Dragon Strike - The Millennium War - Đòn Rồng, Chiến tranh thiên niên kỷ Tác giả : Humphrey Hawksley

Lê Trung

Member
Joined
Sep 17, 2011
Messages
728
Points
18
Seoul, Nam Triều tiên
Giờ địa phương: 05h30’ thứ Tư 21/02/2005
Giờ GMT: 20h30’ thứ Ba 20/02/2005


Những màn hình khổng lồ được dựng lên bên cạnh các tòa nhà khắp thành phố truyền đi các chương trình tin tức về những vụ giết người trong đêm, thỉnh thoảng xen vào tin đặc biệt về vụ thử hạt nhân đầu tiên của Nhật bản, vụ chìm tàu Peleliu và tâm trạng lo sợ chiến tranh đang tăng lên ở Đông Á. Trong một hành động ngoại giao có cân nhắc thận trọng, Nam Triều tiên đã lên án vụ thử hạt nhân của Nhật bản, lấy làm tiếc về vụ tàu Peleliu bị chìm nhưng đề nghị tất cả các bên kiềm chế. Trong một cuộc trao đổi ý kiến riêng, Nam Triều tiên kêu gọi Trung quốc lên án chiến dịch khủng bố của Bắc Triều tiên ở miền Nam. Binh lính Mỹ và Nam Triều tiên canh gác khu phi quân sự được cấp áo giáp mới. Binh lính ở căn cứ Fort Boniface được phòng thủ chắc chắn ở phía sau khu phi quân sự được đặt trong tình trạng báo động cao nhất.

ChtchCnghadnchnhndnTriutinKimNhtThnh.jpg

Chủ tịch Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều tiên Kim Nhật Thành
Ngay trước lúc rạng đông, hàng chục nghìn sinh viên và thành viên công đoàn Bắc Triều tiên, trong một cuộc biểu tình được tổ chức tốt, vừa hát vừa vượt qua đường ranh giới là dãy lều ở làng đình chiến Bàn Môn Điếm. Vừa vẫy cờ, đoàn biểu tình vừa đòi thống nhất ngay lập tức với miền Nam. Các tướng lĩnh của Bắc Triều tiên tập trung trên ban công một tòa nhà làm nơi hội họp chỉ cách đường phân ranh giới có mấy mét. Cách đó hơn 1 km, các loa phóng thanh được gắn trên một cột cờ cao tới 160 mét, được coi là cao nhất thế giới, đang phát đi chương trình tuyên truyền chống Mỹ. Những khẩu hiệu ca ngợi những tư tưởng của học thuyết Chủ Thể ( ) được đề xướng bởi nhà độc tài Cộng sản Kim Nhật Thành( ), người được Xtalin dựng lên sau Chiến tranh Thế giới thứ II và cai trị Bắc Triều tiên cho đến khi ông này qua đời năm 1998. Năm 1950, Kim Nhật Thành đã tiến hành xâm lăng miền Nam và với sự giúp đỡ của Trung quốc đã tạo ra một tình trạng bế tắc về quân sự với Mỹ và các lực lượng đồng minh, các lực lượng này vẫn tiếp tục tồn tại ở Nam Triều tiên cho đến tận ngày nay.

Chủ Thể có nghĩa là tự lực cánh sinh và triết lý này đã tách người Bắc Triều tiên ra khỏi thế giới trong hơn 50 năm qua. Chưa có dân tộc nào bị kiểm soát chặt chẽ như người dân Bắc Triều tiên và họ được nói rằng họ đang sống trên thiên đường. Kim trở thành Lãnh tụ vĩ đại, một nhân vật như Chúa trời, trong khi nhiều người dân của ông này dốt nát đến mức không biết rằng con người đã đặt chân lên mặt trăng.


NgnthpChthtiBnhNhng.gif

Ngọn tháp Chủ thể tại Bình Nhưỡng
Khi Kim Nhật Thành chuẩn bị chết, ông ta lập di chúc trao lại quyền lãnh đạo đất nước cho người con trai lông bông và hư hỏng của ông ta là Kim Chính Nhật ( ).
KimChnhNht-2.jpg

Lãnh tụ Kim Chính Nhật
Và giờ đây các vụ đổ máu trên đường phố Nam Triều tiên chính là thông điệp của Kim Chính Nhật . Là một mô hình thu nhỏ bộ mặt của Bắc Triều tiên, ngôi làng xung quanh cột cờ này không có người ở, mặc dù đèn trong các căn hộ để trống này tự động bật tắt đánh lừa những người nông dân Nam Triều tiên để họ tin tưởng vào chế độ đang sụp đổ bên kia giới tuyến.

HngrokhuphiqunsBnMnim9.jpg

Hàng rào khu phi quân sự Bàn Môn điếm
 

Lê Trung

Member
Joined
Sep 17, 2011
Messages
728
Points
18
Một xe bọc thép chở quân của Bắc Triều tiên đi vào khu phi quân sự, trắng trợn phá vỡ hiệp định đình chiến cấm tất cả các loại vũ khí trong khu vực này. Binh lính Mỹ và Nam Triều tiên đã nổ súng. Cách 500 kilômét về phía Nam, bên ngoài cảng Pusan, một chiếc tàu buôn Nam Triều tiên đã va phải một quả mìn mà Bắc Triều tiên mới thả và bị chìm. Thủy thủ đoàn được cứu sống. Cảnh sát đã chặn lối ra vào các trường đại học ở những thành phố chính của Nam Triều tiên và bắt các sinh viên bị nghi là ủng hộ việc thống nhất với miền Bắc. Từ nhiều năm nay các lực lượng an ninh đã thông báo rằng gián điệp Bắc Triều tiên đang xâm nhập đầy vào các trường đại học. Hôm nay, choáng váng trước các sự kiện xảy ra, không ai đứng ra tổ chức các cuộc biểu tình thường lệ.

Trong một tuyên bố, chính phủ Nam Triều tiên nói rằng Trung quốc đã lên án Bắc Triều tiên nhưng không có lời xác nhận nào từ phía Bắc Kinh. Những chi tiết của các cuộc trao đổi giữa hai chính phủ chỉ được đưa ra công khai sau này khi vai trò phức tạp của Trung quốc đã trở nên rõ ràng. Trong hai ngày đầu xung đột, Đại sứ của Seoul tại Bắc Kinh chỉ được nói cho biết rằng Trung quốc coi tình trạng hỗn loạn trên bán đảo Triều Tiên là một vấn đề nội bộ và Trung quốc là bạn của cả hai nước. Trung quốc sẽ không can thiệp trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Hai tàu ngầm mini lớp Tologorae và bốn chiếc lớp Cosmos của Nam Triều tiên đã rời căn cứ trên đảo Cheju, nằm cách bán đảo Triều tiên 60 km về phía Nam. Sáu tàu này hiện được triển khai thành ba nhóm ở vùng biển bên ngoài bờ biển phía Đông lẫn phía Tây Bắc Triều tiên. Mỗi nhóm được hộ tống bởi một tàu ngầm tấn công đa năng 209/1200 lớn hơn kiểu Chang Bogo. Những tàu này được đóng ở xưởng đóng tàu Daewoo dựa trên thiết kế của Đức, một số thành viên trong thủy thủ đoàn 33 người đã được cử sang Đức huấn luyện. Giống như miền Bắc, các tàu ngầm nhỏ của miền Nam được sử dụng để xâm nhập vào bờ biển, ngoại trừ một điều là từ trước đến nay chúng chưa bao giờ được thực thi một nhiệm vụ thật sự. Giờ đây, các tàu ngầm mini của Nam Triều tiên phải hoàn thành nhiệm vụ phá hủy các căn cứ tàu ngầm mini của Bắc Triều tiên ở Cha-ho, Ma Yangdo và Song Jon Tando nằm bờ biển phía Đông và căn cứ Sagon-ni nhỏ hơn ở bờ biển phía Tây bán đảo Triều tiên.

Tại cuộc họp đầu tiên của nội các bàn về cuộc khủng hoảng kể từ khi các cuộc tấn công bắt đầu diễn ra, Tổng thống Nam Triều tiên Kim Hồng Cư ( ), người đã từng được đào tạo ở Mỹ, đã hỏi thẳng các đồng nghiệp của ông là “Người Trung quốc ủng hộ ai?”. Câu trả lời là “Không biết”. Ngay cả người Nam Triều tiên vốn rất thông hiểu đời sống chính trị Đông Á, một thứ đời sống chính trị với nhiều sắc thái khác nhau và nghệ thuật điều khiển con rối rất tinh vi, cũng không thể đọc được những tín hiệu từ Bắc Kinh.
Tổng thống nói: “Chính sách của chúng ta luôn là thống nhất bằng những biện pháp hòa bình và đúng thời điểm. Chúng ta không bao giờ muốn thực hiện theo một mô hình kiểu Đức. Việc bị lăng nhục và mất thể diện trước Bắc Triều tiên là không phù hợp với phong cách chính trị Đông Á của chúng ta. Phí tổn cho việc làm đó sẽ là khủng khiếp, lớn đến mức không thể chịu được. Điều này sẽ đe dọa mục tiêu mở rộng nền kinh tế của chúng ta vào đúng thời điểm khi mà các cơ sở sản xuất của chúng ta bắt đầu cạnh tranh trực tiếp với Nhật bản trên thị trường toàn cầu. Vậy mà miền Bắc dường như có ý định phá vỡ nguyên trạng đó. Tôi muốn cho rằng ý định này không được Bắc Kinh khuyến khích. Nếu tôi đúng khi cho rằng quân đội và vũ khí của Trung quốc không được sử dụng để chống lại chúng ta thì miền Bắc không thể thắng được. Tôi cũng muốn cho rằng dù khả năng hạt nhân của họ có như thế nào đi nữa thì cả thiết bị kích nổ và hệ thống phóng tên lửa hạt nhân của họ sẽ không hoạt động được. Cuối cùng tôi muốn cho rằng trong số những nhân vật đang cộng tác với Kim Chính Nhật phải có những người nào đó còn có chút lý trí.”

