Bến Tre: Gái đẹp 26 bỗng biến thành bà già 70

MinhThy

<marquee behavior="alternate" scrollamount="1"><fo
Joined
Nov 17, 2011
Messages
3,907
Points
113
Một phụ nữ trẻ đẹp bị một cơn bệnh lạ, sau vài năm bỗng già đi mấy chục tuổi. Câu chuyện đầy bi kịch của chị tạo nên sự ngạc nhiên kỳ lạ cho mọi người. Chị tên là Nguyễn Thị Phượng, 26 tuổi, ngụ thị trấn Giồng Trôm, huyện Giồng Trôm (Bến Tre).

Hẹn gặp trước Bệnh viện Đa khoa huyện Giồng Trôm, đang loay hoay ngó trước ngó sau để tìm, bỗng bà cụ khoảng 70 tuổi bước đến hỏi: “Có phải anh là phóng viên không?”. Chúng tôi ngỡ ngàng. “Bà lão” giới thiệu: “Tôi là Phượng đây”.

Tai họa bất ngờ

Chúng tôi không thể tin được đứng trước mặt mình là cô gái mới 26 tuổi. Nhưng giọng nói đã giúp chúng tôi tin đây chính là Phượng. Vừa ngồi xuống nhà, Phượng lấy một xấp ảnh chụp năm 21 tuổi (khi lấy chồng) ra cho chúng tôi xem. “Cách đây năm năm tôi là một cô gái có chút nhan sắc chứ không đến nỗi tệ phải không? - Phượng nói - Tôi có tiền sử dị ứng với thức ăn hải sản. Khoảng năm 2008, sau một lần ăn hải sản tôi bị dị ứng nổi mẩn trên mặt và ngứa rất khó chịu. Ngứa đến mức đi ngủ vẫn phải gãi. Chồng bảo ngủ mà còn “gảy đàn”. Khổ lắm”.


20111002100705_gai1.jpg
Chị Phượng thời xuân sắc ở tuổi 21, cách đây năm năm...


Anh Nguyễn Thành Tuyển (34 tuổi, chồng chị Phượng) nói thấy vợ bị dị ứng, anh ra hiệu thuốc tây ở khu vực giáp ranh huyện Mỏ Cày Nam - Chợ Lách mua thuốc chống dị ứng cho vợ uống. Uống suốt mấy ngày không khỏi, anh Tuyển chở vợ đến bác sĩ trong huyện khám và được chẩn đoán “viêm da”, cho thuốc uống một tuần.

Tuy nhiên, uống hết số thuốc này thì mặt chị Phượng bị sưng và nổi mề đay sần sùi trên da. Sợ quá, chị không dám uống thuốc tây nữa mà đến các phòng khám đông y ở thị trấn Giồng Trôm khám và xin thuốc uống.

Suốt thời gian đó chị Phượng đi khám khá nhiều ở các phòng khám đông y và được chẩn đoán bị... bệnh gan, tích nước nên bị sưng(?). Uống thuốc đông y sáu tháng trời, mặt có giảm sưng nhưng người mập thêm. Thế là hai vợ chồng quyết định chuyển sang thuốc bắc. Các lương y ở hiệu thuốc bắc vẫn cho rằng chị Phượng bị bệnh gan và bốc thuốc sắc uống suốt hai tháng ròng, tiền thuốc mỗi ngày 30.000 đồng.

Năm 2009, chị Phượng phải đeo khẩu trang che kín mặt suốt ngày để tránh ánh mắt tò mò của mọi người. Thương vợ, anh Tuyển dò hỏi thầy thuốc nào hay là anh đưa vợ đi khám. Nhưng uống bao nhiêu thuốc, gặp bao nhiêu thầy cũng không có dấu hiệu cho thấy bệnh thuyên giảm.

