Lee Harvey Oswald – Kẻ ám sát Tổng thống Kennedy

MinhThy

<marquee behavior="alternate" scrollamount="1"><fo
Joined
Nov 17, 2011
Messages
3,907
Points
113
Dư luận không ngừng đặt câu hỏi xung quanh vụ ám sát và cái chết của Tổng thống Mỹ John F. Kennedy ngày 22/11/1963. Tuy nhiên, nhân vật trung tâm trong vụ ám sát lại không phải là Kennedy mà chính là Lee Harvey Oswald – kẻ giết chết Tổng thống.

Lee Harvey Oswald ra đời tại thành phố New Orleans thuộc bang Louisiana (Mỹ) vào ngày 18/10/1939. Oswald không có được tuổi thơ êm đềm như các bạn đồng trang lứa vì chỉ hai tháng sau khi Oswald lọt lòng mẹ, cha Oswald lâm bệnh nặng rồi qua đời. Thủa ấu thơ, cuộc sống của Oswald rất chật vật và buồn tẻ do thiếu người cha làm trụ cột trong gia đình.
Lên ba tuổi, Oswald được mẹ là bà Marguerite Oswald gửi vào sống ở nhà trẻ Bethleham. Chỉ cho đến khi mẹ lập gia đình lần thứ 2 với người chồng mới tên là Edwin Ekdahl, Oswald mới chuyển đến sống cùng với mẹ ở Benbrook, bang Texas.

Tuy nhiên, cuộc hôn nhân lần hai này cũng không mấy hạnh phúc. Một thời gian sau đó, bà Marguerite Oswald dẫn ba người con trai của mình đến sống tại một ngôi nhà mới ở Fort Worth. Sau khi hai người anh cả là John và Robert tìm được việc làm để có thể tự nuôi thân, năm 1952, bà Marguerite lại đưa Lee Harvey Oswald đến sống ở New York.
Hồi nhỏ, Oswald được xem là cậu bé thông minh nhưng lại có những hành vi kỳ quặc ở trường học. Oswald không hay nói chuyện với bạn bè và đôi khi trầm buồn, ưu tư. Nhà trường gửi Oswald đến một trung tâm điều trị tâm lý với hy vọng cậu bé sẽ trở nên hoạt bát và yêu đời hơn.


tg_18.10_o2.jpg
Oswald ngày còn thơ bé.



Năm 1955, Oswald tham gia vào lực lượng tuần tra Hàng không dân dụng, làm việc dưới quyền của David Ferrie. Không lâu sau, Oswald bắt đầu thể hiện sở thích bàn luận chuyện chính trị. Oswald tham gia sinh hoạt xã hội và được kết nạp vào Liên đoàn Xã hội Thanh niên. Tháng 10/1959, sau hai năm làm người điều khiển hệ thống radar, Oswald rời khỏi Thủy quân lục chiến Mỹ. Là một công dân Mỹ nhưng Oswald không chỉ công khai từ bỏ gốc gác Mỹ mà còn công khai tuyên bố ý định chuyển giao cho phía Nga các bí mật quân sự mà hắn đã nắm được trong thời gian làm việc cho lực lượng thủy quân lục chiến, đồng thời nhấn mạnh rằng mhững tài liệu này là mối quan tâm đặc biệt của người Nga.

Kể từ khi tiếp xúc với các bí mật quân sự như máy bay gián điệp U-2 và hệ thống nhận dạng radar và cũng kể từ khi Oswald tổng hợp thông tin tình báo trong thời gian đang tại ngũ, hắn ta tự đặt mình vào tình huống nguy hiểm trong nghề gián điệp. Thực ra, những tài liệu quân sự bí mật mà Oswald nắm trong tay chính là những thương vụ dàn xếp bí mật giữa hắn với những người có chức vụ trong lực lượng hải quân Mỹ. Những thương vụ đó cho đến ngày nay vẫn là dấu hỏi khó trả lời. Những ai trong hải quân Mỹ phản bội tổ quốc khi bắt tay hợp tác với Oswald?
Ngoài hoạt động gián điệp cho Nga, Oswald cũng nằm trong tầm ngắm giữa hai cường quốc công nghệ quốc phòng lớn nhất thế giới thời đó. Sau khi “bán đứng” nước Mỹ, cuộc sống của Oswald hoàn toàn lệ thuộc nguồn chu cấp tiền bạc và sự bảo vệ của Liên Xô.

