Mạng Internet Việt Nam sẽ liệt nếu bị tấn công

Lão K

Well-known member
Joined
Feb 15, 2011
Messages
130
Points
63
HÀ NỘI - Ðó là nhận định của ông Nguyễn Minh Ðức, giám đốc bộ phận an ninh mạng của BKAV, một trong những chuyên gia hàng đầu về an ninh mạng ở Việt Nam.
169431-nv_071713_chienmang-400.jpg

Một thiếu nữ bán trái cây ở Hà Nội sử dụng mạng Internet. Thời gian qua, nhiều trang web của các tờ báo ở Việt Nam rất khó truy cập vì bị tấn công qua Internet. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)

Trả lời BBC, nhân vật này cho rằng, khả năng chuẩn bị đối phó của Việt Nam mới chỉ ở mức “vừa phải”. Nếu bị tấn công, các trang web ở Việt Nam sẽ ngưng hoạt động trong một khoảng thời gian dài.

Các trang web của nhiều tờ báo ở Việt Nam đã cũng như đang bị tấn công và ông Ðức tiết lộ là họ “rất vất vả” để chống đỡ. Nhiều trang web trong hệ thống Internet toàn cầu có thể bị tê liệt trước các cuộc tấn công theo hình thức từ chối dịch vụ, song thời gian cần có để hồi phục sẽ ngắn hơn nếu đã chuẩn bị tốt.

Ngược lại, các trang web ở Việt Nam bị tê liệt trong một khoảng thời gian tương đối dài, vì khả năng phòng chống chưa được đầu tư đủ cả về thiết bị lẫn công nghệ.

Khi hệ thống Internet bị tấn công, nhiều quốc gia khác đã sử dụng tất cả các nguồn lực để chống đỡ và phối hợp điều tra về các cuộc tấn công. Còn tại Việt Nam, bộ phận quản trị của các trang web “rất chật vật” để “tự chống đỡ”. Ông Ðức thú thật, chưa hình dung được, nếu các nguồn lực được tận dụng để cùng chống đỡ thì diễn biến sẽ ra sao.

Tháng trước, tại một hội thảo về an toàn và an ninh mạng ở Việt Nam, trung tâm ứng cứu khẩn cấp sự cố máy tính Việt Nam, cho biết, hầu hết các cuộc tấn công vào hệ thống máy tính Việt Nam đều “mang tính tự phát với mức độ nguy hiểm chưa cao”. Do vậy, nếu xảy ra một cuộc tấn công quy mô lớn, khả năng các trang web ở Việt Nam bị tê liệt hoàn toàn là rất lớn.

Một chuyên gia khác về an ninh mạng tên là Nguyễn Hoàng Giang, đang đảm nhiệm vai trò phó giám đốc phụ trách bảo mật của CMC, nhận xét, hầu hết các trang web ở Việt Nam “chưa chuẩn bị tinh thần cho các cuộc tấn công nên rơi vào trạng thái bị động”. Theo ông Giang, qua báo cáo của nhiều công ty và các tổ chức bảo mật mạng trên thế giới, có thể thấy, rất nhiều máy chủ của các hệ thống ở Việt Nam đã bị nhiễm mã độc và bị biến thành trung gian để tấn công cả Việt Nam lẫn các quốc gia khác.

Ông Triệu Trần Ðức, một chuyên gia công nghệ thông tin khác thì bảo rằng, do thiếu ý thức hoặc thiếu kinh phí, các máy chủ của Việt Nam trở thành “sân tập” cho các tin tặc trên thế giới.:dead:

Gần đây, rủi ro cho hệ thống máy tính và Internet tại Việt Nam bắt đầu được cảnh báo liên tục, khi có những dấu hiệu cho thấy nó đã trở thành một vấn đề quốc gia. Hồi đầu tháng này, Hiệp Hội An Toàn Thông Tin Việt Nam công bố một báo cáo về an ninh thông tin, cho biết, gần như toàn bộ thiết bị mà các công ty viễn thông Việt Nam đang sử dụng là sản phẩm do hai công ty Huawei và ZTE của Trung Quốc sản xuất.

Hồi tháng mười năm ngoái, Ủy Ban Tình Báo của Hạ Viện Hoa Kỳ chính thức lên tiếng cảnh báo các doanh nghiệp Hoa Kỳ ngưng làm ăn với Huawei và ZTE. Ðây là hai công ty hàng đầu của Trung Quốc, chuyên cung cấp thiết bị, công nghệ trong lĩnh vực viễn thông. Ủy Ban Tình Báo của Hạ Viện Hoa Kỳ cho rằng, thiết bị, công nghệ của Huawei và ZTE có thể gây ra mối de dọa an ninh đối với Hoa Kỳ.

Lo ngại trước các vụ tấn công qua Internet xuất phát từ Trung Quốc, Ủy Ban Tình Báo của Hạ Viện Hoa Kỳ đề nghị không mua các thiết bị của Huawei và ZTE để lắp đặt cho hệ thống máy tính của các cơ quan chính phủ, nhằm ngăn ngừa rủi ro gián điệp. Ủy ban này còn cảnh báo về nguy cơ các nhu liệu cũng như linh kiện do Huawei và ZTE sản xuất, có thể có các tác nhân độc hại được cấy vào đó để bán cho các khách hàng Hoa Kỳ. Ủy Ban Ðầu Tư Nước Ngoài của chính phủ Hoa Kỳ (CFIUS) cũng đã được cảnh báo nên ngăn chặn các vụ sát nhập, thâu tóm mà Huawei và ZTE thực hiện ở Hoa Kỳ.

Sau Hoa Kỳ, Huawei và ZTE đang gây lo ngại tương tự khắp châu Âu, Úc.

Tại Việt Nam, ông Trịnh Ngọc Minh, một viên chức của Hiệp Hội An Toàn Thông Tin cho rằng, tình trạng gần như tất cả các công ty viễn thông Việt Nam đang sử dụng sản phẩm do Huawei và ZTE sản xuất là mối lo về an ninh, an toàn cho viễn thông Việt Nam.

Hiệp Hội An Toàn Thông Tin Việt Nam loan báo, trong 12 tháng vừa qua, xu hướng tội phạm mạng nhắm đến các tổ chức và doanh nghiệp với mục đích phá hoại kinh tế gia tăng rất nhanh. Riêng 6 tháng đầu năm nay, có 2,638 loại virus máy tính mới xuất hiện, lây nhiễm trên khoảng 4.3 triệu máy tính tại Việt Nam và gây tổn thất khoảng 8,000 tỉ đồng. Ðã có khoảng 425 website của doanh nghiệp và tổ chức bị tin tặc tấn công.


Ðáng lưu ý là nhiều máy chủ của các cơ quan chính phủ cũng bị tấn công. Trong đó có 395 máy chủ âm thầm bị kết nối thường trực ra nước ngoài để đánh cắp thông tin mật. (G.Ð.).
 

ChÂu DũNg

* kEeP sIlEnce *
Staff member
Joined
Apr 14, 2011
Messages
2,750
Points
113
Ai pỉu.......thík 'chệt' chj.....để h' lo lắng....kái je` kũg 'chệt' thỳ pị chết vì 'chệt' thôi.
 
Top Bottom