Cà Mau Những địa danh nổi tiếng của Cà Mau

anh yêu

R.L.G
Joined
Nov 17, 2011
Messages
2,126
Points
113
Khi nói đến Cà Mau - những địa danh nổi tiếng như rừng đước Năm Căn, Ngọc Hiển, rừng tràm U Minh Hạ, Hòn Đá Bạc, đảo Hòn Khoai, Làng Rừng, cửa sông Ông Đốc, Vàm Lũng, Hồng Anh Thư Quán, Quan Âm Cổ Tự... đã được ghi vào trang sử hào hùng của dân tộc, sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Trên quê hương Cà Mau, mỗi tên đất tên làng đều gắn liền với chiến công hiển hách, là biểu trưng cho tinh thần anh dũng, kiên trung rạng ngời của người dân Cà Mau. Mình sẽ giới thiệu đến các bạn một số địa danh nổi tiếng của vùng đất còn non trẻ này.


DI TÍCH LỊCH SỬ QUAN ÂM CỔ TỰ


P4-301-3.jpg


Quan Âm Cổ Tự nằm uy nghi dưới tàng cây bồ đề, thuộc địa bàn thuộc Phường 4, thành phố Cà Mau, chùa được hình thành từ một am thờ do người nông dân tên Tô Xuân Quang sáng lập năm 1826. Trải qua bao thăng trầm lịch sử và sự biến thiên của đất trời, Quan Âm Cổ Tự được người dân Cà Mau nhiều lần trùng tu tôn tạo, qua hàng thế kỷ nhưng đến nay vẫn giữ được nét kiến trúc cổ xưa mô phỏng theo kiểu đình miệt ĐBSCL, thể hiện rõ nét nhất là những mái ngói lợp có hình quả ấu. Chùa có nhiều tượng Phật, tượng La Hán, tượng Bồ Tát, những bức hoành phi, câu đối... đó chính là những hiện vật minh chứng cho thời kỳ khẩn hoang của vùng đất Cà Mau.


P4-301-1.jpg
P4-301-2.jpg


Quan Âm Cổ Tự là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu có giá trị nghệ thuật cao vào loại bậc nhất vùng. Tuy công trình này không đồ sộ, nhưng nó gắn liền với đời sống tâm linh bao đời của người dân nơi vùng đất Cà Mau non trẻ. Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Quan Âm Cổ Tự chính là nơi chở che, đùm bọc, nuôi chứa các chiến sĩ cách mạng, trong đó có không ít những nhà sư đã trở thành liệt sĩ.


P4-301-4.jpg
P4-301-5.jpg


Qua những sự kiện trên, năm 2000, Quan Âm Cổ Tự Cổ Tự đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia.

 

anh yêu

R.L.G
Joined
Nov 17, 2011
Messages
2,126
Points
113
Cụm đảo Hòn Khoai

news_020820061.jpg



Cụm đảo Hòn khoai nằm cách đất liền mũi Cà Mau 14 hải lý nhìn từ hướng Đông Nam, thuộc huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Cụm đảo Hòn Khoai được tạo thành bởi 5 hòn chính nằm quần tụ thành cụm đảo đẹp như Hòn Tượng, Hòn Sao, Hòn Đồi Mồi, Hòn Khô, Hòn Lớn..., trong đó Hòn Khoai (Hòn Lớn) có độ cao 318m so với mặt nước biển và diện tích rộng 4km. Trên đỉnh hòn còn có ngọn tháp Hải Đăng cao 15,7 m do thực dân Pháp xây dựng năm 1939. Ngọn Hải Đăng ở Hòn Khoai là một trong những hệ thống đèn báo biển liên hoàn từ Cần Giờ đến Côn Đảo, Phú Quốc, tới Vịnh Thái Lan, phục vụ cho các tàu biển đi lại, và các hạm đội hải quân của Pháp tuần tra. Ngày nay nó có một vị thế quan trọng về an ninh trên biển. Muốn tham quan ngọn Hải Đăng, từ chân hòn, có hai hướng đi chính. Một là từ đồn biên Phòng 700 len qua những tàng cây cổ thụ, những dải núi đá với các khe suối chảy róc rách. Lần theo những con đường mòn để xuyên tới đỉnh; hướng thứ hai, từ cảng Hòn Khoai đi theo đường trải nhựa mà những năm chiếm đảo, thực dân Pháp đã xây dựng con đường từ chân hòn lên đến đỉnh để thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa. Qua hằng thập kỷ con đường này vẫn còn nguyên vẹn, phục vụ rất lý tưởng cho khách tham quan đỉnh hòn.