Trước khi ẩn sâu vào lục địa Liên Xô trong vòng một năm để hoạt động, Oswald viết một lá thư dài bày tỏ tất cả mục tiêu hoạt động chính trị của mình gửi cho người anh trai tại Mỹ. Trong thư, Oswald nói với anh trai rằng hắn sẵn sàng thực hiện một hành động mưu sát vì những nguyên nhân chính trị, Oswald viết: “Em muốn anh hiểu về những gì mà em đang nói lúc này, em không cần những lời hoa mỹ, không cần nhẹ nhàng, hay vô tình vì em từng được rèn luyện trong quân ngũ.... Trong trường hợp có chiến tranh xảy ra, em thề sẽ giết bất kỳ người Mỹ nào mặc quân phục phòng vệ của Chính phủ Mỹ”. Chưa hết, Oswald còn nhấn mạnh thêm: “Em không tha cho bất kỳ người Mỹ nào”. Mặc dù kể từ khi công khai phản bội Mỹ, các lá thư của Oswald gửi về quê hương luôn bị Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) chặn lại. Thế nhưng, ngay cả người Mỹ cũng không rõ những mối nguy hiểm tiềm tàng ẩn chứa bên trong những lá thư đó.

Tháng 1/1960, Oswald được phái tới Minsk. Tại đây, hắn làm nhân viên lắp ráp tại đài phát thanh truyền hình địa phương. Trong thời gian làm việc tại Minsk, Oswald tình cờ gặp gỡ Marina Prusakova, một cô gái Nga 19 tuổi, khi đó làm công nhân dược. Tháng 4/1960, hai người làm đám cưới. Do công việc phải đi lại nhiều mà đồng lương kiếm được cũng không nhiều, Oswald bắt đầu cảm thấy thất vọng với cuộc sống ở Liên Xô. Tháng 6/1962, Oswald đem vợ và con gái nhỏ từ Liên Xô trở về Mỹ (nhờ sự giúp đỡ của Bộ Ngoại giao Liên Xô với mong muốn rằng người Mỹ có thể mở lòng khoan hồng đối với một người đào ngũ). Lúc đầu, gia đình nhỏ của Oswald định cư tại Fort Worth rồi mới chuyển nhà đến sống ở Dallas và New Orleans.



Theo Baotintuc

 

MinhThy

<marquee behavior="alternate" scrollamount="1"><fo
Joined
Nov 17, 2011
Messages
3,907
Points
113
Vụ ám sát đầu tiên bất thành


logott.jpg
-

Oswald-5.jpg

Tướng Edwin A. Walker – “mục tiêu” đầu tiên của Oswald.

Tại thành phố Dallas (bang Texas), nơi định cư thứ hai của gia đình Oswald, Oswald bắt đầu lên kế hoạch cho một âm mưu ám sát. Oswald giấu vợ tìm mua một khẩu súng trường với kính ngắm có thể bắn chính xác vào ban đêm và một khẩu súng lục ổ quay thông qua đường bưu điện dưới một cái tên giả do Oswald bịa ra.

Thường ngày, Oswald vẫn hay nói với những người hàng xóm của mình rằng những hành vi bạo lực cần thiết hơn là mỏi mồm thuyết giảng lý thuyết. Oswald để ý tới Tướng Edwin A. Walker, một thủ lĩnh chính trị cánh hữu ở Dallas. Đã nhiều lần Oswald đề nghị với một nhà địa chất người Đức tên là Volkmar Schmidt và những bạn bè khác của mình rằng Tướng Walker nên bị đối xử như “kẻ giết người hàng loạt”. Oswald không ngừng thốt lên những từ cay nghiệt khi nói về Edwin A. Walker.

Khi Walker đã rơi vào tầm ngắm của Oswald, hắn ta bèn lên kế hoạch theo dõi mọi hoạt động của ông và chụp ảnh nơi cư trú của Walker dưới mọi góc cạnh. Kịch tính đến nỗi chính vợ hắn, bà Marina Oswald, từng chụp được bức ảnh chồng mình mặc một bộ y phục tuyền một màu đen, đeo một bao da bên hông trong có khẩu súng lục ổ quay, tay trái cầm khẩu súng trường bắn tỉa và 2 tờ báo. Oswald sao chép 3 bức ảnh – một trong 3 bức ảnh đó có ký hiệu “5 - IV - 63” – và gửi đến cho một người quen của hắn ở Dallas là George De Mohrenschildt. Oswald rời nhà với khẩu súng trường bắn tỉa được giấu trong chiếc áo mưa và nói với vợ rằng đang “chinh phục mục tiêu”.

