Những khoảnh khắc gây xúc động năm 2011

anh yêu

R.L.G
Joined
Nov 17, 2011
Messages
2,126
Points
113
[h=1]Từ thảm họa kép ở Nhật Bản tới lốc xoáy ở Mỹ, từ sự kiện 10 năm vụ khủng bố 11/9 tới cuộc nội chiến nhiều tháng ròng ở Libya, thế giới năm 2011 đã ghi nhận rất nhiều khoảnh khắc gây xúc động.[/h][h=2]
[/h]
top-pictures-2011-1.jpg

Ông Robert Peraza, người mất con trai Robert David Peraza trong vụ tấn công tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới vào ngày 11/9/2001, quỳ xuống để hôn lên tên con trai tại một hồ nước trong khu tưởng niệm vụ 11/9 nhân dịp tròn 10 năm vụ khủng bố này. Đây chính là vị trí của một trong hai tòa tháp trước đây. Ảnh nhỏ là phía trên là nạn nhân Robert David Peraza. Ảnh: AP

top-pictures-2011-2.jpg

Một bức ảnh cho thấy một góc phố ở thành phố Joplin, bang miền trung tây Missouri, trước và sau khi trận lốc xoáy kinh hoàng quét qua đây. Ít nhất 159 người chết, 1.000 người bị thương và một phần ba thành phố bị phá hủy sau lốc xoáy. Đây là trận lốc xoáy riêng lẻ khiến nhiều người chết nhất trong lịch sử nước Mỹ. Ảnh: Flickr

top-pictures-2011-8.jpg

Andy Page ngồi khóc bên chú mèo Ellie, đang nằm bên trong một chiếc lồng, bên ngôi nhà của anh ở Trenton, bang Georgia, hôm 28/4/2011. Nhà của Page bị sập sau khi một cơn bão quét qua bang Georgia và Tennessee. Page có vài chú mèo cưng, nhưng Ellie là con mèo duy nhất còn lại sau trận bão. Ảnh: AP

top-pictures-2011-3.jpg

Những bông hồng được người dân Na Uy thả xuống hồ nước gần đảo Utoya hôm 24/7 để tưởng nhớ tới những người thiệt mạng trong vụ khủng bố khép do Anders Behring Breivik gây nên. 77 người đã chết trong vụ tấn công mà Breivik cho rằng tàn bạo nhưng cần thiết. Ảnh: AP

top-pictures-2011-4.jpg

Những chiếc chăn và gối chưa kịp gấp trong một ngôi nhà bị chủ nhân bỏ lại tại Okuma, cách nhà máy điện hạt nhân Fukushima chỉ chưa đầy 5 km. Người dân ở đây nhận được lệnh phải đi sơ tán ngay lập tức do lo ngại rò rỉ phóng xạ từ sự cố hạt nhân ở nhà máy Fukushima. Hơn 100.000 người tại nhiều địa phương của Nhật đã phải tới sống ở các trung tâm sơ tán. Ảnh: Nation
al Geographic
top-pictures-2011-6.jpg

Một bé trai sống sót sau trận sóng thần nghịch chiếc xe đồ chơi ngay phía trước một chiếc xe ôtô thật bị sóng cuốn mắc vào khu nhà đổ nát tại Ishinomaki, tỉnh Miyagi, hôm 6/4. Hơn 20.000 người Nhật Bản thiệt mạng và mất tích sau sóng thần, trong khi cuộc sống của hàng trăm nghìn người khác bị ảnh hưởng. Ảnh: AFP

top-pictures-2011-7.jpg

Những container hàng hóa nằm chồng chất và ngổn ngang hôm 12/3, tức là chỉ một ngày sau khi cơn sóng thần cao 15 m ập vào thủ phủ Sendai của tinh Miyagi, Nhật Bản. Hình ảnh này đã thể hiện được mức độ tàn phá của trận sóng thần khủng khiếp. Ảnh: AP

top-pictures-2011-9.jpg

Những người lính cứu hỏa của Ladder Company 4, đơn vị mất 7 người trong vụ tấn công 11/9/2001, cùng ngồi trên chiếc xe thang để theo dõi một bảng tin ở Quảng trường Thời đại thông báo việc trùm khủng bố Osama bin Laden bị tiêu diệt ngày 2/5. Đội biệt kích Mỹ Seal Team Six hạ được Bin Laden trong một ngôi nhà ở thị trấn Abbottabad, Pakistan. Ảnh: New York Times

top-pictures-2011-10.jpg

Các nhân viên văn phòng tụ tập trên một con phố ở trung tâm thủ đô Washington, không lâu sau khi một trận động đất 5,9 độ Richter làm rung chuyển trái tim của nước Mỹ. Chấn động còn được cảm nhận cả tại các bang Virginia, North Carolina hay Massachusetts. Ảnh: AP

top-pictures-2011-5.jpg

Một cảnh sát Hy Lạp bị lửa cháy bám lên người, trong khi đồng đội của anh ta cố gắng giúp đỡ. Những người biểu tình ném bom xăng vào viên cảnh sát tại thủ đô Athens hôm 23/2. Hàng chục thanh niên đã dùng đá và bom xăng tấn công cảnh sát trong những vụ đụng độ nổ ra sau cuộc biểu tình lớn nằm trong một cuộc tổng đình công. Hy Lạp là tâm điểm của cuộc khủng hoảng nợ công tại khu vực đồng tiền chung châu Âu trong năm 2011. Ảnh: AP


