Chuyện về cuộc sống và con gái miền Tây

fellow

Well-known member
Joined
Aug 20, 2010
Messages
3,217
Points
113
Đa đoan phận gái miền Tây - Kỳ 1: (theo VietnamNet)

'Gái miền Tây' qua chuyện của nhà văn nổi tiếng

- Ông là nhà văn hóa lớn của nước ta về ĐBSCL. Bài viết dưới đây hé lộ một góc nhìn về hoàn cảnh của các cô gái miền Tây vào buổi “thị trường” “giao lưu mở cửa” bùng nổ ở nước ta qua lăng kính của ông…

Nhà văn quá cố Sơn Nam là bộ bách khoa toàn thư về xứ sở ĐBSCL, hay còn gọi là miền Tây Nam Bộ. Lạ lùng và đáng khâm phục nhất là không biết tự chạy xe, chỉ biết đi bộ, vậy mà ông đã rảo khắp ngóc ngách vùng sông nước này đến tận cùng. Có lẽ đến nay chưa có ai quen thuộc ĐBSCL như nhà văn Sơn Nam. Với ông, ĐBSCL rõ như trong lòng bàn tay mình vậy.

Hơn 10 năm trước, nhà văn Sơn Nam tá túc trên căn gác trọ tầng 3 năm trên đường Nguyễn Văn Nghi, quận Gò Vấp (TP.HCM).

Gần nơi ông trọ, có một cô gái cùng quê Kiên Giang với ông gặp chuyện khó khăn dưới quê, lên thuê phòng trọ ở để buôn bán rau ngoài chợ mưu sinh hàng ngày.

Mỗi buổi sáng cô thức dậy lúc 3 - 4 giờ lấy mua rau từ ngoại thành chở vào để bán lẻ lại kiếm sống.

Vốn có chút nhan sắc, nên cô bị đám thanh niên, đàn ông “quấy rầy”. Quấy rầy nhất và làm khổ nhất là anh chàng... cảnh sát khu vực!

Vì phận gái quê, không hiểu biết nhiều nên khi lên thành phố cô không chủ động chuẩn bị sẵn đơn xin tạm trú tạm vắng (hồi ấy thủ tục nhiêu khê hơn hiện nay gấp nhiều lần), nên đành phải ở “chui”.

anh1.JPG

Nhà văn Sơn Nam có cái nhìn đồng cảm về phụ nữ miền Tây Nam Bộ

Lợi dụng thế khó của cô, anh chàng cảnh sát khu vực biến chất kia gây khó dễ đủ điều để bắt cô phải “chiều” anh ta. Những lần đi nhậu về, anh ta đều tạt vào phòng trọ bắt cô gái “chiều”. Không chấp nhận là anh ta dọa “bắt nhốt”, “trục xuất ra khỏi địa phương”! Vì đơn thân độc mã, cô gái quê mùa phải cắn răng chịu đựng.

Cô gái xa xứ cam phận chịu đựng một thời gian thì vô tình gặp nhà văn Sơn Nam. Biết là cùng quê, nhà văn và cô gái nhanh chóng thân quen, xem như chú cháu.
Dần dà, cô gái kể hết nỗi khổ tâm đang mắc phải chưa biết giải quyết ra sao. Nhà văn nghe xong vô cùng bất bình. Nhưng ông biết làm gì bây giờ, nhà văn cũng chỉ là “thường dân” như bao người bình thường khác?

Sau bao ngày suy nghĩ, ông “tư vấn” cho cô gái: “Thôi con làm ở nhà hàng karaoke đi, chứ tội gì phải khổ cực quá mà còn phải “phục vụ” miễn phí tụi nó nữa!”.

Thế là cô gái trở thành nhân viên quán karaoke trên đường Quang Trung, quận Gò Vấp.

Nỗi đau và sự chia sẻ
Những cô gái dưới quê lên tìm chốn mưu sinh tại thành phố được nhà văn Sơn Nam đồng cảm, xót thương tới cùng.

Gần nơi ông ở có vài cô gái miệt vườn hành nghề “ôm” ở các quán karaoke, quán nhậu. Ông chia sẻ với họ nỗi buồn phải làm “nàng Kiều” nơi chốn thị thành.

Chỉ có điều, sự “tư vấn” của ông chỉ tới đó, còn lại ông mù tịt nên mới có chuyện oái oăm. Có một cô “đi khách” không biết cách “đề phòng” nên dính bầu. Khi phát hiện đã quá muộn đành để vậy sinh con.

Đứa trẻ ra đời, người mẹ cũng hết tiền sinh nhai đành phải đi làm. Một mình ở nơi thị thành, đứa bé không biết gởi đâu.

Nhà văn Sơn Nam lúc ấy đã gần 80 tuổi xót xa cho mẹ con cô gái, bèn nhận lời…giữ cháu bé mới sinh! Ai thấy cũng cảm thương cho “ông già ốm yếu, lụm khụm chăm em bé nhỏ xíu”. Một tờ báo lớn ở TP.HCM đã có bài viết về cảnh ngộ “cười ra nước mắt” của ông lúc ấy.

Tuy nhiên, với nhà văn Sơn Nam, “đó là niềm vui lớn” của ông.

Căn phòng trọ của ông sống cùng với những người dân, sinh viên tứ xứ dồn về thành phố mưu sinh, học tập. Gần 10 năm cuối đời, ông sống như khách trọ với bao người dân nghèo nơi phố thị.

Nhiều người chẳng biết ông là ai, cứ nghĩ là ông già bị bỏ rơi, cô đơn. Cho đến khi kỷ niệm 300 năm thành lập Sài Gòn, xem ti vi họ mới biết đấy là nhà văn lớn, nhà hóa lớn của vùng đất Nam Bộ.

Cái lý của nhà văn Sơn Nam
Trong gần 10 năm “đi bụi” sống trọ ở Gò Vấp, buổi sáng nhà văn Sơn Nam thường ra ngồi ở quán cà phê bụi gần Nhà văn hóa quận trên đường Nguyễn Văn Nghi.

