Cách bảo quản thực phẩm

MinhThy

<marquee behavior="alternate" scrollamount="1"><fo
Joined
Nov 17, 2011
Messages
3,907
Points
113
Ớt tươi

Mua về rửa sạch, để ráo nước. Ngắt phần cuốn bỏ đi. Cho ớt vào túi ni lông có đường kéo kín (Ziplock bags) chỉ còn khoảng trống đủ nhỏ rồi dùng miệng hút hết không khí trong túi ra đóng kỹ túi ni lông lại, bỏ vào ngăn đá. Trữ ăn được cả năm, không khác gì ớt tươi mới ngắt ở vườn vào :

ot.png


Rau tươi

Rau thơm các loại: mua ở chợ về, lặt hết phần lá húa úng bỏ đi, trước khi bỏ vào tủ lạnh, dùng giấy báo gói lại, cho vào túi ni lông cột kín lại. Để ở ngăn trữ rau tươi. Làm vậy có thể gia tăng tuổi thọ của rau tươi hơn 1 tuần.

Rau húng, ngải, ngò… cần rửa sạch, tẩm khô bằng khăn và bọc lại bằng bao plastic. Để rau vào ngăn chứa rau của tủ lạnh, có thể giữ được từ một đến hai tuần lễ.

Khi mua rau cải xà lách về, rửa sơ qua phần lá, để ráo nước và dùng một miếng giấy thấm ướt quấn xung quanh, cho vào tủ lạnh. Cà rốt, bông cải, bắp cải, xà lách cũng nên dự trữ riêng biệt với nhau.

Để có thể sử dụng cần tây trong hơn một tuần lễ, cho cần vào túi ny lông và bảo quản trong ngăn rau quả của tủ lạnh hoặc có thể bảo quản trong túi ny lông và cho vào ngăn làm lạnh.

Xả

Rửa sạch, cắt khúc nhỏ vừa hoặc cho vào máy xay nhỏ (dùng cho thịt gà xào xả ớt, thịt nướng,.....). Bỏ vào Ziplock bags hút hết không khí trong túi ra đóng kỹ túi ni lông lại, cho vào ngăn đá. Cách này cũng trữ được rất lâu và giữ được mùi xả thơm như lúc còn tươi.

Xa.png


Hành lá

Rửa sạch, thái nhỏ vừa ăn, cho vào hộp nhựa (đáy có lót một lớp giấy ăn thật xốp), bỏ vào tủ đá

Củ hành đỏ và trắng

Củ hành khô, loại hành trắng có lớp vỏ ngoài màu nâu mỏng như giấy, có thể bảo quản lâu hơn. Bảo quản củ hành ở nơi râm mát, thay vì cho vào tủ lạnh. Có thể bện phần cọng củ hành lại thành dây dài và treo lên cao để bảo quản lâu hơn.

Dưa leo và cà chua

Lựa dưa leo vỏ còn xanh tươi, đem bỏ vào lu nước lạnh. Cách này giữ được dưa leo hàng tuần mà vẫn tươi ngon

Đối với các loại trái cây thông thường, bạn cần chú ý
Xoài, chuối, bơ…

Không nên để vào tủ lạnh sẽ mất dinh dưỡng. Tủ lạnh và chuối rất kỵ nhau. Ngoài ra, chuối cũng không thích hợp để gần với thịt gà vì dễ bị hư thối, vì thế không nên bảo quản loại trái cây xứ nóng này trong tủ lạnh. Nó chỉ chịu được nhiệt độ ngược lại mà thôi.

Táo, đào, lê…
Tiết ra chất gas tự nhiên làm trái cây khác mau hỏng, vì thế tránh để gần các loại trái cây khác.
Đu đủ, lựu… cũng không thích hợp với nhiệt độ lạnh.

Kiwi

Cho vào túi nylon có đục lỗ và bảo quản trong tủ lạnh, có thể dùng trong vài tháng. Kiwi sẽ mau chín hơn khi được cho vào túi giấy kèm theo một quả chuối chín trong đó.

