Xe máy Kỹ thuật vẽ Airbrush trên xe máy

anh yêu

R.L.G
Joined
Nov 17, 2011
Messages
2,126
Points
113
[h=1]Không dùng bút chì hay cọ vẽ để dựng hình, người thợ sử dụng trực tiếp súng phun sơn để vẽ lên bề mặt chi tiết.[/h]
Ngọc Tâm, một thợ vẽ lâu năm tại xưởng vẽ Kzak (trên đường Lê Văn Lương, Hà Nội), cho biết để có một bức tranh đẹp anh phải thực hiện rất nhiều công đoạn từ làm nền, tạo bề mặt phẳng, sơn lót, phủ màu nền, vẽ và phun sơn bóng.

Ở những khu vực trang trí chưa đạt độ phẳng cần thiết, người thợ sử dụng hỗn hợp gồm chất bả và chất đông cứng đã được trộn đều để định hình lại bề mặt. Thao tác hoàn toàn bằng tay nên người thực hiện cần hình dung trước biên dạng của bề mặt là cong, phẳng hay sắc cạnh. Dù không phải công đoạn quyết định nhưng việc bả tốt sẽ giúp quá trình làm nhẵn được thực hiện nhanh hơn.
Chờ cho lớp bả khô, thợ tiếp tục mài nhẵn. Ban đầu là sử dụng giấy nhám có hạt to để mài phá làm nhẵn sơ bộ, rồi mài lại bằng giấy nhám mịn hơn. Cần mẫn và tỉ mỉ, thợ vừa mài vừa dùng tay và mắt để cảm nhận độ nhẵn bóng. Một nhân viên tại cửa hàng Kzak cho biết, thời gian để mài nhẵn một bình xăng xe 125 phân khối mất khoảng 40 phút.


e3_Ve_trang_len_than_xe_may.jpg
Bình xăng đang được mài phá tạo độ nhẵn sơ bộ cho bề mặt vẽ.


Để tăng độ bền của lớp sơn màu, bề mặt cần được sơn lót trước khi phủ màu nền. Không dùng bút chì hay cọ vẽ để dựng hình, người thợ sử dụng trực tiếp súng phun sơn vẽ lên bề mặt cong của bình xăng, yếm xe hay chắn bùn. Tùy thuộc vào diện tích vẽ và kích thước của hình mẫu mà người vẽ tính toán tỷ lệ dựng hình theo kinh nghiệm.

Dưới tác dụng của áp lực khí nén, dung dịch sơn bị xé tơi thành các hạt nhỏ theo luồng khí bám lên bề mặt chi tiết. Để thực hiện công việc vẽ được nhanh, dễ dàng, thợ sử dụng khuôn khoét theo các khối hình muốn vẽ, để che đi những khu vực không muốn sơn bám vào.


e8_Ve_trang_len_than_xe_may.jpg
Bằng việc phân tích bức tranh, người vẽ tự chế ra các khuôn có hình khoét đồng dạng với các hình khối tương tứng.


Ngọc Tâm chia sẻ, có lẽ nếu các công đoạn chỉ dừng ở đó thì mọi thợ vẽ đều như nhau. Theo anh thợ 4 năm trong nghề này thì công đoạn dùng bút Airbrush mô tả chi tiết sẽ quyết định tới vẻ đẹp của bức tranh. Để làm nổi các nét vẽ, tạo hiệu ứng 3D thì người vẽ phải đặc biệt chú ý tới chế độ sáng tối.
Công đoạn phun bóng tạo ra lớp phủ ngoài bảo vệ bức tranh, tạo cảm giác về độ sâu của bức vẽ. Cuối cùng là việc dùng máy đánh bóng để loại bỏ tất cả các tỳ vết trên bề mặt.


e15_Ve_trang_len_than_xe_may.jpg
Bình xăng xe 125 phân khối sau khi trang trí xong.

e1_Ve_trang_len_than_xe_may.jpg
Người thợ dùng hai tấm thép mỏng trộn đều chất bả và chất đông cứng với nhau tạo hỗn hợp đồng nhất.


e2_Ve_trang_len_than_xe_may.jpg
Bình xăng sao khi được định hình lại đang chờ khô.


e3_Ve_trang_len_than_xe_may.jpg
Dùng giấy nhám thô tạo độ nhẵn sơ bộ cho bề mặt.


e4_Ve_trang_len_than_xe_may.jpg
Để tăng độ bền của lớp sơn màu, bề mặt cần được sơn lót trước khi phủ màu nền.


e5_Ve_trang_len_than_xe_may.jpg
Mẫu tranh 3D dùng để trang trí cho xe máy.


e7b_Ve_trang_len_than_xe_may.JPG
Khuôn tự do dùng để che khu vực không muốn sơn bắn vào.


e8_Ve_trang_len_than_xe_may.jpg
e9_Ve_trang_len_than_xe_may.jpg
Bút Airbrush dùng để tả chi tiết. Bầu nhỏ trên lưng bút dùng để chứa màu, ống màu xanh dẫn khí nén. Để đổi màu, người vẽ đổ màu thừa trở lại cốc, rửa sạch bình chứa rồi đổ màu khác vào vẽ.


e10_Ve_trang_len_than_xe_may.jpg
Cốc nhựa dùng để pha màu.


e11_Ve_trang_len_than_xe_may.jpg
Chắn bùn của chiếc môtô 127 phân khối sau khi trang trí xong.


e15_Ve_trang_len_than_xe_may.jpg
Ảnh được chụp tại xưởng vẽ Kzak trên đường Lê Văn Lương, Hà Nội.

Thế Hoàng
 
Top Bottom