top-pictures-2011-20.jpg

Một chiếc phi cơ P-51 Mustang lao xuống khán đài tại triển lãm hàng không Reno ở bang Nevada, Mỹ, hôm 16/9. Chiếc máy bay theo kiểu Thế chiến II được điều khiển bởi Jimmy Leeward, một cựu phi công đóng thế Hollywood. Chiếc phi cơ vỡ tan khi lao xuống khán đài tạo nên một cảnh tượng kinh hoàng. 11 người thiệt mạng trong vụ này, gồm cả Leeward, trong khi 74 người bị thương. Ảnh:AP

top-pictures-2011-11.jpg

Một người phụ nữ nhảy khỏi căn nhà đang bốc cháy trong cuộc bạo loạn ở thủ đô London, Anh. Cuộc bạo loạn này kéo dài chưa tới 10 ngày nhưng đã khiến nhiều hoạt động ở xứ sương mù bị ngừng trệ và ít nhất 5 người thiệt mạng. Ảnh: Wenn

top-pictures-2011-12.jpg

Một cô dâu đau khổ định tự tử bằng cách nhảy ra ngoài cửa sổ sau khi đối tác của cô tuyên bố hoãn đám cưới của họ. Trong bộ đồ cô dâu, cô gái này định gieo mình từ tầng 7 của tòa nhà. Rất may, ngay khi cô nhảy ra ngoài cửa sổ, một người đàn ông đã kịp tóm được và cứu cô. Ảnh: China Daily

top-pictures-2011-13.jpg

Nhân viên cứu hộ Doug Knutzen bế Dale Ostrander lên bờ biển Long Beach, Washington, hôm 5/8/2011. Các nhân viên cứu hộ khác phát hiện ra Ostrander trên chiếc ván lướt sóng, sau khi cậu bé này ngâm mình dưới nước suốt 20 phút. Ostrander được đưa tới bệnh viện và sau đó bị hôn mê. Cậu bé sau đó được ra viện và bước vào lớp 7. Ostrander vẫn đang hồi phục và còn phải trải qua quá trình trị liệu vật lý và giọng nói. Ảnh: AP

top-pictures-2011-15.jpg

Một người biểu tình chống chính phủ căng một biểu ngữ bằng tiếng Arab có nội dung "Đất nước tôi, tôi yêu người, đất nước tôi", trong một cuộc biểu tình tại thủ đô Sanaa đòi Tổng thống Yemen Ali Abdullah Saleh từ chức, hôm 1/5. Ảnh: AP

top-pictures-2011-16.jpg

Mihag Gedi Farah, một em bé 7 tháng tuổi bị suy dinh dưỡng chỉ nặng 3,4 kg, được mẹ bế tại một bệnh viện dã chiến của Ủy ban Cứu trợ Quốc tế (IRC), tại thị trấn Dadaab, Kenya, hôm 26/7. Liên Hợp Quốc đã phải tuyên bố nạn đói khủng khiếp hoành hành tại Kenya và nhiều quốc gia châu Phi khác. Ảnh: AP

top-pictures-2011-14.jpg

Một người dân lao động nhập cư đứng xếp hàng sau khi tới cảng Benghazi từ thành phố bị vây hãm Misrata, Libya, hôm 5/5. Cuộc nội chiến ở quốc gia Bắc Phi này đã kéo theo làn sóng tháo chạy của hàng trăm nghìn người, trong đó có cả những lao động nhập cư tới từ nhiều nước khác nhau. Ảnh:AP

top-pictures-2011-17.jpg

Salem Hasam Ali, một chủ cửa hàng 62 tuổi, rơi nước mắt khi hát bài quốc ca Libya trước thời chế độ Moammar Gadhafi tại thành trì Benghazi của phe đối lập ở Libya hôm 23/8. Hàng trăm chiến binh phe đối lập tấn công vào thủ đô Tripoli hôm 20/8, khiến ông Gadhafi và gia đình phải tháo chạy, đánh dấu sự sụp đổ của một chế độ tồn tại suốt 43 năm. Ảnh: AP

top-pictures-2011-18.jpg

Một người phụ nữ Pakistan mất nhà sau trận lũ lụt đang đi trên một con đường bị ngập với chiếc rìu trong tay để đốn gỗ, tại huyện Digri gần thành phố Hyderabad, Pakistan, hôm 19/9. Liên Hợp Quốc đã chi 357 triệu USD để giúp hàng triệu người Pakistan bị ảnh hưởng bởi những trận lũ lụt đã phá hủy hàng trăm nghìn ngôi nhà và hàng triệu ha đất nông nghiệp. Ảnh: AP

top-pictures-2011-19.jpg

Scott Olsen, một cựu binh chiến tranh Iraq và là một thành viên của phong trào "Chiếm phố Wall", được những người bạn đưa đi sau khi bị dính hơi cay của cảnh sát gần tòa thị chính Oakland, bang California, hôm 25/10. Sau khi qua cơn nguy kịch, Olsen được ra viện hồi tháng 11, nhưng vẫn đang dần hồi phục vì một tổn thương ở não gây ảnh hưởng tới giọng nói. Ảnh: AFP
Nhật Nam
 
Top Bottom