Vợ bệnh, anh Tuyển phải bỏ việc làm để lo cho vợ. Rồi đến lúc hai vợ chồng cạn sạch tiền nên không uống thuốc nữa. “Vợ chồng tôi coi đó là số phận mà ông Trời bắt phải chịu nên không chạy chữa nữa” - chị Phượng buồn bã nói. Do không có tiền nên hai vợ chồng này chưa một lần đến các bệnh viện lớn ở TP.HCM để khám xem mình bị bệnh gì, có chữa được hay không.

“Nhận dạng” bằng giọng nói

Bà Hồ Thị Hiệp, hàng xóm của chị Phượng, nói cách đây mấy năm Phượng là cô gái đẹp có tiếng trong vùng. Bẵng một thời gian đi làm ăn xa về, mọi người gặp lại Phượng đều giật mình, không ai nhận ra. Bà con thân tộc và hàng xóm nghe giọng nói mới tin đó là Phượng.

20111002100705_gai2.jpg
và chị Phượng cùng với chồng vượt qua hoàn cảnh bệnh tật hiện giờ



Ông Lê Văn Thiệm, trưởng ấp 6, thị trấn Giồng Trôm, kể: “Mấy hôm rồi Phượng về quê giỗ ngoại, tôi gặp mà cứ nghĩ bà nào ở đâu tới chơi. Đến khi nghe giọng nói của Phượng tôi mới dám chắc. Nhìn thấy già nhưng giọng nói của Phượng vẫn còn trẻ và không có gì thay đổi so với năm năm trước”.

Chúng tôi về quê chồng Phượng ở xã Thanh Tân, huyện Mỏ Cày Bắc để tìm hiểu thêm. Ông Nguyễn Thanh Hùng (trưởng ấp Thanh Sơn 2) xác nhận Phượng có chồng là anh Tuyển, con dâu bà Nguyễn Thị The. Phượng về ấp Thanh Sơn 2 làm dâu được khoảng hai năm thì bị bệnh, mặt sưng lên rồi da bị nhăn lại trông già đi thấy rõ. Vì mặc cảm, Phượng cùng chồng và anh rể tên Nghiệp lên Bình Phước làm ăn. Phó công an xã Lê Phước Bình cũng khẳng định trước đây khi mới về làm dâu bà The thì Phượng rất xinh đẹp. Sau đó Phượng bị bệnh, sưng mặt và bị già đi rất lạ.

Phượng nói thêm: “Không chỉ gương mặt bị chảy xệ mà bụng cũng bị. Tôi chưa sinh đẻ lần nào nhưng da bụng giống như đã có 2-3 đứa con vậy. Da tay và vùng cổ cũng có hiện tượng lão hóa, nhăn nheo. Hồi tháng 9 đi khám bệnh đau dạ dày, một bác sĩ ở Bến Tre mới nói cho tôi biết mình bị bệnh lão hóa sớm”.

Hỏi chuyện vợ chồng trong thời gian chị bị bệnh, anh Tuyển bảo vẫn yêu thương vợ và gần vợ bình thường như hồi mới cưới. “Vì hai người cưới nhau lúc Phượng là một cô gái xinh đẹp và biết rõ diễn biến bệnh của vợ nên tôi không có cảm giác sốc như người ngoài gặp Phượng lần đầu. Chuyện vợ chồng khó nói, nhưng hãy hiểu đơn giản là tôi vẫn rất yêu thương vợ mình” - anh Tuyển tâm sự.

Về chuyện con cái, anh Tuyển nói: “Cũng có tính, nhưng bây giờ còn khó khăn quá nên phải lo làm để dành tiền chữa bệnh cho vợ cái đã”. Phượng kể bốn năm nay hai vợ chồng lên Bù Đốp (Bình Phước) sinh sống. Phượng nhận hạt điều nguyên liệu về bóc vỏ gia công cho các doanh nghiệp, còn anh Tuyển đi làm thợ mộc.