Cách để dành chanh đã xài

Bạn thường có những trái chanh đã xài dở, muốn để dành mà không sợ bị ê hay khô, bạn hãy úp mặt chanh bị cắt xuống một cái dĩa để sẵn một ít dấm chua, chanh sẽ lâu hư.

Cách giữ cho khoai tây được trắng

Bạn thử vắt vài giọt chanh vào nồi luộc khoai lúc nước đang sôi. Bạn sẽ hài lòng vì khoai tây luộc vừa có màu trắng vừa có mùi vị ngon.

Muốn khoai tây giữ được vẻ trắng ngần trong các thức ăn, bạn hãy làm như sau:

Khi gọt khoai tây, bạn hãy ngâm chúng vào nước lạnh có nặn vài giọt chanh. Bạn đừng bao giờ để chúng ngoài gió, vì gió sẽ làm khoai tây thâm đen.

(st)

Cách Rã Đông Thực Phẩm

Sản phẩm đông lạnh mua ở siêu thị, mang về nhà cần thiết phải bảo quản ở ngăn đá tủ lạnh. Nếu không biết cách rã đông, bạn sẽ làm cho thực phẩm mất ngon khi chế biến. Dưới đây là các cách thông dụng nhất

Để sản phẩm nguyên trong bao gói và ngâm vào nước lạnh, hoặc dưới vòi nước.

Chuyển sản phẩm xuống ngăn mát tủ lạnh. Đây là phương pháp được xem là tối ưu và an toàn nhất nhưng tốn nhiều thời gian. Sản phẩm được rã đông dần trong ngăn mát tủ lạnh nếu chưa dùng ngay vẫn có thể bảo quản trong điều kiện như vậy 3-5 ngày. Nếu cần, có thể tái đông trở lại bằng cách chuyển trở lại ngăn đá để bảo quản lâu hơn.
Rã đông trong microwave. Với phương pháp này, thực phẩm phải được chế biến ngay vì một phần thịt có thể đã hơi bị chín. Nếu dùng không hết, có thể bảo quản ở ngăn đá tủ lạnh, nhưng trước đó phải nấu chín lại thực phẩm, vì lúc này thực phẩm có thể đã nhiễm vi sinh rồi.

Ngoài ra, thịt, cá đông lạnh có thể được quay, nướng trong lò mà không cần phải rã đông.

Bảo quản rau húng quế:

Húng quế mua về thường bị héo rất nhanh, song chúng sẽ tươi trở lại nếu ngâm vào nước khoảng 30 phút. Sau khi ngâm, hái bỏ lá già, héo, cất ở nhiệt độ mát trong túi giấy kín miệng. Nên nhớ rau húng cất tủ lạnh sẽ chóng bị thâm đen.

Giữ rau thơm ăn dần:

Cách thông dụng là phơi khô. Để cho các loại rau này vẫn giữ được màu nguyên thuỷ sau khi phơi, hay cho vào lò vi sóng, sấy ở mức nhỏ nhất. Đảm bảo với cách này, lá cây vẫn giữ được màu xanh.

Bảo quản trà

Để tránh cho trà không bị mất mùi thơm, bạn nên cho trà vào trong hộp thiếc hoặc hộp có giấy bạc lót xung quanh, lọ bằng sành. Không nên để trà trong lọ thủy tinh.

Để trà được thơm ngon, bạn nên lấy một miếng vỏ cam bỏ vào trong hộp trà vì trà rất dễ bắt mùi. Bạn cũng có thể ướp trà với hoa cúc, hoa sen, lài, tùy theo sở thích.

Để dành rượu

Sau khi uống xong, chai rượu vẫn còn, muốn để dành, bạn hãy cắm một que diêm vào dưới nút chai (khi đậy nắp, que diêm sẽ ở trong chai). Đốt que diêm cháy rồi đậy nút vào chai khi lửa vừa tắt. Chất diêm sinh sẽ hút hết không khí trong chai, rượu sẽ lâu hư, không bị chua.


