Tứ Đại Hào Phú đất SaiGon xưa.

Chị Cỏ cú

Active member
Joined
Sep 14, 2010
Messages
214
Points
28
saigon_bd_charner.jpg


Đất Sài Gòn - Gia Định ngày xưa xuất hiện những tay giàu có nổi tiếng cho đến ngày nay vẫn được truyền tụng về những huyền thoại “ giàu nức đố đổ vách “ của thời đầu thế kỷ 20 . Đứng đầu trong số đó có lẽ phải nhắc tới Tứ Đại Hào Phú, giàu nhất Sài Gòn (gần như giàu nhất cả Nam Kỳ). Bốn người này được dân gian nhắc tới trong câu:

Nhất Sỹ, Nhì Phương, Tam Xường, Tứ Hỏa.

1. Nhất Sỹ ( hay Huyện Sỹ )

Tên thật là Lê Phát Đạt, sinh quán tại Cầu Kho, Sài Gòn, là ông ngoại của bà Nguyễn Hữu Thị Lan chính là Nam Phương Hoàng Hâu. Thuở nhỏ ông tên là Sĩ, sau theo học trường dòng nên đổi tên thành Đạt. Trở về sau khi đi du học, ông lại lấy tên cũ của mình, từ đó người ta quen gọi là ông Sĩ.

Khi ra trường, ông làm thông ngôn (interpreter) rồi lên làm tham biện, sau đó là chức Huyện hàm. Vốn là công chức mẫn cán, có tài, ông được ưu tiên mua đất đai giá rẻ và muốn mua bao nhiêu cũng có. Huyện Sĩ đã đầu tư lớn đất đai ở Sài Gòn, Tân An... Một thời gian sau mật độ dân cư đông lên, đất đai trổ nên quý giá, mua một bán trăm. Với đầu óc thông minh, Huyện Sỹ đã khiến tài sản của mình tăng lên thật nahnh chóng và trở thành đại phú hào ở Sài Gòn.


Ngôi Thánh đường còn lưu dất tích đến ngày nay: nhà thờ Huyện Sĩ ( hay còn gọi là Nhà Thờ Chợ Đũi ) góc Nguyễn Trãi - Tôn Thất Tùng ngày nay chính do ông xây dựng vào năm 1902 do cha Bouttier thiết kế . (phần sau nhà thờ là mộ phần ông bà Huyện Sỹ )

2. Nhì Phương ( hay Tổng Đốc Phương )

Tên đầy đủ là Đỗ Hữu Phương, sinh năm 1844 tại Saigon, nguyên chủng sinh tại Penang, là tổng đốc Sài Gòn. Thông thạo tiếng Pháp, được Pháp chọn tham gia phái đoàn của Pháp trong cuộc thương lượng với triều đình Huế năm 1868. Sau đó Phương tham gia các cuộc tảo thanh chống Nguyễn Trung Trực tại Rạch Giá. Năm 1872, Phương được Pháp thăng chức tổng đốc Saigon. Tên ông được đặt cho một con đường ở Sài Gòn, nay là đường Châu Văn Liêm. Đây là một tay Việt gian, song xét về tài sản thì xứng đáng trong nhóm cự phú đứng đầu Sài Gòn.

Tài sản của Tổng đốc Phương tương truyền do bà vợ giỏi kinh doanh cộng với thế lực của chồng đã làm đủ việc để làm giàu,từ phân phối hàng hóa dịch vụ cho đến bất động sản. Người Pháp cũng muốn trả ơn sự "tận tuỵ" của Phương Tổng đốc mà giành cho gia đình này nhiều đặc quyền đặc lợi.

3. Tam Xường ( hay Bá Hộ Xường )

Tên thật là Lý Tường Quan, người Minh Hương. Giỏi tiếng Pháp, thông thuộc ngôn ngữ Hoa Việt, Lý Tường Quan làm thông ngôn cho chính quyền Pháp, được yêu mến và trọng dụng bởi sự thông minh, đắc dụng.