Anh Nguyễn Viết Tân, cộng tác viên của của Báo SGGP là người phụ giúp ông liên lạc với những người quen thuộc; thỉnh thoảng chở ông đi đến các tòa soạn lấy nhuận bút hoặc chuyển bài của ông tới các tòa soạn.
anh2.JPG

Con gái miền Tây: Ảnh minh họa

Nhà báo Tăng Quỳnh, lúc ấy ở báo Người Lao động nay về báo Tuổi Trẻ, nhà báo Khiết Hưng, báo Tuổi Trẻ thường cất công chạy lên đây ngồi cà phê với ông, giúp ông đi dự các dịp lễ lớn ở các tỉnh. Câu chuyện nhà văn Sơn Nam “xúi” một cô gái đi làm “nhân viên karaoke” khiến tôi suy nghĩ rất nhiều và kéo dài suốt thời gian sau này. Trong một lần ngồi cà phê bụi với ông, hỏi về thân phận những cô gái miền Tây lên thành phố mưu sinh bằng những nghề “hương phấn”, ông ngậm ngùi:
“Đàn bà xứ dưới (tức miền Tây – PV) “hồng nhan bạc mệnh”. Con gái da trắng, ngộ lắm.

Ngày xưa còn nghèo, thiếu thốn, sáng thức dậy làm gì có bàn chải đánh răng như bây giờ, phải lấy cau khô chà răng cho trắng. Vậy mà mấy 'thằng Tây' chết mê chết mệt. Nay vật chất nhiều, hổng thiếu thứ gì bán đầy xung quanh, nhưng làm ra tiền ở dưới khó khăn lắm.

Đàn ông xứ dưới ăn nhậu tối ngày, sao lo nổi cho người đàn bà. Mà nhậu nhẹt hoài thì sanh đủ chứng đủ tật, người phụ nữ phải chịu đựng hết. Bởi vậy, con gái lớn lên thấy cảnh vậy buồn lo, sợ đời mình cũng phải chịu đựng những điều chướng tai gai mắt, tìm cách thoát thân. Lên thành thị không nghề nghiệp, kiếm việc làm ra tiền nuôi thân không dễ. Thôi thì…”.

Tới đây giọng ông chùng xuống. Ông đã bất lực khi có lời khuyên cô gái đồng hương trong cảnh ngặt nghèo đi vào chốn phấn hương mưu sinh mà lòng trĩu buồn vời vợi. Ánh mắt sau cặp kính dày cộp của ông như đẫm nước mắt….

Gần 10 năm sau bôn ba khắp các vùng sông nước ĐBSCL, gắn bó với vùng đất này, càng thấm thía hơn những gì mà nhà văn Sơn Nam đã nói.

Mảnh đất trù phú bậc nhất thế giới này mà không có đủ những “cây bách”, “cây tùng” cho người phụ nữ nương tựa đời mình, để họ phải “ra đi” với bao hờn tủi, nước mắt chất chứa hay sao?

Tuy nhiên, đây chưa phải lý do duy nhất. Trong buổi giao lưu văn hóa với các dân tộc, quốc gia, việc hôn nhân “dị chủng” là bình thường. Nhưng trên mảnh đất này mấy cô gái nào được hưởng diễm phúc đó?

Phần lớn họ phải làm “nàng Kiều” hy sinh đời mình, dấn thân vào con đường vô định để “cứu” cha mẹ, anh em đang sống ở nhà!
 

fellow

Well-known member
Joined
Aug 20, 2010
Messages
3,217
Points
113
Chuyện giữa Thủ đô
Một cán bộ khá nổi tiếng kể lại câu chuyện dở khóc dở cười tại thủ đô Hà Nội.
Năm ấy, ông ra thủ đô họp. Họp xong, mấy người bạn rủ đi massage thư giãn. Ông vào phòng, nằm lim dim chờ “nữ nhân viên” vào phục vụ.

Lát sau có tiếng bước chân cô nhân viên vào. Nhìn thấy ông, cô ta khựng lại một lát rồi mới “làm nhiệm vụ”.
tay1.JPG

Các điểm massage ở Thủ đô tràn ngập các các cô gái miền Tây

Thái độ của cô ta khiến ông cũng ngạc nhiên vì sao nhìn mình chằm chằm như vậy? Ông lên tiếng: “Em tên gì? Quê ở đâu?”.

Cô gái đang băm lưng cho ông chậm rãi hỏi lại: “Anh không nhớ em thật sao?”.

Ông càng ngạc nhiên hơn khi giữa Thủ đô nghe giọng của cô gái miền Tây, và cô gái hỏi như vậy nghĩa là ông và cô ta có quen nhau?

Ông lục trong trí nhớ của mình vẫn không tìm ra mối quan hệ nào với cô gái này. Ông hỏi lại: “Anh không biết em thiệt mà. Em ở đâu?”.

Cô gái cứ thủng thẳng “làm nhiệm vụ” đấm lưng cho ông. Ngập ngừng một chút, cô ta nhẹ nhàng nói: “Hồi đó thầy mà không kỷ luật em thì em đâu có ra nông nỗi này?”.
Ông như bị điện giật, ngồi thẳng dậy, vội vàng lấy chiếc áo mặc vào: “Sao, em nói gì? Em là…..”, cô gái: “Em là học trò trường của thầy đây, H, lớp 11B năm….”.

Vị cán bộ như bị trời trồng trong phòng massage. Lời kể của cô gái đã làm ông nhớ đến những năm là hiệu trưởng trường cấp 3 thị xã S.

Năm ấy, học sinh H. (đang là cô gái massage cho ông) vi phạm kỷ luật vì đánh bạn gây thương tích.

Hội đồng kỷ luật nhà trường đề nghị đuổi học, ông đã ký quyết định như đề nghị của hội đồng. Buổi tối hôm đó, ông vừa đi về tới cửa nhà thì gặp cô học sinh đang đứng chờ, thấy ông, cô quỳ xuống níu lấy tay ông: “Em lạy thầy đừng đuổi học em. Tại con nhỏ đó nó cứ nói xấu, chê bai ba má em hoài.

Nhà em nghèo, phải mượn tiền góp nhà nó, chậm trả, nó chửi, kể tùm lum cho bạn bè em nghe. Em đi học chỉ có 1 cái áo dài, bị rách, nó cũng chọc ghẹo em là lượm ở thùng rác mặc nên em tức quá mới đánh nó”.

Ông nghe kể, cũng có chút mủi lòng, nhưng quyết định đã ký rồi, thay đổi phiền phức quá nên ông đành phớt lờ.

Tiếng van xin trên gương mặt non nớt ám ảnh ông suốt thời gian sau đó. Dần đà, thời gian phủ lên niềm cảm thương ấy lớp bụi giúp ông hết dằn vặt. Vậy mà, không ngờ hôm nay…

Cô gái kể tiếp: “Van xin thầy, năn nỉ không được, em hận đời. Vì nghèo mà bị trêu chọc, nói xấu, nay lại bị đuổi học, ước mơ học cho có nghề đi làm giúp ba mẹ nuôi em bị dập tắt, em định tự tử nhưng thấy cảnh ba mẹ khổ cực, các em còn nhỏ, chết không đành. Vậy là em bỏ nhà đi xuống Cần Thơ xin làm tiếp viên nhà hàng bia ôm !”.