Phượng kết câu chuyện của mình: “Dù tôi già nua, xấu xí thế này nhưng ổng vẫn thương tôi như hồi trước. Có ổng tôi thấy tự tin hơn để làm ăn sinh sống”. Rõ ràng trong câu chuyện mang màu sắc “liêu trai chí dị” này, những người trong cuộc đang lấy tình nghĩa làm thứ quý nhất để đối đãi nhau vượt qua bệnh tật...

Có thể do ngộ độc thuốc


Nói về trường hợp của chị Phượng sau khi dùng thuốc một thời gian có biểu hiện già cơ thể, theo PGS.BS Mai Thế Trạch - nguyên chủ tịch Hội Nội tiết TP.HCM, có thể do những biểu hiện của dị ứng làm thay đổi da mặt, dáng vẻ của bộ mặt da cơ thể chứ chưa thể gọi là già vì các chức năng khác của tuổi già trên bệnh nhân không xuất hiện. Cụ thể là bệnh nhân không bị suy giảm trí nhớ hay bị suy giảm các chức năng sinh học của tim, thận, gan, phổi...

Ngay cả khi có biểu hiện tóc bạc thì cũng chỉ có thể do các độc tố có trong thuốc làm thay đổi sắc tố của tóc. Có thể chị Phượng là một trường hợp ngộ độc thuốc chưa rõ loại gì. Nếu bệnh nhân xác định được đã uống thuốc gì thì đem mẫu đi phân tích để xác định nguyên nhân có chất nào đó gây ra biểu hiện già cơ thể như vậy không.

Ông Mai Thế Trạch cho rằng trước tiên chị Phượng có thể đến Bệnh viện Da liễu TP.HCM khám kiểm tra xem có phải những biểu hiện do dị ứng cũ của chị gây ra biến đổi vậy không. Nếu không xác định được thì bệnh nhân có thể đến Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) để xét nghiệm tìm độc chất tồn dư trong máu. Tuy nhiên, phải xác định loại thuốc nào bệnh nhân dùng nhiều nhất để chú ý tìm hiểu về loại thuốc đó nhiều hơn. Còn nếu đã dùng nhiều loại thuốc quá thì rất khó tìm.



(Theo Tuổi trẻ)
 
L

lehuuhau

Guest
đúng là chuyện hy hữu!Qua câu chuyện này,thấy được tấm lòng của người chồng đối vợ cô vợ thật là đầy tình nghĩa!
 

sasuke53

Member
Joined
Dec 9, 2010
Messages
417
Points
18
Bao giờ em mới học được điều này nhỉ? Thật đáng khâm phục
 
Joined
May 4, 2011
Messages
67
Points
6
Sáng nay mới đọc tiếp bài này trên Báo tuổi trẻ thấy tiến triển mừng cho anh chị.Chúc anh chị hạnh phúc.
Anh ấy đúng là một người chồng tốt không sống theo kiểu giống như kiểu đẹp yêu mà xấu bỏ anh em nhở? :D

*Cô gái biến thành bà lão: Có thể trẻ lại

TT - Bác sĩ Hoàng Văn Minh đã khám bệnh chị Nguyễn Thị Phượng (cô gái 26 tuổi biến thành bà lão) và chẩn đoán chị mắc bệnh tế bào vón, khả năng phục hồi 50-70% gương mặt lão hóa.

anhso-155836_523427.jpg


Vợ chồng chị Phượng trở về quê Giồng Trôm (Bến Tre) chiều 4-10 thăm bà con, hàng xóm trước khi đi trị bệnh - Ảnh: Viễn Sự​

Đây là chẩn đoán ban đầu của các bác sĩ chuyên khoa da liễu sau khi cùng PV Tuổi Trẻ đến tận nhà bệnh nhân ở Bến Tre thăm khám trực tiếp chiều 4-10.

Hơn 15g ngày 4-10, bác sĩ Hoàng Văn Minh - trưởng phòng khám da liễu Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, và bác sĩ Nguyễn Thanh Sơn - phụ trách phòng khám da liễu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bến Tre - cùng các PV Tuổi Trẻ có mặt tại nhà chị Nguyễn Thị Phượng ở Giồng Trôm, Bến Tre.

