Đối Ngẫu trong Thơ Đường luật. Thi pháp thơ Đường- Quách Tấn

Puzzle

Member
Joined
Aug 19, 2010
Messages
68
Points
6
Ở VN cũng như ở Trung Hoa , đối ngẫu đã có trước khi Đường nhân đặt ra quy tắc và Hàn Thuyên du nhập quy tắc ấy vào VN.

Những câu phương ngôn, tục ngữ phần nhiều là những ngẫu cú, ngắn từ 2 chữ dài đến 7-8 chữ:
- Ao cá, Lửa thành
- Khôn nhà, dại chợ
-Liệu cơm, gắp mắm ....

-Đi đến nơi, về đến chốn
-Ăn coi nồi, ngồi coi hướng...

-Ăn trầu đỏ môi, ăn xôi ngọng miệng
-Canh một chưa nằm , canh năm đã dậy...

- Có ăn có chọi mới gọi là trâu,không trước không sau ai cầu chi xẻ...

Chúng ta gặp Đối ngẫu chẳng những trong tục ngữ phương ngôn, mà chính trong ca dao chúng ta cũng thường gặp :

- Lươn ngắn lại chê chạch dài
Thờn bơn méo miệng chê trai lệch mồm

-Khuyên chàng đọc sách ngâm thơ
Dầu hao thiếp rót đèn mờ thiếp khêu...

Từ nghìn xưa, Đối ngẫu đã có trong ngôn ngữ.Nhưng khách làng thơ Việt Nam không rút ra làm thành nguyên tắc để áp dụng vào văn chương. Sau khi Hàn Thuyên dùng luật thơ Đường làm thơ Nôm thì phép đối ngẫu mới thịnh hành trong nước.

Trong làng thơ Quốc âm, thịnh hành nhất là phép Chỉnh đối cũng gọi là Thiết đối.

Theo phép nầy, cổ nhân còn để lại rất nhiều giai tác như thơ Phạm Thái, Tương An, Hồ Xuân Hương,bà Huyện Thanh Quan...

Phép TÁ ĐỐI :

Phan Sào Nam tiên sinh có một bài dùng Tá Đối rất tài tình :

Vàng khè trắng toát khác đôi bên
Mặc kệ người chê mặc kẻ khen
Non nước lỡ làng màu lịch sự
Gió trăng chờn chợ mối nhân duyên
Chẳng long lay đến lòng son sắt
Há hổ ngươi vì miếng bạc đen
Ba bữa xong rồi ai ấy bạn
Một pho kinh Phật một cây đèn

Lẻ tẻ từng cặp một ,trong làng thơ còn truyền nhiều câu đáng yêu:

- Thi năm bảy khóa mà không đỗ
Dịch mấy mươi phen vẫn hãy còn

-Một thớt cùm lim ngồi thế đế
Hai vòng xích sắt bước thời vương

- Rượu thấm hơi bầu khôn cũng dại
Cờ lâm nước bí dưới quên trên

Chợ đối với Làng, Long đối với Hổ... đều mượn tiếng mà đối.Cả hai tiếng đối nhau đều " tiến bóng"
Thi và Dịch cả hai tiếng vừa thiệt vừa bóng : thi là thi cử, Dịch là dịch lệ(nghĩa thiệt) ,lại còn mượn đến hai bộ sách Kinh Dịch và kinh Thi để chọi nhau ( đối bóng ). Còn bầu và bí , đế và vương, một bên thiệt ( bầu là bầu rượu, đế là ghế ngồi),một bên bóng ( bí là bị kẹt,là bí nước, vương là vướng vấp, mượn làm trái bí làm tước vương )

Kể cũng lý thú,song thuộc hàng tiểu xảo,hàng hạ thừa, thỉnh thoảng dùng chơi thì được chớ lạm dụng thì không nên. Mà nên dùng phép LƯU THỦY ĐỐI ,phép nầy nếu thiện dụng thì lời thơ trôi chảy,nhẹ nhàng như nước đầu nguồn tuôn vào lòng suối.
Ví như bài :

ĐI THI TỰ VỊNH

Đi không chẳng lẽ lại về không
Gánh nợ cầm thư phải trả xong
Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt
Trót đem thân thế hẹn tang bồng
Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông
Trong cuộc trần ai ai dễ biết
Rồi ra mới tỏ mặt anh hùng

Nguyễn Công Trứ

Cảm Tác

Tủi biết bao nhiêu hổ biết bao
Anh em ta phải tính làm sao
Thà không trời đất không chi cả
Còn có non sông có lẽ nào
Hãy xúm đôi tay chèo chống lại
Để cho muôn mắt ngóng trông vào
Dòng thần con cháu hăm lăm triệu
Cũng mái đầu đen giọt máu đào

Phan Bội Châu


Phép TIỂU ĐỐI tức Cú Trung Đối và ĐƯƠNG ĐỐI tức Tựu Cú Đối, làng thơ Quốc âm cũng thường dùng

Cướp của đánh người quân tệ nhỉ
Xương gà da cóc có đau không
Nguyễn Khuyến

Sớm đợi hôm chờ mòn mõi mắt
Năm lừa mười lọc nhọc nhằn công
Khuyết Danh

Cướp của- đánh người : đối với nhau
Xương gà, da cóc : đối với nhau
Năm lừa, mười loc : đối với nhau

Làm anh chị phải thương em út
Cho dưới trên thường được ấm êm
Khuyết Danh

Nếu quả trời xanh ghen má phấn
Đừng mong cưới vợ để sinh con
Khuyết Danh

Làm anh chị đối với Thương em út
Cho dưới trên đối với Được ấm êm

Quả trời xanh đối với Ghen má phấn
Mong cưới vợ đối với Để sinh con

Hai câu TIỂU ĐỐI đối với nhau thành một cặo ĐƯƠNG ĐỐI.
Hai bên chỉ khác nhau ở điểm là Tiêủ đối có đối trong từng câu một .ĐƯƠNG ĐỐI trong từng câu một không có chữ đối nhau.
Nhìn chung cả liên thì Đương đối cũng như Tiểu đối, một câu dùng một nhóm chữ trong tự loại nầy để đối với một nhóm chữ trong tự loại khác:

Bèo mây xuôi ngược nhiều sương nắng
Thương nhớ ngày đêm lẫn tủi hờn
Khuyết Danh

Đương Đối cũng gọi là Điệu Đối.
Cố thi sĩ Hư Chu có một cặp Điệu đối rất tài tình :
Rừng lại suối rồi khe lại suối
Đây là đâu nữa đó là đâu
Hai câu nầy cũng như những câu Đương Đối trên, nếu tách riêng từng chữ, từng nhóm chữ thì không thể đối nhau được vì tự loại bất đồng.Nhưng về cú điệu thì thật cân xứng từng nhịp.

Và Vũ Hoàng Chương có câu :
Kinh Phật chữ Không là chữ Sắc
Kệ người ai tiến với ai lui

Gồm 4 phép đối:
-Ảnh đối : Kệ đối với kinh
-Chỉnh đối : Người đối với Phật
- Tiểu đối :Vế trên Chữ Sắc đối với Chữ Không; vế dưới Ai lui đối với Ai tới
- Đương đối : Ai tiến với ai lui đối với Chữ Khong là Chữ Sắc

(Sưu tầm)
 
Top Bottom