Lòng Dạ Đàn Bà

MinhThy

<marquee behavior="alternate" scrollamount="1"><fo
Joined
Nov 17, 2011
Messages
3,907
Points
113

Người đàn bà cố lê thân, gõ cửa xin tá túc tại một căn nhà nhỏ bên đường. Tay bà ôm lấy cái bụng đang tượng hình một đứa bé bên trong.
Con bé cắm cúi viết, những nét bút non nớt chỉ viết hoài viết mãi hai chữ. Tiếng cửa kẻo kẹt vang lên và hé mở, con bé run sợ. Hắn lại tới, lại tới nữa rồi. Như một phản xạ, nó đưa tay che lấy vùng kín trên thân thể mình.
Sáng nay nhật trình đưa tin, phát hiện có một thi thể nữ, khuôn mặt bị dập nát do té xuống vực. Thân phận nạn nhân vẫn chưa được xác định.

Chương 1. Người thứ 13
Chợ Lớn – Sài Gòn, năm 1963. Một chiều mưa…

“- Chú làm ơn cho tôi xuống xe ở đằng trước…

- Chỗ nào cô…

- Chỗ căn nhà có cửa bằng gỗ sơn đỏ.

- Ah, nhà ông Bá Thành, dân Chợ Lớn này ai mà không bíêt ông ấy. Cô là người quen nhà ông Bá à?

- Sao lại là ông Bá Thành? Chẳng phải tên ông ta là Lê Văn Thành hay sao?

- Vậy chắc cô là người vùng khác mới tới. Gọi ông Bá Thành là vì nhà ổng giàu quá, dạng như bá hộ, nên gọi là ông Bá Thành.

Tôi bước xuống xe lôi, đứng lóng ngóng trước cửa căn nhà 4 tầng cổ kính. Cảm giác choáng ngợp trước sự bề thế của căn nhà trước mặt làm khiến tôi hơi chần chừ, do dự không dám gọi cửa.

…Kíng coong…

Sau hồi chuông cửa dài, một người đàn bà khoảng ngoài 50 tuổi, dáng người đầy đặn bước ra gặp tôi.

- Cô là…?

- Chào bà, tôi là Lan, ba má tôi là người quen dưới Bạc Liêu của ông Thành. Tháng trước má tôi có xin phép ông Thành cho tôi lên làm công ở nhà này và đã được ông Thành đồng ý, hôm nay tôi tới nhận việc.

- Cô đứng đợi 1 chút, tôi vào báo lại với ông chủ. – Bà ta quay vào nhà một lúc rồi trở ra. – Dạ, mời cô vào.

Tiếp tôi là một người đàn ông trung niên, tuổi chừng ngoài 40, mặc bộ đồ vest đen bằng vải tuýt được cắt may rất khéo, ông hỏi chuyện tôi bằng chất giọng trầm, ánh mắt chậm rãi dò xét, có phần như đang dò xét về thân thế tôi.

- Cô tên là Lan, con của chú Thuận và cô Hồng dưới Bạc Liêu?

- Dạ phải ạ.

- Lần trước chắc có gặp cô tại đám ma chú Thuận rồi, nhưng do lu bu quá, nên không nói chuyện với cô được.

- Dạ, con cũng nhớ là nhìn ông quen quen, chắc là con gặp trong đám ma cha con.

- Ừ, có lẽ vậy. Tháng trước má cô có gởi thư báo, xin cha tôi, tức là ông Thành, cho cô lên đây làm việc và ở lại nhà này?

- Đúng như vậy thưa… ông.

- Gọi tôi là Cậu Nhân được rồi…

- Dạ, cậu Nhân.

- Ừ, lá thư hôm trước, cha tôi đã coi kỹ rồi, nhưng sức khỏe ông yếu, nên giao cho tôi thu xếp việc này cho cô. Chỗ gia đình cô là người ơn của cha tôi, nên ông đã dặn phải đối xử với cô như con cái trong nhà, không được có điều gì thất lễ. Nói như vậy, nhưng khi bước chân vào làm việc và sống ở đây, cô phải biết giữ mình và tuân theo gia quy, nếu không thì tôi cũng phạt cô như bất kỳ một người làm công nào khác.

- Dạ, con hiểu thưa cậu.

- Thôi, cũng không còn sớm nữa, bà Linh dẫn cô Lan về căn phòng nhỏ dành cho khách kế phòng bà, sau này Lan sẽ ở đó. Còn công việc cụ thể thế nào, ngày mai ra ngoài tiệm tôi sẽ giao cho cô.

Bà Linh, người phụ nữ lúc nãy mở cửa cho tôi, dẫn tôi về 1 căn phòng nhỏ trong gian sau của gia đình.

- Phòng của cô đây, phòng tui ở kế bên đó, có gì thì cô cứ kêu tui, cô nghỉ ngơi chút đi, có đi tắm thì nói tui, tui dẫn cho đi, giờ tui đi chuẩn bị cơm chiều.

- Dạ, con cảm ơn cô, sau này con có gì không biết, nhờ cô chỉ dạy thêm cho con.