news_020820062.jpg


Hòn Khoai còn là chứng tích của lịch sử, đó là sự kiện ngày 13.12.1940, người thầy giáo, người chiến sĩ cách mạng Phan Ngọc Hiển đã chỉ huy nghĩa quân nổi dậy giết tên tên sếp đảo của thực dân Pháp, chiếm Hòn Khoai, ghi mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của quân và dân vùng đất cực Nam Tổ quốc.
Có thể nói, Hòn Khoai là một tiềm năng về du lịch sinh thái của tỉnh rất lớn, nơi đây hội tụ các yếu tố về thiên nhiên, lịch sử mà không ở đâu nơi vùng biển Cà Mau có được. Một cụm đảo gồm 5 hòn chính tạo thành một không gian lý tưởng, với một hệ sinh thái rất đa dạng, nhiều chủng loài thuộc dạng quý hiếm, như: mai vàng, huyết rồng, sâm quy, đỗ trọng... nếu chúng ta biết đánh thức và khơi dậy nguồn tiềm năng vô giá, cụm đảo Hòn Khoai sẽ trở thành một trong những địa danh du lịch nổi tiếng của vùng biển cuối trời cực Nam Tổ quốc.
 

anh yêu

R.L.G
Joined
Nov 17, 2011
Messages
2,126
Points
113
SÔNG TRẸM


Hình minh họa


Sông Trẹm là tên một con sông chảy qua huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau. Sông Trẹm chia Rừng U Minh thành hai vùng thượng và hạ. U Minh Hạ thuộc tỉnh Cà Mau, U Minh Thượng thuộc tỉnh Kiên Giang. Trong lưu vực sông Trẹm có khu du lịch sinh thái. Hệ thống rừng ở đây có gần 300 loài thực vật và động vật phong phú.


Sông_Trẹm,_đoạn_qua_Thới_Bình,_Cà_Mau.JPG


Vào tham quan vườn sưu tập động thực vật, du khách sẽ được ngắm cảnh thiên nhiên thơ mộng và quan sát gần 130 loài thực vật, thuộc 62 họ đang được khoanh nuôi bảo vệ trên diện tích rộng cả 100 ha. Khu vườn sưu tập này tựa như một khu rừng nguyên sinh chưa bị tác động của bàn tay con người. Tại đây, du khách cũng sẽ gặp nhiều loài chim, thú và nhiều loại cá đồng quen thuộc.

Qua bước đầu khảo sát, các nhà chuyên môn cho biết tại vườn động thực vật Sông Trẹm có tới 30 loài bò sát thuộc 14 họ cùng 21 loài thú rừng lớn, nhỏ khác thuộc 12 chi họ. Chim có 96 loài, nằm trong 32 họ. Riêng nguồn cá đồng thì nhiều vô kể. Trong khi ở nhiều nơi cá đồng đang bị cạn kiệt, thì tại đây chúng vẫn còn rất phong phú về chủng loại, đa dạng về kích cỡ và dồi dào về trữ lượng.


hình minh họa

Vườn sưu tập động thực vật Sông Trẹm còn du nhập được nhiều loài mới lạ từ các hệ sinh thái khác đem về thuần dưỡng, phát triển song song cùng các loài bản địa nhằm thu hút, phục vụ khách du lịch và nghiên cứu khoa học. Hiện nay vườn có thêm nhiều thành viên mới như nai rừng, cá sấu, vượn, gấu, đà điểu... Đặc biệt, đàn đà điểu ở đây phát triển rất tốt, ăn khoẻ, mau lớn. Trong đàn hiện có những con nặng trên 100 kg.




DÒNG SÔNG HOA TRẮNG



Sông Trẹm là ranh giới của vùng thượng và hạ U Minh. Nhà tôi ở chỗ khúc sông có cái tên bến đò Bông Súng. Có lẽ do ở khúc sông này bông súng ma nhiều lắm.