Có tiền, cô gởi về giúp gia đình. Hai đứa em ngày càng lớn, ba mẹ ngày càng có tuổi, bệnh tật triền miên, nhu cầu tiền của gia đình ngày càng nhiều, cô phải bán mình tự lúc nào không hay.

Các nhà hàng đổi 'đào' liên tục, cô trôi dạt hết nhà hàng này đến nhà hàng khác riết rồi khách quen nhẵn mặt, chủ quán không kêu nữa, cô đành khăn gói đi lên Sài Gòn.
Từ thành phố, cô lần ra tới thủ đô Hà Nội hành nghề. Như trò đùa trớ trêu của số phận, nay cô gặp lại ông trong hoàn cảnh này….

Oan gia ngõ hẹp
Ông Bảy L, nguyên phó chủ tịch huyện nằm dọc sông Hậu thuộc tỉnh C. Lần nọ ông ra Hà Nội công tác. Buổi tối, sau khi được tiếp đãi ăn uống xong, ông được mời đi massage.

Đang có rượu trong người, ông nửa mê nửa tỉnh, vào phòng nằm lim dim ngủ. Lát sau ông chợt thấy đau điếng người, mở mắt ra thấy cô gái “nhân viên massage” đang đứng trên lưng ông đạp những cú như trời giáng.

Ông tỉnh dậy, bực mình quát lớn: “Cô làm ăn kiểu gì mà như đánh đập khách vậy!”.
Thật ngạc nhiên, cô gái bước xuống mắt nhìn ông trừng trừng: “Cái đau của ông ăn thua gì với cái đau của cả nhà tôi!”.

Ông há hốc mồm ngạc nhiên: “Cô ăn nói gì kỳ vậy? Tôi liên quan gì mà cô nói khó nghe quá!”.

Cô gái kêu đích danh tên, chức vụ của ông ra quát: “Ông đã chỉ đạo cưỡng chế lấy đất nhà tôi khiến nhà tôi tan nát, tôi phải đi vào con đường này ông thấy chưa?”.
Vị phó chủ tịch chết lặng người, gặng hỏi: “Cô là con nhà ai, ở đâu?”.

Cô gái liền kể một mạch rành rẽ đầu đuôi chuyện đất nhà mình trong ấy bị giải tỏa ra sao, đền bù thế nào…

Sau đó, nhà cô phải đi nơi khác, làm ăn khó khăn thất bại, nợ nần vây quanh, cô đành làm nàng Kiều để cứu gia đình và trôi dạt ra đây!

“Đúng là oan gia ngõ hẹp”, vị phó chủ tịch huyện tặc lưỡi. Ông không biết phải giải thích thế nào cho cô gái hiểu, ông chỉ là cấp thừa hành, còn mức đền bù, giải tỏa là chính sách của cấp trên.

Ông làm khác đi cũng phải đi tù như chơi. Dù sao đoạn kết giữa ông và cô gái lần “hội ngộ” giữa Thủ đô cũng thật có hậu, cô gái không còn giận ông sau khi nghe ông giãi bày và khuyên bảo cô.

Ông tặng cô một số tiền nhỏ và mong cô gặp nhiều may mắn, hẹn gặp lại ở quê hương!

Miền Tây ở sơn cước
Vào một ngày lạnh giá cuối năm, chúng tôi có dịp lên tận Lai Châu. Vào một quán ăn sang trọng, được các cô sơn nữ phục vụ. Tưởng rằng vậy hóa ra lầm chết! Mới hỏi thăm được một câu khách suýt bật ngửa vì các “sơn nữ” đều nói giọng…miền Tây!

tay2.JPG

Một nhà hàng tại Ba Vì có nhân viên phục vụ là các cô gái miền Tây

Hỏi ra mới biết, chỉ có bộ quần áo đang mặc là “sơn nữ”, còn lại tất tần tật là gái miền Tây! Một người trong đoàn nhận “đồng hương” với một sơn nữ giả quê ở Bến Tre. Cô tên Trúc, ra Bắc được 1 năm hành nghề tại Hà Nội, dạt lên đây do không cạnh tranh nổi với dàn em út trẻ măng mới ra lò dưới Thủ đô. Tất nhiên là những em này phần lớn từ miền Nam tràn ra.

Cô cho hay, gái ở các quán sang trên này phần lớn đều từ miền Tây ra “làm”. So với “ở trỏng”, làm trên này có thu nhập cao hơn.

Một lần khác, đi lên Ba Vì, vào ăn đặc sản lợn, gà trong một nhà hàng là căn nhà rộng rãi ấm cúng của người Mường.

Trời vào mùa đông gió rít từng cơn lạnh căm căm. Các món ăn được dọn lên bày dưới sàn nhà. Các cô gái phục vụ ngoan ngoãn xuất hiện. Và, ngạc nhiên chưa, họ nói giọng miền Tây!

Hỏi thăm một hồi, cô Lan (tên cô gái tự giới thiệu) cho hay: “Em lên đây làm được 4 tháng rồi. Lúc đầu cũng buồn lắm, mùa đông lạnh quá trời, chưa quen bị cảm hoài. Nay đã quen, sống cũng được!”.

Câu chuyện ngắt quãng vì cô phải chạy qua chạy lại rót rượu cho khách. Có vị khách “mời” lại, tất nhiên cô không thể từ chối.

Trong số 6 cô “nhân viên” ở nhà hàng đặc sản vùng Ba Vì này, đã có 4 cô là gái miền Tây, quê ở các tỉnh Đồng Tháp, Cà Mau, Bạc Liêu, Bến Tre.

Lan tiết lộ: “Đàn ông xứ Mường khoái tụi em lắm, họ thích nghe giọng nói miền Nam và “phong cách” phục vụ hết mình của gái miền Tây. Có những ông đã bán cả trâu để có tiền “bao” em gái miền Tây “mua” những phút giây lạ lùng bên người đẹp!".
 

fellow

Well-known member
Joined
Aug 20, 2010
Messages
3,217
Points
113
Gái miền Tây và những chàng Jang Dong Gun
Hồi trước, cù lao Tân Lập, cũng là xã Tân Lập nổi tiếng khắp vùng sông nước miền Tây với đặc sản mía đường.