Tôi nhìn quanh căn phòng nhỏ mình mới bước vào. Mặc dù không lớn, nhưng đây là căn phòng sáng sủa với một cửa sổ nhìn ra sân sau. Trong phòng bày biện đơn sơ với một tủ gỗ nhỏ để quần áo và đồ dùng cá nhân, một bàn làm việc cùng ghế gỗ, trong góc phòng là một chiếc giường đơn được trải chiếu hoa và chăn gối để bên trên. Trên bàn làm việc có đặt vài tờ nhật trình đã cũ.

Vậy là bắt đầu từ ngày hôm nay, tôi sẽ sống ở đây, và trải qua những ngày tháng mà suốt cuộc đời này, tôi không thể nào quên được.”


 

MinhThy

<marquee behavior="alternate" scrollamount="1"><fo
Joined
Nov 17, 2011
Messages
3,907
Points
113
Lan bước ra khỏi phòng tắm, ngày đầu tiên cô tới sống tại một gia đình giàu có, tiếng tăm và quyền lực nhất nhì khu Chợ Lớn cũng không có gì đặc biệt. Khoảng chạng vạng tối, trước giờ cơm chiều, bà Linh qua phòng Lan, bảo cô đi cùng bà đem cơm lên cho ông Thành, sẵn tiện để ông Thành gặp và nói chuyện với cô. Bà Linh bưng mâm cơm nhỏ, bên trên có 3 món ăn, 2 chén cơm và 2 đôi đũa cùng Lan lên tầng cao nhất của ngôi nhà. Vừa đi, bà Linh vừa giải thích.

- Ông Thành mắt đã kém, sức khỏe lại yếu, đi lại không tiện nên mỗi ngày tui đều đem cơm lên tận phòng cho ông.

- Vậy sao ông Thành không ở dưới đất, mà lại ở trên cao như vậy, mắc công mỗi lần đem lên tận mấy tầng lầu? – Lan thắc mắc.

- Đấy là ý ông Thành. Sau này có dịp tui sẽ kể cho cô nghe.

Sau khi tới căn phòng cuối cùng trên tầng 4, bà Linh khẽ gõ vào cánh cửa gỗ.

- Dạ, anh Thành, tui đem cơm chiều lên đây.

- Ừ, vào đi Linh – Bên trong vọng ra tiếng trả lời của một người đàn ông, giọng trầm và hơi yếu, thoạt nghe rất giống giọng cậu Hai.

Vừa chạm chân vào cửa phòng, Lan nghe xộc vào mũi mình mùi nhang trầm nồng nặc, trước mặt cô là một căn phòng khá rộng. Một góc của căn phòng là chiếc giường ngủ làm bằng gỗ, nước gỗ sáng bóng, bên trên có lót nệm, kế bên là chiếc tủ nhỏ, trên có một chiếc máy hát đĩa, loại máy mà chỉ những người Đông Dương, hay những người giàu có, lắm tiền thừa của mới dám có trong nhà vào thời bấy giờ. Chính giữa căn phòng là một bộ bàn ghế kiểu Trung Hoa, được trạm trỗ công phu, nước gỗ sáng bóng. Ngồi trên một trong 6 chiếc ghế đặt quanh bàn, là một người đàn ông ngoài 60, tóc đã bạc khá nhiều, thân hình vừa phải, ông đang mặc một bộ đồ Tàu màu trắng, trên tay vịn một chiếc gậy đầu rồng. Đó chính là ông Thành.

- Dạ, con là Lan, con chào ông Thành.

Ông Thành ngẩng mặt lên nhìn cô, lúc này đây, Lan mới có thể thấy rõ hơn mặt ông, da dẻ hồng hào, khuôn mặt phúc hậu. Nhưng khi Lan nhìn vào mắt ông, nếu không kềm được, cô đã bật lên tiếng kêu vì giật mình. Đôi mắt ông Thành gần như chỉ có một màu trắng đục như màn sương mờ ảo, nhìn kỹ lắm mới thấy bên trong là hai nhãn cầu màu đen vẫn chầm chậm di chuyển. Ông Thành đưa đôi mắt mờ đục của mình hướng về phía Lan.

- Àh, con là Lan phải không, cha con là ông Thuận, má là cô Hồng dưới Bạc Liêu???

- Dạ phải thưa ông.

- Lần trước, khi cha con mất, sức khỏe ông yếu quá, không về dự đám ma được, nên đã nhờ thằng Hai Nhân về dự đám và thưa chuyện với má con. Má con vẫn mạnh khỏe chứ.

- Dạ má con vẫn khỏe, nhưng dạo này thay đổi thời tiết, lâu lâu bà cũng hay nhức đầu, cảm sốt.

- Con ráng dặn má con lo cho sức khỏe của mình. Khi nhận được thư của má con muốn xin cho con lên đây làm, ông đã có ý mời má con lên đây sống chung với con luôn, nhưng bà nhất quyết không chịu, muốn ở lại lo hương hỏa, mộ phần của cha con. Ba má con là người ơn của ông, nếu ngày đó ba má con không cứu ông thì chắc chắn không có ông Thành của ngày hôm nay. Lúc đó ông bị ăn cướp trên đường đi làm ăn, bị đám cướp đâm một nhát rồi giựt toàn bộ tiền hàng chạy mất. May nhờ có ba má con mở cửa cho ông vào vào nhà và chăm sóc, không thì ông đã bỏ mạng giữa đồng trống rồi.