Bộ trưởng Quốc phòng nói xen vào: “Ngài đưa ra nhiều giả định quá, thưa Tổng thống.”

Tổng thống đáp: “Đúng vậy. Nhưng nếu không dựa trên những giả định như thề thì hai nước Triều Tiên sẽ rất nhanh chóng chìm sâu vào một biển máu lửa tàn phá như trong ngày tận thế. Hậu quả đó còn khủng khiếp hơn rất nhiều so với việc bị mất thể diện quốc gia hay việc công cuộc thống nhất đất nước bị thất bại. Thưa các vị, nhiệm vụ trước mắt là vô hiệu hóa tất cả các toán biệt kích của Bình Nhưỡng đang hoạt động ở đây và phải bảo đảm rằng chúng sẽ không thể tổ chức được thêm một cuộc tấn công nào nữa. Chúng ta phải tin rằng nếu chúng ta làm được việc này thì miền Nam sẽ không còn là mục tiêu của một đợt tấn công hạt nhân từ phía Bắc.”
 

Lê Trung

Member
Joined
Sep 17, 2011
Messages
728
Points
18
Nhà Trắng, Washington, DC.
Giờ địa phương: 15h45’ thứ Ba 20/02/2005
Giờ GMT: 20h45’ thứ Ba 20/02/2005


Lần gần nhất mà Tổng thống nói chuyện với Makoto Katayama, Đại sứ Nhật bản, là vào tối thứ hai, khi hai người gặp nhau tại Khu Triển lãm bày Quốc gia. Cuộc gặp gỡ diễn ra không được tốt đẹp lắm. Katayama muốn thúc ép Bradlay đưa ra một quyết định về việc can thiệp quân sự vào biển Nam Trung hoa còn Tổng thống thì chưa sẵn sàng để đưa ra quyết định đó. Còn lần này Katayama được triệu đến để giải thích lý do Nhật bản cho nổ một đầu đạn hạt nhân 50 kiloton ở Ogasawara.

Đại sứ Katayama được dẫn vào. Ông ta có một thân hình khá cao lớn so với tầm vóc bình thường của người Nhật bản, với chiều cao tới gần 2 mét, trông ông đại sứ già hơn tuổi năm mươi tư của mình. Mái tóc của ông ta khá thưa kết hợp với một vẻ nhún nhường lịch sự càng làm tăng thêm vẻ học thức cho dáng bề ngoài của ông. Nhiệm kỳ của Katayama ở Washington sắp kết thúc. Ông sẽ trở về Tôkyô vào cuối mùa xuân để nhận chức Thứ trưởng phụ trách hành chính ở Gaimusho (Bộ Ngoại giao). Đó là một chức vụ cao nhất mà một quan chức tiến thân nhanh trong Bộ Ngoại giao như ông có thể ao ước. Chức vụ này sẽ đặt ông vào vị trí phụ trách quá trình phát triển chính sách đối ngoại của Nhật bản, đó cũng chính là phần thưởng xứng đáng dành cho một sự nghiệp chói lọi, một sự nghiệp đã được khởi đầu từ ba mươi năm trước với một cái bằng tốt nghiệp hạng ưu của khoa Luật trường Đại học Tổng hợp Tôkyô.

Tổng thống ra hiệu mời ông ngồi xuống chiếc ghế dài được đặt phía bên phải ghế bành của Tổng thống và hỏi xem Đại sứ thích trà, cà phê hay một thứ đồ uống gì đó mạnh hơn. Katayama từ chối và ngồi chờ đợi sự im lặng được phá vỡ. Tổng thống hắng giọng: “Thế này, ngài Đại sứ, chúng ta sẽ nghĩ sao về những sự kiện ở Ogasawara? Tôi có thể nói, chỉ cần đọc mục tin về cuộc thăm dò thái độ của người Mỹ đối với Nhật bản trên tờ Washington Post là ngài thấy như chọc vào tổ ong. Ngài định nói gì không?”

Katayama để cho thời gian kéo dài dường như vô tận trước khi trả lời. Ông nói: “Trước hết, thưa Tổng thống, tôi xin thay mặt chính phủ Nhật bản và nhân dân Nhật bản bày tỏ sự thông cảm sâu sắc về sự mất mát đối với tàu Peleliu. Đây là một cú sốc đối với tất cả chúng ta. Tôkyô đã chỉ thị cho Đại sứ của chúng tôi ở Bắc Kinh bày tỏ thái độ mạnh mẽ nhất có thể được đối với chính phủ Trung quốc. Bây giờ tôi xin trở lại trả lời câu hỏi của ngài. Rất đáng tiếc là sự việc đã đi đến chỗ như vậy nhưng sự việc đã diễn ra và chúng tôi phải tiến lên chứ đừng lùi lại. Sự thật đơn giản, thưa Tổng thống, là ngài và đất nước ngài không còn thực hiện Hiệp ước An ninh của ngài với chúng tôi nữa. Điều này đã được thể hiện quá đầy đủ qua những sự kiện trong tuần này. Chúng tôi hiểu điều đó và đã hiểu ít lâu rồi. Thời kỳ người Mỹ tiến hành chiến tranh ở châu Á đã qua rồi. Các ngài đã hy sinh, các ngài đã bảo vệ khu vực này trong lúc chúng tôi lớn mạnh trở nên hùng mạnh và giàu có. Nhưng rồi cũng đến lúc các quốc gia trưởng thành, lúc mà chúng ta phải chia tay với sự nuôi dưỡng của cha mẹ và tự đứng bằng đôi chân của mình. Chúng tôi đã có những nỗi đau ngày càng lớn. Liệu chúng tôi có cần phải nhắc ngài về việc Niu Dilân thực tế đã rút khỏi hiệp ước ANZUS vào đầu những năm 1980, việc các ngài rút khỏi Philippine vào đầu những năm 1990 và tâm lý thù địch mà các ngài nhận thấy ở Okinawa từ giữa những năm 1990? Việc các ngài rút sự có mặt về quân sự của các ngài khỏi châu Á diễn ra đồng thời với việc Trung quốc nổi lên như một siêu cường, điều mà chính phủ ngài biết rất rõ, đấy là một vấn đề làm cho chúng tôi hết sức lo ngại. Đây quả thực là một điều đã khiến cho dân chúng Nhật bản không thể dễ dàng chấp nhận, nó cũng tương tự như các cuộc tấn công liên tục mà các chính phủ kế tiếp nhau tiến hành nhằm vào chúng tôi trong lĩnh vực buôn bán. Các ngài luôn nói rằng hãy chi nhiều tiền hơn cho phòng thủ. Các ngài không thể một mặt đòi hỏi chúng tôi chi ngày càng nhiều cho nền phòng thủ của chính chúng tôi và mặt khác lại tìm cách quyết định cho chúng tôi phải hành động như thế nào. Tôi nghĩ điều đó phải chăng có thể gọi là “hành động đế quốc quá xa”. Nhật bản, thưa Tổng thống, đã không thể đứng yên trong giai đoạn này. Một thế hệ mới, thế hệ sau-chiến-tranh đã lên cầm quyền. Họ không có chút ký ức nào về cuộc Chiến tranh Thái Bình Dương, họ chỉ có những câu hỏi tại sao Nhật bản không thể tự lo lấy cho những vấn đề của mình”.

“Tại sao các ngài lại ngạc nhiên với cuộc thử hạt nhân khiêm tốn của chúng tôi? Tôi tin là ngài biết rõ hơn tôi, rằng hơn một thập kỷ nay chính phủ Mỹ đã cung cấp cho Nhật bản bí quyết kỹ thuật để chế tạo một đầu đạn hạt nhân. Chúng tôi đã không quyết định lao vào con đường hạt nhân một cách nhẹ nhàng. Điều này không chỉ có nghĩa là chế tạo một vài quả bom, nó còn có nghĩa là có khả năng phóng chúng đi. Và chúng tôi có khả năng, trong phạm vi khu vực, phóng một đầu đạn hạt nhân với độ chính xác cao”.

