PHÂN TÍCH ĐỌAN ĐƯỜNG TĂNG VÀ TÂY LƯƠNG NỮ QUỐC

sushine

Member
Joined
Apr 15, 2013
Messages
74
Points
18
PHÂN TÍCH ĐỌAN ĐƯỜNG TĂNG VÀ TÂY LƯƠNG NỮ QUỐC​
(Tây Du Ký)​



Lời: Dương Khiết
Nhạc: Hứa Kính Thanh
Ca sĩ thể hiện: Ngô Tĩnh
Dịch lời:
Uyên ương song tê điệp song phi
Mãn viên xuân sắc nhạ nhân túy
Tiễu tiễu vấn thánh tăng
Nữ nhi mỹ bất mỹ
Nữ nhi mỹ bất mỹ
Thuyết thập ma vương quyền phú quý
Phạ thập ma giới luật thanh quy
Chỉ nguyện thiên trường địa cửu
Dữ ngã ý trung nhân nhi khẩn tương tùy
Ái luyến y, ái luyến y
Nguyện kim sinh thường tương tùy

Dịch thơ:

Uyên ương cùng lượn, bướm cùng bay
Xuân sắc tràn đầy, lòng đắm say.
Nữ Vương khe khẽ nhìn tăng hỏi:
Đẹp hơn ? Nữ nhi hay là mây ?
Vương quyền phú quý chỉ là hư
Lại còn giới luật thanh quy ư ?
Vứt đi, bỏ hết, không màng đến.
Chỉ cần có chàng, đời đã dư.
Mong sau trời đất mãi bền lâu
Ta cùng với chàng ở bên nhau.
Ta yêu chàng lắm, yêu chàng lắm
Kiếp này mất chàng, còn kiếp sau ?
(Người dịch : Hieniemic)

Từ lần gặp gỡ đầu tiên cái khí chất và vẻ đẹp của một của vị Thánh tăng đã làm Nữ vương động lòng tới nỗi Đường Tăng đã thưa tận 3 lần mà nữ vương vẫn cứ ngây ra ngắm nhìn vị thánh tăng, để rồi đêm về lại nằm mơ được cùng Ngự đệ cưỡi ngựa sóng đôi trên bãi cỏ, cùng nhau cho cá ăn, cùng đắm say giấc mơ hạnh phúc, chìm đắm trong giấc mộng hương tình. Hạnh phúc của một người con gái trên đời này là tìm được một người đàn ông có thể nương tựa, một người tri kỉ để cùng tâm tình thổ lộ, một người để cùng san sẻ những nỗi niềm. Và vị Nữ vương đã tìm được những điều đó ở vị Thánh tăng đến từ Đông thổ Đại Đường.

Nếu nói về cái tình của Nữ vương thì phải công nhận một điều vị Nữ vương này rất đa tình, cái tình cảm này nó là tình cảm của một người con gái dành cho một nhà sư, nhưng nó không đáng chê cười mà rất đáng trân trọng, nó không giống với thứ tình cảm của Thị Mầu trong Quan Âm Thị Kính. Nó là tình cảm chân thành mà Nữ vương dành cho Đường Tăng. Vị Thánh tăng từ phương xa đến như một cơn mưa mát lành đem đến sự hồi sinh, một sức sống cho một cái cây khô bao năm trời trên hoang mạc là nữ vương. Vị Nữ vương đó như cảm giác mình được hồi sinh, trong lòng tràn đầy những khao khát ước mơ, được làm một phụ nữ thật sự như bao người con gái khác.

Ở đoạn hội thoại lúc Nữ vương và Đường Tăng cùng đi dạo trong vườn thượng uyển.

Đường Tăng nói rằng:

- Đời này bần tăng đã hiến thân cho cửa Phật với mong muốn cứu độ chúng sinh khiến cho đời này không còn giết chóc, tranh giành đau khổ, không còn những oán thù hay những bạc tình lang.

Còn Nữ vương thì lại nói rằng:

- Vây thì với tấm lòng từ bi trước mắt đây đang có một chúng sinh cần Thánh tăng cứu độ.

Đúng là đoạn hội thoại này rất hay, nó thể hiện được tâm nguyện cả những hoài bão của 2 con người đó là Nữ vương và Đường Tăng.