Ông Thành hỏi Lan thêm vài chuyện dưới quê cô rồi bảo cô xuống dưới nhà ăn cơm cùng mọi người.

Cô Lan và bà Linh rời khỏi phòng, khi quay mặt lại, lúc này Lan mới nhận thấy trong phòng này còn có thêm 1 chiếc bàn thờ đang nghi ngút khói hương, do được đặt sát vách tường có cửa ra vào nên ban nãy Lan không nhìn thấy. Mùi nhang trầm mà cô ngửi thấy cũng từ đấy mà phát ra. Chiếc bàn thờ cổ kính, trên chỉ có một bức di ảnh duy nhất, hình một ngừơi phụ nữ sang trọng, có khuôn mặt thanh tao và hiền lành. Cô đoán đó là bà chủ, vợ ông Thành.
Khi nhìn vào di ảnh của người quá cố, Lan bỗng thấy có làn gió lạnh thổi qua người, cô quay lại nhìn nhưng chỉ thấy chiếc rèm cửa màu đỏ như máu đang phất phơ trong gió.

Lan bước ra, trong lòng vẫn còn nhớ về đôi mắt kì lạ của ông Thành và chiếc bàn thờ cô vừa nhìn thấy. Như hiểu được cô đang nghĩ gì, bà Linh lên tiếng:

- Mắt của ông chủ bị kéo màn. Nghe nói là bây giờ ông chủ nhìn cái gì cũng mờ mờ hết. Bệnh tuổi già đó mà. Ông chủ mới ngoài 60, nhưng do hồi trẻ làm lụng vất vả để gầy dựng gia đình, nên bây giờ sức khỏe rất kém. Còn cái bàn thờ đó, là bàn thờ của bà chủ quá cố, bà Dung. Ông chủ yêu bà chủ lắm, mặc dù bà chủ mất đã gần 20 năm nay, nhưng chưa có ngày nào ông quên bà, ông muốn để bàn thờ bà trong phòng mình để cảm thấy lúc nào bà cũng bên ông, và nhất quyết không chịu dọn đi căn phòng nào khác ngoài căn phòng trước đây 2 người đã sống.

Bà Linh vào bếp, chuẩn bị dọn cơm chiều lên cho cả nhà. Lan còn lại một mình, cô đi loanh quanh nhìn ngắm căn nhà mà mình sẽ sống trong thời gian tới. Đúng là nhà của một trong những người giàu nhất khu Sài Gòn – Chợ Lớn, nơi đâu cũng đẹp, cũng trưng bày những món đồ cổ đắt tiền, đẹp mắt. Lan chỉ dám đi qua vài khu nhà chính, dẫu sao cô cũng là người mới tới, không dám tuỳ tiện đi lung tung, mắc công có làm gì sai rồi bị người ta quở trách.
Tối, Lan ngồi vào bàn ăn tối với gia đình của ông Thành. Buổi sáng, nhà ít có người ở vì mọi ngừơi thường ra tiệm phụ hay đi công việc riêng của mình, chỉ có giờ cơm tối mới gặp nhau đông đủ bên mâm cơm.

- Ây cha… ai mà đẹp dữ vậy… – Vừa nhìn thấy Lan, một người đàn ông tuổi ngoài 30 đã vội lên tiếng khen.

- Chứng nào tật náy… – Người đàn bà đi cùng vội liếc mắt nhìn ông ta và lên tiếng. – Em là Lan, ngày mai sẽ ra phụ hiệu buôn phải không?

- Dạ, em chào… cô.

- Để tôi giới thiệu với mọi người. – Cậu Nhân lên tiếng – Đây là Lan, con của chú Thuận và cô Hồng dưới Bạc Liêu, hai người đã cứu cha khi cha lâm nạn lúc còn trẻ mà cha đã nhiều lần kể cho anh em mình nghe. Cách đây hơn 1 tháng, cô Hồng có viết thư xin phép cha cho Lan lên đây sống và làm việc giúp nhà ta, cha đã đồng ý. Còn Lan, cậu giới thiệu mọi người cho con biết. Đây là Má Nhỏ, vợ sau của ông Thành, con gọi là Bà Nhỏ là được rồi. Đây là cậu Ba Lễ và Mợ Ba Nguyệt. Hai người kia là Cậu Tư Nghĩa với Mợ Tư Tuyết. Đây là Cậu Út Trí…

Cô Lan đưa mắt nhìn một lượt và gật đầu chào từng người cô vừa được giới thiệu. Bà Nhỏ nhìn Lan một cách lạnh nhạt, dường như và không quan tâm tới sự tồn tại của Lan trong căn nhà này, và Lan cũng khôn hồn đừng chạm vào cuộc sống riêng của bà ta.
 