Đó là bệnh tế bào vón

Tại đây, bác sĩ Hoàng Văn Minh đã hỏi kỹ từng vấn đề liên quan đến bệnh tình của chị Phượng. Tiếp đó, bác sĩ Minh đã thực hiện nghiệm pháp Darrier bằng cách dùng bút bi khều hơi mạnh lên một số vùng da trên gương mặt. Ngay lập tức, vùng da bị khều đỏ lên và sưng ra, sau đó mờ dần và xuất hiện cục sưng nề trên mặt da. Điều này thể hiện dấu hiệu dương tính của bệnh Mastocytose, hay còn gọi là bệnh tế bào vón. Sau đó, chị Phượng được đưa vào buồng riêng để các bác sĩ thăm khám và xem xét kỹ các vùng da ở chân, nách, bụng, bẹn, lưng...

Qua thăm khám thực tế cho thấy khởi đầu chị Phượng có nổi mề đay với biểu hiện là những nốt đỏ, ngứa trên da. Những nốt đỏ, ngứa này xuất hiện nhiều khi ăn hải sản. Chị Phượng tự đi chữa, uống thuốc được một thời gian thì bớt rồi tái phát nhiều lần. Sau đó mới chuyển qua uống thuốc đông y thì trên mặt và một số vị trí trong cơ thể bị sưng phù lên, căng tròn và sau đó xuất hiện các đường nứt ở tay, chân, nách, bẹn. Sau một thời gian da của chị Phượng mới từ từ nhão ra và mặt bị già đi.

Theo bác sĩ Minh, khi khám ông thấy mặt chị Phượng có biểu hiện bị sưng, nếp nhăn da thấy rất rõ, nổi hẳn lên và vẫn còn ngứa. Ngoài ra, trước đây cứ khoảng một tháng chị Phượng còn có những đợt bị tiêu chảy. Mỗi khi bị tiêu chảy mặt và tay bị đỏ lên. Từ những dấu hiệu lâm sàng này, bác sĩ Minh chẩn đoán bệnh nhân có đầy đủ dấu hiệu của bệnh tế bào vón. Về vấn đề da bị nhão, chùng, các đường nứt da ở chân, bụng, bẹn, nách..., theo bác sĩ Minh, có thể do tác dụng phụ của loại thuốc bệnh nhân uống có chứa corticoide trước đây. Những biểu hiện này thật ra chỉ là những dấu hiệu đi kèm, còn bệnh chính vẫn là tế bào vón.

anhso-16256_523453.jpg


Bác sĩ Hoàng Văn Minh, trưởng phòng khám da liễu Bệnh viện Đại học Y dược, khám da mặt chị Phượng - Ảnh: VIỄN SỰ

*Có thể phục hồi 50-70% gương mặt lão hóa

Bác sĩ Minh cho biết bệnh tế bào vón thường gặp ở trẻ em và rất hiếm gặp ở người lớn. Tế bào vón có hai dạng bệnh là: dạng da đơn thuần và dạng bệnh hệ thống. Nếu là dạng bệnh hệ thống thì bệnh thường là ác tính, có thể làm ảnh hưởng đến tủy xương và bệnh nhân có thể chết sớm. Chị Phượng thuộc bệnh dạng da đơn thuần nên có tiên lượng điều trị tốt, nếu được giải quyết sớm sẽ bớt bệnh và trong một số trường hợp còn có thể thoái bệnh tự nhiên. Theo bác sĩ Minh, với bệnh tế bào vón ở người lớn cách đây 7-8 năm ông có gặp một trường hợp ở Bệnh viện Da liễu TP.HCM. Tuy nhiên, bệnh nhân này rơi vào trường hợp dạng bệnh ác tính nên sau đó tử vong.
Bệnh tế bào vón tuy hơi khó điều trị nhưng vẫn còn có thể đáp ứng được và giúp bệnh nhân dễ chịu lại. Ngay cả bệnh bao tử, bệnh đường tiêu hóa của chị Phượng cũng nằm trong bệnh cảnh tế bào vón. Vì tế bào vón tiết ra chất kháng histamine. Trong đó histamine thuộc nhóm 1 sẽ gây ra ngứa ngáy, phù nề, sẩn phù, nổi mề đay ngoài da; histamine thuộc nhóm 2 sẽ gây ra bệnh đường tiêu hóa.