Mía trồng trên đất cù lao nằm giữa sông Hậu mênh mang phù sa thì khỏi phải chê. Toàn xã có gần 200.000 ha đất canh tác thì một nửa, 100.000 ha, trồng mía.

Dân trong vùng nhờ nghề trồng mía và chế biến đường thủ công có thu nhập rất cao. Mía đường Tân Lập chu du khắp vùng sông nước miền Tây.

So với các vùng khác, Tân Lập thuộc hạng trù phú, ấm no. Con gái Tân Lập cũng nổi tiếng xinh đẹp vì sống trên cù lao, bốn bề là nước sông Hậu vỗ về quanh năm.

Đùng một cái, hàng loạt nhà máy đường công nghiệp ra đời. Ngay lập tức, hơn 500 lò đường, lò rượu cồn, lò đường kết tinh thủ công của Tân Lập bị hạ knock out ngay trên quê hương mình.

Các lò đường đóng cửa hàng loạt, nhiều chủ lò bị phá sản. Anh Phạm Văn Huấn, phó chủ tịch xã Tân Lập nhớ lại: “Còn hơn bị chiến tranh tàn phá, Tân Lập tiêu điều. Các lò đường nằm chỏng chơ, rách nát, buồn thê thảm như cảnh chợ chiều. Dân mất công ăn việc làm, toàn cù lao đìu hiu như có tang vậy!”.

“Lịch sử” lấy chồng Đài Loan
Ông Võ Minh Phương, một chủ lò đường ở ấp Phước Lộc, bị phá sản, nợ nần đầm đìa, là người đầu tiên “mở hàng” cho phong trào lấy chồng Đài Loan.

Bị nợ vây đòi tối ngày, ông khăn gói lên thành phố tha phương lập nghiệp. Quen một người bạn ở thành phố, biết ông có con gái, người này mai mối cho một chàng rể Đài Loan. Chàng rể xứ Đài về tận nơi xem mắt, thấy con gái ông đứng chết trân một hồi, luôn mồm thốt lên “Hảo, hảo”!

20120820144545_1.jpg

Một góc cù lao Tân Lập

Thế là một đám cưới với người Đài Loan diễn ra. Ông Phương kể lại:
“Lúc đó cũng thấy kỳ kỳ với bà con chòm xóm. Bà con dè bỉu tôi là “bán con” lấy tiền. Đám trai tráng trong làng ra đường gặp tôi nhìm lom lom, chọc quê tôi là “ba của nàng Kiều”. Mắc cỡ lắm, đi ra cứ cúi mặt xuống đường. Nhưng đang kẹt quá. Con gái tôi thương ba nợ nần, chấp thuận làm dâu xa xứ để tôi có số tiền trả nợ và ít vốn làm ăn!”.

May cho cô gái Tân Lập đầu tiên làm dâu xứ người khá hạnh phúc. Mấy năm sau, cô gái út đủ tuổi, cô chị bên kia trở về mai mối em gái út cho một chàng Đài Loan khác.

Cuộc sống nhà ông Phương đổi thay, được “lên đời” trở lại. Vợ chồng ông được 2 cô con gái ở bên xứ Đài cho đi du lịch, mở mày mở mặt với thiên hạ. Thế là phong trào “lấy chồng Đài” nổ ra rầm rộ trên xã cù lao Tân Lập.

Điểm chung nhất là các chàng rể xứ Đài phần nhiều có tuổi bằng hoặc hơn cha mẹ vợ! Bà Hai Thuận có con lấy Đài Loan thú thật: “Lúc đầu thấy chướng lắm, nghĩ thương con gái mình đứt ruột. Dần dần mới quen. Chồng con gái tôi hơn tôi gần 1 con giáp, tôi chẳng dám gọi bằng “con” dù biết rằng có gọi nó cũng không hiểu”.

Nhưng trường hợp này chưa bi đát bằng “chàng rể Đài” nhà bà Tư Lắm ở đầu xã: Chàng rễ bị tật, hai chân teo như 2 ống tre khô, đầu cứ ngoẻo một bên, khóe miệng giật giật. nước miếng chảy ra phát gớm.

Ngày đám cưới cô dâu phải đỡ “chồng” đứng thẳng để chụp hình, quay phim. Bà mai mối miệng cứ oang oang dịch lại lời người nhà đàng trai: “Nó hơi bị tật một chút nhưng được cái là còn zin, nó chung thủy lắm, không biết lăng nhăng!”.

Nghe ai cũng cười mà buồn cho cô dâu. Mẹ cô dâu than thở: “Biết vậy để làm đám trên Sài Gòn cho khuất mặt bà con xóm giềng!”.

Phó chủ tịch Huấn cho biết, toàn xã có tới 600 hộ làm sui gia với Đài Loan. Trong đó có gia đình có 5 cô con gái thì hết 4 cô làm dâu xứ Đài.
Tuy nhiên, không phải cô gái Tân Lập nào đi làm dâu xứ Đài cũng được may mắn như con gái ông Phương. Có cô lấy phải chồng quá nghèo, ôm con về gởi ngoại rồi lên thành phố tìm cơ hội “hiệp 2”, “hiệp 3”; có cô lấy mấy bận toàn gặp chàng rể chẳng ra gì, chán đời thành gái “bia ôm”; có cô lấy chồng Đài lâu lắm không thấy tin tức gì, nay mới biết đã …lìa đời vì chồng bạo hành….

Dù sao cũng phải thừa nhận một sự thật là nhờ những cô gái xinh đẹp của đất cù lao đi làm dâu xứ người đã giúp miền quê nghèo sa sút, bế tắc được “đổi đời”. Những căn nhà khang trang, xinh xắn dọc đường làng phần lớn được làm từ những đồng tiền làm dâu xứ người….

Những “làng Hàn Quốc” ở miền Tây

Khoảng 5 năm nay, phong trào lấy chồng Đài Loan bị giảm xuống vì cuộc đổ bộ của các chàng rể Hàn Quốc ồ ạt tràn vào.

Những bộ phim tình cảm Hàn Quốc; những kiểu thời trang tóc, quần áo Hàn Quốc đã dọn đường cho những ông rể Hàn về miền Tây tìm vợ.
Các cô gái miền Tây lâu nay say đắm chàng Jang Dong Gun cứ mơ “chàng” sẽ như Jang Dong Gun nhanh chóng vỡ mộng vì đa số các ông rể đi tìm vợ chẳng hơn gì rể Đài là mấy!

