Cách mạng tháng Tám 1945 - Toàn cảnh

Biển

Người về từ lòng đất
Joined
Apr 16, 2011
Messages
450
Points
18
Cách mạng tháng Tám 1945 - Toàn cảnh
Chủ biên: GS.TS Phan Ngọc Liên
Nhà xuất bản Từ điển bách khoa
Năm xuất bản: 2005
Số hóa: Huỳnh Long

GS. TS. PHAN NGỌC LIÊN
(Chủ biên)
PGS.TS NGUYỄN ĐÌNH LỄ
PGS. TS NGUYỄN NGỌC CƠ
PGS.TS NGUYỄN AM
Và các tác giả bài viết

cmt8.jpg
 

Biển

Người về từ lòng đất
Joined
Apr 16, 2011
Messages
450
Points
18
LỜI MỞ ĐẦU

Cách mạng tháng Tám 1945 là một sự kiện lịch sử quan trọng của Việt Nam và thế giới; là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đầu tiên của Việt Nam, của Đông Nam Á, mở đầu thời kì các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc giành được độc lập tự do với những hình thức và mức độ khác nhau, chấm dứt chế độ thực dân.

Cách mạng tháng Tám 1945 không chỉ phát huy truyền thống đấu tranh anh hùng của dân tộc trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc, giành độc lập mà còn mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử đất nước - kỉ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Đây là kết quả trực tiếp cuộc đấu tranh của nhân dân ta theo con đường cứu nước mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn, Đảng ta đã khẳng định và lãnh đạo nhân dân kiên trì thực hiện.

Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945 cũng đồng thời được tiếp tục thể hiện, bảo vệ, phát huy sâu rộng trong cuộc kháng chiến chống Pháp rồi kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1945-1975), xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước thống nhất, góp phần không nhỏ vào công cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ, hòa bình và tiến bộ trên thế giới.

Cách mạng tháng Tám 1945 gắn liền với công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, với sự lãnh đạo của Đảng; nó sống mãi trong sự nghiệp của nhân dân Việt Nam vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Nó cũng để lại một dấu son chói lọi trong lịch sử nhân loại từ giữa thế kỉ 20 về cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc, tiến bộ xã hội.

Trong gần sáu mươi năm qua, kể từ sau tác phẩm
“Cách mạng tháng Tám” của Trường Chinh, giới nghiên cứu sử và các ngành khoa học xã hội, nhân văn khác trong nước (phần nào ở nước ngoài) đã đạt được nhiều thành tựu trong việc tìm hiểu sâu sắc, toàn diện sự kiện lịch sử vĩ đại này.

Trên cơ sở tiếp thu những kết quả nghiên cứu trước đây, chúng tôi tổ chức biên soạn cuốn “Cách mạng tháng Tám 1945 - Toàn cảnh” nhằm:

- Trình bày ngắn gọn một số vấn đề cơ bản về Cách mạng tháng Tám 1945, nêu một cách hệ thống những luận điểm, dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, về các vấn đề như từ việc xác định con đường cứu nước mới, đúng đến thắng lợi của cách mạng; Cách mạng tháng Tám 1945 đối với cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, thống nhất đất nước, với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, đặc biệt trong công cuộc đổi mới hiện nay. Chúng tôi sẽ không trình bày nhiều về những vấn đề mà giới sử học Việt Nam đã tìm hiểu sâu sắc và đạt được những kết quả tốt đẹp. Các vấn đề này sẽ được nhắc lại, khẳng định để làm cơ sở cho việc trình bày các khía cạnh mà chúng tôi đặt ra.

- Cách mạng tháng Tám 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã nổ ra gần như
đồng thời, đều khắp, sâu rộng trong hầu hết các tỉnh của cả nước. Điều này chứng tỏ đường lối đúng đắn của Đảng trong việc tổ chức, chuẩn bị lực lượng, hướng đến cuộc Tổng khởi nghĩa khi thời cơ đã đến. Nó cũng chứng minh sức mạnh của cả dân tộc được huy động, tập hợp dưới ngọn cờ của Đảng Cộng sản Việt Nam (lúc bấy giờ là Đảng Cộng sản Đông Dương). Tình thế cách mạng đã chín muồi, thời cơ đã đến, cuộc cách mạng nổ ra trong khắp nước và giành thắng lợi to lớn.

Để làm sáng tỏ điều này, chúng tôi sẽ không trình bày lại toàn bộ diễn biến của Cách mạng tháng Tám 1945 trong cả nước, như nhiều công trình nghiên cứu khác đã làm, mà trình bày những điểm khái quát, riêng biệt, độc đáo trong sự bùng nổ và thắng lợi của Cách mạng tháng Tám ở các tỉnh, các địa phương. Qua đó, người đọc nhận thấy những nét chung, có tính quy luật của cuộc cách mạng diễn ra trong phạm vi cả nước, dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng.

Với mục tiêu như vậy, việc trình bày về Cách mạng tháng Tám ở các tỉnh (được sắp xếp theo khu vực địa lí - hành chính lúc bấy giờ) không nặng về diễn biến chi tiết, mà trên cơ sơ phác họa bức tranh của sự kiện ở địa phương nêu lên những nét lớn. Riêng Cách mạng tháng Tám ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn được trình bày chi tiết hơn - vì đó là những trung tâm chính trị - có vị trí, vai trò trong thắng lợi của cách mạng.

Cấu tạo sách gồm các phần:

● Cách mạng tháng Tám 1945 - Những vẫn đề cơ bản;

● Cách mạng tháng Tám 1945 - Toàn cảnh;

● Giáo dục tinh thần Cách mạng tháng Tám 1945 cho thế hệ trẻ.


Tham gia biên soạn sách này là các nhà nghiên cứu, cán bộ giảng dạy ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Phân viện Hà Nội thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, một số trường Đại học và Cao đẳng Sư phạm, cán bộ Sở Giáo dục - Đào tạo ở một số địa phương trong nước. Tuy số tác giả tham gia khá đông, song những người biên soạn chủ trì biên soạn vẫn bảo đảm sự thống nhất của sách.

Các tác giả bày tỏ lòng cảm ơn đối với các cơ quan nghiên cứu khoa học, đào tạo đã giúp đỡ chúng tôi nhiều ý kiến và tài liệu quý giá. Cảm ơn Nhà xuất bản Từ điển bách khoa đã tạo mọi điều kiện để cuốn sách được hoàn thành và xuất bản.

Chúng tôi xin được thứ lỗi về các thiếu sót trong sách và mong được bạn đọc góp ý để sửa chữa. Xin trân trọng cảm ơn.


PHAN NGỌC LIÊN
(Chủ biên)
 

Biển

Người về từ lòng đất
Joined
Apr 16, 2011
Messages
450
Points
18
PHẦN THỨ NHẤT

CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 -
NHỮNG VẪN ĐỀ CƠ BẢN
[SUP](*)[/SUP]​

Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945 thể hiện và phát huy cao độ truyền thống dân tộc, cốt lõi là tinh thần yêu nước Việt Nam, đã tạo nên sức mạnh phi thường đánh bại mọi kẻ thù nhiều phương kéo đến.

Truyền thống ấy, được Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, đã tạo nên sức mạnh to lớn gấp bội lần của toàn dân, nên 15 năm sau khi Đảng ra đời, đã đưa đến thành công của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ đầu tiên trong lịch sử nước ta và khu vực Đông Nam Á.

Quá trình dẫn tới Cách mạng tháng Tám gắn liền với việc Nguyễn Ái Quốc xác định con đường cứu nước mới và sự lãnh đạo của Đảng. Vi vậy, thắng lợi của Cách mạng tháng Tám cũng mở ra một thời kì mới trong lịch sử dân tộc, góp phần vào sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới. Để làm sáng tỏ điều này, ở đây chúng tôi tập trung trình bày mấy vấn đề cơ bản sau:

- Từ xác định con đường cứu nước đúng đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945.

- Những sự chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa khi thời cơ đến.

- Ý nghĩa lịch sử và tầm vóc của Cách mạng tháng Tám 1945.

Trên cơ sở một số sự kiện cơ bản về diễn biến của cuộc Tổng khởi nghĩa trong cả nước, phần này sẽ giúp bạn đọc nắm được những điểm nổi bật, quan trọng của Cách mạng tháng Tám 1945.


*
* *​

I. TỪ XÁC ĐỊNH CON ĐƯỜNG CỨU NƯỚC ĐÚNG ĐẾN THẮNG LỢI CỦA CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945

Phát huy truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm, ngay từ khi thực dân Pháp thực hiện âm mưu đánh chiếm Việt Nam, nhân dân ta đã vùng dậy đấu tranh, bảo vệ Tổ quốc. Triều đình nhà Nguyễn có trách nhiệm trong việc làm mất nước, đã đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp. Nhân dân ta vẫn kiên trì, anh dũng đấu tranh chống xâm lược, giải phóng dân tộc. Phong trào Cần Vương, rồi phong trào yêu nước chống Pháp thế kỉ 20 lần lượt thất bại, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta rơi vào khủng hoảng.

Trong điều kiện lịch sử này, sự xuất hiện của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh để tìm con đường cứu nước là hợp quy luật và sẽ đưa tới thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945.

1. Sự khủng hoảng của con đường cứu nước chống Pháp cuối thể kỉ 19 - đầu thế kỉ 20.

Việt Nam có hàng ngàn nghìn năm lịch sử. Trong quá trình dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã anh dũng, sáng tạo trong lao động sản xuất và bảo vệ Tổ quốc, đấu tranh giành độc lập dân tộc. Trên mặt trận chống ngoại xâm, các thế hệ người Việt Nam đã phải “đụng đầu” với kẻ thù từ nhiều phương đến. Đó là những đội quân đông, được vũ trang “đến tận răng”, do những tên tướng tài chỉ huy, mà “vó ngựa” của chúng đã dày xéo nhiều nước. Dù phải trải qua những thất bại nặng nề, phải sống dưới “đêm trường nộ lệ” hàng chục thế kỉ, hoặc qua một thời gian ngắn rất đau thương dưới ách đô hộ tàn bạo, cuối cùng, nhân dân Việt Nam đã chiến thắng. Kinh thành Thăng Long chỉ cho kẻ thù “ngủ trọ một vài đêm”, rồi phải tan tác bỏ chạy, nhân dân vui mừng đón đoàn quân chiến thắng trở về, như cảnh tưng bừng đón đội quân Quang Trung đại thắng sau khi Tôn Sĩ Nghị chạy trốn:

“Ba quân đội ngũ chỉnh tề tiến
Trăm họ chặt đường, vui tiếp nghênh,
Mây tạnh mù tan trời lại sáng,
Đầy thành già trẻ mặt như hoa.
Chen vai khoác cánh cùng nhau nói,
Kinh đô vẫn thuộc núi sông ta”.

(Ngô Ngọc Du)​

Chiến thắng lừng lẫy trong công cuộc chống ngoại xâm trước hết là do sức mạnh của lòng yêu nước truyền thống của dân tộc Việt Nam. Dân tộc nào cũng có lòng yêu nước, song lòng yêu nước Việt Nam được hình thành và tôi luyện trong lao động sản xuất với bao điều kiện thiên nhiên nghiệt ngã; trong chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước tinh thần yêu nước tinh thần Việt Nam trở thành chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, đã biến thành lực lượng hùng mạnh để đánh bại bất cứ kẻ thù nào. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lượt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”[SUP](1)[/SUP].

Sức mạnh của lòng yêu nước Việt Nam khiến cho mọi kẻ thù từ bao đời nay phải khiếp sợ. Trần Phu, sứ thần nhà Nguyên (Trung Quốc) sang Việt Nam sau khi các đội quân xâm lược Nguyên - Mông thất bại vào thế kỉ 13, đã run sợ khi đến kinh thành Thăng Long, nhìn thấy quang cảnh:

“Bóng lòe gươm sắt lòng thêm đắng,
Tiếng dội trống đồng tóc đốm hoa”.

[SUP](*)[/SUP] Người viết: Phan Ngọc Liên, Nguyễn Đình Lễ, Nguyễn Ngọc Cơ, Nguyễn Am, Bùi Thị Thu Hà.
[SUP](1)[/SUP] Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 6, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.171.
 

Biển

Người về từ lòng đất
Joined
Apr 16, 2011
Messages
450
Points
18
Thực dân Pháp với lực lượng mạnh của chủ nghĩa tư bản đã đánh bại đội quân phong kiến nhà Nguyễn nhanh chóng về quân sự, song rất run sợ trước sức kháng chiến bền bỉ của toàn dân Việt Nam. Một sĩ quan Pháp tham gia đàn áp cuộc chiến đấu của nghĩa quân ta chống Pháp đã phải thú nhận rằng Việt Nam là một dân tộc kiên cường, gắn bó với lịch sử, với những thể chế riêng của mình và thiết tha với nền độc lập của mình. Chúng ta không biết rằng Việt Nam chưa bao giờ khuất phục trước kẻ thù xâm lược. Tình trạng chúng ta rất đỗi khủng khiếp và chúng ta phải đương đầu với một dân tộc thống nhất, mà ý thức dân tộc của họ không hề bị suy yếu[SUP](1)[/SUP].

Đế quốc Mĩ hùng hổ đem quân xâm lược, tàn phá đất nước ta, muốn kéo “Miền Bắc trở về thời kì đồ đá”, song cuối cùng phải “cút” khỏi Miền Nam, chịu thất bại trước sức kháng chiến mạnh mẽ của nhân dân Việt Nam, được nhân loại tiến bộ, trong đó có nhân dân Mĩ ủng hộ. Hai mươi năm sau ngày quân Mĩ thất bại hoàn toàn ở Việt Nam, năm 1995, Mác Namara, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng thời Tổng thống Kennơđy và Tổng thống Giônxơn, có dịp “Nhìn lại quá khứ”, thấm thía với “Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam”. Ông ta đã nêu ra 11 nguyên nhân chính gây ra thảm họa cho Mĩ ở Việt Nam, trong đó có một nguyên nhân quan trọng là Mĩ đã “… đánh giá thấp sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc thúc đẩy một dân tộc (trong trường hợp này là Bắc Việt Nam và Việt cộng) đấu tranh và hi sinh cho lí tưởng và các giá trị của nó, và cho đến nay, chúng ta vẫn tiếp tục đánh giá thấp chủ nghĩa dân tộc ở nhiều nơi trên thế giới”[SUP](2)[/SUP].

Trong suốt chiều nhiều thế kỉ, từ cuộc kháng chiến đầu tiên chống quân Tần (thế kỉ 3 tCn), qua các cuộc khởi nghĩa giải phóng dân tộc thời Bắc thuộc, rồi những cuộc kháng chiến chống quân Tống, Nguyên, Minh, Thanh từ phương Bắc, nhân dân ta được tập hợp lực lượng, được tổ chức, phát huy sức mạnh của mình. Đó là con đường cứu nước thể hiện trong một cuộc chiến tranh nhân dân “cả nước đánh giặc”, “trên dưới đồng lòng”; “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. Vào giữa thế kỉ 19, trước sự xâm lược của thực dân Pháp, triều đình Huế không có khả năng và mong muốn dựa vào nhân dân để bảo vệ đất nước như các triều đại trước, vì mâu thuẫn sâu sắc với nông dân. Họ chỉ chống đỡ yếu ớt, rồi thỏa hiệp, nhân nhượng, đầu hàng, làm tay sai cho giặc. Vua quan nhà Nguyễn phải chịu trách nhiệm trong việc mất nước ta. Nhân dân ta vốn có truyền thống, kinh nghiệm đánh giặc ngoại xâm, nhưng triều đình Huế đã không huy động được sức mạnh đó của nhân dân ta trong việc chống Pháp, bảo vệ đất nước. Triều đình cũng từ chối những điều trần, canh tân đất nước của một số quan lại, sĩ phu thức thời, tiến bộ. Trong khi đó một số nước quanh ta như Xiêm (Thái Lan) và Nhật Bản lại biết tiến hành những cuộc cải cách, duy tân. Ở những nước này, do tiến hành cải cách toàn diện đất nước nên đã phát huy được sức mạnh nhất định của dân tộc. Do đó, ở những mức độ khác nhau, các nước này không rơi vào tình trạng thuộc địa, dù chỉ độc lập về hình thức như Xiêm. Riêng Nhật Bản đã nhanh chóng trở thành một nước tư bản rồi chuyển lên chủ nghĩa đế quốc, đi xâm lược các nước khác. Dĩ nhiên, đó không phải là con đường mà nhân dân Việt Nam mong muốn, chờ đợi; chúng ta chỉ có một nguyện vọng là giữ vững độc lập dân tộc, xây dựng xã hội ấm no, hạnh phúc.

