Diều sáo VN bay xa

anh yêu

R.L.G
Joined
Nov 17, 2011
Messages
2,126
Points
113
Diều sáo VN đã được thừa nhận trên bản đồ diều thế giới. Đó là khẳng định của tiến sĩ Hanh Boehme, phó chủ tịch Liên đoàn Diều quốc tế (nhiệm kỳ 2008-2012), với đoàn câu lạc bộ diều Hà Nội tại Festival diều nghệ thuật quốc tế Tân Đài Bắc (Đài Loan) hồi đầu tháng 10.


ImageView.aspx
Diều khí động học có gắn đèn để thả ban đêm là một sáng tạo độc đáo của VN - Ảnh: Hữu Quang


Thành công này ngoài sự đặc sắc của con diều VN còn nhờ ba kỳ festival diều nghệ thuật quốc tế Vũng Tàu trong ba năm liên tiếp 2009-2011 do UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức, quảng bá tốt cho ngành nghệ thuật này.

Từ các hội làng

Diều sáo của ta trước đây chỉ thả dịp các hội làng tại vùng đồng bằng Bắc bộ thì nay đã phổ biến khắp ba miền. Diều sáo Vũng Tàu đã thay bằng sáo khoét từ nậm rượu; diều sáo TP.HCM cải tiến ống sáo, chạm khảm lóng lánh mà quý phái. Các loại diều sáo truyền thống của Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Hải Dương, Lào Cai, Hà Tây đã được các nghệ nhân của câu lạc bộ diều Hà Nội đúc kết, phát triển, gắn với những tinh hoa của diều thế giới để tạo thành một loại hình nghệ thuật khá mới mẻ trên thế giới, bay được và hát được.Hát và múa theo sự tích, theo nền nhạc dân tộc phụ họa rất đặc sắc. Trước đây ta chỉ thả diều khi có gió nam từ tháng 3 đến tháng 6 âm lịch ở cánh đồng làng hay trên đê mỗi chiều, nay diều sáo đã được cải tiến để chịu được sức gió cấp 3, cấp 4 tại bất kỳ vùng biển nào trong hay ngoài nước.

ImageView.aspx
Diều sáo VN trước giờ biểu diễn ở Đài Loan hồi đầu tháng 10 - Ảnh: Hữu Quang


Bay ra thế giới

Trước đây, diều sáo chỉ vút lên vào các ngày hạ thì nay thả quanh năm, có gắn đèn lấp lánh theo chương trình để ban đêm, dù bạn có ở bờ biển Normandie, Pháp hay Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc, Ấn Độ đều có thể thưởng ngoạn, vừa ngắm vừa nghe diều sáo VN hát trong đêm. Cánh diều không chỉ theo lối cổ mà nay đã được cải tiến với hình ảnh cô tiên dang hai cánh bay trên bầu trời hoặc in hình trong các câu chuyện dân gian hay lịch sử của ta.Chúng ta đã giới thiệu với thế giới những sự tích dân gian, những địa danh VN bằng các tranh nghệ thuật được vẽ tay hoặc in trên giấy dó của các cánh diều. Chúng ta kể cho thế giới nghe các truyền thuyết của VN bằng cách thả lần lượt, có kịch bản các loại diều muôn màu muôn vẻ của vùng Kinh Bắc, Hải Dương, Thái Bình, Hà Nội đến tận miền Nam.Tất cả loại diều truyền thống, diều sáo cổ và cải tiến đã lần lượt được đem giới thiệu tại festival diều Vũng Tàu hay tại các festival diều của các “cường quốc” diều như liên hoan diều quốc tế ở Đài Bắc (Đài Loan), Dieppe (Pháp), Bintulu (Malaysia), Hạ Môn (Trung Quốc), Thái Lan, Ấn Độ... Vì thế, tiếng vang con diều VN rất lớn.Nghệ nhân diều khắp thế giới đã phải trầm trồ vì sự khéo tay của nghệ nhân VN cũng như tính đa dạng, đa âm sắc trong các kiểu sáo được lắp theo diều. Nổi tiếng đến mức hai nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Uli Wahl (Đức) và Paul Chapman (Anh), sau khi khảo nghiệm tại VN, đã đề nghị dùng từ “diều sáo” như một danh từ riêng, tựa như từ “áo dài” vậy.
HỮU QUANG
 
Top Bottom