Oswald-4.jpg

Bức ảnh mà vợ Oswald chụp chồng.


Nhưng xui cho Oswald, “mục tiêu” là Tướng Walker đã rời khỏi Dallas vào đêm hôm đó. Không nản chí, sau đó 5 đêm, Oswald quay trở lại ngôi nhà của Tướng Walker rồi chĩa súng trường vào đầu nạn nhân, bóp cò. May mắn cho Walker là viên đạn bay sượt qua đầu ông, cách da đầu chỉ vài milimét!

Hành động mưu sát này đã chứng minh một điều rằng những gì mà Oswald viết trong lá thư cho anh trai là sự thực: Oswald sẵn sàng tiêu diệt bất kỳ người Mỹ nào. Vợ Oswald sau đó cho biết, từ lâu hắn đã nung nấu ý định ám sát tướng Walker. Ngày 10/4/1963, Marina Oswald có hỏi chồng rằng: “Chuyện gì đang xảy ra với anh vậy?”. Oswald bình tĩnh nói với vợ rằng hắn ta chỉ muốn bắn Tướng Walker. Marina hỏi vặn lại: “Tướng Walker là ai?”. Oswald trả lời: “Em có hiểu cái cảm giác gần bắt Hitler đền tội thì hắn đã vuột khỏi tay không? Vì thế, em không cần phải biết Tướng Walker là ai, em chỉ cần biết rằng hắn ta là người theo chủ nghĩa Phát xít”.

Tháng 10/1963, Oswald quay về Dallas. Vợ và con gái của Oswald khi đó đang sống chung với một người phụ nữ tên là Ruth Paine. Oswald thuê được một căn phòng ở Dallas và nhờ có sự giúp sức của Ruth Paine, hắn ta đã kiếm được một việc làm. Khi quay về Dallas, Oswald đổi tên thành O. H. Lee và bắt đầu sống tách biệt khỏi gia đình. Hắn cũng cấm tiệt cả vợ con tiết lộ về nơi ở mới của mình.

Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) nhanh chóng yêu cầu tất cả các điệp viên ở Dallas xác định nơi ẩn náu của Oswald. Một điệp viên FBI tên là James Hosty đã đến ngôi nhà nơi gia đình Oswald đang sinh sống và thẩm vấn. Tuy nhiên, không ai biết Oswald đang ở đâu. Mãi đến ngày 22/12/1963, hắn mới bị bắt giữ sau khi thực hiện vụ ám sát Tổng thống Kennedy.

Thanh Hải
 

MinhThy

<marquee behavior="alternate" scrollamount="1"><fo
Joined
Nov 17, 2011
Messages
3,907
Points
113
Kẻ ám sát bị ám sát

logott.jpg
-


Ngày 22/12/1963, Tổng thống John F.Kennedy có kế hoạch đến thị sát Dallas. Tổng thống Kennedy và Đệ nhất phu nhân Jacqueline, Phó Tổng thống Lyndon B. Johnson, Thống đốc John Connally và Thượng nghị sĩ Ralph Yarborough tham gia một cuộc diễu hành bằng xe ô tô xuyên qua khu thương mại Dallas. Một chiếc xe hơi đi trước làm hoa tiêu và vài chiếc xe máy chạy phía trước chiếc Limousine chở Tổng thống. Kế chiếc xe của Tổng thống Kennedy là xe chở theo 8 đặc vụ. Cuối cùng là xe chở Phó Tổng thống Johnson và Thượng nghị sĩ Yarborough.

Oswald-7.jpg

Jack Ruby, kẻ giết chết Oswald.

Lúc 12 giờ 30, chiếc Limousine chở Tổng thống Kennedy tiến vào đường Elm. Ngay sau đó có tiếng súng vang lên. Tổng thống Kennedy bị trúng đạn vào đầu và vai trái. Một viên khác bắn trúng lưng Thống đốc Connally. Ngay lập tức, cả Tổng thống Kennedy và Thống đốc Connally nhanh chóng được đưa vào phòng cấp cứu của Bệnh viện Park Memorial. Thống đốc Connally bị thương ở lưng, ngực, cổ tay và bắp đùi. Trong khi đó, tình trạng của Tổng thống Kennedy trầm trọng hơn với một vết thương lớn ở đầu. Một giờ chiều cùng ngày, bệnh viện tuyên bố Tổng thống Kennedy đã qua đời.