Một người đàn ông như Đường Tăng thì lại có hoài bão lớn lao và trách nhiệm cao cả đó là giải thoát chúng sinh. Còn những người phụ nữ như Nữ vương lại chỉ mong những điều bình dị của cuộc sống đó là được sự yêu thương, che chở của người trong lòng mình. Đường Tăng có thể đem tình yêu thương của mình với muôn vàn chúng sinh trăm họ nhưng lại không thể đem tất tình yêu thương đó cho Nữ vương.

Âu! Đó cũng là cái trớ trêu của số phận. Kẻ nam nhi thường thích ôm đồm chuyện của thiên hạ, phận nữ nhi lại chỉ mong những điều giản dị của bình nhật đời thường.

Tại sao đã là một người xuất gia lại không thể đem tình yêu thương đó với một người con gái, tại sao yêu thương chúng sinh nhưng lại không thể yêu thương một người con gái. Chẳng lẽ người con gái đó không phải là một chúng sinh sao? Tu hành là để con người ta giải thoát chính mình khỏi những nỗi khổ đau của trần thế chứ đâu phải để từ bỏ hạnh phúc của mình để rồi lại rơi vào nghiệp luân hồi của chia li sầu khổ. Vẫn nói thờ Phật trong tâm còn hơn thờ Phật ngoài chùa? chỉ cần thành tâm hướng thiện là được rồi đâu cần phải từ bỏ mọi thứ chỉ vì giữ cái "đạo hành" cơ chứ!

Hay nhất trong tập phim vẫn là đoạn mà Đường Tăng và Tây Lương cùng ở trong tẩm cung. Đoạn phim này đã được 2 diễn viên là Chu Lâm và Từ Thiếu Hoa diễn rất đạt.

Đây là trường đoạn phim "Xem quốc bảo" nổi tiếng trong phim Tây Du Ký khi Thái sư lừa Đường Tăng đi xem báu vật của Tây Lương vừa vào phòng thì lại gặp Nữ vương mặc chiếc áo mỏng tang nằm trên long sảnh với tư thế rất gợi cảm buông sau tấm rèm ngủ. Quan Thái sư lúc ấy lại mau chóng rút lẹ để Đường Tăng ở lại lúng túng, bối rối. Lúc ấy Nữ vương mới nằm dậy, nhẹ nhàng tiến gần bức rèm ngủ vén lên nói rằng : ?oChẳng lẽ trong mắt của Ngự đệ ta không đáng là quốc bảo sao?.

Còn pác Đường Tăng nhà mình khi được tỏ tình thì lúng ta lúng túng. Ai đời lại để cọc đi tìm trâu chứ nhỉ? (có lẽ do Đường Tăng là một ông sư, và cái thứ hai là ông sư này hơi ngố)

Đoạn đối thoại giữa hai người trong đoạn phim này rất hay, có thể nói nó là cuộc chiến giữa "tình" và "đạo" . Đường Tăng là đại diện cho phái "đạo", nữ vương là phái "tình". Em xin được tường thuật trực tiếp trận đấu cho các pác.

Đầu tiên nữ vương ra đòn trước với vị Thánh Tăng bằng chiêu "vương quyền phú quý" :

- Thiếp là thân phận Nữ vương hưởng đủ phú quy vinh hoa nhưng chưa từng hưởng hoan lạc của cuộc sống đời thường, mời ngự đệ hãy tới đây đi thật là tiên duyên tiền định. Sau này chàng lên ngôi rồi thiếp nguyện làm hoàng hậu, từ đó như đôi chim tung cánh giữa trời cao...

Còn Đường Tăng thì lại dùng chiêu "Phật tâm phổ chiếu" để át chế chiêu thức của Nữ vương :

- Phật tâm tứ đại giai thông, đời này bần tăng đã dứt hết mọi tâm tưởng, quyết không thể hưởng vinh hoa phú quý . A di đà Phât !