20120820144545_2.jpg

Môi giới lấy chồng Hàn Quốc lên lỏi về miền quê - Ảnh minh họa, nguồn Internet

Bà Tám Mai chuyên môi giới lấy chồng Đài, nay chuyển sang môi giới chồng Hàn cho biết:
“Đa phần cũng là loại “sứt càng gãy gọng” cả thôi. Bên ấy ế vợ, gần hết đời mà chưa biết mùi đàn bà là gì, đành ôm mớ tiền qua đây tìm vợ vậy thôi!”.

Tuy nhiên, so với đàn ông Đài Loan, đàn ông Hàn Quốc tiền bạc rủng rỉnh hơn vì được 'tài trợ' tiền cho đi nước ngoài lấy vợ trị giá 10.000 USD/người!

Cho nên, nhiều chàng rể Hàn Quốc bên kia tệ tới mức đã 2 thứ tóc trên đầu vẫn phải nương nhờ cha mẹ, hùng hồn về miền Tây tìm vợ!

Vì vậy mà ngoài cù lao Tân Lập, ở các xã Thuận Hưng, Kiên Trung (Thốt Nốt), Vĩnh Trinh (Vĩnh Thạnh) lâu nay là “thị trường” cung cấp vợ cho đàn ông Đài Loan nay nhanh chóng chuyển qua cung cấp vợ cho đàn ông Hàn Quốc!

Ông Trần Văn Tùng, ở xã Thuận Hưng huyện Thốt Nốt gả con gái đầu lòng cho chàng rể Hàn lớn hơn ông 4 tuổi vào năm ngoái.

Thấy có vẻ được, đầu năm nay thêm một cô con gái của ông tiếp bước chị, lên xe hoa làm dâu xứ Hàn. Trong xã này có nhiều ấp mang tên “ấp Hàn Quốc” bởi nhiều hộ có “sui gia” với bên Hàn Quốc.

Anh Phan Thanh Hùng, phó chủ tịch UBND xã Thuận Hưng cho biết: “Gần 10% hộ nghèo trong xã đã chọn cách lấy chồng Hàn Quốc”. Thông thường, gả con xong, nhà gái được chừng 200 – 300 triệu đồng, một con số không nhỏ ở vùng nông thôn!

Theo số liệu từ Sở Tư pháp Cần Thơ, 79% các cô gái lấy chồng Hàn Quốc có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Số còn lại do…sở thích lấy chồng Hàn vì bị ảnh hưởng của phim ảnh, thời trang Hàn.
 

fellow

Well-known member
Joined
Aug 20, 2010
Messages
3,217
Points
113
Bí mật 'gái miền Tây' ở bia ôm không tên
Mấy quán bia ôm không tên ở ngã ba An Long thuộc huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp không còn rộn ràng ì xèo như dạo trước nữa vì nước dâng lên cao, ai cũng bận rộn chạy lũ.

Các em út cũng ngáp ngắn ngáp dài vì ế khách. Mấy thùng bia chủ quán để trong góc nằm buồn thiu lặng lẽ. Gái bia ôm có nhiều em ghiền bia nhưng chẳng dám uống vì tiền đâu mà trả. Với lại các em quen uống “ăn theo” khách để được trả tiền chứ có bao giờ phải móc tiền túi trả đâu?
Xe chúng tôi vừa dừng lại, mấy em mừng rỡ, rối rít chạy ra đón, mồm miệng em nào cũng dẻo quẹo : “Trời ơi, mấy ông xã của em đi đâu mất tiêu giờ mới thấy mặt zậy?”. Dù từ thưở cha sinh mẹ đẻ tới giờ mới biết mặt nhau, nhưng em nào cũng làm như thân thiết tự kiếp trước vậy.

Đêm “ăn chơi” trên đồng nước nổi
“Căn phòng” vách lá, sàn nhà bằng tre nằm trên cọc đóng xuống bờ kênh, mùa nước này nước lên óc ách dưới chân, di chuyển một bước, sàn tre kêu cọt kẹt.

Phía sau mấy bụi điên điển xào xạc mỗi khi những cơn gió đuổi nhau chạy qua. Điều khiến tôi ngạc nhiên nhất là trong góc nhà có mấy chiếc lu (giống như cái chum ở miền Bắc) đựng đầy cá. Lu thì đựng cá lóc, lu thì đựng cá linh, lu thì cá rô…

Lu đựng cá lóc nước văng tung tóe, cá quẫy đạp nước ồm ộp. Gần đấy là mấy bao lúa cột hờ bằng dây chuối…
20120820145127_4.jpg

Cuộc sống người miền Tây trong mùa nước nổi - Ảnh SGTT

Một em thò tay vào bắt 2 con cá lóc to xuống chái bếp đập đầu nấu cháo. Khoảng chừng 20 phút sau trên sàn tre đã bày biện la liệt dĩa cá, tô cháo, rổ rau, bông súng…

Đoàn chúng tôi 4 người ngồi quanh, 4 cô nhanh nhảu chen vào thành từng cặp, xưng với nhau là “vợ chồng”!. Thế là “tình thương mến thương” bắt đầu. Bia, mồi vào, lời ra. Gió ngoài đồng nước thổi vào, mát lạnh.

Tuy nhiên, bọn muỗi “quấy rầy” vô cùng. Một anh bạn trong đoàn đang ôm ghì “vợ” mò mẫm thì bị muỗi đốt cho một phát ngay má. Chắc là đau lắm nên anh chàng phải rút tay ra vỗ vào mặt cái “bép”, chửi thề: “Đ.M, làm mất hứng!”.

Tiếng cười vang lên. Một em có “kinh nghiệm”, nói: “Cứ hết mình đi “chồng” thì bọn muỗi chịu thua!”. Chúng tôi chẳng hiểu gì cả, hỏi, một “em” đưa ngón tay lên miệng: “Chút nữa biết liền!”. Các “thị vợ” cười nắc nẻ.

Quả thực, lát sau muỗi đã bớt đi nhiều. Lan, tên của một “thị vợ” giải thích: “Thấy chưa các huynh, muỗi khoái người lạ, các huynh mới tới nên chúng tấp vào chích. Giờ uống bia vào người, tụi nó lại quen mùi nên bớt chích nữa! Dô đi”.

Tùng, người đi chung đoàn chúng tôi tuyên bố: “Giờ “đèn nhà ai nấy sáng nhé!” rồi quay qua ôm “vợ” nói: “Vợ chồng” mình tập trung vào “chuyên môn” nhá!”. “Vợ” Tùng cười hi hí, hưởng ứng….