Bảo quản dầu ăn

Dầu ăn có nhiều axit béo chưa no nên dễ bị ôxy hóa mùi hôi, khét khó bảo quản. Do vậy bạn nên: Mỗi lít dầu cho vào 0,5 ml citric (chanh) và đun sôi. Khi dầu nguội, đem rót vào chai thủy tinh màu, miệng nhỏ đã được rửa sạch, đậy nút kỹ để ở nơi mát và tối.

Để dành khoai tây

Cho khoai tây vào một cái thúng, đặt trên cái ghế đẩu lật ngược (để cho thúng khoai xa mặt đất). Để thúng khoai ở chỗ mát, không ẩm. Với cách này, bạn có thể giữ khoai được một đến hai tháng. Muốn giữ khoai tây không bị mọc mầm, không bị hư thúi, bạn hãy đem khoai trụng sơ vào nước sôi, đoạn vớt ra ngay để vào thau nước lạnh. Xong rồi vớt khoai để cho ráo rồi cất giữ nơi thoáng mát.

Để dành cà chua

Bạn có thể giữ cà chua trong vòng một tháng bằng phương pháp sau đây: Lựa cà chín còn nguyên trái không bị dập bể, đem rửa sạch để cho ráo nước, rồi xếp vào keo từng lớp, quay cuống cà lên trên. Xong rải lên một lớp muối, rồi xếp một lớp cà, rải lên một lớp muối khác. Điều quan trọng là muối phải bít khắp cuống cà, vì chỗ này vi khuẩn sẽ xâm nhập làm thúi cà.

Để bông cải lâu bị hư

Lấy lá bông cải phủ kín lấy bông, dùng giấy màu xanh bọc chặt và kín ra phía ngoài. Phương pháp này giữ bông cải được vài ngày. Trong trường hợp muốn để dành được một tuần, bạn nên cắt hết lá và cuống (cắt gần sát bông). Xong treo cải lên cao, đầu bông chúc xuống.

Cách giữ tỏi

Tỏi giữ được lâu nếu lột sạch vỏ. Phân chia thành những tép tỏi rồi đổ dầu thực vật lên, đậy nắp để vào tủ lạnh. Như thế tỏi cứng lâu và giữ được mùi.

Để dành ớt

Bạn lựa ớt chín, đỏ, cắt bỏ cuống, rửa sạch để cho ráo nước, dùng kim xâm thủng nhiều lỗ trên trái ớt, rồi xếp vào trong keo. Sau đó lấy giấm chế ngập lên ớt, đập dập vài tép tỏi để lên trên đậy nắp keo cho kín. Làm theo cách này ớt có thể để được lâu mà ăn vẫn cay ngon như thường.

Cách giữ tươi bánh gatô

Bạn hãy cho bánh vào một cái hộp thoáng khí, cho vào đó một miếng bánh mì. Nếu miếng bánh mì khô cứng lại thì thay miếng khác. Nếu không có bánh mì có thể thay vào đó một miếng táo tàu.

Chống ruồi nhặng cho thực phẩm

Vào mùa hè, ruồi nhặng là nguyên nhân chủ yếu truyền nhiễm bệnh. Vì vậy, đối với các món thịt, cá, đậu... khi bày trên bàn thì nên đặt vài cọng hành đã rửa sạch lên trên mặt, ruồi nhặng sẽ phải tránh xa thức ăn.

Bánh chưng, bánh tét

Sau khi luộc, vớt ra, cần rửa lại bằng nước sạch rồi ép bánh bằng vật nặng. Sau đó treo nơi mát và thoáng gió. Nếu qua vài ngày có hiện tượng lại gạo phải luộc, chiên hoặc hấp lại cho mềm mới ăn được.

Cách xử lý màu táo, lê sau khi gọt vỏ

Táo, lê sau khi gọt vỏ thường chuyển màu sẫm nhìn không được đẹp lắm. Ta nên ngâm lê, láo sau khi gọt vỏ vào thau nước muối pha loãng, vừa đảm bảo dinh dưỡng, vừa tránh được thâm đen.

st
 
Top Bottom