Tuy có thể đỡ được chiêu thức của Nữ vương nhưng 10 phần công lực của Tam Tạng giờ chỉ còn 3, đã thế Nữ vương lại còn tiếp tục ra đòn bằng chiêu "thị sắc nữ nhi":

- Chàng nói Phật tâm tứ đại giai thông nhưng lại nhắm nghiền hai đôi mắt, nếu chàng mở mắt nhìn thiếp, thiếp không tin đôi mắt của chàng không nhìn thấy gì !
 

sushine

Member
Joined
Apr 15, 2013
Messages
74
Points
18
Đến đây có thể nói thế tự vệ trong tâm tưởng của Đường Tăng đã có phần yếu hẳn. Chỉ biết nhắm nghiền hai đôi mắt mà không dám mở mắt ra nhìn nữ vương. Đúng thật là "Sắc tức thị không" - Gặp sắc thì không được "thị" (nhìn), vì nếu "thị sắc" thì chắc không kiềm chế nổi, nên phải không thị - "Không tức thị sắc".

Chà ! Nhìn những giọt mồ hôi lấm tấm trên trán Đường Tăng trông rõ tội. Đúng là Nữ vương tấn công dữ quá khiến một cao thủ có "Phật tâm" của đệ tử Phật môn cũng phải nghiêng ngửa. Lúc này có thể nói thế tự vệ của pác Đường Tăng đã không còn nữa, Nữ vương lại rất tinh tế thấy vậy liền mỉm cười lấy khăn lau những giọt mồ hôi lấm tấm trên trán của ngự đệ, đến lúc này thì Đường Tăng mới dám mở mắt nhìn Nữ vương. Cao trào chính là ở lúc này.

Và mọi người có thấy gì không, xem pác Đường Tăng kìa !
Nhìn Nữ vương cứ phải gọi là... Ngất ngây con gà tây

Thế này thì "Phật tâm" cái nỗi gì? Có lẽ "nội tu" của pác chưa đủ rồi! Chắc pác phải luyện hai bi kíp võ công là Quỳ Hoa Bảo Điển hoặc Tịch Tà Kiếm Phổ thì may ra mới khắc chế được Nữ Vương

Vậy là phần thắng đã thuộc về Nữ vương, còn Đường Tăng thua cuộc.

Còn mọi người thì thấy thế nào? Rõ ràng Đường Tăng đã xiêu lòng trước Nữ Vương chứ ! Không phải là "hoa rơi hữu ý, nước chảy vô tình" đâu nhé ! Bản năng con người cũng có những giới hạn đúng không nào? Chính vì rung động trước Nữ vương nên pác Đường Tăng mới nói một câu nói bỏ lửng mà đầy ngậm ngùi :

- Nếu có kiếp sau ......

Trong khi đó cổ động viên lại cổ vũ:

- Thiếp chỉ biết có đời này kiếp này thôi.

Thôi thì cứ "thà một phút huy hoàng rồi vụt tắt, còn hơn buồn le lói đến trăm năm", chiều nữ vương một tí có sao đâu cơ chứ! Giữ cái "đạo hành" làm gì cho mệt, sung sướng có hơn không? Trong khi "tình nguyện viên" lại nhiệt tình thế! Đến đúng cái đoạn hay nhất là Nữ Vương đặt được pác Đường Tăng ngồi lên giường rồi thì yêu quái lại đến cuốn Đường Tăng đi mất mới tiếc cho pác ấy chứ. Công nhận cái bà đạo diễn khéo thât, cách giải quyết vấn đề cho Đường Tăng rất hay đấy. Thử hỏi nếu Đường Tăng không bị yêu quái cuốn đi thì chuyện gì sẽ xảy ra nhỉ ?


Công nhận mà nói đoạn phim này rất hay. Ở đây trước vẻ đẹp cùng với sự tinh tế, dịu dàng của Nữ vương đã khiến một cao tăng đắc đạo như Đường Tăng cũng phải xiêu lòng (ta có thể thấy rõ điều này qua sự ngại ngùng, bối rối đến toát hết cả mồ hôi của Đường Tăng trong đoạn phim). Tuy là một nhà tuy hành có quyết tâm vượt mọi gian khó, cám dỗ, có phật tâm "tứ đại giai thông" nhưng có những giới hạn mà bản thân cái phật tâm của Đường Tăng cũng không thể vượt qua vì Đường Tăng cũng là một con người bằng xương bằng thịt chứ không phải là gỗ đá, cũng có những bản năng, tình cảm của một con người bình thường. Trong tâm khảm của của vi Thánh tăng lúc này có sự đấu tranh rất lớn giữa "tình" và "đạo", giữa "giới luật thanh quy" với "hoan lạc đời thường", liệu với đạo hành của mình Đường Tăng có vượt qua được thử thách này nếu không bị yêu quái cuốn đi ?


