Bạc Liêu: Sống lang bạt trong rừng phòng hộ

thedier

Member
Joined
May 6, 2011
Messages
22
Points
13
1364266042_song-lang-bat.jpg

Nguyên cả xóm cất nhà trên đất lâm phần.
Sống lang bạt trong rừng phòng hộ

Tôi thật sự không tin vào mắt mình khi đọc những con số: Có đến 830 hộ với hơn 2.000 con người đang sống lang bạt trong cánh rừng chưa đến 5.000ha được quy hoạch là rừng phòng hộ tại Bạc Liêu. Nhiều gia đình có đến ba thế hệ sống trong rừng và chưa biết đến bao giờ mới thoát khỏi kiếp sống khó khăn đầy bất trắc ấy.

“Quần ướt có cơm, khô quần là đói”

Võ Văn Tuấn, 29 tuổi (ngụ ấp 12, xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình) khi mở mắt chào đời đã thấy quanh mình toàn rừng và bãi bồi. Ba tuổi, Tuấn nằm trên lưng mẹ đi dọc theo những cánh rừng - bắt ốc, mò cua, cào nghêu. Năm đứa em Tuấn cũng vậy, lớn lên như con sâu, cái kiến lăn lóc với đất, với rừng. Nhà nghèo, cục đất chọi chim cha mẹ em đã chọi đi mất rồi nên về đây dựng chòi ven đê biên phòng, hằng ngày lặn ngụp ngoài bãi bồi ven biển mưu sinh.

Hôm nay Tuấn về nhà sớm hơn mọi khi vì con ốm, sau khi đi gần 60 cây số tìm được đúng 1,5kg nghêu bán 17.000 đồng. Tuấn chép miệng: “Vậy là còn được hơn người rồi đó anh, cả hội em đi trên chục người, chỉ có em là nhiều nhất”. Nhà có sáu anh em, duy chỉ có đứa em gái út là Võ Thị Trọn có trình độ lớp 5. Năm đứa còn lại: Võ Văn Tuấn, Võ Hoàng Mén, Võ Hồng Nhí, Võ Hồng Thuê, Võ Hồng Thúy biết mặt chữ nhưng chữ không biết mặt cả năm người. Tuấn cười: “Em chỉ đọc được tên mình thôi, nghèo quá mà anh, tiền đâu đi học. Lo ngày hai bữa cơm ở vùng đất này đã là quá khó rồi”.
1364265774-song-lang-bat-trong-rung-phong-ho.jpg
Nguyên cả xóm cất nhà trên đất lâm phần.​
Giống như bao nhiêu người khác sống trong rừng phòng hộ này, Tuấn lấy vợ sớm, mới 29 tuổi nhưng đã có hai con, đứa lớn năm nay 8 tuổi vẫn chưa vào lớp 1, đứa nhỏ 3 tuổi lẽo đẽo theo mẹ quẩn quanh trong nhà. Tuấn chép miệng: “Hôm nào không có tiền thì mượn người ta mua gạo nấu cơm cho cả nhà. 100.000 đồng mỗi ngày đóng lãi 1.000 đồng lận đó anh. Biết vậy nhưng chẳng lẽ để vợ con đói. Mấy bận em định đi lao động ở Bình Dương, nhưng một mình em làm sẽ không đủ nuôi 4 miệng ăn, nên đành ở lại bám rừng, bám biển sống qua ngày. Ngày trúng, ngày thất như vậy nhưng chưa đến nỗi phải đói. Nói anh đừng cười, công việc của em mà lúc nào cái quần ướt hoài thì có cái ăn, còn quần mà khô là coi như đói”.

Hàng xóm của Tuấn là ông Tạ Suôl (ấp 14, xã Vĩnh Hậu, huyện Hòa Bình) mới 57 tuổi nhưng tướng tá trông giống như ông già 70. Người đàn ông này có đến 11 đứa con và trên 20 đứa cháu. Tảng sáng, cả gia đình ông túa vào rừng, bơi ra bãi bồi nhặt nhạnh, tìm kiếm bất cứ thứ gì có thể đổi thành hạt cơm cho qua ngày. Ông vô tư nói về tương lai: “Lớn lên thì ra biển kiếm sống, đứa lớn nuôi đứa nhỏ. Tui nghèo, không đất, không tài sản lấy gì cho tụi nó”.

Cãi nhau vì chỗ chôn người chết

Ở rừng phòng hộ Bạc Liêu, có hàng ngàn con người khác ở các xã Vĩnh Hậu, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình... có cùng chung số phận như Tuấn, như ông Tạ Suôl khi hằng ngày phải đi vào rừng phòng hộ, lội xuống biển mưu sinh do không đất sản xuất và nghèo. Họ được cho là những người dân cư trú bất hợp pháp trên đất lâm phần. Bởi theo quy định từ đê biển trở ra không được cất nhà ở, từ mé rừng sản xuất đến bãi bồi là rừng phòng hộ nên cấm mọi tác động đến cánh rừng này.
Không thể kiếm sống ở những cánh rừng sản xuất bởi tất cả đều có chủ, họ chỉ còn cách lén lút vào rừng phòng hộ và bãi bồi để... kiếm sống qua ngày. Sống riết rồi quen, đầu tiên chỉ vài hộ rồi thành nhóm, thành làng hồi nào không hay. Khi giật mình nhìn lại thì đã có đến 830 hộ sinh sống bất hợp pháp trong rừng phòng hộ với con số lên đến trên 2.000 người.