Triều đình phong kiến nhà Nguyễn đầu hàng quân xâm lược Pháp. Trương Định, theo nguyện vọng của nhân dân, đã khước từ quan chức của triều đình ban cho để nhận nhiệm vụ của nhân dân giao làm “Bình Tây đại nguyên soái”. Nhiều sĩ phu yêu nước trong phong trào Cần Vương - thực chất là phong trào kháng chiến cứu nước, giải phóng dân tộc của nhân dân ta - đã nhận thức rõ muốn bảo vệ được Tổ quốc phải “đánh cả Triều lẫn Tây”. Con đường cứu nước của nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống xâm lược rồi đấu tranh giải phóng dân tộc chỉ có một mà thôi: đứng lên cầm vũ khí, hăng hái, anh dũng chống kẻ địch.

Cuộc đấu tranh vũ trang chống Pháp của nhân dân Việt Nam vào nửa cuối thể kỉ 19 thất bại với sự kết thúc của phong trào Cần Vương, song cuộc chiến đấu chống Pháp không hề tắt. Nhân dân lại tiếp tục đấu tranh, vì họ nhận thức rõ ràng, muốn giải quyết mâu thuẫn cơ bản giữa dân tộc ta và thực dân Pháp chỉ có quyết tâm đánh đuổi quân xâm lược, lật đổ nền thống trị của chúng. Tuy nhiên, con đường cứu nước theo ngọn cờ Cần Vương đã không còn hợp thời nữa, vì chế độ phong kiến đã trở nên lỗi thời. Việc “ủng hộ một ông vua” - dù là ông vua yêu nước - cũng không thể tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân chống Pháp.

Vào đầu thế kỉ 20, với chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, nhất là chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai, được thực hiện sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam dần dần có nhiều biến đổi sâu sắc. Các giai cấp trong xã hội phong kiến cũ vẫn tồn tại, dù có phân hóa, đồng thời xuất hiện những giai cấp, tầng lớp mới, như công nhân, tư sản dân tộc, tiểu tư sản trí thức. Sự chuyển biến sâu sắc về mặt kinh tế, xã hội tạo nên một tình thế mới trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Giai cấp phong kiến hoàn toàn không thể lãnh đạo cuộc đấu tranh chống Pháp, con đường phong kiến, thậm chí chỉ phục hồi, đề cao, ủng hộ một ông vua có tinh thần yêu nước, như Hàm Nghi trước đây cũng không còn thích hợp, vì nó không thể nào đưa đến thắng lợi như nhân dân mong muốn. Thực tế lịch sử đã qua, yêu cầu cuộc đấu tranh trước mắt và lâu dài, đã phủ định con đường cứu nước dưới ngọn cờ của phong kiến. Hơn nữa, sự tác động, ảnh hưởng của tình hình thế giới, với những biến đổi sâu sắc của nó từ đầu thế kỉ 20 càng khẳng định việc từ bỏ con đường cứu nước cũ và xác định con đường cứu nước mới là cần thiết.

[SUP](1)[/SUP] Ferdinand Bernad: Erreurs et danger, Paris, 1901, tr. 11.
[SUP](2)[/SUP] Robert S. McNamara: Nhìn lại quá khứ - Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 316.
 

Biển

Người về từ lòng đất
Joined
Apr 16, 2011
Messages
450
Points
18
Cách mạng tư sản đã thành công từ thế kỉ 16 với Cách mạng Hà Lan, trải qua Cách mạng tư sản Anh ở thế kỉ 17, Chiến tranh giành độc lập các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ (1776) và đạt đến đỉnh cao với Cách mạng tư sản Pháp (1789). Tư tưởng dân tộc, dân chủ của cách mạng tư sản dần dần được truyền bá nhiều nơi trên thế giới, thúc đẩy cuộc đấu tranh cho độc lập và tự do tư sản. Đến giữa thế kỉ 19, với cuộc Cách mạng năm 1848 ở Pháp và ở nhiều nước Châu Âu, chủ nghĩa tư bản đã chiến thắng chế độ phong kiến trên phạm vi toàn thế giới, đồng thời cũng mở đầu cuộc đấu tranh gay gắt giữa hai lực lượng cơ bản của xã hội mới - giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.

Ảnh hưởng của tư tưởng tư sản tiếp tục lan đi nhiêu nơi, làm bùng nổ nhiều cuộc cách mạng tư sản, dưới nhiều hình thức khác nhau. Đó là cuộc đấu tranh thống nhất Đức và Italia, mở đường cho chủ nghĩa tư bản thắng lợi và phát triển. Cuộc nội chiến ở Mĩ (1861-1865) hoàn thành sự thắng lợi của chế độ tư bản trên cả nước Mĩ, sau khi xóa bỏ chế độ nô lệ đồn điền ở phần phía Nam nước Mĩ. Cuộc “đảo chính cung đình”, tiếp theo cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản (1868) cũng là một hình thức của cuộc cách mạng tư sản không triệt để. Cuộc cải cách nông nô ở Nga vào những năm 60 của thế kỉ 19 mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở nước Nga sa hoàng đang chìm ngập trong chế độ phong kiến - nông nô. Ở Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kì, Ba Tư… cuộc đấu tranh chống phong kiến, đế quốc xâm lược phương Tây vào cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20 cũng liên tiếp diễn ra dưới ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản.

Như vậy, ảnh hưởng của cách mạng tư sản, tư tưởng dân chủ tư sản từ Âu, Mĩ đã lần lượt lan truyền khắp thế giới, trực tiếp tấn công vào chế độ phong kiến, làm cho nó suy yếu, đi đến sụp đổ hoặc trở thành “cái đuôi”, “cái bóng” phục vụ cho chính quyền của giai cấp tư sản.

Vào 30 năm cuối của thế kỉ 19, chủ nghĩa tư bản chuyển dần lên giai đoạn đế quốc chủ nghĩa và cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản và tư sản cũng ngày càng gay gắt. Công xã Pari năm 1871 là cái mốc đánh dấu sự lớn mạnh và khả năng của giai cấp vô sản có thể lật đổ chế độ tư bản, xây dựng nhà nước vô sản. Từ giữa thế kỉ 19, đặc biệt là sau Công xã Pari 1871, giai cấp tư sản ở các nước tư bản đế quốc Âu, Mĩ không còn vai trò tiến bộ, tích cực đối với sự phát triển của lịch sử và đã trở thành chướng ngại vật lớn, chủ yếu đối với việc giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động đang rên xiết dưới ách thống trị của chủ nghĩa tư bản, đế quốc. Tư tưởng dân chủ tư sản đã bị con cháu của các cuộc cách mạng đầu tiên, nhất là cách mạng Pháp phản bội, bị hệ tư tưởng vô sản, chủ nghĩa Mác - Lênin đấu tranh, vạch trần các mặt phản động, yếu kém. Tuy nhiên, tư tưởng dân chủ tư sản vẫn còn có ý nghĩa nhất định đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhiều nước thuộc địa và phụ thuộc. Vào nửa đầu thế kỉ 19, tư tưởng dân chủ tư sản mới được truyền bá rộng rãi sang Châu Á, được giai cấp tư sản dân tộc tiếp nhận và thể hiện trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa và phụ thuộc trong một mức độ nhất định còn gắn liền với chủ nghĩa tư bản. Con đường cứu nước và giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản dân tộc ở một số nước thuộc địa và phụ thuộc được hình thành theo con đường cách mạng tư sản.

Xu thế này không thể không tác động mạnh mẽ đến Việt Nam khi mà con đường cứu nước theo kiểu phong kiến đã tỏ ra hoàn toàn bất lực. Còn chăng chỉ là sự nuối tiếc một thời kì chiến thắng huy hoàng trong sự nghiệp chống ngoại xâm dưới các triều đại trước đây: “Thôi thánh hiền, thôi Tiên Phật, thôi hào kiệt, thôi anh hùng, ngàn năm cơ nghiệp nước về Đông”. Đúng lúc ấy, làn gió mới của tư tưởng dân chủ tư sản thổi mạnh vào Việt Nam. Tư tưởng dân chủ tư sản đến Việt Nam thông qua sách báo Trung Quốc. Các loại tân thư, tân báo của Trung Quốc, những tác phẩm của Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi như “Trung Đông chiến kỉ”, “Pháp - Phổ chiến tranh”, “Trung Quốc hồn”, “Mậu Tuất chính biến”, “Nhật Bản duy tân tam thập niên”… đem tới cho các sĩ phu yêu nước đang bế tắc con đường cứu nước những tư tưởng mới về nhân quyền, về tự do dân chủ… Thành tựu của công cuộc Duy tân Minh Trị và chiến thắng của Nhật bản trong chiến tranh Nga - Nhật (1904-1905) làm cho không ít nhà yêu nước Việt Nam hướng về Nhật, tìm thấy ở Nhật “đồng văn, đồng chủng” không chỉ là người giúp mình giải phóng đất nước mà còn vạch con đường để tiếp tục giầu mạnh.

Những điều kiện trong nước và tác động của nước ngoài làm xuất hiện trào lưu mới trong việc xác định con đường cứu nước khác con đường cứu nước phong kiến trước đó. Đầu thế kỉ 20, nhiều sĩ phu yêu nước không còn giương ngọn cờ quân chủ, dù là quân chủ lập hiến, mà hướng về cải cách dân chủ để “chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, hậu dân sinh”, xác định thể chế cộng hòa theo nhận thức:

“Người của ta, nước của ta,
Dân là của nước, nước là của dân”
[SUP](1)[/SUP].​

Việt Nam Quang phục Hội đã thể hiện tư tưởng con đường cứu nước mới trong tôn chỉ của mình là chủ trương: “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa dân quốc Việt Nam”.

Như vậy, vào đầu thế kỉ 20, những điều kiện khách quan và chủ quan đã cho phép xác định con đường cứu nước dân chủ tư sản để thay thế cho con đường cứu nước kiểu phong kiến cũ. Tuy nhiên, trên con đường cứu nước này cũng có nhiều màu sắc, khuynh hướng khác nhau.

Con đường cứu nước của Phan Bội Châu chủ yếu lấy phương thức bạo động vũ trang để giành độc lập. Tuy nhiên, cùng với việc bạo động vũ trang, Phan Bội Châu cũng coi trọng việc vận động duy tân đất nước, cải cách chính trị, kinh tế, văn hóa để tự cường dân tộc. Sự kết hợp này thể hiện nhiệm vụ cấp bách trước mắt là giành cho được độc lập, nhưng để có sức mạnh đấu tranh và nuôi dưỡng lâu dài sự tồn tại và phát triển của đất nước nhất thiết phải xây dựng thật vững mạnh trên mọi mặt. Sự chuyển biến trong nhận thức và thể hiện ở hành động thực tiễn về con đường cứu nước của Phan Bội Châu đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau với nhiều suy tư, trăn trở để ông dần dần từ bỏ con đường phong kiến, đi theo con đường cách mạng dân chủ tư sản. Giữa hai giai đoạn này có một thời gian quá độ trong chủ trương xây dựng nền quân chủ lập hiến. Song chủ trương quân chủ của Phan Bội Châu cũng gặp bế tắc, vì giai cấp phong kiến đã thực sự làm tay sai cho Pháp, tìm kiếm một ông vua yêu nước, kêu gọi các quan lại trong triều tham gia đánh Pháp là không dễ. Trong điều kiện như vậy, với lòng nồng nàn yêu nước, Phan Bội Châu chủ trương, thông qua mục đích, chương trình hành động của Duy tân Hội là “cốt sao khôi phục nước Việt Nam, lập ra chính thể độc lập, ngoài ra chưa có chủ trương gì khác”. Sự lúng túng, vướng mắc trong việc xác định phương hướng đấu tranh như vậy chứng tỏ Phan Bội Châu lúc bấy giờ chưa thoát khỏi tư tưởng quân chủ mà cũng chưa chín muồi tư tưởng dân chủ tư sản.
 

Biển

Người về từ lòng đất
Joined
Apr 16, 2011
Messages
450
Points
18
Tình trạng nhận thức này không thể kéo dài, vì yêu cầu đánh đổ thực dân Pháp và bọn tay sai phong kiến đòi hỏi phải xác lập ngay một chế độ chính trị, xã hôi tiến bộ hơn, phù hợp với nguyện vọng, quyền lợi của nhân dân. Thực hiện được đều này mới huy động được sức mạnh của nhân dân và như vậy mới đánh đuổi được thực dân, giành được độc lập. Cuối cùng, qua bao suy nghĩ, trăn trở của ban thân, được tác động bởi những cuộc tiếp kiến với các nhà dân chủ tư sản Nhật Bản, Trung Quốc, Phan Bội Châu đã dần dần khẳng định tư tưởng dân chủ cộng hòa. Sự chuyển biến nhận thức này ở Phan Bội Chau đã trải qua những cuộc đấu tranh, dằn vặt. Trong tác phẩm nổi tiếng Niên biểu, ông đã thú nhận: “Tôn Dật Tiên đã biết tôi qua Việt Nam vong quốc sử của tôi, biết tôi chưa gột rửa được đầu óc quân chủ nên ông thống thiết đả kích về hình thức giả dối của Đảng lập hiến”. Tư tưởng dân chủ trong con đường cứu nước của Phan Bội Châu thực sự được dứt bỏ từ sau Cách mạng Tân Hợi (1911), khi được thuyết phục bởi thắng lợi của cuộc cách mạng này. Việc từ bỏ tư tưởng quân chủ theo chủ nghĩa dân chủ và chủ trương xây dựng Việt Nam Cộng hòa dân quốc của Phan Bội Châu được thể hiện trong tôn chỉ Việt Nam Quang phục hội (1912).

Việc xác định con đường cứu nước theo tư tưởng dân chủ tư sản của Phan Bội Châu có nhiều điểm mới, tiến bộ hơn con đường cứu nước kiểu phong kiến trước kia. Phần nào nó phù hợp với yêu cầu mới của thời đại, đất nước. Một sự chuyển biến tích cực trong công cuộc đấu tranh cứu nước chống Pháp, giải phóng dân tộc. Song con đường cứu nước dân chủ tư sản của Phan Bội Châu cũng bộ lộ nhiều non yếu, nhược điểm; bởi vì, như đã nói tư tưởng dân chủ tư sản nói chung vào đầu thế kỉ 20 không còn là tư tưởng tiến bộ khi hệ tư tưởng cách mạng của giai cấp vô sản đã phát triển mạnh mẽ. Nó đã trở thành lạc hậu - dù có vẻ mới mẻ ở các nước thuộc địa và phụ thuộc - và bị bọn thực dân dùng để lừa gạt quần chúng nhân dân bị thống trị, bị áp bức với các khẩu hiệu “tự do, bình đẳng, bác ái”. Tư tưởng này lại được nhận thức và thực hiện ở những nhà yêu nước vừa thoát khỏi ý thức hệ phong kiến, dựa trên tầng lớp xã hội mới không có tinh thần cách mạng triệt để - giai cấp tư sản dân tộc - nên càng không triệt để và bộc lộ nhiều yếu kém. Nhược điểm, yếu kém trong tư tưởng, chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu thể hiện ở chỗ chưa hiểu rõ bản chất của nước Nhật Bản quân phiệt, đã trở thành một nước đế quốc chủ nghĩa cũng đi xâm chiếm thuộc địa và đô hộ nước khác. Vì vậy, Phan Bội Châu vẫn hi vọng vào sự giúp đỡ của Nhật để đánh Pháp. Phan Bội Châu tuy nhận thức được sức mạnh của nhân dân, có ý thức huy động lực lượng của nhân dân để đánh đuổi Pháp giành độc lập, song chưa thực sự thấy rõ vai trò quyết định của nhân dân lao động trong công cuộc cứu nước.

Con đường cứu nước của Phan Bội Châu tuy là bước tiến trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc từ cuối thế kỉ 19, song vì những hạn chế nêu trên nên khó tránh được tình trạng “trăm thất bại không một thành công”. Khi Phan Bội Châu nhận thấy sự non yếu của mình và hiểu được xu thế mới của thời đại thì đã muộn, vì ông đã bị bắt đưa về nước và bị giam lỏng ở Bến Ngự (Huế). Trong 15 năm sống “cảnh tù tự do”, Phan Bội Châu suy ngẫm con đường đã qua và hướng tới “chủ nghĩa xã hội” mà ông nhận thức được, đặt tất cả hi vọng về công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc vào Nguyễn Ái Quốc - con của người bạn đồng hương Nguyễn Sinh Sắc, tiêu biểu cho thế hệ mới đầy tài năng và tâm huyết.