Tùng kê tai nói nhỏ, “vợ” Tùng giật nảy mình lên: “Hổng được anh ơi, có chỗ nào đâu mà “làm”! Tùng nhìn quanh, căn nhà sàn trên mặt nước chứa đoàn chúng tôi và các cô gái này đã chật lắm rồi.

Một chiếc phòng bếp phía dưới chỉ đủ đường đi để nấu nướng. Tùng tặc lưỡi, tiếc rẻ. “Vợ” Tùng an ủi: “Ráng đến sáng mai anh nhá!”. Tùng há hốc mồm: “Kỳ vậy? Sao tối không “làm” mà “làm” vào ban ngày?”. “Vợ” Tùng: “Ban ngày thấy đường mình đi ra mấy trụ điện có gò đất cao, giờ đêm tối thui, ra đó rắn cắn chết…”.

Chúng tôi kêu trời! Một cô kể: “Mấy anh không phải dân ở đây nên tụi em không dám đưa xuống xuồng ra mấy bụi điển điển. Vì mấy hôm trước cũng có ông khách ở thành phố xuống, ghé qua buổi tối. Ăn nhậu xong đi xuống xuồng với em. Ông “làm” quá, xuồng lật, ổng rơi xuống nước, tụi em phải mò một hồi mới vớt lên. May mà ổng không chết. Tụi em hết hồn, hổng dám “đi” dưới xuồng với khách từ thành phố nữa… Mấy anh mà có bề gì, tụi em tiêu…”. Hóa ra là vậy!

Tôi quay qua chọc “vợ”: “Mấy em ở đây chắc kiêm nghề bán cá hay sao mà trữ cá nhiều dữ vậy?”. “Vợ” tôi mỉm cười: “Bí mật, hổng nói đâu!”. Căn vặn thế nào cô ta chỉ cười mà không tiết lộ gì cả…

Bí mật trong đêm đồng nước nổi
Đêm đó, ăn uống no say, chúng tôi lăn ra ngủ lại quán, nằm trên sàn tre trải chiếc chiếu ẩm ướt. Tôi vốn tửu lượng kém, nên vật vã lăn qua lăn lại không ngủ được.

Bỗng có tiếng mái chèo khua nước mỗi lúc một gần. Và một tiếng “kịch” dưới chân cột nhà. Tiếng đàn ông vọng lên: “Lan ơi…”.

Tiếng cô gái càu nhàu: “Mới ngủ được chút lại gọi…” và tiếng bước chân đi ra sàn nước bằng tre sau nhà.
20120820145127_5.jpg

Nhiều cô gái miền Tây chọn nghề bia ôm, mua vui cho khách vì cuộc sống bức bách ở quê nhà - Ảnh minh họa

Tôi bật dậy, bước nhẹ theo, lắng tai nghe. Tiếng cô gái: “Cha nội ơi, hết chỗ rộng (chứa) cá rồi! Chơi kiểu này chết tui mất!”.

Tiếng người đàn ông: “Thông cảm đi mà cưng. Mùa nước làm gì có tiền!”. Cô gái bước xuống xuồng, mái chèo khua nước, chiếc xuồng lui ra rồi mất hút vào bóng đêm.

Tôi căng mắt nhìn theo, mắt quen dần nên thấy mờ mờ. Ánh sao khuya lấp lánh trên đồng nước. Đom đóm bay lập lòe dọc mấy đám điển điển trên đồng nước…

Lát sau chiếc xuồng quay lại, cập mũi vào sàn nước, cô gái bước lên. Cô lấy chiếc thau đưa xuống, người đàn ông xúc mấy con cá vào thau.

Cô gái làu bàu: “Cá rẻ thúi, bán được mấy đồng…”. Tiếng người đàn ông giả lả: “Chịu khó làm khô để đấy, nước rút bán có giá lắm à nghe!”.
Cô gái thở dài: “Riết rồi nhà này sập vì rộng cá và chứa lúa!”. Chiếc ghe lại quay mũi đi vào đồng nước bàng bạc ánh sao trời.

Chợt thấy tôi đứng phía sau, Lan (tên cô gái) giật mình: “Hú hồn hú vía, giờ này sao không ngủ mà đứng đây!”.

Tôi rít điều thuốc mà chẳng biết trả lời thế nào trong hoàn cảnh này. Cô gái đem thau cá đổ vào lu, quay ra xin tôi điếu thuốc, rít một hơi dài: “Mùa nước nổi tụi này kẹt lắm anh ơi. Khách phương xa thì ít, mà khách gần hổng có tiền. Mấy ổng đến đây trả bằng cá. Có ông chở theo mấy giạ lúa “thanh toán”, có chết tụi em không?”.

Theo lời tâm sự của Lan, các cô gái bia ôm trong quán đều có hoàn cảnh éo le khốn khổ mới sa vào “nghề” này. Lan quê ở Tân Châu, bên kia sông Tiền, thuộc tỉnh An Giang. Bỏ chồng!

“Vì sao?”. Lan ngậm ngùi: “Lấy nhau đẻ đưa con mà chồng em chứng nào tật nấy, ăn nhậu tối ngày. Con em sanh ra, em nằm mà không có cơm ăn. Chồng cứ theo bạn bè, làm đồng nào nướng vào rượu rồi gái. Có hôm em phải đi xin cơm hàng xóm ăn để có sữa cho con bú. Khóc hết nước mắt anh ạ. Em quyết định gởi con về ngoại rồi đi làm.

Ban đầu xin vào phụ quán cho gần nhà để vài ngày về thăm con. Bà chủ thấy em được, xếp ra ngồi bàn tiếp khách… Dần dần thành ra như thế này anh ạ! Em mới về thăm con mấy hôm trước, mua cho nó được hộp sữa, gởi má em ít tiền”.

Tôi đã nghe nhiều lời than thở của các cô gái trong thế giới bia ôm đầy rẫy như nấm, nhưng đây là lần linh cảm của tôi mách bảo cô đã nói thật lòng. Từng lời nghẹn ngào ứa ra từ trái tim héo quắt vì những bất hạnh phũ phàng của một kiếp người.

Chuyện của Lan kể mỗi lúc một thêm cay đắng, nghẹn ngào: “Má của em cũng khổ vì ba em. Em còn nhớ hồi đó nuôi được con heo, ba đi nhậu thiếu tiền về vác bao cám má mới mua chịu về chưa kịp mở, má chạy theo giữ lại, van xin ba. Ba quay lại đạp má ngã lăn quay ra đường, vác đi bán lấy tiền uống rượu. Heo lớn, chưa kịp kêu lái, ba về bắt bỏ vào bao, vác đi.

