Ô tô Lỗ hổng chết người trong trường dạy lái xe

MinhThy

<marquee behavior="alternate" scrollamount="1"><fo
Joined
Nov 17, 2011
Messages
3,907
Points
113
logo.gif
- Hàng loạt vụ “xe điên” có trang bị hộp số tự động gây ra tai nạn trong thời gian vừa qua trên khắp cả nước cũng đã được cư dân mạng bàn tán, tìm nguyên nhân, lời giải cho việc làm sao có thể lái được xe số tự động khi các cơ sở dạy lái không cho tiếp cận...

Xe điên là gì?

Anh Nguyễn Dũng, một người Việt làm việc tại Hoa Kỳ cho ý kiến: Việt Nam gần như là đào tạo số sàn, còn gọi là số tay. Sau một thời gian dài, việc phối hợp nhịp nhàng giữa hai chân và tay là một trong những kỹ năng và kinh nghiệm cần phải có.

20110417185506_20110414134508_3.jpg

Chiếc xe số tự động đời mới gây ra vụ tai nạn hàng loạt tại Cầu Giấy, làm chết 2 người. Ảnh: VietNamNet

Việc đạp phanh khi có bất ngờ là phản xạ tự nhiên của bất kỳ ai chứ không phải riêng người mới lái. Nhưng việc cắt ly hợp (cắt côn) cũng là một trong những phương pháp giảm tốc độ, nếu nguy hiểm. Nếu bạn không phối hợp đồng bộ thì xe sẽ tắt máy.

Do đó, người sử dụng nếu không quen xe thường không chạy được tốc độ nhanh khi bắt đầu. Ngược lại, xe số tự động thì khác, không tắt máy, đạp vào chân ga là xe vọt lên ngay lập tức. Vì thế, nếu người mới chạy hoặc chưa quen, thì xe trở thành "xe điên" là đương nhiên!
Đó là lỗi cơ bản từ trường lái vì không cho tìm hiểu về xe số tự động, lỗi chủ quan của người lái, lỗi do đường sá quá chật hẹp... và nhiều lỗi khác. Buồn là những người chết oan không có lỗi, nhưng lại phải chết.

Trên các diễn đàn saigonauto, diendanvanhoathethao...., cư dân mạng bình luận khá nhiều về các trường hợp "xe điên" gây tai nạn. Một thành viên của saigonauto nêu ra vấn đề: Dạo này báo chí và mạng đều phản ánh liên tục các vụ tai nạn do xe ô ô số tự động gây ra. Người điều khiển có thể là nam, có thể là nữ. Các lỗi cũng đa dạng nhưng phần lớn là do đạp....nhầm chân ga!

Lý giải tại sao có hiện tượng này, có nhiều ý kiến khác nhau: Do chưa có bằng đã ôm vô lăng; do người điều khiển uống rượu bia; do chạy chưa quen số tự động...

Tuy nhiên, theo anh Dũng, nguyên nhân quan trọng mà cũng là một lỗ hổng trong đào tạo lái xe của chúng ta hiện nay, đó là: Chúng ta không hề có nội dung dạy điều khiển xe số tự động trong giáo trình của các trường dạy lái xe. Trong khi đó, xu thế hiện nay trên thế giới, xe số tự động ngày càng nhiều.

Chính vì không dạy nên các bác tài nghiệp dư sau khi có bằng rồi mới bắt đầu làm quen với xe số tự động hoặc rất nhiều trường hợp người ta mua xe số tự động rồi sau đó mới đi học thi lấy bằng để hợp thức hóa việc điều khiển xe. Kết quả là chạy xe số sàn (MT) chưa thành thục, lại chuyển qua chạy số tự động, chân tay còn lóng ngóng nên mới... đạp nhầm. Tai nạn mới xảy ra và hậu quả thì khôn lường.

20110414134508_5.jpg
Ở VN, các cơ sở đào tạo chỉ dạy học viên lái xe trên xe số sàn, muốn điều khiển xe số tự động người lái chỉ còn cách tự học lấy.