MinhThy

<marquee behavior="alternate" scrollamount="1"><fo
Joined
Nov 17, 2011
Messages
3,907
Points
113
Cậu Tư Nghĩa và mợ Tư Tuyết trông có vẻ ít nói, nãy giờ cũng không quan tâm nhiều tới câu chuyện của mọi người, khi Lan nhìn Cậu Mợ, hai người cũng khẽ gật đầu chào cô. Cậu ba Lễ thì khác, khi Lan nhìn cậu, cậu liền nở một nụ cười thật tình và nháy mắt với Lan, thấy vậy, mợ Ba Nguyệt liếc mắt nhìn Lan mang đầy vẻ đe dọa và cảnh cáo. Khi quay qua gật đầu chào cậu Út Trí, Lan thấy tim mình đập hơi nhanh hơn một chút.

Cậu Út, gọi là Cậu thế, chứ cậu Trí còn rất trẻ, chắc cũng cỡ đôi mươi như Lan… Khi Lan nhìn cậu, cậu cũng nhìn cô và mỉm cười. Nụ cừơi thật tươi cùng với dáng vẻ nho nhã, trí thức cộng thêm khuôn mặt điển trai của cậu làm Lan hơi lạc hồn.

- Dạ, con cảm ơn mấy cậu mợ. Sau này mấy cậu mợ chỉ bảo thêm cho con.

- Ừ, thôi, cả nhà ăn cơm đi.

- Dạ, còn bà Linh không ăn cơm cùng nhà mình sao cậu Hai?

- Bà Linh dùng cơm ở nhà dưới với mấy người giúp việc. Con ăn xong, lát nữa Cậu dắt con xuống dưới cho con biết mấy người đó.

Bửa cơm nhà giàu đầu tiên Lan được ăn trong đời. Lâu lâu, cô lại trả lời những câu hỏi của mọi người về gia cảnh và quê nhà. Thỉnh thoảng, Lan lại lén đưa mắt nhìn cậu Út.

Bỗng dưng, mợ tư Tuyết hỏi Lan một câu hỏi khá lạ.

- Lan, em có quần áo màu trắng không?

- Ơ, dạ có, hình như em có hai ba bộ bà ba màu trắng. Có việc gì không mợ?

- Em coi bỏ mấy bộ đồ đó đi, hay đem cho người quen nào đó đi nhé, ngày mai tôi dắt em đi may lại mấy bộ màu khác cho em.

- Dạ. Nhưng mấy bộ đồ đó còn mới, không cần tốn kém đâu mợ.

- Con mới vào nhà nên không biết. – Cậu Hai giải thích – Trong nhà này cũng có gia quy, kiêng cử. Con cháu và người làm trong nhà, không được mặc màu trắng. Con cũng phải theo gia quy đó.

Lan thấy điều đấy hơi lạ và buồn cười, mặc gì mà chả được, màu nào cũng đâu có quan trọng, thật đúng là nhà giàu vẽ chuyện. Ở quê Lan, người ta có quần áo mặc là may lắm rồi, chứ ở đó mà chọn màu này màu nọ.

Cơm nước xong xuôi, cậu Nhân dẫn Lan xuống nhà dưới gặp mấy ngừơi giúp việc.

- Đây là Lan, cháu của ông Thành, sau này Lan sẽ sống ở đây, phòng kế bên phòng của bà Linh, mọi người coi giúp đỡ cô Lan trong mọi chuyện. Đây là bà Linh, hồi chiều con gặp rồi đó, bà Linh phụ trách nấu ăn, đi chợ và trông coi mọi việc trong nhà. Còn đây là Sen, phụ công việc lặt vặt. Cậu này tên Tài, là tài xế cho nhà, còn cậu đó là Tâm, trông coi vườn tuợc với cửa nẻo. Sau này có chuyện gì, con cứ hỏi mọi người.

- Dạ, cảm ơn Cậu, sau này xin mấy anh chị chỉ dạy em.

- Ta giới thiệu con là cháu của ông Thành là để đám người làm tôn trọng con, không coi con ngang hàng với tụi nó. – Cậu Hai giải thích với Lan khi hai người quay về gian nhà trên.

Ngày đầu tiên ở nhà ông Thành đã trôi qua như thế với cô Lan, bắt đầu ngày mai Lan sẽ đi làm và có cuộc sống mới.

Lan nằm trằn trọc, hơi khó ngủ, có lẽ là chưa quen chỗ. Cô nằm suy nghĩ miên man về những người mình đã gặp hôm nay. Ông Thành, bà Nhỏ, cậu Hai Nhân, cậu Ba Lễ, mợ Ba Nguyệt, cậu Tư Nghĩa, mợ Tư Tuyết, cậu Út Trí, bà Linh, anh Tài lái xe, cô Sen giúp việc, anh Tâm giúp việc. 12 người, thêm Lan là 13 người, và cô là người thứ 13.

Những chuyện xảy ra sau đó, không biết có liên quan gì tới con số 13 không may mắn kia không, nhưng về sau khi người ta kể lại cho nhau nghe về chuyện nhà ông Bá Thành, thương gia nổi tiếng nhất Sài Gòn – Chợ Lớn lúc bấy giờ, thì người ta luôn kể rằng đấy là một câu chuyện chứa đầy máu và nước mắt.
 