Bông súng ma lá như lá môn nước, cỡ bàn tay xòe của người lớn, là đà, liêu phiêu hai bên triền sông. Đến mùa hoa súng nở trắng, trải dài hàng mươi cây số, tỏa ngát hương, đẹp như trong tranh. Sông Trẹm lúc ấy chỉ còn một lối hẹp cho xuồng ghe đi. Có người còn gọi sông Trẹm là “Dòng sông hoa trắng”.


một góc vườn quốc gia U Minh Thượng. (Ảnh anh yêu)

Tuổi thơ ấu tôi gắn liền với những đám bần la đà bông trắng, với những hàng dừa nước xanh um xao xác ven sông, với rừng tràm bạt ngàn. Và với bông súng ma, mùa hè trải dài trên sông, nhìn xa như dải lụa lượn lờ...


một góc vườn quốc gia U Minh Thượng. (Ảnh anh yêu)

Khi gió chướng thổi về, bông so đũa nở rộ trong vườn, lau sậy phơ phất trắng xóa cả đồng bưng, báo hiệu trời đã sang mùa, và tết cũng đến gần. Mẹ tôi sửa soạn dừa khô, phơi chuối xiêm chín để chuẩn bị làm mứt. Ba tôi cùng anh tôi đi sâu vào rừng tràm U Minh tìm mật ong, đem về cho chị tôi đi bán ở chợ Thứ Mười Một. Bọn trẻ chúng tôi thì hay dắt chó vào ven rừng để săn chồn, cáo và đánh bẫy những chú gà nước, chàng nghịch, cúm núm. Đôi khi còn lôi được cả những con trăn khá to về nhà.


một góc vườn quốc gia U Minh Thượng. (Ảnh anh yêu)

Hồi ấy tôi học lớp bảy trường quận. Bọn học trò chúng tôi chuyền tay nhau đọc say mê cuốn tiểu thuyết Bên dòng sông Trẹm của ông Dương Hà nào đó, ở tít đâu Sài Gòn xa xôi. Nhỏ bạn gái của tôi khóc, mắt mũi đỏ hoe khi xem xong cuốn truyện ấy. “Tội nghiệp cô Mỹ Lan (+) quá! Cô ấy chắc còn sống, ở đâu đây xứ mình chứ chẳng xa đâu... Mình đi tìm cô ấy đi!”. Và chúng tôi đi tìm thật, dọc theo dòng sông Trẹm thơ mộng, lãng mạn như trong câu chuyện đã tả. Nhưng chúng tôi chẳng bao giờ gặp được cô Mỹ Lan!

Rồi chiến tranh. Ngay chỗ bến đò Bông Súng, lúc gần Tết Mậu Thân 1968, người qua sông nhiều lắm: bộ đội, dân công, súng to, súng nhỏ, bọn chúng tôi thử đếm không xiết! Chị tôi và các bạn, cùng với các cô phụ nữ vấn khăn rằn, đứng ở bến đò với những thúng bánh tét còn ấm hôi hổi, quàng vào vai mỗi người hai đòn. Bộ đội thật đông và bánh tét cũng nhiều. Lúc đó chúng tôi thầm ước ao chóng lớn để đi đánh giặc.

Sông Trẹm với tuổi thơ ấu của tôi giờ chỉ còn trong những giấc mơ. Thỉnh thoảng nhìn những đám bần xanh mơ bên sông Cần Giờ, tôi lại nhớ quay quắt những hàng bần ven sông Trẹm và những cánh rừng tràm U Minh; những bữa cơm với bông súng ma bóp gỏi chấm mắm kho cá sặc, những mùa hoa súng trắng nở kín sông Trẹm, những con ong tìm mật vo ve bên những bông tràm ngan ngát hương thơm. Và những bạn bè tôi, chẳng biết có ai còn nhớ đến “cô Mỹ Lan” ngày ấy?

Ngày hòa bình, cha tôi đã không về với mẹ tôi và anh chị em tôi như mong ước của mọi người. Ông đã hi sinh trong một trận đánh ác liệt ở ven rừng U Minh. Còn mẹ tôi, mười mấy năm sau cũng đã nằm lại trên đất Sài Gòn, không về được bên sông Trẹm với cha. Tiết Thanh minh năm tới chúng tôi sẽ đem hài cốt của mẹ về khu vườn xưa bên dòng sông Trẹm, để mẹ lại được gần cha.