Nhiều năm nay, chính quyền địa phương cứ lúng ta lúng túng tìm giải pháp. Bởi di dời họ ra khỏi rừng đồng nghĩa với việc phải tìm chỗ ở, tạo công ăn việc làm cho họ... Gánh nặng này khiến chính quyền các cấp trước mắt phải ngó lơ theo kiểu kệ tới đâu thì tới. Ông Phan Minh Quang - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Bạc Liêu - nhìn nhận: “Việc người dân sống trên đất lâm phần, chúng tôi đã biết từ rất lâu, nhưng muốn di dời họ ra khỏi rừng phải tái định cư, tạo công ăn việc làm. Ngần ấy con người phải di dời là điều vô cùng khó khăn cho chúng tôi”.

Những tưởng sống ở rừng, lớn lên ở rừng, chết sẽ về với rừng nhưng hóa ra không phải. Cách đây 3 năm, một người đàn ông tên Biểu ở ấp 12, xã Vĩnh Hậu A (huyện Hòa Bình) qua đời. Bà Lê Thị Vàng - vợ ông - dự định chôn chồng ở bìa rừng nhưng kiểm lâm kiên quyết không cho vì đây là đất lâm phần, chôn cập chân đê thì dính đất nuôi tôm của người khác. Thấy thương tình, UBND xã Vĩnh Hậu A chọn một chỗ ở nghĩa địa của xã cho bà Vàng chôn chồng.
1364265774-song-lang-bat-trong-rung-phong-ho-2.jpg
Sau chuyến đi rừng kiếm được 30.000 đồng.​
Ông Bùi Đức Nhuận - Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Vĩnh Hậu, huyện Hòa Bình - kể rằng trước đây đích thân ông xin UBND xã 2ha đất nằm ở bìa rừng, thuộc phạm vi đất lâm phần để khi người dân trong ấp qua đời có nơi chôn cất. Nghe nói vậy, ông Hoàng Văn Trung - Chủ tịch Hội Người cao tuổi ấp 14 - cãi: “Chỗ đó mới có quy hoạch, nhưng khi xem xét lại thấy năm nào nước biển cũng dâng lên ngập hết nên chưa có ai chôn.

Vậy đó! Trưởng ban nhân dân ấp 14 Trần Quang Phó ngậm ngùi: “Theo quy định xây dựng nông thôn mới, ấp phải có nghĩa địa nhân dân, nhưng ấp 14 không có quỹ đất, dân lại nghèo nên chuyện hậu sự của họ mới được toan tính từ đầu năm nay”.

Không cứu trợ là đói

Chuyện chôn cất người chết đến đây đã lắng dịu vì đã có giải pháp trước mắt, nhưng lại phát sinh vấn đề khác. Ngụm chén trà nguội, ông Phó chậm rãi: “Ấp tui thuộc dạng nghèo nhất tỉnh. Toàn ấp có 425 hộ dân thì có đến 264 hộ nghèo, 18 hộ cận nghèo, nhà cửa lụp xụp”.

Không đất sản xuất, ít học, đông con nhưng nhiều người vẫn vô tư sống, tay ẵm con miệng vẫn phì phèo thuốc lá.

Tôi vặn, sao có đến 425 hộ nghèo, chiếm 60%? Ông Phó cười buồn: “Nói thật chúng tôi thống kê như vậy là đã chạy theo thành tích rồi đó, còn rất nhiều gia đình có nhà, có ghe biển nhưng nghèo lắm. Nếu cứ thẳng mực tàu mà xét thì có đến trên 300 hộ nghèo”. Có lẽ vì quá nghèo, nên tết vừa rồi, chỉ riêng ấp 14 có đến 1.192 hộ được nhận trợ cấp 300.000 đồng với 10kg gạo. Theo ông Bùi Đức Nhuận - Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã - nếu không có khoản trợ cấp này chắc chắn có đến trên 30 gia đình đói ngay trong ngày tết.

Bạc Liêu chỉ có 4.401ha diện tích rừng phòng hộ ven bờ biển dài 56km, trong đó diện tích có rừng chỉ 3.154ha. Ngoài ra đất bãi bồi khoanh nuôi phát triển rừng trên 400ha. Diện tích ít lại trải dài dọc theo bờ biển 56km nên những cánh rừng phòng hộ ven biển rất mỏng. Rừng mỏng, diện tích ít phải gánh thêm trên 2.000 con người ngày đêm len lỏi vào đây nhặt nhạnh, tìm kiếm mưu sinh nên rừng càng ngày càng thu hẹp. Nếu như năm 1997 còn 8.700ha, thì đến năm 2005 còn 6.000ha, đến năm 2010 còn trên 5.000ha thì nay con số này chỉ vỏn vẹn 4.401ha và nhiều khả năng diện tích rừng phòng hộ sẽ teo tóp dần theo đà phát triển dân số và tốc độ phát triển kinh tế.