“Tôi nghĩ rằng điều ngài muốn biết là những ý định của chúng tôi. Ngay tới đây Thủ tướng Hyashi sẽ phát biểu trước toàn quốc về vấn đề này. Tôi không thể nói trước điều gì nhưng tôi có thể bảo đảm với ngài rằng không có điều gì thật sự bất ngờ, rằng chúng tôi mong muốn tiếp tục sự hợp tác chặt chẽ với Mỹ. Nhưng hãy cho phép tôi nói điều này: Chúng tôi ở châu Á; các ngài thì không. Chúng tôi phải quan hệ với Trung quốc với tư cách vừa là một mối đe dọa quân sự vừa là một cơ hội thương mại, còn các ngài thì chỉ phải xử lý mối quan hệ thương mại. Địa vị của chúng tôi cũng phức tạp hơn. Chúng tôi có di sản lịch sử phải vượt qua. Ngay cả khi chúng ta đang nói chuyện ở đây, chúng tôi cũng phải có những đánh giá nhất định về sự bùng nổ bạo lực mới vừa diễn ra trên bán đảo Triều Tiên. Khu vực này đã trở thành một điểm nóng đầy nguy hiểm và không thể đoán trước được điều gì sẽ xảy ra ở đó, chí biết ở đó mọi người sẽ trông cậy vào vai trò lãnh đạo của Nhật bản. Và đây sẽ là sự thách thức đối với chính sách ngoại giao của Nhật bản trong những năm tới. Đối với công luận của Mỹ, chúng tôi trông đợi các ngài thực hiện quyền lãnh đạo đối với nhân dân Mỹ. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, một từ gớm ghiếc, đã luôn là một phần trong mối quan hệ giữa chúng ta. Thông qua sự lãnh đạo ở cả hai phía, điều này có thể được cải thiện, nếu không xóa bỏ được hoàn toàn. Chúng ta không thể xử lý các vấn đề của chúng ta trên cơ sở các cuộc thăm dò ý kiến trên báo chí.”
 

Lê Trung

Member
Joined
Sep 17, 2011
Messages
728
Points
18
Bán đảo Triều tiên
Giờ địa phương: 06h00’ thứ Tư 21/02/2005
Giờ GMT: 21h00’ thứ Ba 20/02/2005


BnoTriutin-2-1.png

Bán đảo Triều tiên
Những bức ảnh chụp từ vệ tinh của Mỹ cho thấy không có hoạt động khác thường nào dọc theo giới tuyến được phòng thủ kiên cố giữa miền Bắc và miền Nam bán đảo Triều tiên. Những ngọn đồi và cánh đồng lúa bị bao phủ bởi tuyết, sương mù và một lớp băng dày như thường vẫn thấy vào thời điểm này trong năm. Những người nông dân Bắc Triều tiên phủ kín quần áo làm việc ở nhiệt độ dưới không trước những cơn gió lạnh buốt. Kể từ khi những trận lũ lụt đầu tiên ập đến cách đây gần chục năm tàn phá dữ dội mùa màng và hạ tầng cơ sở, tình trạng thiếu thốn lương thực và nhiên liệu đã đẩy đất nước họ vào tình cảnh nguy khốn. Thời kỳ tồi tệ cũng đến ngay sau cái chết của Kim Nhật Thành, chính trong thời gian này, đa số người Bắc Triều tiên đã tỏ ra không tin tưởng lắm vào người con trai sống ẩn dật của Chủ tịch Kim.
KimChnhNht-2.jpg

Lãnh tụ Kim Chính Nhật
Người ta vẫn gọi Kim Chính Nhật là “chúa tể sắt đá của muôn loài” và “nhà chiến lược quân sự vĩ đại”. Nhưng bản thân Kim Chính Nhật hiếm khi xuất hiện trước công chúng để hòa nhập với mọi người, ông ta cũng không đưa ra được bất cứ một chỉ đạo nào về nông nghiệp, công nghiệp và tư tưởng Chủ thể như trước đây cố chủ tịch Kim Nhật Thành đã làm. Trong giới tinh hoa của Bình Nhưỡng đã lan truyền những câu chuyện về Kim Chính Nhật với những bữa tiệc trác táng cùng với đám gái làng chơi đến từ Scandinavi, Pháp và Anh; người ta cũng kể cho nhau nghe về chuyện Kim Chính Nhật nghiện rượu; về những cơn trầm cảm và tính tình nóng nảy không kềm chế được của ông ta. Không ai biết rõ được tính cách thật của nhà lãnh đạo khó hiểu này, nhưng đối với những người nông dân thì chắc chắn là Kim không thể bảo vệ được Triều Tiên trước thiên tai và thảm họa tự nhiên. Nông dân Bắc Triều tiên sống được là nhờ khẩu phần ăn ít ỏi chỉ đủ để tồn tại, lần cuối cùng nhà họ có điện hay chút chất đốt để sưởi ấm cách đây đã vài năm.

Tuy nhiên ngay dưới những cánh đồng của họ có những kho dự trữ lớn được xây dựng ngầm trong lòng đất để cung cấp hậu cần cho các thành phố và thị trấn. Tất cả các thành phố và thị trấn của Bắc Triều tiên đều được quy hoạch nằm trong một tổ hợp, hình thành nên một mạng lưới cơ sở quân sự, đây là cách thức mà đất nước đầy bí ẩn này đã miệt mài xây dựng trong hàng chục năm liền để chuẩn bị cho một cuộc tổng tấn công vào miền Nam khi thời điểm chín muồi. Pháo tầm xa, xe tăng, máy bay phản lực chiến đấu, máy bay trực thăng … được cất giấu trong các đường hầm và các hang lớn đào xuyên qua núi. Bắc Triều tiên tin rằng họ có thể bất ngờ mở một cuộc tấn công bằng trọng pháo trên qui mô lớn mà không hề để lộ vũ khí của họ ra. Hỏa lực tầm ngắn sẽ do các đơn vị xe tăng và các đơn vị cơ giới đảm nhận. Hàng trăm xe đổ bộ sẽ vượt sông Imjin để chuyển quân và thiết bị. Hơn 2.000 chiếc cầu nổi sẵn sàng thay thế những chiếc cầu hiện có sẽ bị các lực lượng đồng minh cho nổ tung khi rút quân. Vào cuối những năm 1990, Bình Nhưỡng đã xiết chặt hệ thống phòng thủ của họ với hơn 15.000 súng phòng không, cùng với 500 tên lửa đất đối không và một hệ thống ra đa báo động sớm đời mới để ngăn chặn máy bay xâm nhập, trong khi đại bác 170 ly và tên lửa 240 ly của miền Bắc sẽ nã vào trung tâm Seoul. Một trong những mục tiêu đầu tiên sẽ là xa lộ số 88 chạy ngang qua thành phố Seoul và có thể được sử dụng làm đường băng cho máy bay chiến đấu của miền Nam.

Trong khi các lính biệt kích thuộc lực lượng đặc biệt của Nam Triều tiên rời khỏi tàu ngầm của họ và hướng về phía bờ biển của miền Bắc thì các quan chức của Bộ Quốc phòng ở Seoul đang lập kế hoạch bảo vệ thành phố trong trường hợp xảy ra tình huống xấu nhất: quân đội Bắc Triều tiên mở một cuộc tấn công tổng lực trên toàn mặt trận.

Từng lính biệt kích biết rõ căn cứ mà anh ta sắp tấn công như chính căn cứ của mình. Họ đã nghiên cứu kỹ các bức ảnh và được huấn luyện trên sơ đồ theo đúng mô hình thật, mặc dù không người nào tin rằng sẽ có lúc họ phải tiến vào căn cứ thật như lúc này. Tại Mayangdo, hai mươi tư người đổ bộ vào bên trong căn cứ để tránh bãi mìn ở phía bên kia hàng rào. Sáu người đánh thốc từ trong ra, giết chết lính gác và ra hiệu cho mười người khác tiến vào. Số còn lại vẫn ở nguyên trên xuồng. Chất nổ được đặt xung quanh các khối nhà chính và nơi trữ nhiên liệu và đạn dược. Nhóm người nhái gắn mìn hẹn giờ vào 12 chiếc tàu ngầm mini của Bắc Triều tiên. Ba chiếc tàu tấn công cao tốc lớp Soju đang có mặt ở cầu cảng cũng bị gắn mìn. Trong vòng 10 phút, nhóm đột kích đã hoàn thành nhiệm vụ mà không hề bị phát hiện. Chất nổ được bố trí để gây sợ hãi và tàn phá. Chúng phạt ngang các ngôi nhà, làm bắn tung tóe những quả mìn nhỏ hơn và biến tòa bộ khu vực xung quanh thành một bãi mìn. Binh lính Bắc Triều tiên tiếp tục bị sát thương nhiều tiếng đồng hồ sau cuộc tấn công. Căn cứ đã bị tê liệt vì trước khi rút đi, lính biệt kích Nam Triều tiên đã cài mìn ở lối ra vào cảng. Theo kế hoạch còn có hai cuộc tấn công khác nhưng ở Sagon-ni, một lính gác Bắc Triều tiên phát hiện ra nhóm đột kích khi nhóm này đã đổ bộ lên bờ. Anh này nổ súng bắn chết hai người và làm bị thương ba người khác. Đèn được bật lên chiếu sáng toàn bộ căn cứ và còi báo động rền rĩ trong khi binh lính Bắc Triều tiên triển khai vào các vị trí trên nóc nhà với những khẩu súng máy hạng nặng. Sáu lính biệt kích lặn xuống nước và trốn thoát. Năm người khác bị bắn gục và ít nhất bốn người bị bắt sống. Một chương trình truyền hình của Bình Nhưỡng cho thấy xác những người lính biệt kích này, ống kính truyền hình chiếu cảnh xác họ nằm trên mặt đất trong căn cứ. Phát thanh viên phỏng vấn các tù binh Nam Triều tiên, những người này cúi gục đầu và lắc đi lắc lại, một cử chỉ có nghĩa như một sự hối hận. Miền Nam thẳng thừng phủ nhận tin này. Họ nói những người này là các diễn viên Bắc Triều tiên. Không bên nào đề cập đến thành công của những cuộc tiến công vào ba căn cứ hải quân của nhau.
 