Con đường cứu nước của Phan Chu Trinh cũng có những nét riêng nổi bật. Sinh đồng thời với Phan Bội Châu, cũng là nhà khoa bảng giàu lòng yêu nước, Phan Chu Trinh cũng mong đem “chút tài năng của mình để cứu dân, giúp nước”. Ông chịu ảnh hưởng tư tưởng dân chủ tư sản qua tân thư, lại sớm tiếp xúc với kĩ thuật phương Tây ngay trên đất nước mình và trong những năm sống ở Pháp. Ông cũng trải qua một thời gian ngắn làm quan nên nhận thấy những thối nát của quan trường, đã từ quan để hoạt động yêu nước. Tuy đều là những sĩ phu yêu nước, mang nặng tư tưởng quân chủ, song sự chuyển biến của Phan Chu Trinh từ tư tưởng phong kiến sang tư tưởng dân chủ tư sản nhanh hơn, không phải trải qua những đấu tranh, trăn trở trong bản thân như Phan Bội Châu.

Khác với Phan Bội Châu, con đường cứ nước của Phan Chu Trinh không phải con đường bạo động vũ trang, cầu ngoại viện, mà ông đã khẳng định rằng:

“Bất bạo động, bạo động tắc tử,
Bất vọng ngoại, vọng ngoại giả ngu”.


Sớm nhận thấy sự thối nát của chế độ quân chủ nên Phan Chu Trinh kiên quyết đánh đổ chế độ phong kiến, kịch liệt phê phán tư tưởng quân chủ, dù là quân chủ lập hiến. Ông dứt khoát cho rằng nếu không đánh đổ được chế độ quân chủ thì dù có giành được độc lập, dân chúng cũng không thoát khỏi sự thống trị của vua quan và không thể nào hưởng tự do, hạnh phúc. Song làm thế nào để giành được độc lập, đánh đổ được phong kiến. Ông chủ trương phải xây dựng dân quyền và dựa vào Pháp để vận động dân chủ.

Tư tưởng chính trị của Phan Chu Trinh thể hiện qua bức thư gửi Toàn quyền Bô (Beau). Ông đã chỉ trích chính quyền thực dân dung túng bọn phong kiến sâu mọt hại dân, đòi phải trừng trị chúng và tiến hành các biện pháp cải lương, như “kén chọn nhân tài”, “hưng lợi trừ hại”, “mở đường sinh nhai cho dân nghèo”, “rộng đường ăn nói cho thân sĩ” để cho “dân được yên nghiệp làm ăn…”[SUP](1)[/SUP].

Những yêu cầu của Phan Chu Trinh rõ ràng không thể thực hiện được trong chế độ nửa phong kiến, vì bọn thực dân Pháp phải duy trì nuôi dưỡng bọn vua quan làm tay sai để đàn áp, bóc lột nhân dân, củng cố sự thống trị của chúng.

Ngoài con đường cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh trình bày trên, cuộc đấu tranh vũ trang có tính chất tự phát của nông dân và các dân tộc ít người ở miền núi vẫn tiếp tục vào đầu thế kỉ 20, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Yên Thế, do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo (kết thúc năm 1913, sau gần 30 năm đấu tranh “hùng cứ một phương”).

[SUP](1)[/SUP] Phan Chu Trinh: Thư gửi Chính phủ Pháp, ngày 15.8.1906, “Tài liệu tham khảo lịch sử cách mạng cận đại Việt Nam”, tập 3, Nhà xuất bản Văn Sử Địa, Hà Nội, 1958, tr. 189.
 

Biển

Người về từ lòng đất
Joined
Apr 16, 2011
Messages
450
Points
18
Giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam tuy mới hình thành cũng đấu tranh đồi quyền lợi, song do bản chất và mối quan hệ với thực dân, phong kiến nên chỉ chủ trương cải lương, thỉnh cầu Chính phủ Pháp ban cho quyền tự do dân chủ. Điều này thể hiện trong chủ trương hoạt động của “Đảng lập hiến”, mà Nguyễn Ái Quốc trong bài “Tình hình Đông Dương, tháng 11 và 12.1924” đã nhận xét: Họ bao giờ cũng núp sau cái mộc “lòng trung thành” khi phê bình công khai những khuyết điểm của chính phủ thuộc địa. Trong tất cả các bài báo, họ tuyên bố “vĩnh viễn gắn bó với mẫu quốc”…”[SUP](1)[/SUP].

Tầng lớp tiểu tư sản hoạt động khá mạnh mẽ để chống Pháp, cứu nước. Tổ chức chính trị đầu tiên của họ là Tâm tâm xã, với mục tiêu “quyết tâm hi sinh tất cả tư ý và quyền lợi cá nhân, đem hết sức mình tiến hành mọi việc để khôi phục quyền làm người của người Việt Nam”. Muốn vậy, phải “hợp sức mọi người, lấy ý kiến tập thể, dũng cảm tiến lên, để đem lại cho mọi người cái nhân quyền đã bị cướp mất và mưu cầu hạnh phúc cho quốc dân”[SUP](2)[/SUP]. Về phương thức hoạt động, tổ chức này chủ trương làm bất cứ việc gì, kể cả việc trừng trị những tên thực dân đầu sỏ, nhằm thức tỉnh và tập hợp đông đảo nhân dân đứng lên đánh đuổi giặc Pháp.

Vào cuối những năm 20 thế kỉ 20, Việt Nam Quốc dân Đảng ra đời. Lúc đầu Đảng này chưa có đường lối chính trị rõ rệt, sau đó mới nêu: “chủ nghĩa của Đảng là xã hội dân chủ”. Mục đích của Đảng là: “Đoàn kết các lực lượng cả nam lẫn nữ để đẩy mạnh cách mạng dân tộc, xây dựng nền dân chủ trực tiếp và giúp đỡ các dân tộc bị áp bức”. Trước ngày khởi nghĩa, Đảng này xác định cụ thể hơn là tiến hành “cách mạng dân tộc, cách mạng chính trị, cách mạng xã hội nhằm đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền, thi hành tự do dân chủ”[SUP](3)[/SUP]. Việt Nam Quốc dân Đảng, đảng của giai cấp tư sản dân tộc, vốn nhỏ yếu lại không tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân nên không thể trở thành lực lượng lãnh đạo công cuộc đấu tranh chống Pháp cứu nước. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại là đỉnh cao cuối cùng của phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản. Tuy cuộc đấu tranh này có tác dụng cổ vũ lòng yêu nước của nhân dân ta, song nó cũng “biểu lộ tính chất hấp tấp tiểu tư sản, tính chất hăng hái nhất thời và đồng thời cũng biểu lộ tính chất không vững chắc, non yếu của phong trào tư sản”[SUP](4)[/SUP].

Một cách khách quan, chúng ta nhận thấy rằng phong trào yêu nước chống Pháp theo con đường dân chủ tư sản có bước phát triển rộng lớn hơn phong trào Cần Vương cuối thể kí 19. Nó lan rộng trong hầu khắp cả nước, từ nông thôn đến thành thị, thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, đấu tranh trên nhiều lĩnh vực - chống sưu thuế của nông dân, phong trào Duy tân, Đông Kinh nghĩa thục, khởi nghĩa binh lính ở Huế, một số tỉnh Miền Trung, ở Thái Nguyên… Ngoài ra, còn có phong trào nông dân tự phát mà tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Yên Thế, phong trào đấu tranh của đồng bào dân tộc ít người ở miền núi. Những sự kiện này chứng tỏ tinh thần yêu nước anh hùng của nhân dân Việt Nam. Song, cuối cùng vẫn thất bại. Vì sao?

Nhìn chung, từ đầu thế kỉ 20, khi ngọn cờ cứu nước theo kiểu phong kiến đã chấm dứt, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân chuyển sang con đường dân chủ tư sản. Việc chuyển biến này là do ảnh hưởng của những điều kiện chủ quan và khách quan trong, ngoài nước. Song giai cấp tư sản dân tộc vốn yếu, không có tinh thần cách mạng triệt để và xu hướng cách mạng thế giới cũng đã chuyển biến, nên con đường cứu nước dân chủ tư sản trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam cũng không thể đưa tới thắng lợi. Nhận xét về phong trào cứu nước đầu thế kỉ 20, Hồ Chí Minh đã nói rõ là: “Khâm phục các cụ Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu, nhưng không hoàn toàn tán thành cách làm của một người nào. Vì:

Cụ Phan Chu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương (…) đó là sai lầm, chẳng khác gì xin giặc rủ lòng thương.

Cụ Phan Bội Châu hi vọng Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp. Điều đó rất nguy hiểm, chẳng khác gì “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”.

Cụ Hoàng Hoa Thám còn thực tế hơn vì trực tiếp đấu tranh chống Pháp. Nhưng (…) cụ còn nặng cốt cách phong kiến”[SUP](5)[/SUP].

Con đường cứu nước theo kiểu dân chủ tư sản cũng như con đường cứu nước phong kiến trước đó, đã sớm tỏ ra bất lực, không thể đưa cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đến thắng lợi. Cuộc khủng hoảng về con đường cứu nước ngày càng trầm trọng, làm cho phong trào đấu tranh “dường như trong đêm tối không có đường ra”. Song đó là sự khủng hoảng của con đường cứu nước kiểu phong kiến rồi tư sản, chứ không phải sự khủng hoảng bế tắc của phong trào yêu nước đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta. Bởi vì, bên cạnh các phong trào đấu tranh chống Pháp do giai cấp tư sản, tiểu tư sản tổ chức, lãnh đạo, phong trào đấu tranh tự phát của nhân dân vẫn liên tiếp nổ ra, đặc biệt phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân đã phát triển mạnh mẽ từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (vào giữa những năm 20 thế kỉ 20, nhiều cuộc đấu tranh của công nhân đã liên tiếp nổ ra ở vùng mỏ Hồng Gai, Bắc Kạn, Tuyên Quang…, ở các đồn điền cao su lớn ở Nam Kỳ, ở các nhà máy tập trung nhiều công nhân tại Sài Gòn, Chợ Lớn, Nam Định, Hải Phòng, Hà Nội, Vinh - Bến Thủy…).

Phong trào đấu tranh yêu nước, phong trào công nhân và sự truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc có công lớn đã tạo nên những nhân tố kết hợp dẫn tới sự ra đời của đảng Cộng sản Việt Nam. Con đường cứu nước mới, do Nguyễn Ái Quốc lựa chọn, Đảng khẳng định và nhân dân tin theo, đã mở ra trang sử mới trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đi lên chủ nghĩa xã hội.


[SUP](1)[/SUP] Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 3, sđd, tr. 12.
[SUP](2)[/SUP] Theo Các tổ chức tiền thân của Đảng (Văn kiện), Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương xuất bản, Hà Nội, 1977, tr. 320.
[SUP](3)[/SUP] Xem Tài liệu tham khảo lịch sử cách mạng cận đại Việt Nam, tập 5, Ban Nghiên cứu Văn Sử Địa, Hà Nội, 1956, tr. 18, 81, 105.
[SUP](4)[/SUP] Lê Duẩn: Một vài đặc điểm của cách mạng Việt Nam, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1960, tr. 41.
[SUP](5)[/SUP] Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, in lần thứ hai, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1976, tr. 12-13.
 

Biển

Người về từ lòng đất
Joined
Apr 16, 2011
Messages
450
Points
18
2. Hồ Chí Minh và việc xác định con đường cứu nước mới

Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong bối cảnh lịch sử của đất nước và thế giới có nhiều biến động lớn. Nước ta đã bị thực dân Pháp hoàn thành việc bình định về quân sự và bắt đầu xây dựng chế độ cai trị thuộc địa. Phong trào đấu tranh yêu nước đổ ra liên tiếp song đều kết thúc thất bại. Điều này thể hiệu mâu thuẫn giữa sức sống dân tộc, tinh thần đấu tranh anh dũng của nhân dân với sự bất lực của giai cấp phong kiến rồi tư sản dân tộc trong việc tổ chức lãnh đạo phong trào cứu nước chống Pháp của nhân dân ta. Trên thế giới, chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang đế quốc chủ nghĩa. Hệ thống thuộc địa được xác lập ở hầu hết các nước ở Châu Á, Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh. Phong trào giải phóng dân tộc và phong trào công nhân trên thế giới sôi sục và ngày càng liên kết chặt chẽ với nhau trong cuộc đấu tranh chống đế quốc.

Trong điều kiện lịch sử như vậy và yêu cầu giải quyết nhiệm vụ cơ bản của dân tộc là đấu tranh giành độc lập và thoát khỏi khủng hoảng về con đường cứu nước, sự xuất hiện của Hồ Chí Minh là một tất yếu về lịch sử, phù hợp với sự phát triển chung của dân tộc và nhân loại.

Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức tính chất và yêu cầu của đất nước và thời đại, nên tuy trân trọng truyền thống dân tộc, kính yêu các nhà yêu nước tiền bối, nhưng Người cũng nhận thấy không thể đi theo con đường cứu nước cũ, kiểu phong kiến hay tư sản. Vì vậy, người từ chối con đường Đông du của Phan Bội Châu[SUP](1)[/SUP] mà quyết định rời Tổ quốc sang Pháp ở phương Tây để tìm con đường cứu nước mới. Đây là điều chưa hề có trong lịch sử nước ta vì việc ra đi tìm con đường cứu nước thường được hướng về phương Đông. Trước đây, cha ông ta ra nước ngoài - sang Trung Quốc, Nhật Bản - chỉ để cầu viện, chuẩn bị lực lượng về nước đánh Pháp chứ chưa có người nào nhận thức việc tìm con đường cứu nước mới, đúng như Nguyễn Tất Thành đang mong muốn. Việc quyết định sang phương Tây của Người chưa phải đã xác định được con đường cứu nước mới ngay từ khi rời Tổ quốc, mà mới nảy sinh một ý định táo bạo khác với cách suy nghĩ, lựa chọn không thành công trước đây: “Nhân dân Việt Nam trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi lúc này thường tự hỏi nhau ai là người sẽ giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Người này nghĩ là Nhật, người khác nghĩ là Anh, có người lại cho là Mĩ. Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ. Sau khi xem họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi”[SUP](2)[/SUP].

Hồ Chí Minh ra nước ngoài, sang phương Tây, xuất phát từ lòng yêu nước, muốn tìm con đường cứu nước khác trước, đưa lại hiệu quả hơn. Con đường ấy là gì, Người chưa biết nên phải đi tìm bằng công sức của mình.

Trải qua một cuộc hành trình trong khoảng 10 năm qua các nước tư bản, đế quốc, thuộc địa, phụ thuộc, Hồ Chí Minh nhận thấy ở đâu trên thế giới nhân dân lao động cũng khổ cực, mong muốn thoát khỏi sự áp bức bóc lột, được sống độc lập, tự do, hạnh phúc. Thực tiễn này đã dần dần hình thành ở Hồ Chí Minh ý thức về đoàn kết các dân tộc bị áp bức trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung. Thực tiễn cuộc hành trình qua các châu lục là một cơ sở quan trọng để Người tiếp nhận Luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin. Luận cương “đến với Người như một ánh sáng kì diệu nâng cao về chất tất cả những hiểu biết và tình cảm cách mạng mà Người hằng nung nấu”[SUP](3)[/SUP].

Như vậy, Hồ Chí Minh từ việc tiếp thu truyền thống dân tộc - mà tinh thần yêu nước là cốt lõi, qua thực tiễn cuộc đấu tranh của nhân dân trong nước và nhiều nước thuộc địa đế quốc trên thế giới, đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Rồi từ đó, Người xác định con đường cứu nước đúng cho dân tộc. Con đường cứu nước mới này khác những con đường cứu nước trước đó, nhưng vẫn có sự tiếp thu những yếu tố tích cực trong những cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân Việt Nam, như lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm hi sinh. Việc xác định con đường cứu nước mới không chỉ phù hợp với yêu cầu của dân tộc mà còn đáp ứng sự chuyển biến to lớn của thời đại, mở đầu bằng Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Đây là công lao to lớn đầu tiên của Hồ Chí Minh đối với dân tộc, bởi vì Người “đã gắn phong trào cách mạng Việt Nam với phong trào công nhân quốc tế, đưa nhân dân ta đi theo con đường mà chính Người đã trải qua từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác - Lênin. Đó là con đường giải phóng duy nhất mà Cách mạng tháng Mười Nga đã mở ra cho nhân dân lao động và tất cả các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới”[SUP](4)[/SUP].

Con đường mà Hồ Chí Minh xác định và lựa chọn cho nhân dân ta phù hợp với những điều kiện chủ quan và khách quan trong nước và thế giới.

Trong nước, nhân dân lao động ngày càng phá sản, bần cùng vì ruộng đất bị chiếm đoạt, các ngành nghề thủ công truyền thống bị cạnh tranh, tiêu diệt, nạn sưu cao thuế nặng, ách bóc lột tàn tệ ngày càng tăng. Tình cảnh của nông dân được miêu tả dưới đây, thường xuyên diễn ra: “Hàng năm nhà thợ cày phải ăn đói đến 7-8 tháng, bần nông 5-6 tháng, một số trung nông thiếu 3-4 tháng. Trong những tháng ấy họ phải ăn cầm hơi, mỗi ngày một bữa, có khi hai ngày mới được một bữa cơm, còn ăn cháo, ăn ngô, ăn khoai, cùng lắm thì ăn rau má, gọi là có cái nhét cho đầy ruột”[SUP](5)[/SUP]. Trong hoàn cảnh như vậy, nông dân Việt Nam “chỉ còn có chết hoặc vùng dậy mà thôi”[SUP](6)[/SUP].

