ Mới và Phú Tân. Nó không chỉ nổi tiếng vì cảnh đẹp, về những huyền thoại "dưới sông sấu nhảy…" một thời mà còn nổi tiếng vì đặc sản cá bông lau, đệ nhất đặc sản của miền Tây. Cá bông lau không chỉ nổi tiếng về ngon mà còn về nguồn gốc bí hiểm của nó.


Rủi may nhờ "Bà cậu"
Sáng sớm, trên sông Vàm Nao, những người làm nghề đánh bắt cá bông lau đã hoàn thành phần việc thả lưới của mình. Họ chờ cho đến khi mặt trời lên cao thì đi thăm lưới.
Bực bội vì không đánh được cá ngày hôm qua, Hai Lai, một ngư dân đánh bắt cá bông lau lâu năm và nổi tiếng nhất ở đây, cho biết: "Không những chẳng đánh được con cá bông lau nào mà còn bị cào bay (ghe cào) chém nát mấy chục mét lưới, mất toi mấy trăm nghìn thuê người vá lại... Thôi thì mong bữa nay sẽ gỡ gạc vậy".
di-san-de-nhat-dac-san-mien-tay-1.jpg

Cá bông lau nặng gần 10 kg do ông Hai Lai đánh lưới


50 tuổi, Hai Lai đã có hơn 30 năm làm nghề đánh cá bông lau. Nhìn con nước, ngắm mây, coi tăm cá và nghiệm tiết trời là ông có thể đoán được đến 7-8 phần hôm nay có cá hay không.
Không "siêu" như Hai Lai nhưng nhiều ngư dân nơi đây cũng đoán biết được cá bông lau có "chạy" hay không bằng cảm nhận từ tiết trời. Nhưng biết thì để trong bụng thôi, chứ không ai dám nói ra vì sợ có lỗi, vì ai cũng tin là "đất có thổ công, sông có hà bá". Đối với những người đánh bắt cá bông lau thì sông nước ở đây còn có "Bà cậu". Làm ăn được hay không, bắt được nhiều hay ít cá là do Bà có độ không. Có người còn lập bàn thờ Bà, mỗi bận xuất ghe đi đánh bắt đều âm thầm làm mâm cỗ cúng. Mọi người đều tin rằng, nếu trước khi đi thả lưới mà có ai đó trông thấy, đặt hàng trước, đại khái như: "Chừa cho tôi một con nhé", "Thăm lưới về, được bao nhiêu, giao hết cho tôi nghen"... thì kể như chuyến đi ấy trắng tay. Cũng chính vì sự kiêng kỵ đó mà không ai có thể thể liên hệ trước với những người làm nghề đánh bắt cá bông lau.
Hôm đó là một ngày hên của Hai Lai. Mới hơn 9h, tay lưới đã rung lên bần bật. Hai Lai dang tay phăng mạnh. Thoáng chốc, một con bông lau trắng toát, dài hơn nửa thước, dễ đến chục kg đã nằm gọn trên lòng ghe. "Thấy Bà cậu độ chưa? Kẻ vô tâm nào hôm qua cào nát lưới tui thì hôm nay cũng bị Bà cho trắng tay mà xem...", Hai Lai liến thoắng.


"Hành tung" bí ẩn của cá bông lau
Cá bông lau dài đòn nên có dáng thon thả. Đẹp nhất phải kể đến nước da của nó, trắng mịn mà lại nổi bông phấn nên người ta gọi là trắng phấn. Dưới ánh nắng mặt trời, da cá ánh lên một màu trắng như bông lau. Thịt bông lau có sức quyến rũ lạ kỳ. Hầu như loại cá nào lúc còn tươi sống cũng tanh, nhưng riêng bông lau lại có một mùi thơm lạ lẫm.


di-san-de-nhat-dac-san-mien-tay-2.jpg

Lão ngư Hai Lai cúng "Bà cậu" sau chuyến đánh lưới được cá bông lau.