Má sụp xuống lạy ba, em còn nhớ như in lời má: “Ông ơi, ông không thương tôi thì thôi, xin ông hãy thương lấy mấy đứa con!”, ba đạp má một cái rồi vác heo đi mất.

Lớn lên lấy chồng, chồng em ngày càng giống ba em, em sợ rồi đời em và con em cũng như má em ngày xưa. Đàn ông xứ này nhậu dữ vậy anh ạ, nhà tan cửa nát mặc kệ! May hơn là em mới có 1 đứa con, phải thoát ra kiếp làm vợ như má em khi còn kịp”…
 

fellow

Well-known member
Joined
Aug 20, 2010
Messages
3,217
Points
113
Chuyện gái miền Tây “cắt lúa nằm”

- Là vùng châu thổ rộng thứ 3 trên thế giới, cứ vào vụ thu hoạch lúa, ở các tỉnh ĐBSCL cần tới khoảng 1,8 triệu nhân công cắt lúa trong vòng hơn 2 tháng ròng. Lực lượng nhân công này gọi là dân “cắt lúa đứng”.

Còn một lực lượng cũng rất hùng hậu “ăn theo”, cung cấp dịch vụ mại dâm gọi là dân “cắt lúa nằm”.

Dân “cắt lúa nằm” hoạt động đi theo những vựa lúa khổng lồ từ Đồng Tháp Mười đến tứ giác Long Xuyên….

Đêm vui với thợ “cắt lúa nằm”
Theo chân những người thợ cắt lúa, tôi có dịp trở lại vùng Đồng Tháp Mười rộng lớn thẳng cánh cò bay. Lúa vào mùa thu hoạch chín vàng rực như thúc giục cắt liền.
Chủ ruộng là anh Tư Be ở xã Đốc Binh Kiều, huyện Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp hồ hởi: “Mấy anh tranh thủ cắt lẹ giùm nghen, lúa chín dữ lắm rồi. Cắt xong tui còn xuống giống vụ tới!”.

20120826234753_hinh1_bai-5.jpg
Cảnh sắc, con người ĐBSCL. Ảnh minh họa

Thấy cánh thợ cắt toàn đàn ông, chủ ruộng nháy mắt cười: “Làm đi, chiều nhậu lai rai nghe. Tối đi tìm đám “cắt lúa nằm”, zui lắm!”.

Toàn, thợ cắt, quê Bến Tre tỏ ra sành sỏi: “Mùa cắt nào dân “cắt lúa đứng” tụi tui bỏ qua tụi “cắt lúa nằm đâu”…

Đêm hôm đó, lai rai hết lít rượu đế, theo cánh thợ, chúng tôi đi tìm mấy em “cắt lúa nằm”. Nhờ ánh trăng mờ mờ, đi qua mấy đám ruộng, một túp lều nhỏ hiện ra.
Từ xa đã nghe tiếng phụ nữ chí chóe vọng lại khiến đám đàn ông bước nhanh hơn. Một em chạy ra đon đả: “Trời, sao giờ này mới tới, chắc lo nhậu chứ gì? Tưởng quên em luôn rồi chớ!”.

Một cô chạy tới ôm lấy Toàn: “Sao hổng nhắn tin hay gọi cho em? Nhớ anh muốn chết luôn nè. Bắt đền em đi!”.

Hóa ra anh chàng Toàn và cánh thợ cắt đã quen với mấy cô “cắt lúa nằm” này từ mùa cắt lúa trước nên họ gặp nhau mừng vui vô kể.

Toàn rút trong túi ra chai rượu và mấy con khô cá sặc đem theo tuyên bố: “Trước khi “tình thương mến thương” tui mình làm hết chai này cho sung nghen!”, tiếng cười ha hả cất lên nhộn nhạo cả cánh đồng.

Một cô tên Lụa “kể tội” Toàn: “Mùa cắt trước anh và con Lài làm gì dữ vậy đến nỗi sáng ra cắt lúa phải tay, suýt cụt mất một ngón vậy?”. Toàn: “Thì “vui” quá phải chịu chứ sao! Dân Hai lúa tụi anh đã chơi là chơi hết mình. Đêm nay tiếp tục à nghen!”.
Rượu vào, lời ra rôm rả như tri kỷ lâu ngày gặp lại. Bình, anh thợ cắt trong nhóm tưởng ít nói, giờ trổ tài: “Mấy tháng trước chia tay, anh dặn đi “làm ăn” phải chừa phần cho anh em có nghe không, để anh “kiểm tra” lại xem!”, nói tới đây Bình quơ tay ôm cô gái ngồi gần tên Hạnh, cô gái la oai oái: “Có mà, có mà…”.

Tôi ngồi sượng trân, không biết nói gì góp vui đành im lặng. Một cô phát hiện ra, la lên: “Anh này ở đâu mà lạ quá ta!” rồi rót rượu đầy ly đưa cho tôi: “Đến đây không hát thì hò; Đâu phải con cò ngóng cổ mà nghe! Zô 1 ly cho vui đi anh Hai!”.
Một cô khác “dọa”: “Hổng uống lát nữa tụi này không đứa nào “tình thương mến thương” với anh à nghe!”…

Giọt rượu cuối cùng vừa hết cũng là lúc bắt đầu màn “tình thương mến thương” giữa cánh đồng thơm lừng mùi lúa chín.

Giờ thì chẳng ai nói với ai lời nào, từng cặp, từng cặp... Trăng thượng tuần lấp ló khi mờ khi tỏ làm cho cảnh vật giữa đồng đêm nay lạ kỳ khó tả với người đầu tiên qua đêm giữa đồng lúa lớn nhất vùng Đông Nam Á này như tôi…

Thật không thể tưởng tượng nổi trên đời lại có cái cảnh “tình thương mến thương” kiểu này, rất “sinh thái” với thiên nhiên, có trời mây, có trăng, có gió chạy trên ngọn lúa rì rào…

Chuyện xưa và nay ở Đồng Tháp Mười
Lão nông cố cựu tên Tám Bưng đến Đồng Tháp Mười khi còn là chàng thanh niên tuổi mười tám đôi mươi cười sằng sặc khi tôi kể lại chuyện “cái đêm hôm ấy hôm gì”.
Ông bảo: “Chú chưa nghe nói “khách sạn ngàn sao” ở vùng này hay sao mà ngạc nhiên? Chú đã trải qua “khách sạn ngàn sao” rồi đấy. Ba cái vụ này có từ thời xưa lắm chú ơi. Mấy chục năm nay đàn ông xứ này đi ra ngủ canh ruộng ban đêm luôn bị vợ đi theo là vì sợ tụi “cắt lúa nằm” lấy hết lúa là vậy đó!”.

