Vì sao người châu Âu 'sùng bái' bầu ngực phụ nữ?

MinhThy

<marquee behavior="alternate" scrollamount="1"><fo
Joined
Nov 17, 2011
Messages
3,907
Points
113
Trong xã hội châu Âu thời trung cổ, bầu ngực nữ giới luôn được đề cao, được coi là biểu tượng vĩnh hằng cho cái đẹp.

Theo nghiên cứu của các nhà sinh vật học, loài người tự cổ chí kim đều ăn vận và trang điểm để tăng sức hấp dẫn về giới tính, chủ yếu nhằm tạo ấn tượng đặc biệt với người khác giới.

Trong quan niệm của người Ả Rập cổ đại, vẻ đẹp chuẩn mực của người phụ nữ phải bao gồm: mày nhỏ, mắt to tròn, trán cao, bầu ngực vừa vặn, đầy đặn, vùng mông căng tròn, làn da trắng nõn nà.

Còn với xã hội châu Âu thời trung cổ, con người đề cao nhất bầu ngực phụ nữ, coi đó là biểu tượng vĩnh cửu của sắc đẹp. Thậm chí, tại Pháp, có giai đoạn những phụ nữ quý tộc trong hoàng cung hoặc các thiếu nữ trinh trắng chưa chồng được phép mặc y phục cố tình để lộ vòng một đầy đặn. Đó không phải là thói quen khêu gợi và có ý buông tuồng mà hoàn toàn là tín ngưỡng sùng bái cái đẹp của con người trong thời trung cổ.

ds25111111.jpg

Bộ xiêm y gợi cảm giúp phụ nữ châu Âu thời xưa khoe được nét đẹp đầy đặn của bầu ngực.

Theo các ghi chép cũ, thời La Mã cổ đại có những cốc uống rượu làm bằng bạch kim, hình dạng giống như bầu ngực phụ nữ. Tại một số quốc gia châu Âu thời trung cổ, đàn ông cũng đúc những cốc rượu với tạo hình tương tự, dùng để uống vang nho cùng bè bạn để bày tỏ sự tôn thờ và ngưỡng mộ với bầu ngực đầy đặn, cuốn hút của vợ hoặc người tình mình. Ngay chính Marie Antoinette, hoàng hậu trẻ đẹp của triều đình Pháp thế kỷ 18 khi bị tử hình bằng máy chém trong những năm đầy biến động của cuộc đại cách mạng Pháp cũng là người có tư tưởng tôn sùng bầu ngực phụ nữ. Bà đã cho đúc tạc một mâm hoa quả làm bằng bạch kim có hình dáng bầu bầu tựa như vòng một của nữ giới. Tới nay, đồ vật này vẫn được trưng bày tại cung điện Versailles.

Quan niệm sùng bái này cũng được xem là một biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực - "culte de fécodité" trong xã hội loài người. Và trên thực tế, tín ngưỡng phồn thực đã tồn tại từ xã hội nguyên thủy xưa kia, tới đêm trường trung cổ thì trở nên cực thịnh và được người dân biểu lộ một cách công khai, phong phú.

Những di chỉ còn sót lại ngày nay trong các hang động, những tượng đá cổ sơ tìm thấy tại miền nam nước Pháp, phía bắc Tây Ban Nha…đều mô tả những người phụ nữ đầu nhỏ, mặt mũi không rõ nét, nhưng cơ quan sinh sản, gồm ngực, mông và âm vật được khắc họa rất nổi bật. Theo ghi chép của sử sách, tín ngưỡng độc đáo này nhằm thể hiện ước vọng phồn vinh, sinh sản của con người.


Mai Anh (theo Sina)

 
Top Bottom