Nhiều nhà nghiên cứu chuyên ngành thủy sản và cả... giới văn nghệ sĩ bị hấp dẫn bởi loài cá này. Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hữu Hiệp, một trong số họ, đã lặn lội từ đầu nguồn đến cuối nguồn sông Cửu Long tìm hiểu. Đã mấy chục năm nhưng kỳ thực ông cũng chưa hiểu hết được tông tích cá bông lau. Ông nói: "Có một cái gì đó bí ẩn về đường đi nước bước của loài cá này. Xưa nay chưa ai thấy trứng cá bông lau bao giờ. Cũng chưa ai đánh bắt được con cá bông lau nào có trứng. Người ta cũng không biết cá bông lau được sinh ra từ đâu. Người thì quả quyết nó được sinh ra từ Biển Hồ của Campuchia như nhiều loại cá da trơn khác. Nhưng những người làm nghề đánh bắt cá lâu năm cho biết họ không thấy mặt cá bông lau ở Biển Hồ".
Cũng theo ông Hiệp, một giả thuyết khác cho rằng cá bông lau sinh ra ở cuối nguồn sông Cửu Long, nơi giao nhau giữa nước mặn và nước ngọt. Giả thuyết này có phần đúng nhiều hơn vì thực tế ở vùng hạ lưu sông Tiền, sông Hậu thuộc địa phận các tỉnh Tiền Giang, Hậu Giang, Cần Thơ, Cà Mau... cũng có nhiều cá bông lau nhưng đa phần là cá nhỏ, mỗi con độ 2 kg là cùng. Trong khi cá bông lau ở đầu nguồn Cửu Long như sông Vàm Nao (An Giang) thì phần nhiều là trên 5 kg, con trên 10 kg cũng không phải hiếm.
Mùa cá bông lau trên sông Vàm Nao bắt đầu từ tháng giêng đến tháng tư âm lịch. Từ xưa tới nay, ít ai câu mà đa phần dùng lưới. Lưới có mắt rộng khoảng 14 cm, cao trên 10 m, chiều dài mỗi tay khoảng 400-500 m. Cá đi nhiều theo con nước đêm nên người ta hay thả lưới từ lúc chiều tối đến rạng sáng hôm sau.
Có hai cách bắt cá bông lau là lưới đèn và lưới ngầm. Lưới ngầm thì cứ 5 m lại có một móc chì nặng hơn 2 kg làm sức nặng cho lưới chìm sâu, xen kẽ là các phao xốp báo hiệu thả trên mặt nước. Lưới ngầm chuyên bắt những luồng cá đi sâu đáy sông. Lưới đèn gắn thêm những chiếc đèn dầu, bắt cá chạy luồng trên. Loại lưới này đánh rất trúng vào buổi tối, nhưng chỉ bắt được cá nhỏ.
Trên chiếc ghe tam bản, một mái chèo, một tay lưới, một chiếc máy Cole là đủ công cụ cho nghề săn cá. Mỗi chuyến, họ thường đi theo nhóm hai người, một chèo giầm, một thả lưới. "Chừng chục năm trước, chỉ riêng khúc sông này đã có hơn chục bến, số ghe đánh bắt cá bông lau ở đây lúc cao điểm lên tới 400-500 cái. Ai đến trước thả lưới trước, người đến sau phải chờ, tuyệt đối không có sự tranh giành. Mấy năm gần đây, cá bông lau mỗi lúc một ít, người ta bỏ nghề lên bờ mà cái sự làm ăn xem ra cũng lộn xộn hơn nhiều", Hai Lai cho biết.
Không biết có sự trùng hợp ngẫu nhiên nào không mà hầu hết người làm nghề đánh bắt cá bông lau ở Vàm Nao đều nghèo. Có người nói chính cái sự hên xui đan xen đã tạo nên một yếu tố hấp dẫn, khiến nhiều người ta không bỏ được nghề, dù khó đến mấy. Hai Lai cũng không là ngoại lệ. Làm nghề đánh bắt cá bông lau hơn 30 năm nay nhưng tính ra anh và gia đình chẳng mấy lần được ăn loài cá này.
 

anh yêu

R.L.G
Joined
Nov 17, 2011
Messages
2,126
Points
113
hôm qua đi nhậu quán Bà 6 Đồng Quê, bờ sông SG quận Bình Thạnh, bàn kế bên có 1 anh chàng xách theo 2 cần câu máy chuyên nghiệp, vừa nhậu với bạn bè cừa câu cá. Mình cũng hồi hộp xem ko biết tới tàn cuộc nhậu anh ấy sẽ câu đc những gì, nhưng thật đáng buồn cá Bông Lau đâu ko thấy toàn thấy giật cần câu lên dính ...Bao Ni Lông ko à, hehehe...:kochiu::kochiu:
 

Chi pheo

Active member
Joined
Apr 15, 2011
Messages
460
Points
28
Nếu nói về đặc sản miền Tây thì mềnh nghĩ rằng còn nhìu lém....ực ực ực....:hehe:
 
Top Bottom