Theo lời lão nông Tám Bưng, gần 30 năm trước có chuyện ‘tiêu cực” lạ đời xảy ra ở nông trường Bông Trang ở huyện Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.

20120826234753_hinh2_bai-5.jpg
Phát bao cao su ra đồng cho thợ gặt

Nông Trường đã giải thể từ lâu, nhưng cái tên Bông Trang vẫn còn vì vụ này. Số là, có anh đội trưởng đội sản xuất mê mệt một em “cắt lúa nằm” quê từ Bến Tre, da trắng, thân hình bốc lửa lên đây “cắt lúa nằm”.

Anh chàng này gan hết chỗ nói, hết mùa lúa vẫn giữ cô này lại “làm của riêng” “xài” một mình, trả bằng “lúa non”. Cô gái xinh đẹp không biết chữ nên mỗi khi “tình thương mến thương” xong thì thắt một nút vào cọng dây thừng làm dấu.

Đến mùa nông trường thu hoạch lúa, cô ta cứ đếm nút trên cọng dây thừng để được “thanh toán”, mỗi nút là một giạ (1 giạ bằng 20 kg)! Năm đó vì cô ta “cắt” liên vụ nên cọng dây thừng được trên 100 nút, tức trên 100 giạ lúa, tương đương trên 2 tấn lúa!
Thanh toán xong cô ta thuê chiếc xe trâu vào nông trường chở lúa ra đi bán để lấy tiền hồi hương thì bị bảo vệ nông trường phát hiện, giữ lại vì nghi là ăn cắp!

Cô gái “cắt lúa nằm” hồn nhiên khai tuốt tuồn tuột nguồn gốc số lúa này. Thế là anh chàng đội trưởng bị lộ, bị xử lý kỷ luật, tiếng tăm vang lừng!

“Thực tình mà nói, dân “cắt lúa nằm” rất có lợi cho các chủ ruộng!”, lão nông Tám Bưng bộc bạch. Vì ở miền này thu hoạch đông ken (tức thu hoạch rộ cùng lúc) nên thiếu hụt công cắt lúa. Vùng nào có nhiều dân “cắt lúa nằm” tụ về thì dễ có thợ cắt đến làm.

Riết rồi như ngày hội, “đến hẹn lại lên”, cứ vào mùa cắt là đôi bên lại về. Xong mùa cắt mạnh ai nấy đi. Vậy mà cũng có những kỷ niệm rất vui. Đó là chuyện một anh thợ cắt kết với em “cắt lúa nằm”, nên vợ nên chồng, như trong tiểu thuyết vậy!

Tuy nhiên, các bà vợ của những ông chủ ruộng thì không hẳn chỉ vui, mà rất lo lắng chồng mình “sa” vào mấy em “cắt lúa nằm”!

Các em “cắt lúa nằm” không chỉ phục vụ dân “cắt lúa đứng” mà còn rất sẵn sàng với các ông chủ ruộng! Bởi chủ ruộng thì lúa mới nhiều, mới đòi giá cao và xin “boa” thêm vài giạ khi thanh toán.

Ở xã Tân Hộ Cơ huyện Hồng Ngự có chuyện dở khóc dở cười. Gần đến ngày cắt lúa, anh chồng đòi ra ruộng ngủ để canh chừng vì sợ “ăn trộm” lúa. Ban đầu bà vợ nghe cũng có lý nên không nói gì.

Tuy nhiên, tới lúc thu hoạch xong, chở lúa về, chị vợ thấy lạ lùng vì có em “mắt xanh mỏ đỏ” cứ chạy theo đòi lúa! Anh chồng quýnh quáng, ban đầu nói là “thương lái” đòi vì anh đã “lỡ” ứng tiền nhậu với bạn bè.

Chị vợ không vừa vì thương lái đâu có đòi kiểu này nên cuối cùng…thì bị lộ! May mà Hội phụ nữ ở xã đến gia đình hòa giải. Từ đó trở đi anh chồng chỉ còn được làm nhiệm vụ xuống giống, rải phân, chăm sóc.

Tới gần vụ thu hoạch đố mà được ra đồng tìm cảnh gió mát trăng thanh “tình thương mến thương” ngoài luồng nữa.

Cánh đàn ông trong vùng thường kể lại chuyện này khi nhậu để…rút kinh nghiệm, có làm gì thì phải giải quyết rốt ráo, không sơ suất để bị lộ như anh kia!
 

Lê Trung

Member
Joined
Sep 17, 2011
Messages
728
Points
18
Sự thật...đắng lòng!
Bằng vào cách viết, dẫn chuyện; người viết đã đưa những chuyện thật đến độ không thể ... thật hơn trong cuộc sống của người miền Tây thành những chuyện ... bi - hài - mặc dù cũng có thể có vài điều, vài điểm hơi... cường điệu hoá ( vì trong thực tế cuộc sống ở nhiều vùng, miền trên đất nước VN hiện nay đều có thể có xảy ra như thế, chỉ tội cho cái chổ là...Cụ Cố Nhà Văn, Nhà Nghiên Cứu SƠN NAM...mất giấc ngủ vì ... giật mình cho cái sự ... quá thẳng, quá thật của NGƯỜI MIỀN TÂY!
Mong Cụ SƠN NAM vẫn ngủ yên và hạnh phúc như khi Cụ bắt đầu ngủ!
 

onesieuthi

Moderator
Staff member
Joined
Nov 17, 2011
Messages
1,746
Points
83
Cái vụ cắt lúa nằm coi bộ dzui hén, chắc cày kiếm tiền về wê kiếm vài héc ta trồng lúa :D
 

tymkp1225

Quy ẩn gian hồ
Joined
Mar 23, 2011
Messages
1,182
Points
83
20120826234753_hinh2_bai-5.jpg
Phát bao cao su ra đồng cho thợ gặt


Cái vụ này em có làm rồi nè. Hic, mang bao cao su ra đồng phát cho mấy cái chồi canh lúa. Có những chuyện tưởng chừng như không thể ... Hông hiểu nổi suy nghĩ của con người.
 
Top Bottom