Khi ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã dần dần nhận thức đầy đủ tình cảnh, nguyện vọng của nhân dân lao động thế giới. Người đã mở rộng tình yêu thương gia đình, đồng bào, Tổ quốc đến tình cảm thân thiết với những người cùng cảnh ngộ ở mọi nước để cùng nhau đấu tranh cho những mục tiêu giống nhau - độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc. Có thể xem rằng tình cảm này là một cơ sở đầu tiên, làm nảy sinh tinh thần, ý thức đoàn kết quốc tế để Hồ Chí Minh với tất cả những người lao động bị áp bức trên thế giới.


[SUP](1)[/SUP] Xem Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, sđd, tr. 13.
[SUP](2)[/SUP] Hồ Chí Minh trả lời nhà văn Mĩ Anna Luy Xtơrông, trích theo Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, tập 1, Nhà xuất bản Thông tin lí luận, Hà Nội, 1992, tr. 47-48.
[SUP](3)[/SUP] Trường Chinh: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Sự nghiệp vĩ đại, gương sáng đời đời. Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1980, tr. 11.
[SUP](4)[/SUP] Lê Duẩn: Dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do vì chủ nghĩa xã hội, tiến lên giành những thắng lợi mới, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1970, tr. 10.
[SUP](5)[/SUP] Qua Ninh và Văn Đình: Vấn đề dân cày, tr.42.
[SUP](6)[/SUP] André Violis: Indochine S.O.S Les Editeurs Français réunis, Paris, 1946, tr.97.
 

Biển

Người về từ lòng đất
Joined
Apr 16, 2011
Messages
450
Points
18
Hai sự kiện lớn có tác động đến việc quyết định lựa chọn con đường cứu nước của Hồ Chí Minh, sau khi đã “thâm nhập” vào thực tiễn cuộc sống của nhân dân lao động thế giới, đó là tiếng vang và ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga và Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin.

Khi trở lại Pháp (1917) sau chuyến đi dài ngày qua các châu lục, Hồ Chí Minh sống ở Pari - trung tâm chính trị sôi động bậc nhất của Châu Âu lúc bấy giờ. Tại đây, Người đã biết đến Cách mạng tháng Mười. Với sự nhạy cảm về chính trị, do mong muốn đấu tranh giải phóng dân tộc mình và nhận thấy nguyện vọng thiết tha được độc lập tự do của nhân dân lao động thế giới, Hồ Chí Minh đã dễ dàng tiếp nhận ảnh hưởng Cách mạng tháng Mười. Lúc bấy giờ, tuy “chưa hiểu hết tầm quan trọng lịch sử của Cách mạng tháng Mười, song Người vẫn nhận thấy đây là một biến cố to lớn có sức lôi cuốn kì diệu”[SUP](1)[/SUP]. Tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa này đối với Người chính là cuộc đấu tranh chống bọn áp bức bóc lột và lòng yêu nước dũng cảm của những người Bônsêvich. Năm 1924, trong bài Lênin và các dân tộc thuộc địa, viết khi Lênin mất, Nguyễn Ái Quốc đã nêu rõ: “… Từ những người nông dân An Nam đến người dân săn bắn trong các rừng Đahômây, cũng đã thầm nghe nói rằng ở một góc trời xa xăm có một dân tộc đã đánh đuổi bọn chủ bóc lột họ và hiện đang tự quản lí đất nước mình mà không cần đến bọn chủ và bọn toàn quyền. Họ cũng đã nghe nói rằng nước đó gọi là nước Nga, rằng có những người dũng cảm, mà người dũng cảm nhất là Lênin. Chỉ như thế cũng đủ làm cho họ ngưỡng mộ sâu sắc và đầy nhiệt tình đối với nước đó và lãnh tụ của nước đó”[SUP](2)[/SUP].

Như vậy, xuất phát từ thực tế của đất nước mình vả của các nước thuộc địa, xuất phát từ nguyện vọng thiết tha giải phóng dân tộc, Nguyễn Ái Quốc đã nhận thấy tính chất dân tộc trong Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 bên cạnh tính giai cấp trong cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống chủ nghĩa tư bản. Bất cứ cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa nào cũng đều có nhiệm vụ dân tộc và Cách mạng tháng Mười Nga càng thể hiện rõ đặc điểm này, vì nước Nga sa hoàng là “nhà tù của các dân tộc trong đế quốc Nga”. Vì vậy, nó có sức thu hút mạnh mẽ các dân tộc trong đấu tranh cho độc lập của mình.

Từ sự nhận thức “cảm tính tự nhiên”[SUP](3)[/SUP] ban đầu, Hồ Chí Minh đã giữ mãi ấn tượng sâu sắc về tác động mạnh mẽ của Cách mạng tháng Mười đối với Người trong việc quyết định lựa con đường cứu nước theo cách mạng vô sản. Con đường Cách mạng tháng Mười đã đáp ứng nguyện vọng, yêu cầu của Người và nhân dân Việt Nam, cũng như các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc. Tiếp nhận con đường Cách mạng tháng Mười trong công cuộc giải phóng dân tộc, Người cảm thấy “… tựa như người đi đường đang khát mà có nước uống, đang đói mà có cơm ăn”[SUP](4)[/SUP].

Từ thực tiễn cuộc hành trình tìm đường cứu nước qua các châu lục, ảnh hưởng sâu sắc, mạnh mẽ của Cách mạng tháng Mười Nga, Hồ Chí Minh đọc được Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương những vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin đăng toàn văn trên báo Luymanitê (“Nhân đạo”) trong hai số liền, ngày 16 và 17.7.1920. Nguyễn Ái Quốc chăm chú đọc nhiều lần văn kiện này. Sau này Người nhớ lại: “Trong Luận cương ấy có những chữ chính trị khó hiểu, nhưng cứ đọc đi đọc lại nhiều lần, cuối cùng tôi cũng hiểu được phần chính. Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên, ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta (chúng tôi nhấn mạnh - P.N.L).

Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba”[SUP](5)[/SUP].

Điều gì làm cho Nguyễn Ái Quốc phấn khởi, vui mừng và quyết định đi theo con đường cách mạng vô sản mà Lênin chỉ dẫn? Việc tiếp nhận con đường cứu nước này hoàn toàn không phải là sự bồng bột, mà nó trải qua những suy nghĩ sâu lắng, trải qua thực tiễn đấu tranh và Luận cương những vấn đề dân tộc và thuộc địa đã khơi dậy và vạch con đường giải quyết đúng. Bởi vì Luận cương những vấn đề dân tộc và thuộc địa đã đề cập và chỉ rõ phương hướng, cách thức giải quyết nhiều vấn đề cấp bách của thời đại sau Cách mạng tháng Mười thắng lợi: sự cần thiết phải liên kết chặt chẽ phong trào cách mạng ở chính quốc với phong trào cách mạng ở thuộc địa để đấu tranh chống bọn tư bản thực dân và phong kiến, xác định những đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc và nhiệm vụ của các Đảng Cộng sản phải giúp đỡ phong trào cách mạng ở nước này[SUP](6)[/SUP].

Từ lòng yêu nước, tình thương đồng bào đau khổ đến ý thức cứu nước, Hồ Chí Minh đã trải qua những hoạt động yêu nước và khẳng định con đường cứu nước đúng cho dân tộc. Tiếp đó, Người tham dự các cuộc mít tinh, hội nghị để đấu tranh cho việc Đảng Xã hội Pháp gia nhập Quốc tế Cộng sản, phản đối các nước đế quốc vũ trang can thiệp nước Nga Xô viết.

Đánh dấu bước chuyển biến quan trọng trong tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc là việc Người bỏ phiếu tán thành Đảng Xã hội Pháp gia nhập Quốc tế Cộng sản, với lý do rất đơn giản là “Đệ Tam Quốc tế rất chú ý đến vấn đề giải phóng thuộc địa… sẽ giúp các dân tộc bị áp bức giành lại tự do”. Bước ngoặt quan trọng tiếp theo là việc Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành đảng viên cộng sản, người cộng sản đầu tiên của nước ta. Đến đây, quá trình đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc đã hoàn thành. Con đường đó được xác định là Con đường cách mạng vô sản trong đấu tranh giải phóng dân tộc.

Con đường cứu nước theo cách mạng vô sản, do Hồ Chí Minh xác định, không chỉ có ý nghĩa dân tộc mà còn có ý nghĩa quốc tế và thời đại. Dĩ nhiên, để đi đến thắng lợi trên con đường cứu nước này cần phải có sự nỗ lực chủ quan của của dân tộc, sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng của giai cấp vô sản. Việc xác định, kiên trì đi theo con đường cách mạng vô sản trong đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước theo chủ nghĩa xã hội còn là một cuộc đấu tranh gay gắt giữa con đường vô sản và con đường tư bản.

Việc xác định con đường cứu nước đúng và kiên trì thực hiện một cách dũng cảm, sáng tạo là điều kiện quyết định cho thành công của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội, mở đầu bằng thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945.


[SUP](1)[/SUP] T.Lan: Vừa đi đường vừa kể chuyện, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1976, tr.10.
[SUP](2)[/SUP] Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 1, sđd, tr. 230.
[SUP](3)[/SUP] Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 12, sđd, tr. 470.
[SUP](4)[/SUP] Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 8, sđd, tr. 571.
[SUP](5)[/SUP] Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 10, sđd, tr. 127.
[SUP](6)[/SUP] Xem V. I. Lênin: Tuyển tập, quyển 2, phần 2, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1959, tr.426-429.
 

Biển

Người về từ lòng đất
Joined
Apr 16, 2011
Messages
450
Points
18
II. NHỮNG SỰ CHUẨN Bị CHO CUỘC TỔNG KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN KHI THỜI CƠ ĐẾN

Việc xác định con đường cứu nước đúng là cơ sở quan trọng để đưa cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc dần dần thoát khỏi sự khủng hoảng, đi tới thắng lợi. Tuy nhiên, đây mới là điều kiện đầu tiên rất quan trọng, song cần có sự chuẩn bị đầy đủ, đúng đắn mới có thể thành công.

Vì vậy, khi xác định con đường cứu nước theo cách mạng vô sản, Nguyễn Ái Quốc đã nêu rõ nội dung, phương hướng của nó mà nhân dân ta phải thực hiện. Cần phải nhắc một điều là từ cuối thế kỉ 19 đến 1945 (sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc), phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á, Châu Phí nói chung, Đông Nam Á nói riêng, đã dần chuyển sang con đường dân chủ tư sản. Giai cấp tư sản dân tộc ở một số nước như Ấn Độ, Inđônêxia, Philippin vẫn giữ được vai trò nhất định trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc theo con đường dân chủ tư sản. Điều này do điều kiện lịch sử cụ thể, tương quan lực lượng của các tầng lớp nhân dân trong nước; dù không phù hợp với xu thế phát triển mới của lịch sử thế giới từ sau Cách mạng tháng Mười Nga, nhưng nó cũng “có ý nghĩa như sự kiện đầu tiên” theo xu hướng mới - xu hướng dân chủ tư sản[SUP](1)[/SUP]. Cuộc đấu tranh hay tạm thời hợp tác giữa các đảng tư sản và cộng sản thể hiện tương quan lực lượng của mỗi nước và quyết định con đường đấu tranh giải phóng dân tộc.

Ở Việt Nam, khi xác định con đường cứu nước mới, Nguyễn Ái Quốc đã căn cứ vào tình hình, yêu cầu, bài học, kinh nghiệm của cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta, kết hợp với xu thế phát triển chung của thế giới trong điều kiện mới, đã sáng suốt xác định con đường cứu nước duy nhất đúng cho dân tộc. Con đường đó là con đường “chỉ có giải phóng giai ấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc; cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới”[SUP](2)[/SUP].

Điều này có cơ sở thực tiến và lí luận vững chắc. Tuy nhiên, để con đường này trở thành hiện thực cần phải có những điều kiện nhất định. Những điều kiện này xuất phát từ nội dung con đường cứu nước mà Người đã xác định, phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam, vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Mười Nga. Một điểm nổi bật được Nguyễn Ái Quốc luôn luôn chú trọng và nhấn mạnh là phải nhận thức đúng và phát huy “chủ nghĩa dân tộc” trong cách mạng giải phóng dân tộc để huy động sức mạnh đoàn kết của toàn dân đấu tranh cho độc lập theo con đường cách mạng vô sản. Cách mạng tháng Tám 1945 thắng lợi vì huy động được sức mạnh toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng.

1. Nội dung con đường cứu nước và giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh được thể hiện trong quá trình tiến đến Cách mạng tháng Tám 1945

Con đường cứu nước và giải phóng dân tộc mà Hồ Chí Minh xác định có những nội dung gì? Có nhiều vấn đề, ở đây chúng tôi nhấn mạnh một số điểm có bản được thể hiện trong việc chuẩn bị cho cuộc Cách mạng tháng Tám thành công sau này.

Trước hết là cuộc đấu tranh kiên quyết, triệt để, giải phóng dân tộc có thể có những con đường khác nhau để đi tới giải phóng, song chỉ có một con đường cách mạng vô sản mới thực sự giải thoát nhân dân ta khỏi sự áp bức, bóc lột. Trong quyển Đường cách mệnh, tập hợp những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại lớp huấn luyện cán bộ cách mạng Việt Nam ở Quảng Châu (Trung Quốc) trong những năm 1925-1977, Nguyễn Ái Quốc đã giới thiệu về các cuộc cách mạng tư sản Mĩ, Pháp và cách mạng xã hội chủ nghĩa thắng lợi ở Nga. Qua nghiên cứu các cuộc cách mạng nêu trên, Nguyễn Ái Quốc đã rút ra nhiều kết luận để khẳng định con đường cứu nước nào phải đi. Người khẳng định: “Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mĩ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kì thực trong thì nó tước lục (tức là tước đoạt) công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa. Cách mệnh đã bốn lần rồi (tức cách mạng tư sản Pháp từ 1789 đến 1848) mà nay công nông Pháp hãy còn phải mưu cách mệnh lần nữa mới hòng thoát khỏi vòng áp bức. Cách mệnh An Nam nên nhớ những điều ấy”[SUP](3)[/SUP]. Đối với cách mạng Mĩ cũng như vậy: “Mĩ tuy rằng cách mệnh đã thành công hơn 150 năm nay (tính từ 1776 đến 1924), nhưng công nông vẫn cứ cực khổ, vẫn cứ lo tính cách mệnh lần thứ hai.

Ấy là vì cách mệnh Mĩ là cách mệnh tư bản, mà cách mệnh tư bản là chưa phải cách mệnh đến nơi”[SUP](4)[/SUP].

Việc không chấp nhận công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng tư sản được xây dựng trên những cơ sở lịch sử xác thực, vững chắc, không chối cãi được. Điều này đã được nhân dân ta bằng hiểu biết và kinh nghiệm đã tiếp nhận một cách tự giác, vững chắc và thực hiện một cách triệt để, có hiệu quả theo lời chỉ dẫn của Nguyễn Ái Quốc: “Chúng ta đã hi sinh làm cách mệnh, thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cho cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hi sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc”[SUP](5)[/SUP].


[SUP](1)[/SUP] Võ Dương Ninh: Nhìn lại nửa thế kỉ đấu tranh giành độc lập của Đông Nam Á, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 2, 1992, tr.2.
[SUP](2)[/SUP] Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 1, sđd, tr. 416.
[SUP](3)[/SUP] Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 2, sđd, tr. 274.
[SUP](4)[/SUP] Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 2, sđd, tr. 270.
[SUP](5)[/SUP] Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 2, sđd, tr. 270.
 

Biển

Người về từ lòng đất
Joined
Apr 16, 2011
Messages
450
Points
18
Cũng dựa trên những nhận thức đúng lịch sử khách quan về cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, Nguyễn Ái Quốc đã rút ra kết luận mang tính định hướng cho việc xác định nội dung con đường cứu nước mới - con đường cách mạng vô sản: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công và thành công đến nơi (tức là thành công triệt để), nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc, tự do, bình đẳng thật, không phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang bên An Nam. Cách mệnh Nga đã đuổi được vua, tư bản địa chủ rồi lại ra sức cho công nông các nước và nhân dân các nước và dân bị áp bức các thuộc địa (có nghĩa là ra sức giúp đỡ cho công nông các nước và nhân dân các nước thuộc địa) làm cách mệnh để đập đổ tất cả đế quốc chủ nghĩa và tư bản trên thế giới.

Cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng cuộc cách mệnh thành công thì phải dân chúng (công nông) làm gốc, phải có Đảng vững bền, phải bền gan, phải hi sinh, phải thống nhất. Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư (tức chủ nghĩa Mác) và Lênin”[SUP](1)[/SUP].

Con đường cứu nước theo cách mạng vô sản trong phong trào giải phóng dân tộc là sự khẳng định từ cách mạng dân tộc dân chủ lên cách mạng xã hội chủ nghĩa và chỉ con đường này mới giải phóng triệt để các dân tộc bị áp bức. Trong Truyền đơn cổ động mua báo Le Paria, Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu được nhân loại, đem lại cho mọi người, không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc, sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc, nói tóm lại là nền cộng hòa thế giới chân chính, xóa bỏ những biên giới tư bản chủ nghĩa cho đến nay chỉ là những vách tường dài ngăn cản những người lao động thế giới hiểu nhau và yêu thương nhau”[SUP](2)[/SUP].

Những điều nêu trên hợp thành nguyên tắc phương pháp luận quan trọng nhất trong việc xác định nội dung con đường cứu nước mà sau này Người đã tổng kết: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”[SUP](3)[/SUP].” Sự tổng kết này dựa trên cơ sở xác định con đường cứu nước đúng và sự đấu tranh anh dũng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng để giành thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Thứ hai, con đường cứu nước của cách mạng Việt Nam phải đảm bảo sự lãnh đạo của giai cấp công nhân mà người đại diện chân chính duy nhất là đảng mácxít - lêninnít. Điều này được chỉ rõ trong tác phẩm Đường cách mệnh của Nguyễn Ái Quốc. Người nhấn mạnh rằng cuộc cách mệnh ở các nước thuộc địa trước hết là “dân tộc cách mệnh”, bởi vì: “Một nước cậy có sức mạnh đến cướp một nước yếu, lấy võ lực cai trị dân nước ấy và giành lấy quyền kinh tế và chính trị. Dân nước ấy đã mất cả tự do độc lập, lại làm ra được bao nhiêu thì bị cường quyền nó vơ vét bấy nhiêu. Nó đã cướp hết sản vật, quyền lợi của dân rồi, khi có giặc dã nó lại bắt dân đi lính chết thay cho nó… Đánh được thì nó hưởng lợi quyền, thua thì mình đã chết người lại hại của”[SUP](4)[/SUP]. Cho đến khi “dân nô lệ ấy chịu không nổi nữa tỉnh ngộ lên, đoàn kết lại, biết rằng thà chết được tự do hơn sống làm nô lệ, đồng tâm hợp lực đánh đuổi tụi áp bức mình đi, ấy là dân tộc cách mệnh”[SUP](5)[/SUP].

Như vậy, nguyên nhân của cuộc cách mạng này là “vì bị áp bức mà sinh ra”[SUP](6)[/SUP]. Ai là người bị áp bức nặng nề nhất? Đó là quần chúng nhân dân lao động. Cho nên “ai mà bị áp bức càng nặng thì lòng cách mệnh càng bền, chí cách mệnh càng quyết”[SUP](7)[/SUP]. Người bị áp bức nặng nề nhất là nông dân và công nhân, nên “công nông là người chủ cách mệnh”. Họ lại “đông nhất cho nên sứ mệnh hơn hết (…) là tay không rồi, nếu thua thì chỉ mất cái kiếp khổ, nếu được thì được cả thế giới, cho nên họ gan góc”[SUP](8)[/SUP]. So với các giai cấp khác trong xã hội thuộc địa và phụ thuộc thì công nhân và nông dân là những người cách mạng triệt để nhất. Họ giải phóng cho dân tộc chính là giải phóng cho chính bản thân mình. Giai cấp địa chủ, phong kiến đã đầu hàng, làm tay sai cho thực dân, giai cấp tư sản dân tộc thì dao động, dễ thỏa hiệp, “còn học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ cũng bị tư bản áp bức, song không cực khổ bằng công nông, ba hạng ấy chỉ là bầu bạn cách mệnh của công nông thôi”[SUP](9)[/SUP].

Những điều mà Hồ Chí Minh nêu trên đã phản ánh một cách đầy đủ, chính xác tình hình của Việt Nam, cũng như nhiều nước thuộc địa khác. Vì vậy, nó là phương hướng cuộc đấu tranh của nhân dân ta để giành độc lập.

Xét cho cùng, “cuộc “dân tộc cách mệnh” cũng thể hiện tính chất giai cấp rõ rệt. Đó là cuộc đấu tranh của đông đảo nhân dân lao động mà “công nông là cái gốc của cách mệnh” nhằm chống lại “cường quyền” tức là chống lại áp bức của tư bản đế quốc”[SUP](10)[/SUP]. Do đó, cuộc đấu tranh cứu nước theo con đường cách mạng vô sản phù hợp với sự phát triển trong nước và xu thế phát triển chung của thời đại, công cuộc cứu nước và giải phóng dân tộc phải do giai cấp công nhân lãnh đạo và phải đi theo con đường cách mạng vô sản. Điều này cũng khẳng định rằng cách mạng muốn thắng lợi: “Trước hết phải có Đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên hệ với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy. Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam.

Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”[SUP](11)[/SUP].


[SUP](1)[/SUP] Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 2, sđd, tr. 280.
[SUP](2)[/SUP] Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 2, sđd, tr. 461.
[SUP](3)[/SUP] Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 9, sđd, tr. 314.
[SUP](4), (5), (6)[/SUP] Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 2, sđd, tr. 264, 265.
[SUP](7)[/SUP] Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 2, sđd, tr. 296.
[SUP](8), (9)[/SUP] Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 2, sđd, tr. 296.
[SUP](10)[/SUP] Phan Ngọc Liên (chủ biên): Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về một số vấn đề quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 69.
[SUP](11)[/SUP] Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 2, sđd, tr. 264, 267-268.
 

Biển

Người về từ lòng đất
Joined
Apr 16, 2011
Messages
450
Points
18
Thực tế Việt Nam đã chứng minh rằng, với Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân - Đản Cộng sản Việt Nam - cách mạng đã đi đúng con đường đã được lựa chọn và khẳng định. Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ là Đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động mà là “Đảng của dân tộc Việt Nam”[SUP](1)[/SUP]. Trong quá trình lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản, Đảng không chỉ thực hiện mục tiêu, lí tưởng của mình, mà còn đáp ứng mọi yêu cầu, quyền lợi của các tầng lớp nhân dân lao động, của cả dân tộc.

Sự lãnh đạo của Đảng của giai cấp công nhân là điều kiện để đảm bảo con đường cách mạng vô sản, phân biệt với mọi con đường cứ nước phi vô sản khác, đảm bảo sự thắng lợi to lớn, triệt để.

Nhận thức của Nguyễn Ái Quốc về sự cần thiết phải có Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo cuộc đấu tranh cứu nước phù hợp với quy luật phát triển của cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới từ sau Cách mạng tháng Mười Nga. Nó đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân lao động, vốn giầu lòng yêu nước, nhưng thiếu sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến, thiếu đường lối cách mạng đúng đắn. Vì vậy, trong 10 năm (1920-1930), sau khi xác định con đường cứu nước đúng cho dân tộc, Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị mọi điều kiện cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam: Truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tổ chức tiền thân của Đảng, đào tạo cán bộ, Sự ra đời của Đảng chứng tỏ sự sáng tạo của Người trong việc kết hợp 3 nhân tố: phong trào yêu nước, phong trào công nhân, chủ nghĩa Mác - Lênin. Nó chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối yêu nước và là một “bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam”[SUP](2)[/SUP], mở đường đi tới thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945.

Thứ ba, con đường cứu nước theo cách mạng vô sản đã tập hợp mọi lực lượng của nhân dân trong nước và của các lực lượng tiến bộ trên thế giới,xây dựng được khối đoàn kết trong Mặt trận dân tộc thống nhất và Mặt trận đoàn kết quốc tế.

Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam cũng như nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc phải chống lại sức mạnh của bọn thực dân đế quốc, tuy giữa các nước đế quốc mâu thuẫn với nhau song cũng liên kết để chống lại cách mạng. Chúng lại được bọn tay sai phải động trong nước giúp sức để đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân.

Sự đoàn kết trong nước trong Mặt trận dân tộc thống nhất, được xây dựng trên cơ sở công nông liên minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng của giai cấp công nhân đã tạo nên sức mạnh để chiến thắng kẻ địch. Sự đoàn kết quốc tế tăng thêm sức mạnh trong nước. Từ thực tế của cách mạng Việt Nam và thế giới, Hồ Chí Minh đã rút ra bài học mang tính chất nguyên lí về sự đoàn kết và việc thành công trên con đường cách mạng giải phóng dân tộc:

“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết,
Thành công, thành công, đại thành công”
[SUP](3)[/SUP].

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế được thể hiện qua việc thành lập và hoạt động của các hình thức tổ chức Mặt trận dân tộc thống nhất và là một nhân tố quan trọng đưa đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945.

Thứ tư, con đường cứu nước, giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, theo cách mạng vô sản là con đường cách mạng không ngừng: từ đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đây là điểm phân biệt về nguyên tắc giữa con đường cách mạng vô sản với con đường khác. Con đường cứu nước và giải phóng dân tộc theo cách mạng dân chủ tư sản sau khi giành được độc lập sẽ tất yếu dẫn tới sự thống trị của giai cấp tư sản dân tộc. Họ sẽ trở thành giai cấp cầm quyền, thay thế cho bọn tư bản thực dân nước ngoài và phong kiến tay sai trong nước. Dù tiến bộ thế nào đi nữa, giai cấp tư sản dân tộc vẫn bị hạn chế bởi quyền lợi của họ; cho nên mâu thuẫn giữa những kẻ đồng minh cũ trong Mặt trận chống đế quốc, thực dân, giành độc lập dân tộc không tránh khỏi nảy sinh và ngày một gay gắt hơn.

Con đường cách mạng vô sản trong đấu tranh cứu nước và giải phóng dân tộc của của nhân dân Việt Nam không dừng ở việc giành chính quyền, xây dựng nền độc lập dân tộc mà chăm lo đến đời sống tự do, hạnh phúc ngày càng tăng của nhân dân lao động. Cho nên đánh đuổi thực dân, giành độc lập chưa phải kết thúc cách mạng. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Cuộc cách mạng Đông Dương lúc này vẫn là cuộc cách mạng dân tộc giải phóng. Cuộc cách mạng ấy đang tiến diễn, nó chưa hoàn thành vì nước ta chưa hoàn toàn độc lập. Nhiệm vụ cứu nước của giai cấp vô sản chưa xong, giai cấp vô sản phải hăng hái kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêng ấy. Khẩu hiệu vẫn là Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết”[SUP](4)[/SUP].

Đặt “vấn đề giải phóng dân tộc lên trên hết” không có nghĩa là dừng cách mạng ở đây, mà chỉ mới thực hiện một nhiệm vụ cơ bản của cách mạng dân tộc dân chủ ở một nước thuộc địa. Sau khi giành được độc lập phải tiến hành xây dựng chế độ mới đem lại hạnh phúc cho nhân dân. Đó mới là độc lập thực sự, chứ không phải là độc lập giả hiệu. Con đường giải phóng dân tộc theo cách mạng vô sản ở Việt Nam bao giờ cũng gắn độc lập dân tộc với tự do dân chủ và ấm no hạnh phúc cho nhân dân. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công: “Nếu nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lí gì”[SUP](5)[/SUP] và “Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi dân được ăn no mặc đủ”[SUP](6)[/SUP].


[SUP](1)[/SUP] Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 6, sđd, tr. 175.
[SUP](2)[/SUP] Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 10, sđd, tr. 8.
[SUP](3)[/SUP] Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 10, sđd, tr. 607.
[SUP](4)[/SUP] Văn kiện Đảng về kháng chiến chống Pháp (1945-1950), tập 1, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1986, tr. 30-31.
[SUP](5), (6)[/SUP] Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 4, sđd, tr. 56, 152.
 

Biển

Người về từ lòng đất
Joined
Apr 16, 2011
Messages
450
Points
18
2. Những cao trào cách mạng đưa đến thắng lợi Cách mạng tháng Tám 1945

Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (từ tháng 10.1930 đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương), phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta phát triển sâu rộng. Dù bị bọn đế quốc, thực dân Pháp và tay sai đàn áp đẫm máu, song cuộc đấu tranh vẫn duy trì và phát triển, đưa tới thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945.

Trước hết, cao trào 1930-1931, với đỉnh cao Xô Viết Nghệ - Tĩnh, nổ ra ngay sau khi Đảng vừa ra đời. Cuộc bạo động Yên Bái, tháng 2.1930 của Việt Nam Quốc dân Đảng bị thất bại, chấm dứt khuynh hướng cứu nước theo lập trường giai cấp tư sản. Từ đây, phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam đã diễn ra dưới ngọn cờ của cách mạng vô sản.

Cao trào 1930-1931 nổ ra trong khắp nước, với lực lượng đấu tranh to lớn là nông dân, song đã liên minh với giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng vô sản. Khẩu hiệu đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ kết hợp chặt chẽ với các khẩu hiệu mang tính chất giai cấp và quốc tế: đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, ủng hộ Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc thế giới. Như vậy, mục tiêu, nội dung đấu tranh của nhân dân ta so với các phong trào yêu nước trướ kia cũng khác hẳn: Không chỉ chống thực dân Pháp mà cả đế quốc, mở rộng sự đoàn kết với nhân dân bị áp bức thế giới, kết hợp đấu tranh chính trị với kinh tế, diễn ra dưới nhiều hình thức.

Đỉnh cao của phong trào 1930-1931 là Xô viết Nghệ - Tĩnh. Từ tháng 9.1930 đến đầu năm 1931, chính quyền Xô Viết được thành lập và phát huy quyền làm chủ nông thôn của quần chúng nhân dân lao động.

Phong trào cách mạng 1930-1931 nói chung, Xô Viết Nghệ - Tĩnh nói riêng thất bại, bị đàn áp dã man, nhưng bị dập tắt mà vẫn được duy trì để rồi phát triển. Phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh là “phong trào quần chúng mạnh lớn nhất xưa nay chưa từng có ở nước ta”[SUP](1)[/SUP], đã để lại nhiều bài học, kinh nghiệm quý giá cho cách mạng Việt Nam, đặc biệt việc chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám thắng lợi sau này.

Qua phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh, cách mạng Việt Nam đã khẳng định rằng, để đi tới thắng lợi, cuộc đấu tranh của nhân dân ta phải đảm bảo hai điều kiện quan trọng bậc nhất: có Đảng lãnh đạo và xây dựng được liên minh công nông, làm cơ sở vững chắc cho việc thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Xô viết Nghệ - Tĩnh cũng để lại nhiều bài học quý giá khác mà sau này cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc 1940-1945 và cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 đã phát huy cao. Đó là việc xây dựng lực lượng vũ trang, hỗ trợ cho cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân, trong Xô Viết Nghệ - Tĩnh là đội tự vệ mà nòng cốt là đội Tự vệ đỏ. Đây là lực lượng vũ trang cách mạng đầu tiên của Đảng, của nhân dân ta, dẫn tới các đội tự vệ, du kích và Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân sau này. Bài học lớn mà Xô Viết Nghệ - Tĩnh để lại cho Cách mạng tháng Tám 1945 sau này là giành chính quyền và xây dựng chính quyền cách mạng. Đảng ta lãnh đạo nhân dân thực hiện nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về “vấn đề chính quyền là vấn đề cơ bản của cách mạng”.

Sau phong trào cách mạng 1903-31, tình hình trong nước và thế giới có nhiều biến đổi: khủng hoảng kinh tế thế giới với nhiều hậu quả to lớn, chủ nghĩa phát xít nảy sinh và nắm quyền ở một số nước tư bản, nguy cơ chiến tranh thế giới…

Trong điều kiện bị khủng bố ác liệt, Đảng ta vẫn giữ vững được tinh thần, ý chí, tổ chức cách mạng và dần dần khôi phục được hoạt động mạnh mẽ trong cả nước. Sau Đại hội đại biểu Đảng lần thứ nhất (27 - 31.3.1935), Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (25.7 - 20.8.1935), phong trào cách mạng thế giới chuyển sang một thời kì mới. Đó là phong trào đấu tranh đòi dân sinh dân chủ, chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình (1936-1939). Vận dụng đường lối chống chiến tranh của Quốc tế Cộng sản, ở Việt Nam, Đảng đã lãnh đạo đấu tranh một cách sáng tạo. Mục tiêu cách mạng không thay đổi, song trong hoàn cảnh lịch sử mới, hình thức, nội dung đấu tranh rất phong phú, đa dạng, sáng tạo, thu được nhiều kết quả. Đó là cuộc đấu tranh đòi triệu tập Đại hội Đông Dương, đấu tranh công khai trên mặt trận báo chí, ở nghị trường, đẩy mạnh phong trào truyền bá quốc ngữ, đòi tự do, dân chủ, quyền dân sinh… Hầu hết các cuộc đấu tranh đều có sự liên kết với nhau trên quy mô lớn và huy động được đông đảo các tầng lớp nhân dân, đấu tranh trên nhiều lĩnh vực khác nhau, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ mà vẫn nhằm tới mục tiêu đấu tranh cuối cùng của cách mạng.