Các nhân chứng về vụ ám sát Tổng thống Kennedy nói rằng, họ đã nghe thấy những tiếng súng phát ra từ đằng sau một hàng rào gỗ ở Grassy Knoll và từ Trường lưu ký sách Texas (TSBD). Cảnh sát đã tiến hành điều tra những nghi vấn này và trong quá trình điều tra ở TSBD, họ đã khám phá ra trên sàn nhà tại một trong 6 tầng lầu có 3 vỏ đạn rỗng. Họ cũng tìm thấy một khẩu súng trường Mannlicher-Carcano giấu bên dưới đống hộp. Điều quan trọng là người ta thấy Oswald tại TSBD trước 11 giờ 55 ngày hôm đó và thấy hắn xuất hiện lại lúc 12 giờ 31 phút, sau khi xảy ra vụ ám sát Tổng thống Kennedy.

Lúc 12 giờ 33 phút, Oswald rời khỏi tòa nhà TSBD và về chỗ ở của mình lúc 13 giờ. Bà chủ nhà Earlene Roberts cho biết, Oswald chỉ ở nhà có vài phút. Lúc 13 giờ 16 phút, J. D. Tippet, một cảnh sát Dallas, đã tiếp cận Oswald khi hắn đang đi dọc theo đường East 10. Một nhân chứng khai rằng trong cuộc trò chuyện ngắn ngủi, Oswald nhanh chóng rút súng và bắn nhiều phát đạn về phía viên cảnh sát Tippet. Oswald chạy trốn khỏi hiện trường vụ án mạng, trên nền đất là xác chết của Tippet.

Oswald-6.jpg

Tổng thống Kennedy và Đệ nhất Phu nhân trong những giây phút cuối cùng trước khi ông bị trúng đạn của Oswald.

Nhưng ông John Brewer, người quản lý của cửa hàng giầy Hardy ở Oak Cliff lại đưa ra lời khai khác: Sau khi nhìn thấy ánh sáng lóe lên ngay chỗ cảnh sát Tippet, John Brewer nhìn thấy một người đàn ông lạ mặt bên ngoài cửa hàng. Ông John nhớ lại: “Xe cảnh sát chạy xuôi ngược sau khi nghe âm thanh của tiếng súng phát ra, tôi thấy gã đàn ông lạ mặt ẩn vào trong đám cảnh sát. Hắn ta vờ như không biết gì và chờ khi cảnh sát đi hết, hắn bèn nhanh chóng tiến về rạp hát Texas”. John Brewer cho biết, ông đã cùng cảnh sát vào rạp hát. Sau một cuộc đấu trí ngắn, Oswald đầu hàng và tra tay vào còng.

Cảnh sát sớm phát hiện ra Oswald đang làm việc ở TSBD và họ cũng tìm thấy dấu vết lòng bàn tay của Oswald in trên thân khẩu súng trường Mannlicher-Carcano. Charles Givens, một người cùng làm việc với Oswald, khai rằng anh ta đã nhìn thấy Oswald trên tầng 6 của toà nhà TSBD vào lúc 11 giờ 55 phút.

Cảnh sát Dallas cũng phát hiện ra khẩu súng trường Mannlicher-Carcano được mua dưới cái tên giả A. Hiddell. Khi bị bắt, Oswald đang mang theo một thẻ căn cước giả mang tên Alek Hiddell. Khẩu súng được gửi từ một công ty nhận chuyển bưu phẩm ở Chicago đến hòm thư 2915, Dallas, Texas. Hòm thư đó thuộc về Oswald. Oswald bị cảnh sát Dallas thẩm vấn suốt 13 giờ đồng hồ. Tuy nhiên, Oswald luôn miệng từ chối âm mưu ám sát Tổng thống Kennedy. Hắn nói rằng mình chỉ là một “Pasty” (một từ lóng được bọn mafia dùng để thiết lập lệnh trừng phạt ai đó).

Khi Oswald bị dẫn giải đến nhà tù Dallas, một gã đàn ông lạ mặt đã bí mật bám theo và bắn thủng bụng Oswald. Oswald chết ngay tức khắc. Thủ phạm ngay lập tức bị bắt giữ. Kẻ giết Oswald khai tên là Jack Ruby. Động cơ giết người được Ruby khai là: Nếu bắn chết Oswald – kẻ mưu sát Tổng thống Kennedy, hắn sẽ trở nên nổi tiếng.

Vậy là những thắc mắc, hoài nghi của dư luận về những bất hợp lý trong vụ ám sát Tổng thống Kennedy cho đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ.

Thanh Hải
 
Top Bottom