An Giang Dấu ấn Tứ giác Long Xuyên - Kỳ 1: Nhớ thời “khỉ ho cò gáy”

tymkp1225

Quy ẩn gian hồ
Joined
Mar 23, 2011
Messages
1,182
Points
83
LTS: Sau những bậc công thần như Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Cư Trinh, Thoại Ngọc Hầu… nếu không có những quyết sách táo bạo của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, có lẽ đến giờ Tứ giác Long Xuyên (TGLX) vẫn là con rồng nằm im, chưa thể vươn lên trở thành vùng trọng điểm sản xuất lúa của đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và cả nước. Bên cạnh tầm nhìn của một nhà lãnh đạo hết lòng vì nước, vì dân, cũng có những con người luôn dành trọn tâm huyết muốn khơi dậy tiềm năng vùng đất này.
Ngày nay, TGLX đã trở nên trù phú, trải một màu xanh của lúa canh tác đến 3 vụ/năm nhưng vài chục năm trước, vùng đất này đã làm nản lòng không ít nông dân đến đây khai hoang lập nghiệp. Phèn dậy đỏ quạch, chuột chạy như ṿt con, cánh đồng đầy lác, năng, lau sậy… là nhương h́nh ảnh vaăn còn ghi dấu ấn trong lòng nhương con người năm xưa.
Quay về lịch sử:
Vùng TGLX từ xa xưa được biết đến là một đồng nước hoang vu, người Chân Lạp không đủ sức khai khẩn và quản lý. Từ thế kỷ 17, khi người Việt đến đây lập nghiệp, chỉ có những nhóm nhỏ người Khmer quần tụ trên các gò đất cao. Cùng thời điểm đó, một bộ phận người Hoa cũng bỏ đất nước chạy qua đây do bị nhà Mãn Thanh khủng bố. Có thể nói, TGLX thời đó là “một vùng đất bị bỏ quên với những con người cùng khổ”. Chính tầm nhìn của Thoại Ngọc Hầu là khởi nguồn cho vùng đất này phát triển.
Theo nhà văn Sơn Nam, từ tháng Chạp năm Kỷ Mão (1819) đến tháng 5 năm Giáp Thân (1824), Thoại Ngọc Hầu đã huy động trên 80.000 người đào con kênh Vĩnh Tế nối từ sông Hậu (Châu Đốc) chạy thẳng ra Hà Tiên (Kiên Giang) với chiều dài hơn 97,7km. Ông Nguyễn Minh Nhị, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, cho rằng, có lẽ khi đào kênh Vĩnh Tế, Thoại Ngọc Hầu đã có ý đồ “quy hoạch” từ trước đối với vùng TGLX khi trước đó, năm 1818, ông đã cho đào kênh Thoại Hà, nối rạch Long Xuyên từ Ba Bần (xã Vĩnh Trạch, Thoại Sơn) đến Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang) dài 37km. Từ đó, đã giúp hình thành vùng tứ giác: Bắc là kênh Vĩnh Tế dài 97,7km, nam là rạch Long Xuyên và kênh Thoại Hà dài 87km, đông là sông Hậu dài 56km, tây là biển Rạch Giá – Hà Tiên dài gần 90km, tạo nên vùng diện tích rộng đến 470.000 héc-ta. Trong đó, An Giang chiếm 52% diện tích, Kiên Giang chiếm 47%, còn lại một phần nhỏ thuộc huyện Vĩnh Thạnh (Cần Thơ). Cùng với quá trình đào kênh, Thoại Ngọc Hầu đã tổ chức di dân, chiêu mộ dân miền ngoài vào đây định cư, khai hoang, lập làng, lập ấp.
79t6.jpg
Nước trong vắt nhưng không uống được:
Đến thời Pháp thuộc, chúng ra sức làm thủy lợi, khai hoang, thúc đẩy việc sản xuất vùng TGLX cũng như ĐBSCL nhằm vơ vét cho xuất khẩu. Từ năm 1880 đến 1937, diện tích lúa ĐBSCL tăng từ 522.000 héc-ta lên 2,2 triệu héc-ta, sản lượng lúa xuất khẩu từ 284.000 tấn lên gần 1,55 triệu tấn. Tuy nhiên, nông dân vẫn nghèo khổ vì 5/6 lượng lúa làm ra đã bị người Pháp vơ vét. Trong thời gian Mỹ xâm lược, năm 1962, Ngô Đình Diệm đào được duy nhất chỉ có 1 con kênh cho vùng TGLX, gọi là kênh Mới, nối từ kênh Vĩnh Tế đến kênh Tám Ngàn, chủ yếu nhằm ngăn chia vùng căn cứ kháng chiến, chống phá cách mạng.
Theo ông Nguyễn Minh Nhị, nhờ thủy lợi của thời kỳ trước để lại mà đến năm 1969, diện tích lúa của An Giang lên đến 275.000 héc-ta, sản lượng 465.400 tấn, năng suất 1,69 tấn/héc-ta. Tuy nhiên, do Mỹ-ngụy đẩy mạnh Việt Nam hóa chiến tranh, đồng ruộng bị bỏ hoang ngày càng nhiều, nhân dân thiếu đói. Sau khi giải phóng miền Nam (1975), trung ương phải cứu đói cho nhân dân. Suốt hơn 10 năm sau đó, sản lượng lương thực của vùng TGLX vẫn rất thấp, đời sống người dân khó khăn.
Vợ chồng ông Trần Văn Lời và bà Trần Thị Dáng, ấp Tân Bình (xã Tân Tuyến, Tri Tôn), là một trong những gia đình đầu tiên đến vùng Tân Tuyến lập nghiệp sau ngày giải phóng, nhớ lại: “Hồi đó bước ra đồng là thấy chuột lội đông như… bầy vịt con, chỉ cần đi bắt một lát là ăn mấy ngày không hết. Lúa chín trên đồng bị chúng cắn phá hết 70 – 80% diện tích. Chúng tôi canh tác trên 300 công lúa mùa mà thu hoạch chẳng được bao nhiêu”. Chưa kể, đất còn dậy phèn dữ dội. Nếu xui xẻo sạ lúa ngay đợt phèn là coi như uổng công. Với bà Đỗ Thanh Thảo, nông dân ấp Tân Hiệp (xã Vọng Thê, Thoại Sơn), khi về lập nghiệp ở một địa phương thuộc vùng trũng TGLX như Thoại Sơn, ấn tượng đầu tiên với bà là “một vùng đất đầy lau sậy, nước dưới kênh ngậm phèn vàng rực, bốn bề tĩnh mịch không tiếng gà gáy, chó sủa”. Khi che chòi ở tạm để khai hoang lập nghiệp, công việc đầu tiên mà vợ chồng bà quan tâm là cố gắng tích trữ nước mưa càng nhiều càng tốt bởi: “Nước dưới kênh dù trong vắt, nhìn thấu cả con cá đang bơi dưới đáy nhưng không múc lên uống được. Đến quần áo mang xuống nước giặt cũng bị nhiễm phèn vàng khè. Sống ở vùng này thời đó, móng tay, móng chân đều được “sơn” màu vàng”.
 
Top Bottom