Đến năm 30 tuổi ông từ bỏ địa vị mà nhiều người mơ cũng không có được để bước vào lĩnh vực kinh doanh. Ông tập trung vào lĩnh vực kinh doanh lương thực dịch vụ, độc quyền cung cấp thịt cá cho Sài Gòn và các tỉnh lân cận. Không lâu, bá hộ Xường đã trở thành "trùm" về lương thực thực phẩm và công nghệ thời ấy. Dinh thự riêng của ông tọa lạc tại đường Gaudot (Hải Thương lãn Ông ngày nay) nguy nga bề thế, nhiều người nể vì. (Đường Hải Thượng Lãn Ông ngày nay cũng là đường tập trung nhiều đại gia sản xuất lớn).


4. Tứ Hỏa ( hay Chú Hỏa )

Tên đầy đủ là Hui Bon Hoa, hay người ta thường gọi thân mật là chú Hỏa. Ông là người có nhiều huyền thoại nhất trong tứ đại hào phú Sài Gòn xưa. Đi lên bằng hai bàn tay trắng (làm nghề bán ve chai, đồ phế liệu), nhiều người đã thêu dệt những câu chuyện như nhặt được vàng trong đống đồng nát, an táng mộ cha đúng long mạch hay bí mật mang vàng bạc từ Trung Quốc sang...

Song cuộc đời chú Hỏa là chuỗi ngày cần cù làm việc để làm giàu. Sau mấy chục năm đi thu mua ve chai (Thầu ve chai không phải là công việc thấp kém mang ít tiền như nhiều người nghĩ. Hiện Sài Gòn có những công ty thu mua giấy, sắt, dầu nhớt vụn và hàng tỷ thứ lung tung khác thải ra từ các khu công nghiệp, các nhà máy lớn, kiếm bộn tiền), kiếm được số vốn kha khá, chú Hỏa nhảy vào lĩnh vực bất động sản. Sài Gòn bây giờ bước từ thưở sơ khai sang thời buôn bán thịnh vượng, tụ hội dân tứ xứ nên đất đai luôn là điểm nóng. Trong vòng mười năm, tài sản chú Hỏa trở nên khổng lồ. Trước thế chiến thứ nhất, gia sản của chú Hỏa đã ngót nghét 20,000 căn nhà phố ở khắp Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn, thành lập công ty "Hui Bon Hoa và các con".

Ngày nay, hầu hết con cháu chú Hỏa đều đã sống ở nước ngoài. Dấu tích xưa chỉ còn tòa dinh thự đồ sộ nằm ở khu tứ giác Phó Đức Chính - Lê Thị Hồng Gấm -Calmette - Nguyễn Thái Bình (Quận Nhất ngày nay). Ít người biết Trung tâm cấp cứu Sài Gòn trên đường Lê Lợi cũng là một công trình chú Hỏa dựng nên để tặng
cho thành phố.

(st)
 

ChÂu DũNg

* kEeP sIlEnce *
Staff member
Joined
Apr 14, 2011
Messages
2,750
Points
113
CÒn bây giờ thỳ sao...ai là những đại phú hào?
 

minhtamcnn

Active member
Joined
Sep 29, 2011
Messages
560
Points
28
Nghe chuyện xưa quả thật là dưỡng tượng
"Thức thời là trang tuấn kiệt" và "phi thương bất phú"

Thank for share !
 

onesieuthi

Moderator
Staff member
Joined
Nov 17, 2011
Messages
1,746
Points
83
Giờ có
nhất Đức (Đoàn Nguyên Đức)
nhì Vượng (Phạm Nhật Vượng)
tam Loan (Nguyễn Thị Loan mẹ Cường Đôla)
tứ Tây (Về miền tây - sở hữu mạch đập đất chín rồng mà :haha: cò bay không tới :ngaiqua: )
 
Top Bottom