Phong trào cách mạng 1936-1939 cũng được xem như “cuộc tổng diễn tập của Cách mạng tháng Tám 1945”; nhiều bài học, kinh nghiệm của thời kì này được vận dụng vào thời kì cách mạng sau đó. Trước hết là việc thanh lập Mặt trận dân tộc thống nhất với những hình thức tổ chức sinh động, phù hợp với trình độ, yêu cầu của mỗi giai cấp, tầng lớp nhân dân; tập hợp, đoàn kết chung quanh Đảng. Sự hợp đồng các “binh chủng” trong cuộc đấu tranh cách mạng trên mọi lĩnh vực với các hình thức hợp pháp và nửa hợp pháp đã tạo nên được sức mạnh to lớn, khiến kẻ thù phải hoảng sợ. Thắng lợi của cuộc đấu tranh thời kì 1936-1939 với cao trào Mặt trận dân chủ đã tạo ra lực lượng mới, mở rộng trận địa đấu tranh cho cao trào cứu nước 1940-1945, đưa tới cuộc Tổng khởi nghĩa thắng lợi tháng 8.1945.

Tháng 9.1939, Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, ảnh hưởng mạnh mẽ, trực tiếp đến Việt Nam. Thực dân Pháp xóa bỏ mọi quyền tự do, dân chủ mà nhân dân ta đã giành được trong thời kì Mặt trận dân chủ. Chúng tiến hành đàn áp rất dã man, hòng thủ tiêu phong trào cách mạng do Đảng lãnh đạo.

Trước tình thế ấy, Đảng ta chủ động, tích cực chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, rút vào hoạt động bí mật, chuyển trọng tâm công tác về nông thôn. Hội nghị lần thứ VI của Trung ương Đảng (tháng 11.1930) đã nêu rõ, lúc này “giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Đông Dương”, chủ trương tạm gác khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của giai cấp địa chủ, chỉ đề ra việc đấu tranh chống tô cao, cho vay nặng lãi và tịch thu ruộng đất của đế quốc và địa chủ phản bội quyền lợi của dân tộc chia cho dân cày; thay khẩu hiệu lập Chính phủ Cộng hòa dân chủ và thành lập Mặt trận dân tộc phản đế Đông Dương”[SUP](2)[/SUP].

Như vậy, việc chuyển hướng chủ đạo chiến lược không có nghĩa là Đảng từ bỏ mục tiêu chiến lược mà chỉ thay đổi hình thức đấu tranh, thay đổi những mục tiêu trước mắt không phù hợp với tình hình hiện tại để tiến hành cuộc cách mạng với các mục tiêu, hình thức phù hợp. Ở bất cứ thời kì cách mạng nào, về cơ bản, Đảng vẫn tuân theo đường lối chung mà Cương lĩnh đầu tiên của Đảng (Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt…) đã xác định. Vì vậy, những bài học khởi nghĩa của thời kì cách mạng 1930-1931, 1936-1939 được vận dụng một cách sáng tạo, có hiệu quả vào thời kì mới. Trong lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc ở thời kì này, Đảng luôn luôn hướng tới cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

Từ cao trào cách mạng 1930-1931, trải qua phong trào Mặt trận dân chủ nhân dân (1936-1939), tuy các cuộc đấu tranh chống Pháp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam lần lượt thất bại, song xét về thực chất, chúng ta nhận thấy phong trào vẫn tiếp tục phát triển, chuẩn bị mọi điều kiện cho cuộc Tổng khởi nghĩa khi thời cơ đến. Vì vậy, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VII (tháng 11.1940) nhấn mạnh hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến là “hai bộ phận khăng khít” của cách mạng Đông Dương.


[SUP](1)[/SUP] Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 10, sđd, tr. 8.
[SUP](2)[/SUP] Văn kiện Đảng 1930-1945, tập 3, Nhà xuất bản Sự thật Hà Nội, 1963, tr. 58.
 

Biển

Người về từ lòng đất
Joined
Apr 16, 2011
Messages
450
Points
18
Trong quá trình chuẩn bị cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945, sự đóng góp của Hồ Chí Minh rất to lớn. Đây là công lao của Người đối với dân tộc tiếp sau việc sác định con đường cứu nước đúng và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Có thể nói rằng, việc Đảng trở lại quan điểm tư tưởng của Hồ Chí Minh từ sau khi Người về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam là điều kiện quan trọng để Đảng tiến hành cuộc đấu tranh, chuẩn bị cho nhân dân ta vùng lên Tổng khởi nghĩa thắng lợi, giành lấy chính quyền.

Ngày 28.1.1941, Nguyễn Ái Quốc cùng một số đồng chí bí mật về nước. Ngày 8.2, Người ở hang Cốc Bó (thuộc địa phận làng Pác Bó). Từ ngày 10 đến 19.5.1941, Người chủ trì Hội nghị lần thứ VIII của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tại Pác Bó. Hội nghị đã khẳng định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc, bởi vì “trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”[SUP](1)[/SUP]. Nghị quyết này hoàn toàn đúng, nó không chỉ phản ánh được tình hình, nhiệm vụ cách mạng trước mắt mà còn giữ vững đường lối chung của cách mạng về giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản, mà Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định và các văn kiện thành lập Đảng đã thông qua.

Thực hiện đường lối đoàn kết dân tộc với việc thành lập Mặt trận dân tộc mà thời kì trước đó đã tiến hành với nội dung hình thức thích hợp, Hồ Chí Minh đã đóng góp lớn vào việc quyết định và thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) thay cho “Mặt trận dân tộc thống nhất Phản đế Đông Dương”, nhằm đoàn kết và phát huy sức mạnh của các tầng lớp nhân dân, đánh đuổi Pháp, Nhật.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ VIII và lời Kính cáo đồng bào của Nguyễn Ái Quốc, ngày 6.6.1941, đã làm dấy lên phong trào cách mạng trong cả nước. Mọi người ra sức thực hiện Nghị quyết của Đảng và lời kêu gọi của Người: “Trong lúc này, quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy, chúng ta phải đoàn kết lại đánh đuổi bọn đế quốc và bọn Việt gian đặng cứu giống nòi ra khỏi cảnh “nước sôi, lửa bỏng”…

Giờ giải phóng đã đến. Hãy phất cao cờ độc lập, lãnh đạo toàn dân đánh tan thù chung. Tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc đương vang dội bên tai các đồng chí! Máu nóng các bậc anh hùng đương sục sôi trong lòng các đồng chí! Chí phấn đấu của quốc dân đương chờ đợi sự lãnh đạo của các đồng chí!”[SUP](2)[/SUP].

Bài học về xây dựng lực lượng vũ trang của các thời kì trước, cũng được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, người cha của quân đội nhân dân Việt Nam, coi trọng. Tháng 10.1941, sau hơn 1 năm bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt và đày đọa ở 30 nhà giam thuộc 13 huyện của Quảng Tây, vì bị nghi ngờ là gián điệp, Hồ Chí Minh trở về nước, đề ra chủ trương lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân (ngày 22.12.1944). Đây là chủ trương đúng để chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang. “Tuy lúc đầu quy mô của nó còn nhỏ, nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang. Nó là khởi điểm của giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc, khắp đất nước Việt Nam”[SUP](3)[/SUP]. Chủ trương và lời dự đoán của Hồ Chí Minh đã được thực tế chứng minh. Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam, được nhân dân ủng hộ mọi mặt, đã lập nhiều chiến công lẫy lừng trong Cách mạng tháng Tám 1945, trong 30 năm (1945-1975) kháng chiến chống thực dân Pháp rồi đế quốc Mĩ và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ngày nay.

Việc xây dựng căn cứ địa cách mạng, rồi vùng giải phóng Việt Bắc là một cơ sở quan trọng để bảo vệ và phát triển lực lượng cách mạng, chuẩn bị mọi điều kiện cho việc Tổng khởi nghĩa trong cả nước. Trong các vùng giải phóng, Mặt trận Việt Minh thực hiện chức năng của một tổ chức chính quyền cơ sở, tổ chức, quản lí mọi mặt của đời sống nhân dân. Có thể xem thời gian ngay trước khi Cách mạng tháng Tám 1945 nổ ra, ở Việt Bắc và một vài căn cứ địa cách mạng ở Thanh Hóa, Quảng Ngãi, tình thế “hai chính quyền song song tồn tại đã xuất hiện”, ngày càng rõ nét, báo hiệu cho sự sụp đổ của chính quyền địch và sự thành lập, xây dựng, củng cố chính quyền cách mạng trong cả nước. Ở vùng giải phóng Việt Bắc trước Cách mạng tháng Tám, các tổ chức cứu quốc của quần chúng, các đội tự vệ, việc tiến hành xóa nạn mù chữ, xây dựng đời sống mới được thực hiện.

Từ đầu tháng 5.1945, sau khi phát xít Đức đầu hàng Đồng minh không điều kiện, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn cuối, quân phiệt Nhật đã lần lượt thất bại ở nhiều nơi. Thời cơ cách mạng đã hình thành. Trong Thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa (tháng 8.1945), Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta.

Nhiều dân tộc bị áp bức trên thế giới đang ganh nhau tiến bước giành quyền độc lập. Chúng ta không thể chậm trễ.

Tiến lên! Tiến lên! Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm tiến lên!”[SUP](4)[/SUP].

Hồ Chí Minh kêu gọi chuẩn bị Tổng khởi nghĩa khi thời cơ cách mạng đến. Điều này chứng tỏ Người đã thực hiện lời chỉ dẫn của Mác và Lênin. Mác đã nêu rõ: “nghệ thuật lãnh đạo của một đảng cách mạng là nắm đúng được thời cơ”; Lênin nhấn mạnh thêm: khi không có thời cơ mà đã hành động thì là phiêu lưu mạo hiểm, nhất định sẽ thất bại; thời cơ đã đến mà không đấu tranh là hèn nhát, phản bội. Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo nguyên lí này trong việc lãnh đạo công cuộc giải phóng dân tộc ở Việt Nam.

Tháng 10.1944, khi thoát khỏi cảnh lao tù Tưởng Giới Thạch trở về Pác Bó, Hồ Chí Minh nghe báo cáo về phong trào cách mạng Cao - Bắc - Lạng và chủ trương phát động chiến tranh du kích tiến tới khởi nghĩa vũ trang. Người đã quyết định hoãn việc thực hiện chủ trương này, vì điều kiện chưa chín muồi, thời cơ chưa đến với cả nước. Người nhấn mạnh không thể chỉ căn cứ vào tình hình một địa phương mà không thấy cục diện của cả nước. Nếu Cao - Bắc - Lạng khởi nghĩa mà các nơi khác chưa có điều kiện hưởng ứng thì cách mạng sẽ thất bại và tổn thất nặng nề. Phân tích tình hình chung, Người nêu rõ: “Bây giờ thời kì cách mạng hòa bình phát triển đã qua, nhưng thời kì toàn dân khởi nghĩa chưa tới. Nếu bây giờ chúng ta vẫn chỉ hoạt động bằng hình thức chính trị thì không đủ để đẩy mạnh phong trào đi tới. Nhưng phát động vũ trang kinh nghiệm ngay thì quân địch sẽ tập trung đối phó. Cuộc đấu tranh bây giờ phải từ hình thức chính trị tiến lên hình thức quân sự. Song hiện nay chính trị còn trọng hơn quân sự. Phải tìm ra một hình thức thích hợp thì mới đẩy phong trào tiến lên”[SUP](5)[/SUP]. Theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, ngày 22.12.1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập.


[SUP](1)[/SUP] Văn kiện Đảng 1930-1945, Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương, Hà Nội, 1977, tập III, tr. 196
[SUP](2)[/SUP] Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 3, sđd, tr. 198.
[SUP](3)[/SUP] Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 3, sđd, tr. 508.
[SUP](4)[/SUP] Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 3, sđd, tr. 554.
[SUP](5)[/SUP] Võ Nguyên Giáp: Những chặng đường lịch sử. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr. 123.
 

Biển

Người về từ lòng đất
Joined
Apr 16, 2011
Messages
450
Points
18
3. Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945

Bước sang năm 1945, tình hình thế giới và trong nước có nhiều thay đổi to lớn. Quân đội phát xít bị quân Đồng minh, đặc biệt là Hồng quân Liên Xô đánh bại trên khắp chiến trường. Phát xít Đức, Italia lần lượt đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Nhiều nước ở Trung, Đông Âu, được sự giúp đỡ của Hồng quân Liên Xô, lực lượng kháng chiến do những người Cộng sản lãnh đạo đã giải phóng đất nước, thành lập các nước dân chủ nhân dân.

Sau khi phát xít Đức đầu hàng (9.5.1945), quân Đồng minh tiến hành phản công trên mặt trận Châu Á - Thái Bình Dương. Ngày 8.8.1945, Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản. Ngày 6.8, Mĩ ném quả bom nguyên tử xuống thành phố Hirôsima; ngày 9.8, Mĩ ném quả bom nguyên tử thứ hai xuống thành phố Nagaxaki, làm chết hàng chục vạn dân thường; cũng trong ngày, với một lực lượng hùng hậu, Hồng quân Liên Xô mở cuộc tổng công kích vào đạo quân Quan Đông của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc. Ngày 14.8.1945, Nhật Bản tuyên bố đầu hàng trên các làn sóng phát thanh.

Sự đầu hàng của chính phủ Nhật đã đẩy quân Nhật đang chiếm đóng ở Đông Dương vào tình thế tuyệt vọng như rắn mất đầu, hoang mang dao động đến cực độ. Chính phủ Trần Trọng Kim rệu rã. Tin Nhật đầu hàng đã nhanh chóng lan truyền trong nhân dân. Khắp nơi trên đất nước ta, Việt Minh tổ chức những cuộc mít tinh, biểu tình thị uy vũ trang, có tới hàn nghìn quân tham gia. Hàng triệu quần chúng sẵn sàng đứng lên giành chính quyền. Các tầng lớp trung gian đã ngả hẳn về phía cách mạng. Nhiều lính trong quân đội phát xít và lính bảo an, cảnh sát, các công chức trong chính quyền bù nhìn ủng hộ Việt Minh giành độc lập. Thời cơ để nhân dân ta giành chính quyền đã tới.

Trước tình hình như vậy, Hồ Chí Minh (mặc dù đang ốm nặng) đã sáng suốt nhận thức rằng: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hi sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”[SUP](1)[/SUP]. Như đã nói, đây không chỉ là sự nhận thức khách quan khoa học mà còn biểu hiện quyết tâm đấu tranh giành chính quyền khi thời cơ đã có. Sự kết hợp giữa tình hình khách quan và nhận thức chủ quan một chác chính xác là một trong những điều kiện đưa cách mạng đến thắng lợi.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi to lớn, cách mạng cũng đứng trước những khó khăn không nhỏ. Mặc dù chính phủ Nhật đã đầu hàng Đồng minh nhưng mãi đến 21.8 quân Nhật ở Đông Dương mới được lệnh ngừng bắn. Vì thế quân Nhật ở Hà Nội vẫn đi tuần, canh gác nghiêm ngặt. Ngay 16.8, Nhật tuyên bố trao trả Nam Kỳ cho chính phủ bù nhìn vào ngày 18.8, bày trò “trao trả độc lập cho Việt Nam”. Các tổ chức phản động cũng tìm cách phá phong trào cách mạng của nhân dân ta.

Trong khi đó các nước lớn như Mĩ, Anh, Pháp, Trung Hoa Quốc dân Đảng cũng có mưu đồ riêng đối với Đông Dương. Chính phủ Trùng Khánh của Tưởng Giới Thạch ráo riết chuẩn bị “Hoa quân nhập Việt” và ngày 9.8.1945 đã ra thông báo sẽ đưa quân vào giải giáp quân đội Nhật ở Bắc Đông dương theo thỏa thuận giữa các nước Đồng minh chống phát xít.

Từ tháng 5.1945, thực dân Pháp đẩy mạnh việc thành lập đạo quân viễn chinh của Pháp ở Đông Dương, tăng cường hoạt động ngoại giao để Anh, Mĩ thừa nhận quyền trở lại Đông Dương của Pháp.

Các đảng phái phản động lưu vong ở Trung Quốc như Việt Nam Quốc dân Đảng, Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội cũng chuẩn bị núp bóng quân đội Tưởng về nước cướp chính quyền.