MinhThy

<marquee behavior="alternate" scrollamount="1"><fo
Joined
Nov 17, 2011
Messages
3,907
Points
113
Chương 2. Tiếng nhạc đêm trăng
***
“40 năm, hơn một nửa đời người, vậy là tôi đã sống với ông Thành được hơn nửa cuộc đời. Sống từ thời mà ông Bá Thành giàu có, nổi tiếng như bây giờ còn là thằng làm công Lê Văn Thành tại hiệu buôn của nhà cô Lý Lệ Dung, tức cô chủ quá cố của tôi.

Năm đấy, tôi chỉ mới 10 tuổi, được mua về làm con ở cho nhà cô Dung. Tôi không biết cha mẹ mình là ai, cũng không biết quê quán mình ở đâu, chỉ còn nhớ man mác rằng nhà tôi rất nghèo, hình như cha mẹ đều chết trong một lần bị đánh bom oanh tạc. Có một gia đình đã nhận tôi về nuôi, nhưng rồi nghèo quá, nên nhà người ta cũng đành phải bán tôi đi để mà lo cho con ruột của họ.

Thế là tôi vào nhà cô Dung làm con ở từ đó.

Lúc đó cô Dung vừa đến tuổi cặp kê. Cô chủ tôi là tiểu thư được bao nhiêu người săn đón trong vùng. Là cô con gái út của một gia đình thương gia người hoa ở vùng Cần Thơ. Gia đình còn có 3 người anh trai, duy chỉ có cô Dung là nữ, mà lại là con út, nên bao nhiêu tình thương, ông bà đều dành cho cô. Cô Dung xinh đẹp, nét đẹp nền nã, dịu dàng của người con gái mang hai dòng máu, tính tình lại hiền lành, vui vẻ, còn là người có học thức, biết đối nhân xử, hỏi sao người ta không thích, không yêu.

Mặc dù là kẻ bề trên, nhưng đối với tôi, chưa bao giờ cô Dung coi tôi như một con ăn, đứa ở, mà luôn đối xử như một đứa em gái trong nhà. Ngay cả cách xưng hô, cô cũng bắt tôi gọi là Chị Dung, chứ không được gọi là cô chủ. Cô tâm sự với tôi rất nhiều chuyện, kể cả những chuyện thầm kín nhất. Vì cô nói, tôi còn nhỏ, tôi sẽ không hiểu hết những gì tôi nghe vì thế sẽ không phải nặng đầu suy nghĩ.

Cô Dung đang yêu, nhưng người cô yêu lại là một người làm công cho nhà, địa vị cách biệt quá lớn, làm sao mà hai người có thể đến với nhau? Một ngày nọ, cô hỏi tôi nếu như cô bỏ nhà đi, tôi có muốn đi cùng cô không? Lúc ấy, tôi không đắn đo, chỉ biết rằng cô đi đâu thì tôi sẽ theo tới đó. Vậy là cô, tôi, cùng người đàn ông mà cô yêu, tên Thành, cùng nhau bỏ trốn.

Những ngày đầu khi sống cuộc sống mới, ông Thành tỏ ra không vui vì sự có mặt của tôi, ông cứ hay nói với cô rằng, bỏ đi đã vất vả, sao tự dưng lại đeo theo của nợ vào. Lần nào như vậy, cô Dung cũng cười, nhìn ông Thành rồi đáp: “Nó là em của em, anh cũng phải coi nó như em của anh, của nợ cái gì mà của nợ.”

Một năm sau đó, đứa con đầu lòng của hai người ra đời. Cô đặt tên cho nó là Nhân, Lê Văn Nhân. Rồi nhờ vào số vốn do bán những món nữ trang mình mang theo, cộng thêm sự thông minh, nhạy bén của bản thân, cô Dung giúp ông Thành mở một hiệu buôn nhỏ, rồi từ đó cứ thế mà làm ăn, tới khi cái thằng làm công Lê Văn Thành lúc trước trở thành ông chủ Thành rồi tới bây giờ thành ông Bá Thành giàu có khét tiếng.

Những đứa con lần lượt ra đời, Lê Văn Lễ, Lê Văn Nghĩa và cậu út Lê Văn Trí. Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, đây là ý cô Dung, muốn con mình hội đủ những đức tính cao đẹp trên đời này.

40 năm qua, tôi luôn coi gia đình này là gia đình thật sự của mình và ra sức bảo vệ nó, không cho bất cứ người nào làm ảnh hưởng tới sự hạnh phúc đó. Dù phải dùng tới cách nào đi chăng nữa, tôi cũng phải bảo vệ nó.
 

MinhThy

<marquee behavior="alternate" scrollamount="1"><fo
Joined
Nov 17, 2011
Messages
3,907
Points
113
Nhưng đời là vậy, có cuộc vui nào mà không tàn. Cậu út ra đời cũng là lúc cô Dung bỏ tôi mà đi.
Tôi còn nhớ hôm đó, một ngày mưa tầm tã, khi đấy cô Dung đã hơn 40, sinh con ở tuổi này rất nguy hiểm. Nhưng vì cậu Thành muốn có 1 đứa con gái, nên cô cố chiều lòng cậu. Cậu út ra đời, một tuần sau thì cô Dung mất. Sức khỏe quá yếu cộng thêm bị băng huyết nên cô không qua khỏi.

