Gặp truyền nhân cuối cùng môn võ của Đề Thám

Philip Lahm

<marquee behavior="alternate" scrollamount="1"><fo
Joined
Aug 19, 2010
Messages
407
Points
43
"Võ sư Quân dạy học sinh của tôi không phải vì tiền hay bất cứ một thứ vật chất tầm thường nào khác. Ông muốn cho giới trẻ bây giờ biết, hiểu được những nét văn hóa truyền thống của quê hương".

Võ sư Trịnh Như Quân là truyền nhân cuối cùng của võ sáo - môn võ độc nhất vô nhị do Đề Thám sáng tạo để dạy các nghĩa quân Yên Thế chống giặc khi xưa.

nguoiduatin-vo%20su.JPG

Võ sư Trịnh Như Quân biểu diễn với những Cây xà beng giọng người​

Gian nan khổ luyện

Võ sư Quân chia sẻ: "Tôi đến với võ sáo cũng được gọi là một cơ duyên. Năm 1990, trong vai trò là một nhà sưu tầm, chuyên nghiên cứu tinh hoa võ thuật của tỉnh, tôi được Sở thể dục thể thao giao cho nhiệm vụ đi tìm kiếm những huyền thoại võ thuật. Trong núi rừng Yên Thế, tôi được biết võ sáo là một môn võ nổi tiếng và lợi hại nhất".

"Khi nói chuyện với cụ Triệu Quốc úy (Một nghĩa quân của Đề Thám cũng là truyền nhân duy nhất của bài võ Bóng trăng Phồn Xương lúc bấy giờ) tôi đã mê mẩn môn võ này rồi. Đến khi cụ đánh một vài chiêu thức, lúc ấy trong đầu tôi ước rằng một ngày nào đó mình cũng có thể làm được như vậy".
Chính cái sự mê mẩn ấy, ông Trịnh Như Quân bỏ hết công việc, bỏ căn nhà đang xây dở cho vợ con lên núi bái sư học võ. Lúc ấy, cụ Triệu Quốc úy đã hơn 80 tuổi nhưng vẫn còn nhanh nhẹn, mạnh khỏe. Với năng khiếu sẵn có, ông Trịnh Như Quân học rất nhanh và tiến bộ theo từng ngày. Năm 1993, ông Quân đã biểu diễn thành thục được bài Bóng trăng Phồn Xương sử dụng sáo sắt làm vũ khí đầy biến ảo, có sức công phá ghê người.

Võ sư Quân bảo: "Sáo của những người bình thường làm từ chất liệu trúc, tre, nhựa chỉ thổi lên để giải trí, để tiêu dao với đất trời, còn cây sáo của tôi, của nghĩa quân Đề Thám thì lại khác. Nó vừa là tín hiệu truyền tin, vừa là thứ vũ khí ngụy trang dưới một nhạc cụ và khi xung trận, cây sáo đó biến thành một thanh kiếm, một đoản côn có sức sát thương kinh người”.

Sau khi đã rèn xong được những cây thiết địch thần phong, ông ngày đêm tỉ mẩm đục đục đẽo đẽo lỗ sáo. Phải mất mấy tháng trời, võ sư Trịnh Như Quân mới hoàn thành được công việc này. Những chữ Nho trên sáo, ông Quân phải đi cầu thị xin nhà nghiên cứu thông kim bác cổ Trần Văn Lạng, Giám đốc bảo tàng Tổng hợp tỉnh Bắc Giang.

nguoiduatin-vo%20su%20(1).JPG

Võ sư Trịnh Như Quân đang thổi võ sáo​

Còn để khắc những chữ ấy lên sáo, ông Quân rước những cây xà beng nặng trịch này lên thành phố Bắc Ninh nhờ một nghệ nhân từng đục khắc bia ở Văn Miếu Quốc Tử Giám đích thân đục cho.
Võ sư Trịnh Như Quân cho biết, một cây sáo được gọi là chuẩn là phải đạt tiêu chuẩn quốc tế về âm vực cũng như giọng sáo. Khi lên cao phải thánh thót, khi xuống trầm thì êm dịu ngọt ngào, hay nói cách khác phải có giọng tông đô chưởng. Và những cây sáo sắt của ông hội tụ đủ những đặc điểm như thế.

Ông Quân cho biết thêm, đã có nhiều khách Nhật Bản và Trung Quốc ghé tệ xá của ông để chiêm ngưỡng những cây xà beng. Họ cầm lên, thổi thử nhưng chỉ thổi được có một đoạn đã đứt hơi. Khi nghe ông thổi sáo, họ bàng hoàng thán phục về nội lực phi phàm của người đàn ông có thân hình nhỏ thước đã ở tuổi lục tuần.

Cây Thăng Long đệ nhất sáo và cây Tiêu Tương được võ sư Quân đặt trên hai cọc bê tông vững chãi. Được biết, 6 cây sáo của ông hiện tại đang là những cây sáo to, nặng nhất thế giới.
Nguy cơ thất truyền

Được biết, võ sư Trịnh Như Quân có 2 học trò là võ sư Tô Văn Hồng và võ sư Nguyễn Quý Toàn. Chính hai môn đệ tử này đã giúp cho võ sáo Yên Thế đạt giải Nhì trong Liên hoan điện ảnh quốc tế với phóng sự Võ sáo đất kinh Bắc.

nguoiduatin-vo%20su%20(2).JPG

Ông cho biết, học võ khó một thì học biểu diễn sáo khó gấp chục lần. Bởi vì, học sáo còn liên quan đến nghệ thuật, chỉ cần sai một âm thì có thể hỏng đi cả bài. Do sáo rất nặng nên để biểu diễn được một bài hoàn chỉnh phải cần sức bền. Việc lấy hơi và giữ hơi cần những người có nội lực lớn. Chính vì thế, để tìm được mười người học võ để đào tạo thành võ sư thì dễ chứ kiếm được một người học sáo thì khó ngang lên trời.

Chiều nay, những người hàng xóm của ông lại được thưởng thức những tiếng sáo như lời tâm sự của người võ sư đã ở độ tuổi xế chiều. Có những lúc bất ngờ đi qua, những người hàng xóm thấy võ sư Trịnh Như Quân vừa thổi sáo vừa khóc.

Dường như ai cũng thấu hiểu cho nỗi lòng của một võ sư đang bất lực trước việc môn võ cả đời ông tâm huyết không có lớp măng non kế cận. Giọt nước mắt đau xót cho môn võ nổi tiếng, độc nhất vô nhị đang có nguy cơ bị thất truyền.

Hiện nay, ông Quân đang truyền dạy võ sáo cho học sinh trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Bắc Giang. Thầy giáo Bùi Dương Hòa, một người bạn tri kỉ, giáo viên trường PT Dân tộc nội trú Bắc Giang cho biết:

"Võ sư Quân dạy học sinh của tôi không phải vì tiền hay bất cứ một thứ vật chất tầm thường nào khác. Ông muốn cho giới trẻ bây giờ biết, hiểu được những nét văn hóa truyền thống của quê hương. Học võ cũng để rèn luyện sức khỏe, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Đây là một nghĩa cử cao đẹp, một tấm lòng của võ sư Quân đối với quê hương, đối với môn võ độc đáo này”.

Văn Chương
Theo Nguoiduatin
 

onesieuthi

Moderator
Staff member
Joined
Nov 17, 2011
Messages
1,746
Points
83
Cây sáo khủng wá ... kiếm đệ tử chân truyền hơi bị khó à nha
 
Top Bottom