Tôi sẽ trở về sông Trẹm...

sưu tầm


về tới sông Trẹm rồi nè, hihi

949b4e10ee0d0c.jpg
 

fellow

Well-known member
Joined
Aug 20, 2010
Messages
3,217
Points
113
Chừng nào mình có thể đi như anhyeu ta
 

anh yêu

R.L.G
Joined
Nov 17, 2011
Messages
2,126
Points
113
tháng 4 về CM đi, tổ chức off khai trương làng nướng của admin luôn
 

fellow

Well-known member
Joined
Aug 20, 2010
Messages
3,217
Points
113
Ráng thu xếp đi nhưng kô ở chơi lâu đc vì lý docv của mình, kô biết chừng nào hết khổ đc thảnh thơi đi
 

anh yêu

R.L.G
Joined
Nov 17, 2011
Messages
2,126
Points
113
HÒN ĐÁ BẠC


[COLOR=#ff00]
small_1244607551.nv.jpg
[/COLOR]
chồ này có vài phiến đá bằng phẳng, nhậu là lý tưởng
[COLOR=#ff00]
[/COLOR]
Hòn Đá Bạc là một cụm 2 hòn đảo thuộc xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Hòn Đá Bạc có diện tích 6,43 ha, cách thành phố Cà Mau 50 km đường thủy. Trên đảo này có cơ sở lưu trú và nhà hàng. Hòn Đá Bạc là địa điểm tham quan của du khách cũng như cư dân Cà Mau. Ở trên đảo có đôi rồng đang vươn mình ra biển khơi. Hiện đã có cầu bắc ra đảo nối với đất liền.

Không to lớn như những đảo biển khác trong nước, hòn Khoai và hòn Đá Bạc có diện tích khiêm nhường nằm ở ngoài khơi tỉnh Cà Mau. Theo nhiều tài liệu ghi nhận, tuổi của hai đòn đảo này có đến hơn 180 triệu năm (thuộc Jura giữa - Trung sinh).

Hai đảo này có vị trí quan trọng trong việc khai thác biển, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và nhất là khai thác du lịch. Chính vì thế mà từ nhiều năm nay hòn Khoai và hòn Đá Bạc là tiếng gọi hấp dẫn, thu hút du khách tìm về khi đến Cà Mau tham quan những điểm du lịch sinh thái khác.

dulichsinhthaibientao2.jpg



Từ thành phố Cà Mau đến hòn Đá Bạc chỉ mất 1 giờ 30 phút đi xe gắn máy theo ngả Minh Hà, qua Cơi Năm. Nếu đi bằng phương tiện thủy, từ TP Cà Mau, xuôi theo dòng kinh Tắc Thủ, sang kinh Hội Đồng Thành về hướng Tây, vượt thêm khoảng 40 km nữa là đến xã Khánh Bình Tây, Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời (quê hương của vua nói dóc Nam Bộ - bác Ba Phi). Đi thêm đoạn nữa là tới ấp Đá Bạc B, từ xa đã thấy hòn Đá Bạc như một hòn non bộ "sừng sững" vượt lên trên dãy nhà xóm Kinh Hòn. Đây là cụm đảo liền kề (gồm: hòn Ông Ngộ, hòn Trọi và hòn Đá Bạc). Hòn Đá Bạc rộng khoảng 6,34 ha, nơi cao nhất là 50 m so với mặt nước biển, cách cửa biển Kinh Hòn chừng 700 m, nơi gần nhất chưa đầy 200 m. Với giá 10.000 đồng/khách, một trong số 20 chiếc vỏ lãi gắn máy túc trực sẽ rẽ làn nước xanh trong, vượt qua một số tàu thuyền đánh cá đưa bạn ra đảo.

Điều đầu tiên đập vào mắt du khách khi dạo quanh hòn Đá Bạc là vô số những viên đá granit chồng chất nhau, được bàn tay huyền bí nào đó nhào nặn thành những hình thù kỳ lạ, tạo nên những sân Tiên, giếng Tiên, bàn chân Tiên, bàn tay Năm Ngón... Trên đỉnh đối diện là đền thờ cá Ông, nơi trưng bày bộ xương cá voi khá lớn. Với bóng cây bàng, bồ đề che rợp, hòn Đá Bạc lúc nào cũng rì rào tiếng gió biển xa ru. Được thế là nhờ hòn Đá Bạc vẫn còn lưu giữ được những mảng rừng và thảm thực vật nguyên sinh quý hiếm. Ở đây, bạn còn có thể đi xem người dân xứ biển cạy hàu hoặc câu cá nâu - một đặc sản Cà Mau
 

anh yêu

R.L.G
Joined
Nov 17, 2011
Messages
2,126
Points
113
Khu đa dạng sinh học Lâm ngư trường 184