Lê Trung

Member
Joined
Sep 17, 2011
Messages
728
Points
18
Văn phòng báo Guardian, London
Giờ địa phương: 02h00’ thứ Ba, 21/2/2005


Bài đặc biệt của chuyên mục đăng trên trang nhất tờ Guardian của Anh được đặt trên bàn làm việc của các nhà lãnh đạo thế giới chừng nửa tiếng sau khi chúng được phát hành trên các đường phố London. Bài báo này đã được các quan chức trợ lý của Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Anh đánh giá là đủ quan trọng để đọc nguyên bản chứ không đọc bản tóm tắt.

Bài báo được tác giả Martin Miller viết, đây là một phóng viên đã từng giành được giải thưởng báo chí Nhật. Những mối quan hệ của Martin Miller với giới an ninh và quốc phòng đã được coi là huyền thoại. Sự nhanh nhạy và những vấn đề mà Martin đã đưa vào bài viết của mình cùng những chứng cứ rất rõ ràng đã khiến cho người đọc buộc phải cho rằng chính Martin Miller từ vài tuần trước đó đã biết rõ kế hoạch tiến hành cuộc thử vũ khí hạt nhân của người Nhật. Nhưng Miller đã chuyển hướng chỉ trích của công luận sang phía chính quyền Mỹ. Đầu đề của bài báo mà Miller viết là: Nước Mỹ đã đưa bom cho họ mà không hề hối tiếc.
Lược thuật

Nhật bản đã chế tạo bom hạt nhân như thế nào


Nước Mỹ đã đưa bom cho họ mà không hề hối tiếc.

Vụ thử đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ của Nhật đã diễn ra mà không hề làm nhiều quan chức Washington ngạc nhiên, những quan chức này trong vài năm qua đã ủng hộ việc dàn xếp một sự kết thúc có kiểm soát hiệp ước an ninh đã lỗi thời của Mỹ với Nhật bản. Trong khi chính sách công khai của Mỹ là hạn chế phổ biến vũ khí hạt nhân hủy diệt hàng loạt thì một nhóm quan chức cao cấp nhất và có quyền lực nhất của chính quyền Mỹ trong nhiều năm đã ngon ngọt dỗ dành Nhật bản đi theo hướng trở thành một quốc gia có vũ khí hạt nhân. Những quan chức này đã bắt đầu chiến dịch của họ từ thời Reagan và Bush (cha) nắm chính quyền, khi mà Liên bang Xô viết bị coi là mối đe dọa chủ yếu trong khu vực Thái Bình dương. Sau đó, họ đã tin tưởng rằng trên một số phương diện, sẽ không tránh khỏi việc Mỹ phải kết thúc vai trò đảm bảo an ninh của tại khu vực Đông Á, có thể do nguyên nhân xuất hiện sự thách thức của một quyền lực không thân thiện đối với quốc gia mà thế lực này không muốn gây chiến. Vì vậy, nhóm quan chức Mỹ đã quyết định, để giúp cho Nhật bản, với tư cách là một đồng minh trung thành của Mỹ, có thể chế tạo được vũ khí hạn nhân trước khi Ấn độ hoặc Pakistan tuyên bố họ có bom hạt nhân, hoặc trước khi Trung quốc có ý định thử thách ý chí quân sự của các nước láng giềng châu Á.

Chính sách này quả là đơn giản một cách mù quáng. Mỹ và châu Âu đã giúp Nhật bản tích trữ được một lượng lớn plutonium phân hạch, đủ để cho phép Nhật có được khả năng chế tạo vũ khí hạt nhân. Phòng thí nghiệm Savannah River đã giúp hoàn tất phần lớn công việc này. Những nhà khoa học thuộc phòng thí nghiệm này đã chuyển giao công nghệ và các thiết bị phần cứng để sử dụng trong hai lò phản ứng tốc độ cao (fast-breeder reactors – FBRs) của Nhật bản. Hai lò phản ứng này đã sản xuất ra plutonim chất lượng cao, và đó có thể được coi là một mối đe dọa chủ yếu đối với chính sách kiềm chế vũ khí hạt nhân hủy diệt hàng loạt. Nguyên lý hoạt động của các lò phản ứng nhanh FBRs là nó sẽ tạo ra nhiều plutonim hơn là lượng bản thân lò tiêu thụ. Khối lượng plutonim thừa ra sẽ được sử dụng làm nhiên liệu cho các lò FBRs khác, cứ như thế, càng ngày sẽ càng sản xuất được nhiều nguyên liệu hạt nhân. Tuy nhiên, các lò FBRs cũng sẽ sản xuất ra loại plutonim nguyên chất hơn nhiều so với bất kỳ loại plutonium nào đã được nạp vào vũ khí hạt nhân tiêu chuẩn. Tổ chức Cơ quan năng lượng nguyên tử thế giới IAEA đã xếp nguyên liệu hạt nhân của Nhật bản vào loại plutonim “siêu cấp”.


ToncnhlFBRJoyoTrungtmnghincuOarainmphaBcTky-2.jpg

Toàn cảnh lò FBR Joyo ở Trung tâm nghiên cứu Oarai nằm ở phía Bắc Tôkyô
TronglphnngnhanhJoyo-2.jpg

Trong lò phản ứng nhanh Joyo
Trên thực tế Quốc hội Mỹ đã ra lệnh chấm dứt chương trình FBR của Mỹ vào năm 1983, thậm chí trước cả khi họ có thể xây dựng loại lò phản ứng này tại nước mình. Nhưng Nhật bản có 2 cơ sở đang hoạt động. Một là FBR Joyo ở Trung tâm nghiên cứu Oarai nằm ở phía Bắc Tôkyô, lò này đã đạt đến trạng thái phản ứng hạt nhân tự ổn định vào năm 1977. Cơ sở thứ hai là FBR Monju ở gần Tsuruga trên bờ biển Đông, phía Tây Tôkyo. Monju đạt đến trạng thái phản ứng tự ổn định vào năm 1994. Có tầm quan trọng hết sức lớn lao đối với việc phát triển chương trình hạt nhân là cơ sở Rokkasho Mura ở quận Amori. Cơ sở này nàm trên một khu vực rộng lớn, Nhật bản chi 18 tỉ đô la cho riêng việc xây một nhà máy tái chế nhiên liệu ở đây. Chính ở đây tờ Guardian biết rằng chính phủ Nhật bản cũng xây dựng một cơ sở để tiếp nhận Ôxyt Plutoni, biến nó thành kim loại và gia công trên máy theo những hình dáng kích cỡ thích hợp để chế tạo vũ khí.

Bước tiến tới sự cộng tác chặt chẽ giữa Mỹ và Nhật bản được chính thức hóa khi sự việc trở nên rõ ràng rằng Nhật bản đang triển khai các lò phản ứng nhanh FBR trong khi Mỹ lại không. Những tài liệu mà báo Guardian thu thập được cho thấy rõ chính phía Mỹ đã cam kết theo kịp những phát triển về FBR của Nhật – cho dù việc này bị cấm ở ngay nước Mỹ. Năm 1987, khi chương trình này đang hình thành, tạp chí Oak Ridge National Laboratory (ORNL) đã đăng bài viết như sau: “… Sự cộng tác này sẽ cho phép Mỹ duy trì được một cốt lõi chuyên môn; … các chuyên gia kỹ thuật có thể theo kịp sự phát triển trong lĩnh vực tái chế khi họ tham gia một sứ mệnh lâu dài và có tính khả thi…” Và một năm sau đó, William Burch, Giám đốc bộ phận tái sinh nhiên liệu của ORNL đã nói: “… Hiệp định tay đôi sẽ có lợi cho cả đôi bên… Nhật bản sẽ có thể đẩy nhanh giai đoạn phát triển công nhgệ tái chế thông qua sự cộng tác với Mỹ, đồng thời còn có thể tiết kiệm được chút ít tiền bạc… Đối với Mỹ… sự cộng tác này giúp cho chúng ta tiếp tục tham gia cuộc chơi…”
Các nhà chính trị của cả Mỹ lẫn Nhật bản đều đã công khai phủ nhận ý định phát triển vũ khí hạt nhân của Tôkyô. Vào tháng 11/1992, như một phần của nỗ lực phát triển một chu trình nhiên liệu hạt nhân tự túc, Nhật bản bắt đầu nhập một khối lượng lớn plutonium đã phân tách. Hiện tại Nhật bản đã có tới 50.000 kg và đến năm 2010 dự tính có 90.000 kg. Nhật bản chưa bao giờ cần quá 30 ngày để chế tạo một vũ khí hạt nhân. Tất cả những gì mà họ cần là một quyết định chính trị, mà quyết định này giờ đây đã có.
Các thống kê thật đáng sợ. Chỉ cần một lượng nhỏ chừng 3 kg là chế tạo được một đầu đạn hạt nhân có sức công phá tương đương với ít nhất là 20.000 tấn TNT. Với kho dự trữ hiện tại, người ta cho rằng Nhật bản có đủ plutonium siêu hạng để nạp vào hơn 200 đầu đạn. Những đầu đạn này có thể được gắn vào tên lửa đạn đạo tiên tiến mà chúng ta có thể sẽ được chứng kiến trong các cuộc thử nghiệm mà Nhật bản dự tính bắt đầu trong mấy ngày tới. Các tên lửa này có trọng lượng không quá 150 kg và có tầm bắn khoảng 2.500 km. Các chuyên gia quốc phòng nói rằng trong số tàu ngầm lớp Harushio mới được đưa vào hoạt động gần đây, ít nhất có hai chiếc hiện đã được trang bị vũ khí hạt nhân. Đồng thời, Nhật bản đã triển khai hệ thống phóng tàu không gian H-2, hệ thống mà Lầu Năm Góc cho rằng chúng đã được triển khai cho những mục đích quân sự trong thời gian gần đây. Hệ thống này có một khoang thử nghiệm trở về bầu khí quyển trái đất từ quĩ đạo có trọng tải 4.000 kg.