Trước những chuyển biến mau lẹ của tình hình thế giới và trong nước, ngày 12.8.1945, Ủy ban chỉ huy lâm thời khu giải phóng ra lệnh khởi nghĩa. Ngày 13.8, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh đã thành lập Ủy an khởi nghĩa toàn quốc. Ủy ban gồm 5 người: Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Lê Thanh Nghị, Trần Đăng Ninh, Chu Văn Tấn. Tổng bí thư Trường Chinh trực tiếp phụ trách Ủy ban. Vào 23 giờ cùng ngày, Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc đã ban bố Quân lệnh số 1, chính thức phát lệnh khởi nghĩa toàn quốc.

“Giờ Tổng khởi nghĩa đã đánh!

Cơ hội có một cho quân dân Việt Nam vùng dậy giành lấy quyền độc lập của nước nhà!

Chúng ta phải hành động cho nhanh, với một tinh thần vô cùng quả cảm, vô cùng thận trọng”.

Cuộc thắng lợi hoàn toàn nhất định sẽ về ta”[SUP](2)[/SUP].


[SUP](1)[/SUP] Dẫn theo Võ Nguyên Giáp: Những chặng đường lịch sử, sđd, tr. 196.
[SUP](2)[/SUP] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 7, sđd, tr. 421-422.
 

Biển

Người về từ lòng đất
Joined
Apr 16, 2011
Messages
450
Points
18
Ngày 14 và 15.8.1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại Tân Trào (Sơn Dương, Tuyên Quang). Tham dự Hội nghị có các đại biểu các Đảng bộ địa phương, đại biểu của khu giải phóng và các chiến khu.

Hội nghị nhận định:

“…

2. Nhân dân Đông Dương cực khổ căm tức, cách mạng hóa; đến tất cả một phần quan lại cũng ngả về phe cách mạng.



4. Nhật đổ, hàng ngũ chỉ huy của chúng ở Đông Dương chia rẽ đến cực điểm; quân lính Nhật tan rã, mất tinh thần; bọn Việt gian thân Nhật hoảng sợ.



6. Toàn dân tộc đang sôi nổi đợi chờ khởi nghĩa, giành quyền độc lập.

7. Những điều kiện khởi nghĩa như đã chín muồi”[SUP](1)[/SUP].

Hội nghị quyết định phát động toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền trước khi quân Anh, quân Trung Hoa Quốc dân Đảng vào Đông Dương tước khí giới quân Nhật và khi thực dân Pháp chưa kịp tập hợp tàn quân, điều lực lượng vào xâm lược nước ta một lần nữa. Hội nghị đề ra 3 nguyên tắc để chỉ đạo khởi nghĩa là tập trung, thống nhất, kịp thời và nêu phương châm hành động trong khởi nghĩa là phải đánh chiếm ngay những nơi chắc thắng không kể thành thị hay nông thôn, phải phối hợp chặt chẽ chính trị và quân sự, phải thành lập chính quyền cách mạng ở nhưng nơi đã giành quyền làm chủ.

Hội nghị quyết định chính sách đối nội, đối ngoại sau khi giành chính quyền. Về đối nội thi hành 10 chính sách của Việt Minh. Về đối ngoại, chính sách ngoại giao dựa theo nguyên tắc “thêm bạn, bớt thù”, đảm bảo giành và giữ nền độc lập; phải tránh trường hợp một mình đối phó với nhiều lực lượng Đồng minh (Trung Quốc, Pháp, Anh, Mĩ) tràn vào nước ta… triệt để lợi dụng mâu thuẫn giữa hai khối nước lớn Anh - Pháp và Mĩ - Tưởng…, hết sức tránh trường hợp một mình đối phó với nhiều kẻ địch trong cùng một lúc; tranh thủ sự đồng tình của Liên Xô, của nhân dân Pháp, nhân dân Trung Quốc và cả loài người tiến bộ.

Trong khi đề cao việc tranh thủ Đồng minh, Hội nghị nhấn mạnh khâu mấu chốt giành thắng lợi của cách mạng là “Dù sao chỉ có thực lực của ta mới quyết định được thắng lợi giữa ta và Đồng minh”[SUP](2)[/SUP].

Hội nghị toàn quốc của Đảng vừa kết thúc, Đại hội Quốc dân cũng được tiến hành tại Tân Trào (Tuyên Quang) vào ngày 16 và 17.8.1945. Hơn 60 đại biểu ở Bắc, Trung, Nam; đại biểu kiều bào ở nước ngoài, đại biểu các đảng phái, các đoàn thể, tôn giáo đã sự Đại hội. Đại hội tán thành và ủng hộ chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của Mặt trận Việt Minh. Đại hội quyết định thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam, do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch; quyết định lấy lá cờ đỏ sao vàng năm cánh làm Quốc kì, lấy bài hát Tiến quân ca làm Quốc ca.

Sáng ngày 17.8, Ủy ban giải phóng dân tộc ra mắt quốc dân tại đình Tân Trào. Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Ủy ban giải phóng dân tộc đọc lời tuyên thệ.

Đại hội Quốc dân bế mạc, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta.

Nhiều dân tộc bị áp bức trên thế giới đang ganh nhau tiến bước giành quyền độc lập. Chúng ta không thể chậm trễ.

Tiến lên! Tiến lên! Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm tiến lên”[SUP](3)[/SUP].

Lệnh Tổng khởi nghĩa của Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc và Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh được chuyển đến các tổ chức Đảng và Việt Minh, chiến sĩ và đồng bào.


[SUP](1)[/SUP] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 7, sđd, tr. 424.
[SUP](2)[/SUP] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 7, sđd, tr. 427.
[SUP](3)[/SUP] Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 3, sđd, tr. 554.
 

Biển

Người về từ lòng đất
Joined
Apr 16, 2011
Messages
450
Points
18
Tuy nhiên, do tình hình phức tạp lúc bấy giờ và những khó khăn về giao thông, thông tin, liên lạc, lệnh Tổng khởi nghĩa của Trung ương đến một số nơi bị chậm hoặc không đến được. Nhưng ở những nơi ấy, tổ chức Đảng và Việt Minh, do thấm nhuần các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương trước đó, nhất là chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, đã căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương, kịp thời phát động quần chúng khởi nghĩa.

Từ ngày 14.8, các xã huyện vùng nông thôn của hầu hết các tỉnh ở châu tổ sông Hồng, cả tỉnh ở Trung Kỳ đã lần lượt nổi dậy giành chính quyền.

Ngày 14.8, nhân dân Quảng Ngãi khởi nghĩa thắng lợi ở hầu hết các địa bàn trong tỉnh, nhưng Ủy ban nhân dân cách mạng tỉnh mãi đến cuối tháng mới ra mắt.

Ngày 16.8, một đơn vị Giải phóng quân tiến công ở thị xã Thái Nguyên.

Ngày 17.8, một số vùng ngoại ô Hà Nội đã khởi nghĩa thắng lợi.

Ngày 18.8, các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam khởi nghĩa thành công ở tỉnh lị.

Ở Hà Nội, Xứ ủy Bắc Kỳ phân công một số ủy viên trực tiếp lãnh đạo khởi nghĩa. Theo nghị quyết cuộc họp ngày 15.8.1945, Ủy ban quân sự cách mạng Hà Nội (tức Ủy ban khởi nghĩa Hà Nội) được thành lập ngày 16.8.

Được biết Tổng hội viên chức sẽ tổ chức một cuộc mít tinh lớn vào chiều ngày 17.8 tại Nhà hát Lớn để ủng hộ Chính phủ bù nhìn, Đảng bộ và Ủy ban khởi nghĩa quyết định biến cuộc mít tinh đó thành cuộc mít tinh của quần chúng ủng hộ cách mạng.

Chiều 17.8, đông đảo các tổ chức cứu quốc ở nội, ngoại thành, cùng tự vệ chiến đấu, tuyên truyền xung phong được huy động đến Quảng trường Nhà hát Thành phố. Cuộc mít tinh bắt đầu, đại biểu Việt Minh chiếm diễn đàn, diễn thuyết kêu gọi nhân dân khởi nghĩa. Hàng vạn quần chúng hưởng ứng lời kêu gọi của Việt Minh. Nhiều lính bảo an, cảnh sát ngả theo cách mạng.

Sau đó, cuộc mít tinh biến thành cuộc biểu tình tuần hành của quần chúng, diễn ra qua các đường phố chính của Hà Nội. Quần chúng biểu tình hô vang khẩu hiệu “Đả đảo bù nhìn”, “Ủng hộ Việt Minh”, “Việt Nam hoàn toàn độc lập”.

Qua cuộc biểu dương lực lượng ngày 17.8, Thành ủy Hà Nội có đủ cơ sở để đi đến quyết định khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở Hà Nội vào ngày 19.8.1945.

Ngày 18.8, cờ đỏ sao vàng được treo trên một số đường phố Hà Nội.

Sáng ngày 19.8, hàng chục vạn quần chúng cách mạng nội và ngoại thành mang theo gậy, dao, mã tấu… rầm rập tiến về Quảng trường Nhà hát Thành phố tham dự cuộc mít tinh do Việt Minh tổ chức. Cuộc mít tinh bắt đầu lúc 11 giờ.

Sau loạt súng chào cờ và bài Tiến quân ca vang lên, đại biểu Ủy ban quân sự cách mạng đọc lời hiệu triệu khởi nghĩa của Việt Minh. Cuộc mít tinh nhanh chóng chuyển thành cuộc biểu tình tuần hành vũ trang. Quần chúng biểu tình chia thành nhiều đoàn tiến về các ngả đường, chiếm các cơ quan của chính quyền bù nhìn như Phủ Khâm sai, Tòa Thị chính, Sở Cảnh sát, Trại Bảo an binh… Quân Nhật án binh bất động, binh lính và cảnh sát ngụy cũng bất lực. Chính quyền hoàn toàn về tay nhân dân.

Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội đã cổ vũ mạnh mẽ nhân dân cả nước gấp rút nổi dậy giành chính quyền. Cùng ngày khởi nghĩa với Hà Nội và giành được chính quyền là các tỉnh: Thái Bình, Khánh Hòa. Sau đó, ngày 20.8: Thái Nguyên, Yên Bái, Bắc Ninh, Sơn Tây, Ninh Bình, Thanh Hóa; ngày 21.8: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Phúc Yên, Nam Định, Nghệ An, Ninh Thuận; ngày 22.8: Cao Bằng, Kiến An, Hưng Yên, Tân An, Hải Phòng, vv.

Ngày 23.8, nhân dân Thừa Thiên - Huế nổi dậy gianh chính quyền. Huế là nơi đóng đô của triều đình phong kiến nhà Nguyễn, là một trung tâm chính trị của đất nước. Vì vậy, Huế có vị trí rất quan trọng trong cuộc Tổng khởi nghĩa của cả nước. Ngày 20.8, Ủy ban khởi nghĩa tỉnh được thành lập. Sáng ngày 23.8, kinh đô Huế tràn ngập cờ đỏ sao vàng. Khoảng 15 vạn nhân dân Huế và các phủ, huyện ngoại thành biểu tình chật ních các ngả đường, các khu phố. Đoàn người chiếm các cơ sở của chính quyền địch, kéo đến trung tâm sân vận động thành phố dự mít tinh. Tại đây, ủy ban Việt Minh và Ủy ban khởi nghĩa tỉnh tuyên bố xóa bỏ chính quyền bù nhìn, lập chính quyền cách mạng. Hồi 16 giờ ngày 30.8, hàng vạn nhân dân Huế tập trung ở Ngọ Môn chứng kiến sự kiện vua Bảo Đại thoái vị. Đại diện Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa nhận ấn, kiếm do Bảo Đại trao và tuyên bố xóa bỏ chế độ quân chủ trên đất nước ta, công bố chính sách của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Khởi nghĩa thắng lợi ở Huế đã động viên cổ vũ, tạo thêm sức mạnh tinh thần cho nhân dân các tỉnh Nam Trung Kỳ và Nam Kỳ vùng lên.

Cùng ngày khởi nghĩa với Thừa Thiên - Huế, một số tỉnh khác cũng khởi nghĩa giành chính quyền, như Hà Đông, Hòa Bình, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định, Lâm Viên, Bạc Liêu, Gia Lai.

Ngày 24.8, nhân dân các tỉnh Hà Nam, Phú Yên, Đắk Lắk, Gò Công, Quảng Yên đã khởi nghĩa giành chính quyền.

Ngày 25.8, khởi nghĩa thành công ở Lạng Sơn, Sơn La, Phú Thọ, Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định, Bà Rịa, Trà Vinh, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Bến Tre, Bình Thuận, Thủ Dầu Một, Sa Đéc, Mỹ Tho, Tây Ninh, Long Xuyên.
 

Biển

Người về từ lòng đất
Joined
Apr 16, 2011
Messages
450
Points
18
Sài Gòn là một trong ba địa bàn chiến lược quan trọng bậc nhất của cả nước, là thủ phủ của Nam Kỳ thuộc Pháp, là nơi đặt đại bản doanh của quân Nhật đóng trên toàn bộ Đông Nam Á. Rạng sáng ngày 25.8, các đường phố Sài Gòn tràn ngập biển cờ, biểu ngữ. Tiếng hô khẩu hiệu quyết tâm bảo vệ nền độc lập tư do vang dội trong thành phố. Cuộc biểu tình tuần hành của quần chúng biểu dương lực lượng, bắt đầu từ nhà thờ Đức Bà, qua các đường phố Catina, Bengichcơ, Kitsơnê, Bôna rồi hội tụ trước dinh Đốc lí thành phố (vừa chuyển thành trụ sở Ủy ban hành chính lâm thời Nam Bộ). Từ trên bao lơn thị sảnh, đại diện Việt Minh Nam Bộ đọc danh sách Ủy ban hành chính lâm thời Nam Bộ. Tiếp đó, đại diện Xứ ủy Nam Kỳ đọc lời kêu gọi nhân dân ủng hộ, bảo vệ cách mạng. Đại diện Tổng công đoàn Nam Bộ đọc lời hứa của giai cấp công nhân, nhân dân lao động, cùng toàn thể nông dân quyết giữ chính quyền cách mạng. Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Sài Gòn kết thúc bằng cuộc tuần hành khổng lồ chưa từng thấy.

Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ở Sài Gòn làm rung chuyển cả vùng nông thôn Nam Bộ, cổ vũ nhân dân Nam Bộ vùng lên khởi nghĩa thắng lợi. Ngày 26.8: Cần Thơ, Châu Đốc, Biên Hòa; ngày 27.8: Rạch Giá; ngày 28.8: Đồng Nai Thượng, Hà Tiên.

Ở Côn Đảo, khi nhận được tin Tổng khởi nghĩa trong cả nước, Đảng bộ nhà tù Côn Đảo lãnh đạo các chiến sĩ cách mạng bị giam cầm nổi dậy giành chính quyền, làm chủ toàn đảo. Giữa tháng 9.1945, các chiến sĩ cách mạng được đưa về đất liền, tăng cường cho các Đảng bộ Miền Nam.

Một số thị xã do lực lượng Trung Hoa Quốc dân Đảng và tay sai chiếm giữ từ trước như Hải Ninh (nay thuộc Quảng Ninh), Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Vĩnh Yên vẫn chưa được giải phóng (sau khi Hiệp định sơ bộ 6.3.1946 được kí kết, quân Trung Hoa Quốc dân Đảng mới trao trả cho ta). Như vậy, cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền do Đảng ta lãnh đạo đã thắng lợi trên cả nước trong vòng nửa tháng, từ 14.8 đến 28.8.1945.

Trong khi Tổng khởi nghĩa diễn ra sôi nổi trên cả nước, ngày 25.8.1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Tân Trào (Tuyên Quang) đã về tới Hà Nội.

Theo đề nghị của Người, Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam do Đại hội Quốc dân ở Tân Trào cử ra được cải tổ thành Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Nhằm đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân, các đảng phái yêu nước và những chí sĩ tiến bộ, nhiều ủy viên thuộc Mặt trận Việt Minh trong Chính phủ lâm thời tự nguyện nhường chỗ cho các nhân sĩ yêu nước ngoài Việt Minh.

Ngày 28.8 trên gác hai số nhà 48, phố Hàng Khay, Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập.

Hồi 2 giờ chiều ngày 2.9.1946, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), trước cuộc mít tinh lớn của hàng vạn nhân dân Thủ đô và các vùng lân cận, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời tuyên bố với toàn thể quốc dân và thế giới: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thành lập.

Bản Tuyên ngôn Độc lập mở đầu bằng những “lời bất hủ” trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mĩ và bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791. Sự viện dẫn này nhằm khẳng định một chân lí trong sự phát triển xã hội loài người, “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”. Tuyên ngôn Độc lập nêu lên tội ác của thực dân Pháp trong hơn 80 năm thống trị đã “lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta”[SUP](1)[/SUP]… thể hiện trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Bản Tuyên ngôn Độc lập cũng nêu rõ khi Nhật vào Đông Dương, chỉ trong vòng 5 năm thực dân Pháp đã 2 lần bán nước ta cho Nhật.