Sau sự ra đi của cô Dung, ông Thành như người điên. Vì mất cô là ông mất đi tất cả. Chính cô là người giúp ông có được như ngày hôm nay, chính cô đã cho ông cuộc sống này. Và tôi cũng như ông Thành, không lúc nào quên được cô Dung. Thỉnh thoảng trong cơn say, tôi nghe ông Thành hay nói “Dung ơi, tha lỗi cho anh, vì anh, lỗi tại anh mà em ra đi… Dung ơi…”. Tôi hiểu vì sao ông Thành lại nói như vậy. Nhưng tôi cũng biết mình không nên khơi lại nỗi đau trong ông.

Một thời gian sau, nỗi nhớ cô Dung của ông Thành ngày một cao hơn. Ông cấm người làm và con cháu trong nhà mặc trang phục màu trắng, vì đó là màu yêu thích của cô Dung, chỉ cô Dung mới được mặc. Ông đặt bàn thờ cô ngay trong phòng ngủ mình. Ngày nào ngồi ăn cơm với các con, ông cũng bắt tôi dọn thêm 1 phần cho cô Dung.

Mấy đứa nhỏ cũng lớn, cậu ba, cậu tư lập gia đình, cậu hai thì vẫn ở vậy lo cho công việc làm ăn của gia đình, cậu út theo học trường Tây. Chừng 8 năm trước, ông Thành trở bệnh, người ta nói ông bị bệnh tim rất nặng. Sau đó, cậu Hai Nhân đứng ra lo tất cả chuyện của hiệu buôn cùng với mấy cậu khác. Rồi cũng từ đó, ông Thành chỉ sống trong phòng mình, hàng ngày cơm nước do tôi bưng lên. Cậu Nhân nhiều lần định nói ông xuống ở những lầu dưới để tiện đi đứng, nhưng ông nhất quyết không chịu, vì ông nói cô Dung thích ở trên cao để ngắm trăng, và đây là căn phòng hai người đã sống cùng nhau từ lâu.

Trong ông, cô Dung vẫn luôn luôn tồn tại.

Thậm chí hơn một năm nay, ông Thành dặn tôi để chén cơm cúng cô Dung lên bàn ăn của ông, vì trời tối, cô sẽ về cùng ăn cơm với ông.”



Bà Linh đang đứng dưới bếp, mùi xào nấu bay ngào ngạt khắp cả căn bếp. Miên man suy nghĩ về những chuyện xưa khiến bà không tập trung vào công việc mình đang làm lắm, nhưng bà cũng không quên với tay lấy chai dầu mè, thứ dầu đặc trưng của đồ ăn Trung hoa, bỏ một chút vào các món ăn. Gần 20 năm ở cùng bà Dung, tự lúc nào bà Linh đã có thói quen nấu ăn rất Trung Hoa đó. Những món ăn này cũng là do Bà Dung chỉ dạy cho bà Linh. Mặc dù bà Dung mất đi, nhưng sự ảnh hưởng của bà trong căn nhà này luôn luôn tồn tại.

- Bà Linh à, hôm nay ngày rằm, làm cho tôi chút đồ ăn chay nhé.

Vừa nói là bà Nhỏ, vợ sau của ông Thành, bà Linh vốn không ưa người đàn bà này lắm. Thứ đàn bà mắt xanh mày đỏ, chỉ biết suốt ngày ăn rồi chưng diện, không hiểu ngày trước tại sao cậu Nhân đồng ý để ông Thành lấy người đàn bà này. Khi đó ông Thành vừa qua cơn bạo bệnh, rồi tự dưng ông nói muốn lấy vợ, và lấy một người nhỏ hơn mình những 30 tuổi, với lý do là muốn có thêm người chăm sóc.

Nhưng nếu với lý do đó, có thể mướn ngay một đứa người làm, hay thậm chí có thể mướn một y tá để chăm sóc ông, tại sao lại cứ nhất thiết phải cưới ả đàn bà này. Càng khó hiểu hơn vì khi đó, trong khi mọi người đều tỏ vẻ bất bình, không đồng ý cuộc hôn nhân tréo ngoeo này thì cậu Nhân lại là người đồng ý, nếu không muốn nói là ra sức ủng hộ. Phận làm người ở, dù là đã sống gần 40 năm, nhưng cũng chỉ là người làm thấp cổ bé họng, bà Linh nào có quyền can thiệp trong chuyện đó, nên đành ngấm ngầm chống lại bà Nhỏ.

- Sao bà không dặn sớm, đi chợ hết rồi, đồ ăn cũng làm xong. Nếu bà muốn ăn chay thì sai con Sen ra ngoài mua cho ăn.

- Đồ ăn bán ở ngoài làm sao mà ăn cho được. Bà Linh kiếm chút rau, xào lên cho tôi một món là được rồi.

Hình như biết không thể chống lại bà Linh, nên bà Nhỏ cũng tỏ ý nhượng bộ rồi bỏ lên nhà trên, để lại bà Linh đứng đấy lầm bầm.

- Muốn ăn thì lết vào mà làm. Chỉ giỏi đứng đấy mà sai. Nếu bà Dung mà còn sống, thứ như mày đừng hòng bước chân vào bậc thềm nhà này, ở đó mà lớn lối.