Chị Phượng có biểu hiện lâm sàng đầy đủ của histamine nhóm 1 và 2, nếu sử dụng thuốc cho cả kháng histamine nhóm 1 và 2 sẽ giải quyết phần nào sự phù nề giống như lão hóa da trên gương mặt.

Bác sĩ Hoàng Văn Minh là bác sĩ chuyên khoa 1, có nhiều công trình nghiên cứu, báo cáo khoa học về nhiều bệnh lý khó liên quan đến bệnh da liễu được đăng tải trên các tạp chí y khoa trong và ngoài nước. Ông là thầy của nhiều bác sĩ trẻ.

Trao đổi với Tuổi Trẻ về mong muốn của chị Phượng được điều trị khỏi bệnh và giúp làm trẻ lại gương mặt như độ tuổi thật, bác sĩ Minh cho biết việc đầu tiên là phải giải quyết vấn đề dị ứng vì hiện nay chị vẫn còn biểu hiện dị ứng. Dấu hiệu của bệnh tế bào vón thể hiện qua những vùng mặc đồ chật da vẫn còn bị nổi đỏ, một số nơi trên da vẫn còn những nốt sẩn phù. Ở những vùng da bị rạn nứt, chùng giãn sẽ hơi khó điều trị và chỉ làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Khả năng điều trị chỉ có thể giải quyết được 50-70% gương mặt lão hóa của chị. Trong tương lai nếu có những laser tốt có thể bắn điều trị những vết nhăn đó bớt được.

Việc phẫu thuật căng da mặt, cắt bỏ da thừa do bị sưng phù có thể giúp làm trẻ lại gương mặt của chị Phượng? Bác sĩ Minh khẳng định việc này không cần thiết vì đây là bệnh có thể chữa bằng phương pháp nội khoa. Nếu có áp dụng thì áp dụng ở những vùng da nhăn dưới chân, tay. Còn với mặt của chị Phượng thì không cần thiết vì bệnh lý vẫn còn đỏ, sưng khi khều.

Qua khám lâm sàng, bác sĩ Minh khẳng định hơn 90% chị Phượng bị bệnh tế bào vón. Tuy nhiên ông còn băn khoăn chưa biết ngoài bệnh này chị Phượng còn bị kèm thêm bệnh gì khác nữa không. Vì vậy để có chẩn đoán xác định, chị Phượng cần phải làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu và sinh thiết da tìm kiếm thêm bệnh khác có thể đi kèm để xử lý điều trị tốt hơn.

LÊ THANH HÀ

“Tôi chỉ mong khỏi bệnh, sống bình thường”

Chiều 4-10, hàng trăm người dân hiếu kỳ đã tập trung trước ngôi nhà lá của chị Nguyễn Thị Phượng ở thị trấn Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre để nhìn rõ hơn khuôn mặt chị.

Chị Cẩm Hồng, hàng xóm của chị Phượng, cho biết dân ở đây nghèo, bình thường bỏ ra 3.000 đồng mua báo đã xót, nhưng hôm nay ai cũng tranh nhau mua báo đọc. Chị Hồng kể hồi trước chị Phượng đẹp nhất nhì thị trấn. Nhưng nhiều người thấy chị Phượng khác trước quá còn nghi ngờ không phải là Phượng. “Tụi tui là hàng xóm của nó mấy chục năm, giờ ai tới nó cũng gọi tên rành mạch từng người thì sao nó là Phượng giả được” - chị Hồng nói tiếp.

