An Giang Miếu Bà Chúa Xứ - An Giang

anh yêu

R.L.G
Joined
Nov 17, 2011
Messages
2,126
Points
113
Tên ghi trên bảng ngoài cổng miếu là Chúa Xứ Thánh Mẫu, còn trong nhân dân gọi là Miếu Bà Chúa Xứ. Theo truyền thuyết thì miếu này đã có hơn 150 năm nay, từ đầu thế kỷ XIX. Nhưng nói đến những người xây dựng miếu thì cho đến nay vẫn chưa xác định được. Bởi vì lịch sử miếu Bà có 2 truyền thuyết, nếu theo thuyết thứ nhất, miếu do dân xây dựng để cúng bái vì tin ở sự linh thiêng của Bà. Còn theo truyền thuyết thứ hai là do Thoại Ngọc Hầu đứng ra xây dựng, thực hiện theo lời van vái của vợ chính là Châu Thị Tế. Hiện nay vẫn chưa biết rõ ai là người đầu tiên đứng ra xây dựng miếu này.
087.jpg
Vị trí: Di tích núi Sam thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Ðốc, tỉnh An Giang.
Đặc điểm: Núi Sam không chỉ là cảnh đẹp thiên nhiên, tại đây có nhiều di tích kiến trúc, văn hóa đã khắc sâu vào tâm linh người dân đồng bằng Nam B
Từ trước đến nay miếu vẫn ở chỗ cũ và đã được sửa chữa 2 lần. Lúc đầu miếu được cất bằng tre lá, đến năm 1962, miếu được sửa lại bằng đá ngói âm dương, đến năm 1972 ngôi miếu được phá xây lại trừ tấm vách đá sau lưng Bà. Lần sửa chữa này do ý kiến của ông Nguyễn Văn Ưứng, hội trưởng Hội cứu tế đề nghị và được tập thể Hội tán thành. Đến năm 1976, miếu mới thực sự được xây dựng xong.
Miếu Bà Chúa Xứ kiến trúc theo kiểu chữ Quốc, xây bằng gạch có 4 mái hình vuông, nóc lợp bằng ngói ống màu xanh, bên trong miếu còn giữ lại tấm vách đá dài 10m là bệ miếu cũ. Nhà để tượng cũng 4 mái hình vuông, ngay chính diện lát bằng gạch đá xanh theo lời ông hội trưởng thì vách 2 bên được xây bằng đá cẩm thạch nhập ở Yý, Nhật, Đài Loan do kiến trúc sư Huỳnh Kim Mãng và Nguyễn Bá Lăng thiết kế xây dựng.
086.jpg
Những di vật phụ trong miếu có những hoàng phủ bằng chữ Hán đề cao công ơn tổ mẫu như: Hộ Quốc túy dân, vị quốc vị dân, Hải quốc trường xuân... và số lượng vàng chạm áo khách thập phương cúng vào miếu trưng bày ở gian phòng bên phải của cung cấm.
Miếu Bà Chúa Xứ là một ngôi miếu cổ, thờ một hình tượng bằng đá. Theo lời kể của các ông trong hội thì hình tượng là một phụ nữ ngồi. Dáng uy nghi, đội mũ, bị gãy một bên tay trái, bên trong mặc xà rông, bên ngoài mặc áo bào thêu rồng phượng. Mặt tượng được sơn màu nâu cánh dán, mắt đen. Hai bên là tượng cô bằng đá (bên phải), thờ cậu (bên trái).
088.jpg
Hàng năm vào các ngày 25, 26, 27 tháng 4 âm lịch, nhân dân các tỉnh phía Nam cùng nhân dân địa phương nô nức đến lễ ở miếu Bà. Trong ngày lễ còn có múa bóng, hát bội... Đêm ngày 23, mọi người đã tập trung về chùa để xem lễ tắm Bà. Tượng Bà được mang xuống, cởi áo ra, lấy nước mưa pha với nước hoa để tắm phong tục này đã tồn tại hàng trăm năm nay.
089.jpg
Trước và trong kháng chiến, miếu không bị hư hỏng gì nhiều. Hiện nay ban bảo vệ di tích cũng là ban quản trị hội cứu tế, trong đó có ông hội trưởng Nguyễn Văn Ưứng là Phó Chủ tịch Uủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Vĩnh tế. Hàng năm, ban quản trị dùng tiền cúng bái sung vào quĩ dành cho việc trùng tu sửa chữa di tích này.
 
Top Bottom