Nghịch lý là cho đến thời điểm này thì những cụm từ như: Cởi trói, mở đường, hướng mở, xóa đói giảm nghèo cho hàng ngàn người dân sống lang bạt ven rừng là những từ ngữ còn rất xa xỉ trong các văn bản của tỉnh Bạc Liêu. Thay vào đó là hàng loạt dự án xuyên qua rừng phòng hộ được UBND tỉnh chủ trương giao cho các doanh nghiệp thực hiện dự án du lịch sinh thái nhằm mục đích lớn và đẹp hơn: Bạc Liêu đi lên từ văn hóa (!?).
Theo Nhật Hồ (Lao động)​
 

ChÂu DũNg

* kEeP sIlEnce *
Staff member
Joined
Apr 14, 2011
Messages
2,750
Points
113
Ủa, trước giờ cứ nghĩ là dân miền Tây sống trong vựa lúa thì không lo ăn...chỉ lo mặc thôi.
Giờ đọc thấy......mình sai.
 

*yEsTeRdAy*

Well-known member
Joined
Dec 2, 2011
Messages
1,019
Points
113
CD sai là cái chắc! Bởi vựa lúa đó của ai sao không đặt câu hỏi?
Sozzi a.5,

CD vẫn hôk hiểu là sao.....vỳ CD đọc những sách, thấy họ nói ở miền Tây, ruộng thẳng cánh cò bay.....cá ruộng, cua đồng rất là nhiều. Hơn nữa, CD thấy nhiều mặt hàng ăn uống sản xuất từ miền Tây qua Mỹ rất là nhiều và rất phong phú về món ăn. Cho nên CD cứ nghĩ là có thể dân ở đó nghèo nhưng không thể đói được vì ra ruộng bắt Cá, bắt Cua là có ăn rồi. Về vựa lúa, thì mình có ruộng lúa ăn không hết thì bán lại cho con buôn rồi họ buôn bán.

Không lẽ họ sống tại miền ruộng mà không có ruộng sao...???? :hoi:

ps,
CD chưa bao giờ đặt chân đên miền Tây nên chưa hiểu ở đó.
 

Sheiran

Administrator
Staff member
Joined
Nov 17, 2011
Messages
5,260
Points
113
Để nói sơ sơ cho CD biết lun nha ^^

Cách đây khoảng 18-20 năm trở về trước thì nông sản tự nhiên ở Miền Tây còn nhiều, sau đó thì giảm rất nhanh do lượng khai thác quá triệt để...

Ví dụ ở Cà Mau nơi SR sống, 18-20 năm trở về trước, vùng ngoại ô thôi không cần đến vùng nông thôn, cứ ra ao, ra ruộng bắt cá ăn, lúc nào cũng có và nhiều là đằng khác, chỉ cần biết cách câu/đánh bắt đơn giản, ko cần tốn tiền mua. Sau đó SR ko nhớ chính xác nhưng hình như là năm 1997, Cà Mau bắt đầu bị xâm mặn, cá đồng chết hàng loạt. Đến khoảng năm 2001 thì có cảm giác như "sắp không còn cá/nông sản tự nhiên nữa". Khoảng 5 năm gần đây thì khỏi phải nói, giá cá đồng/nông sản ở chợ Miền Tây so với chợ Sài Gòn không chênh lệch nhau bao nhiêu, vì chủ yếu cá/nông sản đều từ vuông mà ra.

Nông thôn cũng dần thành thị hoá, ngày xưa đất đai màu mỡ, đi đâu cũng thấy rau là rau, thích là hái ăn, giờ trồng bình thường chưa chắc đã tốt để có ăn, kiếm cọng rau tự nhiên đỏ con mắt...

Bên cạnh đó diện tích đất trồng lúa cũng giảm do nông dân không thích làm ruộng nữa, nhiều khu đồng ruộng bạt ngàn hoá thành khu dân cư... Nhiều ao, sông ngòi bị san lấp hoặc thu hẹp...

Ở Miền Tây, đất đai nhiều nhưng "chủ" đất thì ít... số người nghèo không có miếng đất cắm dùi nhiều vô kể, quanh năm sống bằng nghề làm thuê làm mướn hoặc "dựa vào trời". Nghĩa là cứ ra sông mò tôm bắt cá đổi gạo sống qua ngày/đổi tiền chi tiêu cho nhu cầu cuộc sống.

Xưa đồng ruộng, sông ngòi màu mỡ, đánh bắt được nhiều thì ăn uống thoải mái.

Giờ bắt được con cá, con tôm, con lươn... rất khó khăn, bắt được thì lo bán kiếm tiền trang trải cho hàng ngàn thứ khác... làm sao mà dám ăn... Có người lặn ngụp cả ngày ngoài sông bắt này bắt nọ... nhưng cả nhà toàn ăn cơm với rau luộc chỉ là chuyện... bình thường...
 
Top Bottom