Câu nói "nếu có kiếp sau..." của Đường Tăng như một lời khẳng định rằng tình cảm của mình với Nữ vương là có thật, nhưng không thể cùng chung vui hạnh phúc với Nữ vương vì kiếp này Đường Tăng đã hiến thân cho cửa phật và trót mang lời hứa đi lấy kinh với vua Đường, cái "tình" tuy có đấy nhưng cái "chí" vẫn lơn hơn, cái "tình" ấy bị rằng buộc bởi đạo luật và trách nhiệm nên nó mới mong chờ vào "kiếp sau".

Phải nói thử thách này rất lớn với một nhà tu hành như Đường Tăng vì cái "tâm" phât bị dao động bởi cái "tình". Nếu giả sử như Đường Tăng không có tình cảm gì với Nữ vương thì ông ta có thể vượt qua thử thách này một cách dễ dàng, nhưng ở đây là có nên cái thử thách này là khó vô cùng, và chiến thắng hay vượt qua được nó thì cũng không phải là một điều vui mừng như khi các thầy trò vượt qua được những gian nan thử thách hay chiến thắng được những yêu quái.

Ở trên đời này có 4 kiểu người có thể vượt qua được thử thách "ái tình" ở Tây Lương nữ quốc:

+ Thứ nhất đó là những người có trái tim gỗ đá, không biết rung động.
+ Thứ hai đó là những kẻ đồng tính, pê đê.
+ Thứ ba đó là những người có tình cảm, có rung động như những con người bình thương khác nhưng có ý chí đủ mạnh để có thể chiến thắng tình cảm cá nhân mình.
+ Thứ tư đó là những ông sư có đạo hành cao thâm.

Hai kiểu người ở trên đầu thì có thể vượt qua thử thách Tây Lương nữ quốc một cách dễ dàng không đáng nói. Còn Đường Tăng thuộc kiểu người thứ 3 hay thứ 4 tùy vào nhận xét của mỗi người. Nhưng như các nhà làm phim thì Đường Tăng thuộc vào kiểu người thứ 3, kiểu người này vươt được qua thử thách Tây Lương nữ quốc mới đáng phục hơn cả bới vì khác với 3 kiểu người còn lại, kiểu người này vượt qua thử thách là khó khăn nhất vì có sự đấu tranh với nội tâm của mình chứ không như 3 kiểu người còn lại. Mọi người thử nghĩ xem! Nếu Đường Tăng không có tình cảm gì với Nữ vương thì đây đâu còn là một thử thách cho Đường Tăng nữa và cũng chẳng có giới hạn nào giành cho Đường Tăng cả. Phải nói sống ở trên đời này điều cơ bản nhất của một con người là sống phải biết yêu thương người khác, yêu thương mọi người, kẻ sống không biết yêu thương tức là kẻ ích kỷ - chỉ biết yêu bản thân mình. Nhưng các nhà làm phim đã rất giỏi khi xây dựng một nhân vất Đường Tăng mang dáng dấp của một con người thực sự, chứ không còn là Đường Tăng khô khan không biết rung động như trong truyện nữa.

Cuộc chiến của Đường Tăng khác với cuộc chiến của các ông đồ đệ với những yêu tinh, yêu quái đầy những tiếng gươm đao, đầy những máu lửa chết chóc thì cuộc chiến của Đường Tăng luông là cuộc chiến âm thầm của nội tâm, chiến thắng với chính bản thân mình. Ở đây những ông đồ đệ không giúp gì được cho Đường Tăng mà tự Đường Tăng phải vượt qua tất cả. Đường Tăng cũng là một con người và cũng có những ham muốn tình cảm của con người, mà thứ tình cảm của con người này cũng giống như chiếc lò xo vậy, càng nén nó lại sức bật của nó lại càng lớn
 
Top Bottom