Nói rồi, bà với tay lấy mớ rau còn thừa, cho vào chảo, làm cho bà Nhỏ món đồ chay.

Dọn cơm cho người nhà xong xuôi, bà Linh lại quay về bếp, chuẩn bị thêm một mâm cơm, bưng lên cho ông Thành.

- Cô Linh đấy à, vào đi…

30 năm nay, ông Thành vẫn cứ gọi bà Linh là cô Linh như ngày trước.

- Hôm nay là ngày rằm đúng không cô?

- Dạ phải.

- Cô cứ để hai phần cơm đó lên bàn cho tôi, tối nay, chị Dung của cô sẽ về ăn cơm cùng tôi đấy.

- Vậy à anh Thành, chị Dung dạo này vẫn khoẻ chứ…?

- Khỏe thì chắc là khỏe, nhưng tôi thấy Dung hơi buồn, chắc lại có chuyện gì đấy, để tối nay tôi gặng hỏi xem sao. Dung vẫn hay hỏi thăm cô.

- Bao nhiêu năm nay mà chị Dung vẫn nhớ tôi, thật là…

- Ừ, chị Dung của cô là người rất tình cảm.

Bà Linh quay lưng lại đi ra, không quên nhìn lên tấm di ảnh của bà Dung, vẫn là khuôn mặt xinh đẹp ấy, vẫn là nụ cười hiền hậu ấy. Nhưng hình như, bà Dung vừa mỉm cười với bà Linh thì phải.
 

MinhThy

<marquee behavior="alternate" scrollamount="1"><fo
Joined
Nov 17, 2011
Messages
3,907
Points
113
Bước ra khỏi phòng, bà Linh chợt thấy sống lưng mình lành lạnh. Biết rằng bà Dung đã mất cách đây hơn 20 năm, nhưng theo cách nói chuyện của ông Thành, hình như bà Dung vẫn thật sự còn sống và thường lui về thăm ông. Lúc trước, cậu Nhân đã dặn mọi người trong nhà rằng, sau này khi nói chuyện với ông Thành, dù cho ông có nói chuyện gì vô lý tới đâu, mọi người cũng nên tin và nói theo ông cho ông vui lòng. Bác sĩ bảo rằng bây giờ, ông Thành không chịu được xúc động mạnh, và ông đang sống được chính nhờ những niềm vui, niềm tin của ông vào cuộc sống này.

- Chẳng lẽ là niềm tin về việc cô Dung vẫn còn sống?

Bà Linh thoáng nghĩ rồi thở dài. Cuộc đời này nếu có một người đàn ông chung tình với mình như vậy, chết cũng không gì hối tiếc. Dẫu sao, là đàn bà như bà Dung cũng đã là một hạnh phúc.

Bà Linh trở về bếp, ăn cơm cùng con Sen, thằng Tâm, thằng Tài.

- Hôm nay là ngày rằm, chắc ông Bá cũng kêu bà dọn thêm 1 phần cơm cho bà Dung phải không bà Linh?

Con Sen tò mò hỏi.

- Ừ, đúng rồi đó, phải không bà Linh? – Thằng Tâm cũng nhanh chóng tham gia câu chuyện.

- Tụi bây biết rồi, còn hỏi tao làm gì, lo ăn cơm đi, nhiều chuyện quá.

- Vậy là, bà Linh cũng tin là bà Dung còn sống hả? Hay là ông Thành gặp ma. – Thằng Tài lái xe cũng ngập ngừng hỏi bà.

- Trên đời này làm gì mà có ma với quỷ, tụi bây nói bậy, cậu Nhân nghe được thì bị la bây giờ.

- Mà con thấy bà Linh cũng ngộ, nhiều lần cậu Nhân kêu bà lên nhà trên ăn cơm, sao bà không lên. – Con Sen lại thắc mắc.

- Lên đó, nhìn mặt bà Nhỏ, tao ăn cơm không ngon, ăn dưới đây với tụi bây vui hơn.

- Chà, hôm nay là ngày rằm, chắc tối nay lại có nhạc nghe. – Thằng Tâm nói bâng quơ.



Đêm, trời đổi mùa, cái lạnh len lõi vào từng ngóc ngách của căn nhà tráng lệ. Bà Linh không ngủ được, câu chuyện nói cùng ông Thành và đám người làm khiến bà nhớ bà Dung da diết. Bà đang thức để chờ đợi điều gì đó rất mơ hồ. Đã mấy năm nay, cứ hễ tới ngày rằm hàng tháng, bà lại ngủ trễ hơn để chờ đợi điều đấy. Rồi điều đó cũng đến. Lúc này đã là nửa đêm, tiếng nhạc bắt đầu vang lên, khe khẽ, rồi lớn dần. Đấy là tiếng nhạc từ chiếc máy hát đĩa trên phòng ông Thành.

Nếu như đây là ban ngày, tiếng nhạc ấy chắc hẳn rất khó có thể nhận ra giữa nhiều loại âm thanh hỗn tạp. Nhưng trong đêm khuya thanh vắng, tiếng nhạc lại rất rõ ràng. Giọng cô ca sĩ bắt đầu vang lên, ngân nga, trầm bổng, du dương. Đúng là bản nhạc này, không thể lẫn vào đâu được. Bản nhạc “Ánh trăng nói hộ lòng em”, một bài nhạc Hoa khá xưa, bài nhạc mà cô Dung rất thích.

