Những tập tục tắm rửa kỳ lạ trên thế giới

MinhThy

<marquee behavior="alternate" scrollamount="1"><fo
Joined
Nov 17, 2011
Messages
3,907
Points
113
Tại một thôn nhỏ thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc từng tồn tại phong tục ở trần tắm chung khá độc đáo. Người dân nơi đây coi đó là liệu pháp tuyệt vời để giải trừ bệnh tật.

Thanh khiết không phải là mục đích duy nhất để tắm rửa. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, tắm táp còn đồng nghĩa với việc giao tiếp xã hội, cầu mong trường thọ, thậm chí là tránh bùa chú.

Afghanistan: Khi tắm không được trút sạch quần áo

Kabul không rộng lớn, nhưng có hơn 100 nhà tắm công cộng tại đây. Không chỉ đàn ông mà phụ nữ cũng thường xuyên lui tới để tắm táp với mức giá bình dân.

ds_17.10-tamchung-1in.jpg
Một phòng tắm công cộng tại Kabul.


Nhưng nếu đặt chân tới Kabul, bạn sẽ ngạc nhiên khi trông thấy cấu trúc phòng tắm hoàn toàn khác biệt. Nơi đây không có các bồn lớn chứa đầy bọt xà phòng, càng không có vòi hoa sen hiện đại. Mọi người chỉ khoát nước hoặc dùng xô múc nước từ những bồn nhỏ lên người. Ngay cả đàn ông không được phép “tuốt sạch” y phục mà phải mặc những chiếc quần đùi do phòng tắm quy định.

Ấn Độ: Tắm đồng nghĩa với chúc phúc cho chồng

Sari được xem là trang phục truyền thống của người phụ nữ Ấn Độ ngay cả khi tắm. Chỉ những người cao tuổi mới được ở trần nửa thân trên, còn các thiếu nữ phải “kín cổng cao tường” kể cả lúc tắm gội.

ds_17.10-tamchung-2in.jpg
Phụ nữ Ấn Độ đang tắm gội bên những dòng sông.


Với phụ nữ Ấn Độ, tắm không chỉ là nhu cầu sinh hoạt thường ngày, mà còn là hành động cao đẹp để chúc phúc cho chồng.

Nepal: Chen nhau tắm giữa đường

Nguồn nước của Nepal rất dồi dào, phong phú. Trên các đường phố, bên miếu thờ, thậm chí là trong các khu dân cư của Kathmandu đều có các bồn nước, đầm nước “cổ sắc, cổ hương”. Nếu đặt chân tới đây, bạn sẽ choáng ngợp trước cảnh tượng người người hồn nhiên tắm táp giữa phố phường đông đúc.

ds_17.10-tamchung-3in.jpg
Người dân Nepal chen nhau tắm giữa nơi công cộng.


Tất nhiên, lúc thanh thiên bạch nhật, không ai dám nude toàn bộ để tắm táp. Đàn ông Nepal thường mặc quần đùi, phụ nữ vén cao tóc, quấn quanh người một tấm vải lớn và vui vẻ đùa nghịch trong vài chục phút.

Thôn Mosuo (Trung Quốc): Ở trần tắm chung

Mosuo là một thôn nhỏ của Trung Quốc. Tại đây từng lưu truyền tập tục nam nữ ở trần tắm chung khá độc đáo. Với người dân địa phương, tập tục này là nét văn hóa mang ý nghĩa thanh tao, cũng là phương pháp quý lưu truyền từ đời xưa giúp trị bệnh. Sau mỗi vụ thu hoạch, người dân Mosuo lại rủ nhau tới suối nước nóng để tắm táp và giải trừ những đau nhức trong cơ thể.

Trước khi đi, mọi người chủ động chuẩn bị đồ ăn, thức uống để thưởng thức lúc ngâm mình dưới làn nước ấm áp. Tới nơi, nhà nhà dựng lều, nhóm lửa nấu nướng. Tiếng cười nói, trêu đùa rộn rã, làm náo nhiệt cả khung cảnh thiên nhiên. Nhưng tới những năm 60 của thế kỷ trước, tục tắm chung này dần bị thất truyền.

Nhật Bản: “Tắm quýt” giúp trường sinh bất lão

Tới ngày đông chí, người dân Nhật Bản thường có phong tục “tắm quýt” khá kỳ lạ. Các quả quýt chín mọng sẽ được thả vào bồn nước, ngâm cho tới khi hương thơm lan tỏa khắp phòng. Sau đó, mọi người rủ nhau dầm mình vào làn nước ấm và thưởng thức hương vị thơm ngon của quýt.

ds_17.10-tamchung-4in.jpg
Người Nhật Bản rất thích tắm quýt vào mùa đông.


Phong tục này còn được lưu truyền tại các vùng phía Tây Nhật Bản, đặc biệt là Kyoto, Osaka, Kobe. “Tắm quýt” là một nét sinh hoạt văn hóa được xuất phát từ một truyền thuyết cổ xưa. Và người dân luôn tin rằng, đây là liệu pháp hữu hiệu để trường sinh, bất lão. Loại quả này còn có công hiệu thúc đẩy quá trình tuần hoàn, lưu thông của mạch máu, nên người Nhật thường coi nó là “dược dục chi vương”. Do vậy, cứ mỗi dịp đông sang, già trẻ gái trai lại nô nức rủ nhau đi “tắm quýt”.



Mai Anh (theo Sohu)
 
Top Bottom