Nhật bản luôn bảo lưu quyền trở thành nước có vũ khí hạt nhân. Ngay từ năm 1957, Thủ tướng khi đó là Nobosuke Kishi tuyên bố rằng việc Nhật bản có vũ khí hạt nhân không phải là điều trái với hiến pháp, miễn là những vũ khí đó nằm trong giới hạn xác định là để tự vệ.

Kể từ đó, những thay đổi tinh vi đã thực hiện đối với hiến pháp, cùng với sự thay đổi mạnh mẽ về tư duy chính trị, đã làm cho sự lựa chọn hạt nhân trở thành điều có thể chấp nhận được. Tháng 10/1993 Masashi Nishihara ở Học viện Quốc phòng nói: “Chúng tôi lo ngại Trung quốc việc chúng tôi để cho Trung quốc nắm vai trò chi phối hoặc chúng tôi có thể bình đẳng hơn bằng cách đối đầu với họ”. Nishihara cho rằng Nhật bản cần đối phó với Trung quốc như Mỹ đối phó với Liên Xô: đương đầu với họ, sau đó tiền hành thương lượng về các hiệp ước cắt giảm vũ khí nhưng để làm được điều đó, Nhật bản cần có bom hạt nhân. Việc Trung quốc chiếm đoạt Biển Nam Trung hoa là chất xúc tác. Kể từ đầu năm 90, mối lo ngại về ngân sách quân sự phình to và kế hoạch mở rộng lãnh thổ của Trung quốc đã tăng lên ở châu Á. Những tin tức không được xác nhận nhưng được công bố rộng rãi nói rằng từ cuộc đối đầu với 2 tàu sân bay của Mỹ ngoài eo biển Đài Loan vào năm 1996, hàng tỉ đô la đã được dành cho việc hiện đại hóa quân đội và hải quân Trung quốc. Nhưng điều này vẫn chưa thể sánh được so với cả quân Trung quốc. Hiện tại, hai nước này đang cùng giữ địa vị siêu cường toàn cầu. Nhật bản, như cậu bé nghịch ngợm, đang bị cảnh cáo rằng bất cứ việc lặp lại những hành động tàn bạo nào trong Chiến tranh Thế giới thứ II sẽ không được tha thứ.

Trong khi châu Á vừa nghi ngờ vừa phẫn nộ đối với Nhật bản thì điều lựa chọn thay thế khác còn đáng lo ngại hơn – chế độ Trung quốc bưng bít, vô trách nhiệm, phi dân chủ và không được hiện đại hóa của Trung quốc. Trong vài tuần tới, Mỹ sẽ khuyến khích người châu Á và Mỹ chôn vùi những ký ức của 50 năm về trước và hoan nghênh sức mạnh quân sự của Nhật bản có khả năng bắn tới các thành phố của Mỹ và Ấn độ nhưng lúc này người ta có thể tin chắc rằng chúng chỉ được lập chương trình để nhằm vào Trung quốc.
 

Lê Trung

Member
Joined
Sep 17, 2011
Messages
728
Points
18
Nhà Trắng, Washington DC
Giờ địa phương: 21h30 thứ Ba 20/02/2005
Giờ GMT: 02h30 thứ Tư 21/02/2005


Nhiệm vụ giải thích chính sách được giữ kín của Mỹ được giao cho Marty Weinstein, Cố vấn an ninh quốc gia, người được Tổng thống gọi đến ngay sau khi ông đọc xong bài báo. Tổng thống yêu cầu một bản ghi chép rõ ràng về những điểm mà báo Guardian nêu ra và một cuộc thăm dò ý kiến những người đã đọc bài báo để đánh giá mức độ ủng hộ của công chúng. Weinstein giải thích rằng mặc dù Marty Miller viết đại thể là đúng nhưng không có một chính sách nào của chính quyền là giúp Nhật bản chế tạo bom hạt nhân. Các nhà khoa học hạt nhân của Mỹ đơn thuần chỉ muốn theo kịp sự phát triển về công nghệ trong một lĩnh vực mà Quốc hội đã cắt bỏ ngân sách dành cho nó. Không có đạo luật nào của Mỹ bị vi phạm. Không có sự hợp tác của Phòng thí nghiệm Quốc gia Oak Ridge, thì giờ đây Nhật bản vẫn sẽ có vũ khí hạt nhân.

Tổng thống Bradlay nói với cố vấn an ninh của mình:

- Marty, việc đưa ra lý do bào chữa cho những điều bí mật không làm tôi lo ngại. Chúng ta vẫn luôn luôn làm như vậy nhưng trước khi điều một lực lượng đặc nhiệm tới đánh đuổi người Trung quốc ra khỏi Biển Nam Trung hoa, tôi cần quyết định xem liệu bây giờ chúng ta nên lên án hay hợp tác với Nhật bản. Cách nào sẽ bảo vệ sinh mạng người Mỹ và bảo vệ những lợi ích quốc gia của chúng tôi?

Marty đáp ngay:

- Tôi cho rằng chúng ta nên lựa chọn con đường hợp tác, thưa Tổng thống. Xét cho cùng thì Nhật bản vẫn là đồng minh. Chúng ta không có xung đột nào về lợi ích với họ.
Bradlay gật gù:

- Được đấy. Nhưng hãy nói rõ vấn đề này đi, Martin. Vì tôi sẽ phải giải thích việc này trước quốc dân.

Cố vấn an ninh của tổng thống như được gãi đúng chỗ ngứa, liền xổ ngay một tràng dài:

- Chúng ta hãy coi đây như một sự chia sẻ gánh nặng. Người Mỹ không thể giữ gìn trật tự một cách vô thời hạn cho cả thế giới. Do vậy trước hết chúng ta hãy xem xét các mối đe dọa để từ đó chúng ta sẽ lựa chọn nên liên minh với ai là tốt nhất. Ở châu Âu chúng ta có thể dựa hoàn toàn vào Anh và bình thường có thể dựa vào Pháp. Họ là những nước đã trưởng thành trong liên minh an ninh. Họ là những nước có vũ khí hạt nhân. Những nước khác đang dao động. Chúng ta không có những liên minh lớn không thể tan vỡ ở Nam Á hay Trung Đông. Ấn độ sẽ là một đồng minh trung lập nhưng về mặt lịch sử nước này rất đáng ngờ. Họ có khát vọng siêu cường riêng của họ. Bạn bè của chúng ta ở Trung Đông như Ai Cập và Arập Xêút có những mối quan tâm về chính trị trong nước phải để tâm đến. Về lâu dài, mối nguy cơ đe dọa quyền lợi của nước Mỹ từ phía Trung quốc cũng tương tự như trên. Chế độ chính trị và văn hóa Hồi giáo không thích hợp với chế độ của chúng ta. Các giá trị và khát vọng của họ khác với chúng ta. Cho đến nay chỉ có một mối quan hệ có thể tiến triển, ở Đông Á, các nước ASEAN sẽ dao động. Họ biết rằng họ không thể đương đầu với Trung quốc hoặc Nhật bản. Họ thích chúng ta hơn nhưng họ cảm thấy chúng ta đã hết thời. Họ là những người thực dụng. Trọng tâm của họ là buôn bán và phát triển. Họ sẽ chấp nhận một trật tự mới ở Trung quốc hoặc Nhật bản chừng nào mà điều này không gây phương hại cho công việc buôn bán của họ. Trên toàn cục, chúng ta cũng phải tính đến một quốc gia đang dao động khác, đó là nước Nga. Không ai biết điều gì sẽ xảy ra ở đó. Tuy rằng Nga hiện nay cũng là một thành viên của câu lạc bộ hạt nhân nhưng trong vòng 50 năm tới, Nga, Trung quốc và Ấn độ sẽ phải cùng nhau tranh giành địa vị siêu cường. Được thôi, không nước nào trong số này là không lương thiện cả …

Tổng thống ngắt lời:

- Marty, Trung quốc đã tấn công Việt Nam, chiếm các tuyến đường biển vào Thái Bình Dương và đánh chìm một trong các tàu chiến của chúng ta làm nhiều người thiệt mạng.

Marty Wainstein đáp:

- Thưa Tổng thống, tôi đang nói theo quan điểm lịch sử. Chúng ta có thể trừng phạt và ném bom Irắc, Lybi, Panama. Chúng ta biết các nhà lãnh đạo của các nước này là những tên bạo chúa. Trung quốc không thuộc loại đó và tôi cho rằng chúng ta phải xem xét điều này từ góc độ đó. Hãy xem điều gì đã xảy ra ở Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Bắc Kinh phủ quyết tất cả những đề nghị của chúng ta đưa ra.