Một thành viên có tên tranlam có ý kiến: Số vụ "xe điên" không phải ngẫu nhiên rơi vào Hà Nội và các thành phố lớn, vì tỷ lệ người có kinh tế cao hơn vùng khác và khi mua xe thì họ đều chọn xe có trang bị hộp số tự động. Cơ bản thì xe số sàn an toàn hơn số tự động nhờ cái chân trái (chân côn) luôn phải làm việc, nếu có cuống lên mà đạp cả hai chân thì xe nó cũng chỉ gào lên và tốn xăng mà không nhảy chồm chồm leo lên xe, lên người khác như cái xe tự động.

Thành viên có tên trau_vang trên diendanvanhoathethao thì lại nói: Chính những thao tác dùng số tự động không thuần thục sẽ là tiềm ẩn cho những vụ tai nạn rất đáng tiếc. Thông thường, Cứu hộ 116 gặp các trường hợp xe mới tậu, lái xe mới làm quen với số tự động hoặc lái xe là phụ nữ thì khả năng gây tai nạn trên xe số tự động nhiều hơn.

Nên đào tạo và sát hạch riêng xe số tự động

Cũng trên diễn đàn autosaigon, một thành viên có tên AnhTuan cho rằng: Cái khác nhau cơ bản ở đây là do đào tạo lái xe. Hầu như tất cả các trường đào tạo lái xe ở Việt Nam mình đều sử dụng xe số sàn (MT), do vậy, tất cả các kỹ năng và tình huống xử lý là trên loại xe này. Khi học xong lại sử dụng xe số tự động (AT), rất khác nhau về nguyên lý truyền động nên nảy sinh nhiều những vụ tai nạn khi người lái không được đào tạo một cách căn bản từ nhà trường.
20110414134508_10.jpg
Các cơ sở đào tạo lái xe ở Việt Nam hầu hết không trang bị phương tiện đang phổ biến hiện nay là xe ô tô có trang bị hộp số tự động, các văn bản quy định hiện hành của các cơ quan quản lý ngành Giao thông vận tải cũng chẳng có quy định bắt buộc.

“Và các trường dạy lái ở Việt Nam đều là xe số sàn nên khi chuyển sang số tự động thì gặp rắc rối, chưa quen xe nên dễ xảy ra tai nạn, nên tốt hơn hết là đi số sàn tiếp tục hoặc đi số tự động thì tự mình tập trước cho chắc ăn.

Có nghĩa là xe không nổ máy mà chân cứ tập buông ga đạp thắng và nhẩm trong đầu buông ga đạp thắng vài buổi sau đó ra sân trống tập chạy nhưng không đạp ga xe vẫn chạy từ từ vì đặc điểm xe số tự động là vậy rồi, từ từ nhấn nhẹ chân ga rồi bất chợt đạp thắng nếu có người ngồi kế bên ra lệnh càng tốt, dần phản xạ sẽ tự động”, thành viên QuangTran có ý kiến trên autosaigon.

Tuy nhiên, có vấn đề khác đặt ra là đến bao giờ người dân mới hết cảnh phải tự mình học lái xe số tự động một cách tự phát như vậy? Khi nào thì họ sẽ được học lái loại xe đời mới này một cách bài bản, khoa học tại các cơ sở đào tạo lái xe.

Người tập lái rất khó khăn khi sử dụng ô tô có hộp số tự động. Thậm chí, khi xử lý tình huống đôi lúc còn gây hoạ. Hàng loạt tai nạn thảm khốc đều xuất phát từ xe số tự động mới mua, người sử dụng chưa quen xe. Mặt khác, những kỹ năng xử lý tình huống của lái xe vốn được xác lập khi được đào tạo và cấp bằng lái lại toàn là xe có hộp số “sàn” nên người điều khiển sẽ gặp khó khi mới sử dụng xe số tự động.

Nên dạy và sát hạch riêng đối với xe số tự động là ý kiến của nhiều người có nhu cầu học lái.

“Nên quy định tập lái trên đường đối với xe ô tô có hộp số tự động ở các hạng B1, B2, C... , thực tiễn xã hội cho thấy, loại xe số tự động đang là dòng xe chủ đạo, việc chế tạo ra ô tô có hộp số tự động giúp cho người điều khiển dễ dàng và thoải mái hơn khi sử dụng phương tiện. Thế nên cần đưa quy định có một thời gian nhất định cho học viên làm quen với loại phương tiện này khi đào tạo, trước khi cấp giấy phép lái xe”, anh Phạm Toàn ở Hà Nội nói.

Duy Tuấn - Hoàng Sang

(còn nữa)
 
Top Bottom