DSC08224.jpg


Nằm giữa rừng đước thuộc ấp Chà Là xã Tam Giang huyện Năm Căn, cách chợ nổi Cà Mau 1 giờ đồng hồ đi bằng tàu cao tốc. Diện tích rừng của toàn lâm trường là 6.300ha nơi có tiềm năng phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái hấp dẫn. Được thiên nhiên ưu đãi khu du lịch sinh thái lâm trường 184 đang có một hệ động thực vật phong phú và mang nét đặc trưng của hệ sinh thái rừng ngập mặn Mũi Cà Mau.

6.jpg


Tại đây, có Khu bảo tồn đa dạng sinh học rừng ngặp mặn Cà Mau với diện tích 252 ha, bao gồm khu bảo tồn nghiêm ngặt khoảng 86ha và khu đệm sinh thái 166ha. Theo thống kê ban đầu của các nhà khoa học, hiện nay tại khu bảo tồn đa dạng sinh học rừng ngập mặn Cà Mau có 44 loài thực vật, trong đó có 32 loài đặc trưng cho hệ sinh thái rừng ngập mặn. Đặc biệt có một số loài quý hiến như: Cóc trắng, Đưng, Sú, Trang. Bên cạnh đó khu vực này còn có 6 loài chim, 5 loài thú, 2 loài bò sát và 2 loài lưỡng thê. Hệ động vật, thực vật ở đây rất phong phú đang được bảo tồn để phục vụ công tác nghiên cứu. Trong đó đáng chú ý là gần đây rất nhiều loài chim bắt đấu về đây. Hiện nay, Ban Quản lý lâm ngư trường đã quy hoạch khu vực khoảng 1 ha để chim trú ngụ.

vuon-quoc-gia-cm.jpg


Đến với lâm ngư trường 184 du khách sẽ được đi xuyên rừng bằng một hệ thống đường làm bằng cây luồn trong những cánh rừng đước trên 15 năm tuổi mát rượi. Du khách còn có thể bơi xuồng vào sâu trong rừng để thưởng ngoạn khu rừng ngập mặn đặc trưng của Mũi Cà Mau. Ngoài ra, du khách còn được ngắm những chú khỉ xinh xắn sống theo đàn đu đưa trên những cành cây đước. Khi màn đêm buông xuống du khách được nghỉ ngơi trong những ngôi nhà thóang mát trong rừng và thưởng thức đặc sản của miền biển như: cá chẽm, cá dứa, cá bóp, cua, tôm, vọp..
 

anh yêu

R.L.G
Joined
Nov 17, 2011
Messages
2,126
Points
113
Rừng U Minh Hạ


Vườn quốc gia U Minh Hạ rộng hơn 8.200ha. Đây là khu vườn quốc gia thứ hai trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

[COLOR=#ff00]
u_minhha1.jpg

[COLOR=#ff00]
[/COLOR]
[/COLOR]Vườn quốc gia U Minh Hạ được Chính phủ quyết định thành lập vào đầu năm 2006. Cùng với Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, tỉnh Cà Mau lại có thêm Vườn quốc gia U Minh Hạ. Việc thành lập này là một động thái tích cực nhằm bảo tồn và phát triển hệ sinh thái ngập úng rất đa dạng phong phú của vùng đất U Minh.
Vườn quốc gia U Minh Hạ có diện tích 8.286ha, thuộc các xã: Khánh Lâm, Khánh An (huyện U Minh), Khánh Bình, Tây Bắc và Trần Hợi (huyện Trần Văn Thời), trong đó có Vồ Dơi rộng hơn 3.600ha - khu rừng nguyên sinh duy nhất còn sót lại ở tỉnh Cà Mau.
Hệ động vật, thực vật ở khu vực này đang phục hồi khá tốt. Vườn còn có hơn 25.000ha rừng đệm thuộc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng rừng ngập, lâm ngư trường U Minh 1, U Minh 3. Ðây là khu bảo vệ thiết yếu bảo đảm cho sự phục sinh của các giống loài đặc hữu của hệ sinh thái ngập nước với nhiều loài được ghi trong sách đỏ của Việt Nam, như: rắn hổ mang chúa, tê tê, rái cá lông mũi,v.v. và còn được coi là một bảo tàng sinh thái sống về các loài thực vật thuộc hệ sinh thái ngập úng của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