- Được, ngài nói tiếp đi.

- Chúng ta có thể có một chính sách công khai là tiến hành hai chiến dịch lớn cùng một lúc nhưng tôi đã nói điều này sẽ không thể thực hiện được vì ngân sách dành cho quân sự đã bị cắt giảm. Nếu chúng ta tiến hành chiến tranh ở Biển Nam Trung hoa, chúng ta sẽ để cho một bên sườn khác bị trống hoàn toàn. Ví dụ, Hạm đội Sáu có một cam kết lâu dài với NATO ở Địa Trung Hải. Iran, Irắc và vùng Vịnh vẫn là những khu vực căng thẳng mà chúng ta không thể rút các lực lượng của chúng ta ra khỏi đó. Nếu Iran thấy chúng ta đối đầu với Trung quốc, nếu chúng ta bắt đầu đổ đồ tiếp viện cho Việt Nam hoặc Philippine như chúng ta đã làm trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh vào năm 1990 và khi đó nếu Iran quyết định phô trương sức mạnh của họ ở vùng Vịnh, chúng ta sẽ không thể đối phó được, thưa Tổng thống. Ý tôi muốn nói là chúng ta sẽ không dễ bị bại trận, nhưng những phí tổn, những bao đựng xác chết, những kẻ thù ở Trung Đông và phương Đông trên vô tuyến truyền hình sẽ làm cho nhân dân Mỹ quay sang chống lại những gì mà chúng ta đang cố gắng thành đạt.

- Giống như trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam.

- Đúng vậy. Chúng ta thắng trên chiến trường nhưng thua ở Quốc hội.

- Ngài đang suy đoán hay là người đã biết được một điều gì đó, Marty?

- Tôi suy đoán dựa trên thực tế. Trung quốc đã kiếm được nhiều tiền từ việc bán vũ khí. Trong thời gian 5 năm qua, số tiền đó đã lên tới 10 tỉ đô la. Chín mươi phần trăm số tiền đó là từ Trung Đông. Mối quan hệ chặt chẽ nhất của Trung quốc hiện nay là Iran và điều này giải thích tại sao họ (Iran) tài trợ cho việc Trung quốc bất ngờ mua 2 chiếc tàu chiến rất nguy hiểm của Nga trong hai năm qua. Họ đã mua các tàu khu trục Vazhny và Vdumchivy lớp Sovremenny, chúng ta có đủ cơ sở để tin rằng thương vụ mua hai chiến hạm này có giá trị khoảng 1 phần tư tỷ dolar. Các chiến hạm này được vũ trang đến tận răng, mà những đồ trang bị đó tất nhiên chẳng phải là những thứ đồ chơi xinh đẹp, đó là những đồ chơi hung bạo, thưa Tổng thống. Dưới lá cờ đỏ của hải quân Xô viết, chúng đã từng là mối đe dọa đối với chúng ta trong những tháng ngày kinh khủng của thời kỳ Chiến tranh Lạnh, và bây giờ chúng lại một lần nữa tiếp tục đe dọa săn đuổi chúng ta bằng cách bơi dưới một lá cờ khác, lá cờ của Trung quốc. Trung quốc đã có tên lửa và công nghệ hạt nhân. Iran có tiền bán dầu. Nga thì có đồ chơi.

Trung quốc đã vi phạm hiệp ước về Chế độ kiểm soát công nghệ tên lửa (MTCR) mà họ tham gia ký kết năm 1987. Hiệp ước này cấm bán tên lửa hoặc công nghệ chế tạo loại tên lửa có thể mang một trọng tải trên 500 kg với tầm bắn trên 300 km. Một năm sau đó, Trung quốc đã bán 36 tên lửa CSS-2 tầm trung cho Arập Xêút và nước này phải trả trên 3 tỉ đô la cho số tên lửa này. Trung quốc cũng đang xúc tiến một hợp đồng bán tên lửa M-9 mới được phát triển của họ cho Xyri. Trung quốc đã có quan hệ trong lĩnh vực vũ khí với Iran, Irắc, Pakixtan, Xyri, Arập Xêút và vài nước khác. Nhân tố chung liên kết các nước này với nhau, thưa Tổng thống, là họ là các nước Hồi giáo.
 

Lê Trung

Member
Joined
Sep 17, 2011
Messages
728
Points
18
Chúng ta đã gây sức ép lần đầu tiên với Trung quốc vào năm 1987 khi họ bán tên lửa Silkworm cho Iran. Thế rồi sự việc còn trở nên tồi tệ hơn. Năm 1989 và 1991, các công ty của Trung quốc và Iran đã ký kết với nhau cái mà trong con mắt công chúng có vẻ như một hợp đồng thương mại. Nhưng sản phẩm lại là hạt nhân – một máy tách điện tử để sản xuất chất đồng vị và một lò phản ứng mini. Người Trung quốc nói rằng nó được sử dụng cho mục đích hòa bình; cho việc chẩn đoán bệnh và nghiên cứu vật lý hạt nhân.
Bom nguyên tử có thể chế tạo từ chất đồng vị uranium cô đặc. Phi vụ làm ăn đặc biệt đó không thành, chúng ta cho rằng lý do là người Nga chen vào với sản phẩm tốt hơn. Nhưng chúng ta thử đặt giả định rằng
Iran hiện ở vào vị trí của Irắc đầu những năm 90. Họ đang thăm dò con đường hạt nhân nhưng chưa bước được lên đó. Điều tiếp theo mà chúng ta biết là Trung quốc đã chuyển giao cái mà chúng ta gọi là thiết bị “calutron”, loại thiết bị cần thiết để làm giàu chất uranium. Cơ quan tình báo của chúng ta cũng tìm thấy bằng chứng về việc Trung quốc cung cấp cho Iran nguyên liệu chế tạo vũ khí hóa học là thiodiglycol và thionyl chloride, cả hai chất này đều là những chất rất nguy hiểm. Kết quả cuối cùng là xuất hiện thêm một kẻ thù khao khát có vũ khí hạt nhân, còn có thể thêm một kho vũ khí hóa học hủy diệt hàng loạt. Tuy nhiên cho đến nay khả năng phóng tên lửa hạt nhân của Iran vẫn còn hạn chế.

TnlangPhongcaTrungqucsdngnhinliurncthchuynchbngxetivbnrtnhanh-2.jpg

Tên lừa Đông Phong của Trung quốc sử dụng nhiên liệu rắn, có thể chuyên chở bằng xe tải và bắn rất nhanh
Tiếp đó chúng ta phát hiện ra hai đoàn xe chở 26 tên lửa cùng bệ phóng và phụ kiện khác di chuyển qua ngoại ô Bắc Kinh trong ba ngày. Hai đoàn xe này tiến về phía cảng chính ở phía Bắc là cảng Thiên Tân. Chúng ta tin rằng đó là tên lửa Đông Phong 31, một loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có tầm bắn 8.000 km. Những tên lửa này được đẩy bằng rốc-két. Chúng ta không thể phát hiện chúng một cách dễ dàng và chúng thì lại có thể bắn với độ chính xác khá cao.

- Và Iran có thể có tên lửa này trong kho vũ khí của họ? – Tổng thống hỏi tiếp.

- Chúng ta gần như tin chắc là họ có, thưa Tổng thống. Đó không phải là loại tốt nhất mà Trung quốc có. Đông Phong 32 được thử nghiệm vào năm 2000. Nó được bắn từ Tân Cương ở cực Tây và thực hiện chuyến du hành xa tới 3.000 km qua đất liền tới Biển Nam Trung hoa. Tầm bắn của nó là 12.000 km. Tải trọng của nó có thể là một đầu đạn hạt nhân 700 kg. Nếu bắn được từ đất Trung quốc, thưa Tổng thống, Đông Phong có thể tới được Alaska hoặc Tây Âu. Chúng ta cũng cho rằng họ đang phát triển một loại tên lửa này ở Thái Bình Dương thì họ có thể tấn công Washington hoặc New York.

- Cám ơn ngài, Marty – Tổng thống nói – Chính xác là ngài muốn nói điều gì?

- Trung quốc bán cho Trung Đông những vũ khí rẻ tiền. Một máy bay chiến đấu MiG-29 của Nga giá khoảng 25 triệu đô la. Trong khi đó một chiếc F-7M của Trung quốc giá không quá 4,5 triệu đô la. Điều này bảo đảm một mối quan hệ với các nước sản xuất dầu nhằm duy trì việc cung cấp cho Trung quốc 8 triệu thùng dầu mỗi ngày là số dầu mà Trung quốc sẽ cần phải nhập vào năm 2015. Trung quốc tính toán rằng mối quan hệ với các nước Hồi giáo sẽ chống lại được sức ép của quốc tế đòi phải có những biện pháp trừng phạt đối với họ. Chúng ta đều biết rằng tại Liên Hợp Quốc, Trung quốc đã luôn dùng quyền phủ quyết của mình. Bằng những hành động kiểu như thế họ đã tiến hành các hoạt động của mình ở biển Nam Trung hoa. Sau vụ đối đầu năm 1996 trong thời gian diễn ra cuộc bầu cử Đài Loan, Quân giải phóng Trung hoa nhận ra rằng họ không thể đánh bại hải quân của chúng ta trên chiến trường và thậm chí đến năm 2028 cũng không thể địch nổi hải quân của chúng ta. Nhưng họ cũng biết rằng chúng ta không thể tiến hành hai cuộc xung đột cùng một lúc. Vì vậy họ tìm cách cho Iran có khả năng khởi sự một hoạt động đánh lạc hướng nếu chúng ta có ý định triển khai một nhóm tàu sân bay khác giống như kiểu năm 1996.