Nhân dân Việt Nam đã đứng dậy đánh đổ xiềng xích thực dân gần 100 năm, chế độ quân chủ từng tồn tại mấy mươi thế kỉ, giành độc lập và lập nên chế độ dân chủ cộng hòa.

Cuối bản Tuyên ngôn, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trịnh trọng tuyên bố nước Việt Nam được tự do, độc lập và ý chí quyết tâm của nhân dân Việt Nam quyết giữ vững tự do và độc lập ấy: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”[SUP](2)[/SUP].

Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, toàn thể thành viên trong Chính phủ lâm thời làm lễ tuyên thệ trước Quốc kì.

Tiếp đó, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp trình bày về tình hình trong nước và những chính sách của Chính phủ; Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền Trần Huy Liệu báo cáo về việc Đoàn đại biểu Chính phủ đi dự lễ thoái vị của vua Bảo Đại tại Huế. Đại biểu Tổng bộ Việt Minh Nguyễn Lương Bằng nói về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của Việt Minh và hô hào nhân dân đoàn kết ủng hộ Chính phủ.

Tới 3 giờ chiều, toàn thể quốc dân tuyên thệ một lòng ủng hộ Chính phủ do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo.

Ngày 2.9.1945 trở thành mốc lịch sử trọng đại của đất nước, là ngày hội lớn nhất của toàn thể dân tộc Việt Nam.


[SUP](1)[/SUP] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 7, sđd, tr. 391, tr. 434.
[SUP](2)[/SUP] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 7, sđd, tr. 391, 437.
 

Biển

Người về từ lòng đất
Joined
Apr 16, 2011
Messages
450
Points
18
III. Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI CỦA CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945. NHỮNG BÀI HỌC LỊCH SỬ.

Cách mạng tháng Tám 1945 là một sự kiện trọng đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám không chỉ có ý nghĩa với dân tộc mà còn có ý nghĩa quốc tế và sống mãi trong sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.

1. Ý nghĩa lịch sử và tầm vóc Cách mạng tháng Tám 1945

Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam không chỉ có ý nghĩa trong nước mà còn có ý nghĩa quốc tế. Bởi vì, bất cứ sự kiện lịch sử nào, nhất là trong thời đại ngày nay, không thể không chịu ảnh hưởng của tình hình thế giới, của các dân tộc khác và tác động trở lại đối với thế giới. Sự tác động lẫn nhau giữa các quốc gia, các cộng đồng người mang tính quy luật trong lịch sử giữa các nước, các dân tộc thường xuyên xảy ra, ngày càng mạnh mẽ khi mà xu hướng thế giới hóa, toàn cầu hóa ngày càng tăng.

Cách mạng tháng Tám là một sự kiện tiêu biểu như vậy. Nhà sử học Na Uy Stein Tonnesson đã nhận định đúng rằng: Cách mạng Việt Nam quan trọng vì không phải đơn thuần xảy ra trong bối cảnh Việt Nam. Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 của Việt Nam nằm trong những nguồn cảm hứng chủ yếu về một đường lối đấu tranh lớn khác sau chiến tranh - quá trình phi thực dân hóa. Trong các cuộc cách mạng cộng sản, cuộc cách mạng của người Việt Nam có sức sống và làm đảo lộn nhiều nhất”[SUP](1)[/SUP].

Thành công của Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam là kết quả cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đứng đầu là Hồ Chí Minh. Nó diễn ra đúng với xu hướng phát triển, hợp quy luật của lịch sử. Chính vì vậy, cuộc Cách mạng tháng Tám có ý nghĩa lịch sử thực sự to lớn đối với trong nước và quốc tế.

Ý nghĩa trong nước của Cách mạng tháng Tám được thể hiện ở chỗ: thắng lợi của nó “… mở ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc ta, một cuộc đổi mới chưa từng có đối với mỗi người Việt Nam”[SUP](2)[/SUP]. Điều này được lịch sử Việt Nam 60 năm qua xác nhận.

Cách mạng tháng Tám đã lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp đè nặng trên đất nước Việt Nam trên 80 năm, ách thống trị của phát xít Nhật gần 5 năm, lật nhào ngai vàng phong kiến ngự trị trên đất nước ta ngót chục thế kỉ.

Với thắng lợi ủa Cách mạng tháng Tám, lần đầu tiên một nhà nước mới đã được xây dựng ở nước ta - nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nhà nước của dân, do dân, vì dân. Nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, chủ vận mệnh dân tộc.

Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám mở ra một kỉ nguyên mới của dân tộc. Kỉ nguyên độc lập tự do gắn với chủ nghĩa xã hội.

Ý nghĩa quốc tế và tầm vóc của Cách mạng tháng Tám 1945 cũng rất to lớn.

Trong gần 5 năm đấu tranh chống phát xít Nhật chiếm đóng, khi thờ cơ đến dân ta nổi dậy “lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật”. Với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, nhân dân ta đã góp phần cùng nhân dân thế giới đánh bại chủ nghĩa phát xít, mang lại hòa bình cho nhân loại.

Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám đã giáng đòn mạnh mẽ vào chủ nghĩa thực dân cũ trên toàn thế giới.

Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là thắng lợi đầu tiên trong thời đại mới của một dân tộc nhược tiến đã tự giải phóng khỏi ách thống đế quốc thực dân. Thắng lợi đõ đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc trên thế giới, đặc biệt là đối với hai nước Campuchia và Lào. Đó là thắng lợi đầu tiên của đảng vô sản ở nước thuộc địa đã giành được chính quyền cách mạng trong cả nước.

Hồ Chí Minh nói: “Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bác nơi khác cũng có thể tự hào rằng: Lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”.

Một cách khái quát, ý nghĩa trong nước và quốc tế của Cách mạng tháng Tám 1945 thể hiện ở chỗ; Cách mạng tháng Tám 1945 là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài của nhân dân Việt Nam, nhất là từ khi theo con đường mà Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã vạch ra. Nó có tầm vóc quốc tế, bời vì nó không rập khuôn mà vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm, bài học của Cách mạng tháng Mười, góp phần vào sự thắng lợi của thời đại, được mở đầu bằng Cách mạng tháng Mười.

Quá trình từ lúc xác định con đường cứu nước mới, đúng đến Cách mạng tháng Tám 1945, phải trải qua một sự lựa chọn công phu, sáng suốt, một cuộc đấu tranh tư tưởng của Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam. Quá trình này tưởng chừng như đơn giản, và tự nhiên nhưng thực ra đó là chặng đường chiến thắng với bao khó khăn, với sự lựa chọn vững chắc nhằm tránh được những sai lầm dẫn tới ngõ cụt.


[SUP](1)[/SUP] Stein Tonnesson: The Vietnamese Revolution of 1945, Roosevelt, Ho Chi Minh and De Gaulle in a World at war, Sage Publications, 1991, London, New Burry Park, New Dehli, tr. 425-426.
[SUP](2)[/SUP] Lê Duẩn: Tiến lên dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1980, tr. 13.
 

Biển

Người về từ lòng đất
Joined
Apr 16, 2011
Messages
450
Points
18
Như chúng ta đã biết, bước vào thế kỉ 20 xu hướng dân chủ tư sản trong phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới nói chúng, ở Châu Á nói riêng, khá mạnh mẽ. Trong điều kiện lịch sử mới của xã hội loài người từ đầu thế kỉ 20, đặc biệt từ sau Cách mạng tháng Mười Nga, trên thực tế đã tồn tại hai con đường cứu nước - con đường giải phóng dân tộc theo kiểu dân chủ tư sản và con đường cứu nước vô sản.

Vào đầu thế kỉ 20, chủ nghĩa tư bản đã trở thành vật cản chủ yếu trên con đường phát triển lịch sử; giai cấp tư sản và con đường phát triển tư bản chủ nghĩa không còn là triển vọng, tiền đồ của lịch sử loài người, dù trong một thời gian nhất định nó vẫn còn tồn tại.

Trong điều kiện lịch sử mới của xã hội loài người từ đầu thế kỉ 20, đặc biệt là từ sau Cách mạng tháng Mười Nga 1917, đã hình thành một xu hướng mới, tích cực, đầy triển vọng đối với phong trào giải phóng dân tộc. Đó là con đường cách mạng vô sản, trong đó vấn đề dân tộc, giải phóng dân tộc và tiến bộ xã hội không gắn với chủ nghĩa tư bản như trước đây mà gắn với chủ nghĩa xã hội. Lịch sử trao cho giai cấp công nhân sứ mệnh lãnh đạo nhân dân các nước bị áp bức đấu tranh thoát khỏi ách nô lệ của chủ nghĩa thực dân, đế quốc. Sự nghiệp giải phóng các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc được đặt trong mối liên hệ với sự nghiệp cách mạng vô sản thế giới.

Sự tồn tại của hai con đường cứu nước dân chủ tư sản và vô sản là một thực tế khách quan. Việc xác định con đường cứ nước nào tùy thuộc không chỉ vào điều kiện cụ thể của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, mà còn tùy thuộc chủ yếu ở sự nhật thức của bộ phận lãnh đạo và đông đảo quần chúng nhân dân. Đồng thời, phải nhìn nhận một cách khoa học con đường nào là con đường đúng để khẳng định và đi theo.

Đối với nhân dân Việt Nam, con đường giải phóng dân tộc duy nhất đúng là con đường mà Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam lựa chọn, khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”[SUP](1)[/SUP]. Thực tiễn đã chứng minh rằng, việc lựa chọn, khẳng định con đường cứu nước này là hoàn toàn đúng đắn, đầy triển vọng dù nhân dân Việt Nam đã trải qua một quá trình đấu tranh gian khổ, đầy hi sinh, mất mát và còn phải tiếp tục chịu đựng gian khổ, hi sinh trong sự nghiệp dựng nước, giữ nước. Học phí phải trả bằng máu, song kết quả thu được cũng rất to lớn. Đó là thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945 và những thắng lợi tiếp theo. Nếu việc xác định được con đường cứu nước đúng đã mở ra phương hướng mới cho sự thành công của sự nghiệp giải phóng dân tộc, thì việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là “một bước ngoặt vô cùng quan trọng”[SUP](2)[/SUP], một nhân tố quyết định sự thắng lợi. Cách mạng tháng Tám 1945 là kết quả hợp lí, sự thắng lợi tất yếu của cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân Việt Nam, tiếp nhận và thể hiện ở mức cao truyền thống dân tộc, theo con đường đúng đắn và được sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Hồ Chí Minh. Cách mạng tháng Tám đã mở ra con đường thắng lợi cho sự nghiệp cách mạng trong hơn nửa thế kỉ qua và góp phần không nhỏ và sự phát triển lịch sử thế giới.

Tiến hành một sự so sánh - dù có khập khiễng, nhưng cần thiết, giữa Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam với cuộc đấu tranh giành chính quyền ở một số nước thuộc địa và phụ thuộc khác, chúng ta thấy rõ ý nghĩa to lớn của Cách mạng tháng Tám 1945 đối với thế kỉ 20 trong lịch sử phát triển xã hội loài người.

Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam và cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở một số nước thuộc địa và phụ thuộc nổ ra gần như đồng thời, vào lúc chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật bịt thất bại và đầu hàng không điều kiện, và bọn thực dân cũ “quyết tâm” trở lại xâm chiếm và thống trị. Ở Trung Cận Đông, sau khi mở các chiến dịch quân sự giành lại Xyri và Libăng bị phát xít Đức chiếm từ mùa xuân 1941, Anh hầu như khống chế cả vùng này, tuy phải nhân nhượng phần nào cho Pháp. Mãi đến tháng 12.1946, do áp lực của Liên hợp quốc, quân Anh, Pháp và các căn cứ quân sự của họ ở Xyri, Libăng mới được triệt thoát và hủy bỏ. Họ phải trao trả độc lập cho các chính phủ dân tộc, nhưng trên thực tế các nước này vẫn chưa thoát khỏi sự lệ thuộc vào các nước đế quốc.

Ở khu vực Đông Nam Á, giương ngọn cờ “xây dựng khu vực Đại Đông Á thịnh vượng”, quân phiệt Nhật lần lượt chiếm các thuộc địa của Anh, Pháp, Mĩ ở vùng này. Quân phiệt Nhật ra sức lôi kéo những người dân tộc tư sản cánh hữu ở các nước Đông Nam Á để thiết lập sự thống trị của mình. Chế độ tàn bạo của quân phiệt Nhật làm dấy lên phong trào chống Nhật, giành độc lập dân tộc ở khắp các nước Đông Nam Á. Song, ngay lúc bấy giờ phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á, trừ các nước Đông Dương, không đem lại kết quả như mong muốn, không giành được độc lập hoàn toàn.

Ở Malaixia, phong trào đấu tranh vũ trang chống Nhật phát triển khá mạnh mẽ, với Quân đội nhân dân Malaixia chống Nhật (MIPAJA - Malaya People Anti - Japanese Army), có khoảng 7.000 người, được một tổ chức chống Nhật có khoảng 300.000 hội viên, với đội quân du kích khoảng 10 vạn người ủng hộ. Nhưng cuộc chiến đấu của nhân dân Malaixia không đưa cách mạng đến thành công khi quân Nhật đầu hàng vì sự chia rẽ giữa ngươi Malaixia bản địa, người Malaixia gốc Ấn và người Malaixia gốc Hoa. Lợi dụng tình hình này, thực dân Anh đã đàn áp được cuộc chiến tranh du kích của nhân dân Malaixia và trao trả độc lập cho những người dân tộc chủ nghĩa (1957).

Ở Philippin, với đội quân Hukbalahap khoảng 10 vạn người, dày dạn trong đấu tranh chống Nhật, song không đủ sức ngăn được 375.000 quân Mĩ đánh chiếm đất nước khi lực lượng cách mạng bị suy yếu. Tuy nhiên, Mĩ cũng phải công nhận Philippin là quốc gia độc lập, song mọi quyền lợi của Mĩ ở quốc gia này còn nguyên vẹn.

Ở Miến Điện (nay là Myanma), Mặt trận nhân dân chống phát xít bao gồm những người cộng sản, những ngươi dân tộc tư bản và đông đảo các tầng lớp nhân dân, các dân tộc ít người, đã giải phóng đất nước vào tháng 8.1945. Nhưng do sự chia rẽ trong Mặt trận, sự phân hóa trong Đảng Cộng sản thành hai phái “Cờ Đỏ” và “Cờ Trắng”, nên lực lượng cách mạng bị suy yếu và đã thất bại trong cuộc đấu tranh chống quân Anh trở lại xâm lược. Đến năm 1948, Myanma mới được trao trả độc lập.

Ở Inđônêxia, Đảng Cộng sản ra đời sớm (1920), được tôi luyện trong cuộc khởi nghĩa dân tộc 1926-1927, song khuynh hướng tư sản dân tộc vẫn phát triển nhanh chóng, ảnh hưởng sâu rọng trong nhân dân. Với uy tín của mình, Xucacnô đã nắm vai trò lãnh đạo dân tộc, tiến hành cuộc Cách mạng tháng Tám (17.8.1945), công bố Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Inđônêxia. Khi quân Hà Lan trở lại xâm lược, Inđônêxia thành một nước nửa thuộc địa. Mãi đến ngày 15.8.1950, nước Cộng hòa Inđônêxia mới được tuyên bố thành lập, thoát khởi sự thống trị của thực dân Hà Lan.

Ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa khác, như ở Trung Quốc, Triều Tiên, Angiêri… chiến thắng chủ nghĩa phát xít là một cơ hội cho phong trào giải phóng dân tộc phát triển, song không có cuộc cách mạng nào nổ ra để giành được độc lập lúc bấy giờ. Ấn Độ được trao trả độc lập theo “kế hoạch Maobattơn” vào ngay 15.8.1947, với việc hình thành hai nước riêng rẽ: Cộng hòa Ấn Độ và nước Pakixtan. Ở Trung Quốc, phải sau khi cuộc chiến tranh cách mạng đánh đuổi tập đoàn Tưởng Giới Thạch ra khỏi lục địa, cuộc cách mạng dân tộc chủ nghĩa mới thắng lợi và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa mới được thành lập (1.10.1949). Sự kiện này làm thay đổi cán cân lực lượng giữa cách mạng thế giới và các nước tư bản đế quốc.

Nhìn chung, sau khi quân phiệt Nhật đầu hàng, ở một số nước Châu Á, nhất là ở Đông Nam Á, đã bùng nổ cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.


[SUP](1)[/SUP] Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 9, sđd, tr. 314.
[SUP](2)[/SUP] Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 10, sđd, tr. 8.
 
Top Bottom