u_minh_ha2.bmp


Rừng U Minh Hạ và cả rừng U Minh Thượng của Kiên Giang hiện có gần 250 loài thực vật trong đó loài ưu thế như tràm, móp, mật cật, nhiều loài dương xỉ, tảo, nhiều loài cá (những loài cá có giá trị khoa học và kinh tế như cá bông, sặc rằn, sặc bướm, trê vàng, thác lác...), hơn hai mươi loài bò sát và lưỡng thê (một số loài hiếm quý như chàng hiu, trăn gấm, kỳ đà, cá sấu, rùa vàng, cần đước, nhiều loài rắn...), có 182 loài chim, hơn 40 loài thú, nhiều loài côn trùng.
U Minh Hạ bây giờ không chỉ là tổ ấm của nhiều giống chim mà còn là nơi hội tụ nhiều loài động vật rừng đặc chủng của vùng đất phương nam, như: heo rừng, nai, khỉ, sóc, kỳ đà, trăn, rắn, rùa...
Vườn quốc gia U Minh Hạ đại diện cho hệ sinh thái rất điển hình về rừng ngập úng của đồng bằng sông Cửu Long. Nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị của vườn rừng về lâu dài, tỉnh Cà Mau đã thông qua quy hoạch Khu du lịch sinh thái Vườn quốc gia U Minh Hạ. Quy hoạch này sẽ góp phần phát triển du lịch sinh thái gắn liền khu bảo tồn của Vườn quốc gia U Minh Hạ.
Khu du lịch có quy mô khoảng 1.708ha, bao gồm toàn bộ phân khu dịch vụ hành chính và một phần khu rừng ngập nước. Các dự án công trình vui chơi, giải trí, khu văn hóa truyền thống, tái tạo làng rừng, khu ẩm thực dân gian, nhà nghỉ truyền thống, khu nuôi thú và bến bãi câu cá.
Hiện tại, hệ thống đường nhựa, hệ thống cấp nước sinh hoạt xuyên rừng và thang quan sát cùng một số hạng mục công trình khác đã được xây dựng phần nào đáp ứng nhu cầu của giới nghiên cứu và khách tham quan du lịch đến với hệ sinh thái U Minh. Nhiều đơn vị khai thác du lịch trong và ngoài nước đã quan tâm đến khảo sát tìm hiểu và hiện đã có bảy doanh nghiệp đăng ký đầu tư khai thác du lịch tại đây.
Với việc thành lập Vườn quốc gia và quy hoạch Khu du lịch sinh thái Vườn quốc gia U Minh Hạ, nguồn gen động thực vật phong phú tại đây sẽ được bảo vệ, phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học.
Ðây cũng là nơi lưu giữ những giá trị truyền thống lịch sử cho thế hệ hôm nay và mai sau bởi trong hai cuộc chiến tranh, rừng U Minh là chiến khu kiên cường, anh dũng.
Khu căn cứ địa này từng là nơi ở và làm việc của nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao của Ðảng. Năm 1954, ngay sau khi lên tàu tập kết ra bắc, đồng chí Lê Duẩn, (lúc đó là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Xứ ủy Nam Bộ) đã bí mật trở lại rừng U Minh để lãnh đạo cách mạng miền nam. Ðồng chí Võ Văn Kiệt, khi làm Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu, cũng là người gắn bó máu thịt với U Minh Hạ. Sau ngày, thống nhất đất nước, rừng U Minh tiếp tục là nơi cưu mang cho hàng nghìn hộ dân từ khắp mọi miền Tổ quốc về đây trồng rừng, làm lúa, xây dựng cuộc sống mới.
Với tiến độ quy hoạch khu du lịch được thông qua, năm 2008 sẽ là năm tỉnh Cà Mau tăng cường mời gọi đầu tư để triển khai các hạng mục công trình trên cơ sở quy hoạch chung. Từ đó hình thành nên một khu du lịch vừa bảo tồn, vừa phát huy được các giá trị sinh thái độc đáo của Vườn quốc gia U Minh Hạ.
 
Top Bottom