- Ngài biết điều này sẽ xảy ra?

- Như tôi đã nói, thưa Tổng thống, tình báo con người của chúng ta không được tốt lắm. Chúng ta không biết ban lãnh đạo Trung quốc đang nghĩ gì nhưng chắc chắn là họ không muốn đánh nhau với chúng ta. Họ muốn chúng ta mất tinh thần và rút khỏi Thái Bình Dương. Trong hoàn cảnh bình thường, toàn bộ sự chú ý của chúng ra sẽ tập trung vào tình trạng lộn xộn hiện nay trên bán đảo Triều Tiên. Còn hiện tại, mọi nguồn vật lực của chúng ta được triển khai nhằm chống lại Trung quốc và phần lớn nguồn tin tức tình báo về những hoạt động của quân đội và hải quân Bắc Triều tiên mà chúng ta sử dụng đều do Nhật bản cung cấp. Nếu chúng ta định ở lại khu vực này với một sự tín nhiệm nào đó, chúng ta phải thực hiện các công việc cần thiết trong một liên minh với nước Nhật bản và lúc đó phải để cho Nhật bản ở cương vị một cường quốc quân sự hạt nhân có thể đương đầu với Trung quốc, đây là một điều kiện cần thiết để giam chân Trung quốc và bắt Trung quốc phải giữ một khoảng cách với chúng ta.
 

Lê Trung

Member
Joined
Sep 17, 2011
Messages
728
Points
18
Biên giới Trung – Việt
Giờ địa phương: 10h00 thứ Tư 21/02/2005
Giờ GMT: 03h00 thứ Tư 21/02/2005


Thiếu tá Long há hốc mồm nhìn chằm chằm khi trung úy Claud Joffe thuộc Đơn vị Tín hiệu của quân đội Pháp mở máy tính xách tay của anh ta ra. Một hạ sĩ người Pháp loay hoay xoay một thiết bị có vẻ như là một cái đĩa parabol thu phát tín hiệu vệ tinh, nhưng thay vì hướng cái đĩa parabol lên trời thì anh ta hướng nó về phía Nam, nhằm về phía Hà Nội, nơi có sứ quán Pháp đóng ở đó. Ngay lập tức vị trí chính xác của tất cả các đơn vị Trung quốc đang tràn qua biên giới xuất hiện trên màn hình của trung úy Joffe. Những đám mây bao phủ phía trên khu vực chiến trường đã tản ra, tạo điều kiện lý tưởng cho vệ tinh do thám của Pháp theo dõi được hoạt động di chuyển quân cách 100 km phía dưới.

MthsngiPhploayhoayxoaymtthitbcvnhlmtciaparabolthuphttnhiuvtinh-1.jpg

Một hạ sĩ người Pháp loay hoay xoay một thiết bị có vẻ như là một cái đĩa parabol thu phát tín hiệu vệ tinh
Cách đó 300 km về phía Tây Bắc, ở Nam Ninh, viên sĩ quan chỉ huy quân Trung quốc là Kiều Hiểu Minh cũng đang làm nhiệm vụ giống hệt như vậy, gần như vào cùng một thời điểm. Anh này sử dụng một thiết bị xử lý thông tin chiến trường Thomson-CSF Star Burst giúp anh ta có thể thực hiện các phiên liên lạc điện tử qua hệ thống rađiô với các sĩ quan trên chiến trường, các sĩ quan này cũng được trang bị các thiết bị truyền tin di động thuộc hệ thống thiết bị xử lý thông tin chiến trường Thomson-CSF Star Burst nối với Kiều Hiểu Minh. Màn hình hiển thị thật là hoàn hảo. Từng sư đoàn cơ giới, từng tiểu đoàn bộ binh đều hiển thị trên màn hình trước mặt anh ta. Những hình ảnh hiện ra trên màn hình không phải là các bức ảnh chụp, chúng mang tính chất biểu đồ nhiều hơn, với sự trợ giúp của con chuột máy tính, Kiều Hiểu Minh có thể chỉ vào bất cứ đơn vị nào, sau đó nháy phím con chuột và máy tính sẽ cho biết quân số, trang thiết bị và vị trí chính xác đến từng mét của đơn vị đó ở trong rừng và trên các con đường nằm trên lãnh thổ Việt Nam.
HthngthitbxlthngtinchintrngThomson-CSFStarBurst-2.jpg

Hệ thống thiết bị xử lý thông tin chiến trường Thomson-CSF Star Burst
Loại camera thông thường giờ đây đã lùi xa vào quá khứ. Bây giờ người ta sử dụng loại camera số hóa được kết nối với một máy tính và máy phát tín hiệu tốc độ cao. Các camera này có thể được gắn lên vệ tinh địa tĩnh để chụp những bức không ảnh chính xác đến 5 cm một. Lúc đó việc trinh sát điện tử từ vệ tinh là một yếu tố quan trọng gây ảnh hưởng đến khả năng thắng bại của các bên trên chiến trường. Nhưng vệ tinh trinh sát mà người Pháp triển khai phía trên khu vực chiến trường không chỉ làm công việc chụp ảnh, rửa phim tự động và truyền ngay lập tức cho một máy thu dưới mặt đất. Nó còn được trang bị một máy phát rất mạnh phục vụ cho những hoạt động bí mật tương tự khác. Giống như người Mỹ và người Anh, các nhà sản xuất vũ khí “thông minh” ( ) của Pháp muốn tiếp tục kiểm soát những thứ mà họ bán cho các chính phủ nước ngoài, do vậy họ lắp vào phần cứng của mỗi thiết bị điện tử quân sự một chip điều khiển bí mật có thể được kích hoạt từ xa và khiến cho cả khối máy móc quân sự chứa nó trở nên vô dụng. Có thể bật và tắt con chíp này một cách tùy ý, làm cho những người bất cẩn tưởng rằng máy bị trục trặc. Đây là một biện pháp phòng xa trên cơ sở suy luận khách hàng hôm nay có thể trở thành kẻ thù của chính mình hoặc là kẻ thù của bạn mình vào ngày mai và ngược lại. Cái hay của nó là người ta không thể dò tìm ra sự can thiệp này và không thể truy trách nhiệm đến tận người sản xuất. Trong trường hợp này, con ngựa thành Tơroa được gắn vào các con chíp silic có tác dụng khởi động hệ thống Star Burst.
LnhTrungQuctrnquabingiiVitTrungtrongchindchnRng-1.jpg

Lính Trung Quốc tràn qua biên giới Việt Trung trong chiến dịch Đòn Rồng

Khi Kiều Hiểu Minh quan sát 50.000 lính Trung quốc tràn qua biên giới Việt Nam, được hỗ trợ bởi 250 xe tăng, vô số xe tải và xe hạng nhẹ, anh ta không dám chắc là nên tỏ sự khâm phục trước những điều kỳ diệu của khoa học hiện đại hay là nên nhường chỗ cho tình cảm tự hào về những gì mà đồng chí của anh ta đang làm. Anh ta không có thời gian nghiền ngẫm quyết định. Màn hình đột nhiên nhấp nháy và những hình ảnh trên đó biến mất trước mắt anh ta. Anh ta gõ gõ vào máy nhưng máy không có phản ứng gì. Anh ta ấn nút gọi khẩn cấp, sau đó tắt hệ thống Star Burst rồi lại bật lên. Máy dường như trở lại hoạt động bình thường trong phút chốc thế rồi màn hình lại trở lại trống không. Vào lúc máy bị trục trặc đó, nửa tá sĩ quan cao cấp của Quân giải phóng nhân dân đứng xung quanh với vẻ hoảng hốt trên nét mặt. Tất cả họ đều biết rằng họ vừa đánh mất khả năng kiểm soát cuộc tấn công vào Lạng Sơn.
 

Lê Trung

Member
Joined
Sep 17, 2011
Messages
728
Points
18
Tokyo, Dinh Thủ tướng Nhật.
Giờ địa phương: 12h30 thứ Tư 21/02/2005
Giờ GMT: 03h30 thứ Tư 21/02/2005

Noburo Hyashi đã chờ đợi suốt cuộc đời chính trị của ông cho thời điểm này – thời điểm mà ông sẽ lãnh đạo Nhật bản đi tới độc lập và tự do hoàn toàn. Nhóm làm phim truyền hình NHK đang bận rộn trong văn phòng của ông chuẩn bị ánh sáng và dây micro. Frank Lloyd Wright, một kiến trúc sư người Mỹ chính là người đã thiết kế dinh thự chính thức của Thủ tướng Nhật bản nằm ở khu Nagatacho, gần tòa nhà Quốc hội. Trong khi Hyashi đặc biệt không ưa gì người Mỹ thì ông đã dần dần trở nên ưa thích dinh thự chính thức của ông. Cách sử dụng gỗ màu vàng của Lloyd Wright đặc biệt hấp dẫn. Ông cho trổ những cửa sổ lớn trên tường cho ánh sáng tràn vào và để Hyashi có thể ngắm nhìn ra ngoài cảnh một trong những khu vườn Nhật bản nhỏ được bảo tồn một cách hoàn hảo nhất ở Tôkyô. Văn phòng của ông nhìn thẳng xuống một cây mận hoa đang độ nở rộ.