Mẹ mất từ khi Phượng mới 6 tuổi, ba lập gia đình riêng, Phượng ở với bà ngoại từ nhỏ trong ngôi nhà mướn ở thị trấn Giồng Trôm. Hai bà cháu làm đủ thứ nghề để kiếm sống. Cách đây ba tháng bà ngoại mất, Phượng từ Bình Phước về đưa tang bà, chị khóc ngất để rơi khẩu trang nên nhiều người mới biết bệnh tình của chị. “Chứ trước đó nó về thăm ngoại suốt nhưng toàn bịt khẩu trang nên không ai biết. Ba tháng trở lại đây tui thấy mặt Phượng có thêm nhiều nếp nhăn và có vẻ già thêm”- chị Hồng cho biết.

Chiều 4-10, một số cán bộ của Công an huyện Giồng Trôm cũng đã đến nhà chị Phượng, yêu cầu chị làm bản tường trình về tình trạng sức khỏe của mình. Trung tá Đinh Xuân Thắng - phó đội phụ trách công an xã, Công an Giồng Trôm - cho biết công an huyện muốn nắm rõ tình hình nhằm trấn an, dẹp bỏ những thông tin sai lệch hoặc những tin đồn nhảm nhí, mê tín nếu có. Vì hiện tại lượng người hiếu kỳ tập trung quanh nhà chị Phượng khá đông khi hay tin chị trở về và báo chí đăng suốt mấy ngày qua.

Hay tin có bác sĩ từ TP.HCM xuống thăm khám, vợ chồng chị Phượng rất mừng. Chị Phượng nói: “Tôi rất vui vì không ngờ mình nghèo khổ vầy mà lại được mọi người quan tâm nhiều vậy. Nhưng thú thực lúc này tinh thần tôi không được ổn định. Đông người tới nhà dòm ngó quá cứ như mình là người ngoài hành tinh làm tôi thấy hơi mặc cảm. Giờ tôi chỉ cầu mong sao chữa khỏi bệnh để sống cuộc đời bình thường như tất cả mọi người”.

TÂM LỤA - VIỄN SỰ



Theo:Báo tuổi trẻ!
 
L

lehuuhau

Guest
nếu trả lại được sự thanh xuân cho cô ấy,thì đúng là ông trời công bằng với người chồng yêu vợ kia rồi!
 
V

vothanhlam159357

Guest
Làm thế nào để nhận biết bạn mắc bệnh da liễu. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn về những thông tin hữu ích nhất mà chúng tôi sưu tầm được từ các bác sĩ chuyên khoa da liễu và các bệnh viện hàng đầu tại Việt Nam.

Bạn đang khó chịu vì bệnh da liễu cứ kéo dài hằng ngày và làm bạn mất đi sự tự tin vốn có của bạn. Nhưng bạn đừng lo, hãy đồng hành với chúng tôi để làm giảm nguy cơ mắc bệnh và mang lại sự tự tin cho bạn trong công việc cũng như trong đời sống hằng ngày.

screen118.jpg

Bệnh da liễu thường gặp nhất mà nhiều người mắc nguyên nhân gây bệnh cũng như triệu chứng của căn bệnh như thế nào. Đừng xem thường những mắc bệnh thông thường này, vì nó có thể gây tử vong khi bạn không điều trị kịp thời.

Các giải pháp mà chúng tôi cung cấp dựa trên sức mạnh sẵn có từ những chuyên gia da liễu uy tín, thích hợp cho những người mắc phải căn bệnh này và cung cấp các trung tâm điều trị hiệu quả nhất. Hãy cùng chúng tôi xóa sổ căn bệnh thường gặp này ra khỏi cuộc sống của bạn.

Website: Benh Da Lieu


Chúng tôi tin chắc sẽ làm cho bạn hài lòng về những thông tin bổ ích này, còn chần chờ gì nữa mà không ghé thăm Website của chúng tôi, chúng tôi là những chuyên gia về bệnh da liễu hàng đầu Việt Nam.
 
Top Bottom