Em hỏi anh yêu em có sâu đậm không?
Anh yêu em bao nhiêu phần
Tình cảm của em là chân thật
Tình yêu em dành cho anh cũng là chân thật
Ánh trăng đã nói hộ lòng em.

Em hỏi anh yêu em có sâu đậm không
Anh yêu em bao nhiêu phần?

Tình cảm của em không di dịch
Tình yêu của em là bất biến
Ánh trăng nói hộ lòng em.

Nụ hôn ngọt ngào đã khiến con tim em đập rộn ràng.
Mối tình đậm đà của anh, em sẽ ghi nhớ suốt đời

Em hỏi anh yêu em có sâu đậm không
Anh yêu em bao nhiêu phần?
Anh thử nghĩ xem, anh thử nhìn xem, ánh trăng kia đã nói hộ cho lòng em.
 

MinhThy

<marquee behavior="alternate" scrollamount="1"><fo
Joined
Nov 17, 2011
Messages
3,907
Points
113
Nước mắt bà Linh lặng lẽ rơi.

Đang thả mình trong những kỉ niệm xưa, bỗng bà Linh giật mình thoát ra khỏi quá khứ.

Cộc cộc cộc…

Có tiếng gõ cửa phòng. Ai? Ai lại kiếm bà lúc đêm hôm như thế này? Bà Linh cảm thấy như có một gió lạnh thốc vào người mình. Không lẽ… không lẽ là bà Dung kiếm gặp bà sau bao nhiêu năm xa cách?

Cộc cộc cộc…

Tiếng gõ cửa phòng lại vang lên. Rõ ràng là có người gỏ cửa, không phải bà thần hồn nát thần tính tự hù doạn mình. Bà Linh lấy hết can đảm, bước tới cánh cửa rồi chầm chậm mở nó ra.

Đứng trước cửa phòng là một người phụ nữ, mặc một bộ đồ trắng toát, tóc dài xõa ra tung bay trong gió, khuôn mặt bị bóng tối che khuất… Trong bóng tối nhờ nhợ được huyễn hoặc bởi ánh trăng bạc, hình ảnh người đàn bà áo trắng càng trở nên mờ ảo hơn.

Bà Linh hãi hùng, cổ họng nghẹn lại như có một bàn tay vô hình bóp chặt. Bà muốn hét lớn lên nhưng hơi sức cứ nghẹn lại. Bà bước lùi vài bước, loạng chọang rồi ngả người ngồi lên giường của mình. Người đàn bà áo trắng từ từ tiến lại gần bà.

- Bà Linh, bà Linh… sao bà không nói gì vậy bà Linh? Con, Lan nè.

Cái gì? Lan? Con Lan sao? Lúc này bà Linh mới trấn tĩnh, nhìn kĩ lại, thì ra đúng là cô Lan, đang mặc chiếc áo ngủ màu trắng.

- Trời ơi! Cô Lan hả? Sao giờ này mà cô còn kiếm tui, lại không nói gì… cứ im lặng là sao?

- Con tưởng bà ngủ rồi nên không dám kêu lớn, với lại con thấy bà không nói gì, chỉ bước vào phòng, con tưởng bà kêu con vào luôn.

- Thiệt là mệt với cô, sao cô kiếm tôi giờ này, có chuyện gì không, mà sao cô mặc đồ màu trắng, không lẽ cậu Hai chưa nói cô nghe về chuyện trong nhà này không được mặc đồ màu trắng sao?

- Dạ, con biết rồi, nhưng bộ đồ còn mới quá, con tiếc… nên.

- Tiếc cái gì mà tiếc, để cậu Hai hay ông Bá biết được, lúc đó đừng trách sao bị la.

- Dạ, ngày mai con sẽ đem bỏ. Nhưng cho con hỏi, tiếng nhạc kia, từ đâu ra vậy?

- À, thì ra là vậy. Đây là lần đầu cô ở đây ngày rằm nên thấy lạ cũng phải. Tiếng nhạc đó là từ phòng ông Thành.

- Từ phòng ông Thành? Sao giờ này mà ông Thành còn bật nhạc để nghe?

- Thì… ờ thì… ông Thành bật nhạc để nghe cùng … bà Dung.

- Bà Dung? Sao… sao lại như vậy được. Bà Dung chết lâu rồi mà. Chẳng lẽ ông Thành nghe nhạc với ma???

Một cơn gió lạ lại bất ngờ thổi qua, cánh cửa phòng bà Linh bật ra tiếng kẽo kẹt rợn người.

Tấm rèm đỏ thẩm như máu trên phòng ông Thành phất phơ trong gió, hiển hiện hai bóng người bên trong.

(còn tiếp…)

(Nguồn: www.ngocthach.net)
 

Mi Kate

<marquee behavior="alternate" scrollamount="1"><fo
Joined
Jan 26, 2011
Messages
153
Points
28
ủa có bản trên web roi hả chị? :D
 
Top Bottom