Trong nền chính trị Nhật bản, rất hiếm khi Thủ tướng phát biểu trực tiếp với quốc dân. Thường thì Thủ tướng (với toàn bộ nội các của ông đứng cách phía sau ông ba bước chân) sẽ xuất hiện trên một cái bục trong một căn phòng bất kỳ có tường sơn màu trắng, đọc một bài phát biểu ngắn và sau đó trả lời các câu hỏi lê thê của các phóng viên. Viên thư ký riêng của Thủ tướng dọn dẹp tất cả giấy tờ trên bàn làm việc của ông. Một máy nhắc lời bằng plastic đặt nghiêng phía trước bàn, dưới tầm ngắm của camera khi ông nói.
Thủ tướng mở đầu:

- Thưa đồng bào Nhật bản của tôi. Tôi đã yêu cầu có được cơ hội phát biểu với các vị ngày hôm nay để giải thích về tình hình hiện nay và phản ứng của chính phủ trước tình hình đó.

Như các vị đã biết chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã mở một cuộc không kích vô cớ vào nước Cộng hòa Việt Nam hôm chủ nhật. Đồng thời họ phong tỏa biển Nam Trung hoa, không cho Nhật bản và các dân tộc yêu hòa bình khác ở châu Á sử dụng con đường thủy có tầm quan trọng sống còn này. Đến sáng hôm nay, nhà cầm quyền Trung quốc đã phát động một cuộc xâm lược qua biên giới Việt Nam. Chúng ta cũng đang cố gắng đánh giá tình trạng bùng nổ bạo lực mới đây trên bán đảo Triều Tiên và xác định xem điều đó sẽ đe dọa đến mức nào nền hòa bình lâu dài ở Thái Bình Dương.

Kể từ năm 1960 Nhật bản đã tham gia vào một hiệp ước liên minh quân sự với Hoa kỳ. Một phần trong những yêu cầu mà hiệp ước đó đặt ra đối với hai bên tham gia liên minh này là nước này sẽ nhờ đến sự giúp đỡ của nước kia khi lợi ích quốc gia bị đe dọa. Trước tình hình hiện nay, chính phủ Nhật bản đã quyết định rằng những hành động của Trung quốc hôm Chủ nhật đã gây ra một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự sống còn của Nhật bản và thông qua các con đường ngoại giao chúng ta đã tìm cách viện dẫn hiệp ước liên minh giữa chúng ta với Hoa kỳ. Đáng buồn là hai nước đã không thể nhất trí với nhau rằng đã tồn tại một mối đe dọa như vậy.

Chính phủ đã đi đến kết luận rằng thực tế là liên minh quân sự mà chúng ta có với Mỹ đã chấm dứt. Điều này khiến cho Nhật bản không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải hành động độc lập( ). Phần đầu tiên của hành động độc lập đó đã diễn ra sáng nay khi các lực lượng quân sự của chúng ta đã cho thử một đầu đạn hạt nhân nhỏ. Tôi hoàn toàn hiểu được rằng do chúng ta đã có kinh nghiệm bi thảm với vũ khí hạt nhân, nhiều người trong số các vị sẽ lấy làm buồn về những tin tức cho biết chúng ta cũng đã có vũ khí hạt nhân. Quả thực một số người thậm chí có thể còn tức giận. Đối với những người đó tôi chẳng thể làm gì hơn ngoài việc bày tỏ lời xin lỗi chân thành nhất của tôi.

Đây không phải là nơi để Thủ tướng Nhật bản đưa ra bài thuyết giảng đối với chính phủ Mỹ. Nhưng tôi không thể kết thúc phần này trong bài phát biểu của tôi với các vị mà không có một sự nhận xét về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Người Mỹ nên thừa nhận rằng sự thành kiến về chủng tộc không chứa đựng bất kỳ giải pháp nào cho các vấn đề đang diễn ra trên thế giới ngày nay. Điều quan trọng là khi đứng trước tình huống hiện nay, người Mỹ cần phải nhận thức rõ khung cảnh lịch sử, phải chấp nhận một thực tế là quyền lực trên thế giới, kể cả quyền lực kinh tế, đang chuyển từ phương Tây sang phương Đông. Sự di chuyển này có thể không mạnh mẽ như người ta thường diễn tả về nó ở thế kỷ trước khi nói về “kỷ nguyên Thái Bình Dương” nhưng dù di chuyển với tốc độ như thế nào đi chăng nữa, việc Mỹ giũ bỏ những thành kiến của Mỹ đối với châu Á, trong đó có thành kiến đối với Nhật bản, là nằm trong lợi ích của Mỹ nhằm giúp họ duy trì được địa vị siêu cường lãnh đạo thế giới.
Địa vị mới của chúng ta trên thế giới sẽ đòi hỏi chúng ta phải có những thay đổi và hy sinh( ). Mặc dù chính phủ của các vị không đòi hỏi gì hơn cho Nhật bản ngoài việc Nhật bản sẽ đóng một vai trò tương xứng với địa vị kinh tế của quốc gia này trên thế giới nhưng chúng ta cần phải nhạy bén trước những tình cảm của các nước láng giềng của chúng ta khi họ tự điều chỉnh cho thích hợp với những thực tế mới. Chúng ta không thể trở thành độc tài, điều này sẽ không được tha thứ trong kỷ nguyên mới, nhưng tương tự vậy, mặc cảm tự ti cũng tai hại không kém. Người Nhật bản phải thoát ra khỏi tình trạng trì trệ hiện tại về mặt tinh thần. Nếu các vị cứ im lặng khi các vị có một yêu cầu đặc biệt hoặc một quan điểm đối lập muốn bày tỏ, phía bên kia sẽ mặc nhiên cho là các vị không có yêu cầu hoặc sự phản đối nào. Khi các vị nhắm mắt không thèm quan tâm đến bên ngoài, giữ mình trong khuôn khổ tư duy có một không hai của Nhật bản, các vị sẽ bị cô lập trong thế giới hiện tại, phụ thuộc lẫn nhau này.

Cho phép tôi giải thích vai trò mới của dân tộc Nhật bản, vai trò mà chính phủ dự đoán( ). Nhật bản sẽ mở cửa thị trường của mình đến mức không còn lý do gì để bạn bè nước ngoài của chúng ta phải phàn nàn, Nhật bản cũng sẽ đẩy mạnh hoạt động tài trợ để giúp đỡ những nước đang phát triển, những nơi mà dân chúng không bị đàn áp. Nhật bản cần ý thức được những trách nhiệm của mình. Tôi thừa nhận là việc này sẽ phải kèm theo phí tổn. Chắc chắn là việc mở cửa hoàn toàn các thị trường của chúng ta và việc cung cấp cho các nước đang phát triển những khoản tiền lớn sẽ là điều rất khó khăn và tốn kém. Tuy nhiên, mọi việc trên thế giới sẽ không trở nên tốt đẹp hơn chừng nào sự khó khăn chưa được chia sẻ một cách bình đẳng hơn. Các vị thử hình dung xem khó khăn đến mức nào trong thời kỳ Minh Trị Duy Tân (1868) khi tầng lớp Samurai được hưởng đặc quyền từ bỏ quyền lực của họ, cắt bỏ kiểu tóc đặc biệt của họ, và vứt bỏ kiếm của họ đi? Điều này cho phép một cuộc cách mạng không đổ máu diễn ra trong phạm vi Nhật bản. Chúng ta cần một cuộc cách mạng hòa bình như vậy ở châu Á.

Bất chấp di sản của quá khứ, Nhật bản có khả năng đảm nhiệm vai trò lãnh đạo ở châu Á( ). Tôi đưa ra hai ví dụ ở hai đầu của thước đo. Ngày nay ở khắp châu Á đâu đâu cũng nghe thấy những bài hát được ưa chuộng của Nhật bản. Karaoke là hình thức giải trí gia đình phổ biến nhất trong khu vực của chúng ta. Từ Đại Liên đến Sydney, trò tiêu khiển thuần túy mang tính chất Nhật bản này rất được ưa chuộng. Những di sản văn hóa của Nhật bản như Miroku Buddha (Tượng Di lặc), hoặc chùa Horiyuji thu hút được sự quan tâm và tôn trọng trên khắp thế giới, vượt lên trên các đường biên giới quốc gia, chủng tộc và văn hóa. Đây là những sản phẩm tinh hoa của nhân dân Nhật bản. Mặc dù hình tượng Phật có xuất xứ từ Ấn độ, được truyền bá qua con đường Trung quốc và bán đảo Triều Tiên nhưng hình tượng Phật của Nhật bản là sản phẩm tinh xảo của nghệ thuật Nhật bản. Quá trình tạo dựng được trau chuốt không ngừng và trở thành một sản phẩm của những quá trình phát triển trí tuệ của Nhật bản; nó mang tính Nhật bản rõ ràng. Mọi cái đều dừng lại trước Nhật bản; người Nhật bản tinh chế tất cả những gì đến với họ; Nhật bản là điểm dừng cuối cùng trong quá trình chuyển tiếp văn hóa.

Đây là những mục tiêu cao cả cho tương lai. Nhật bản luôn sẵn sàng giúp đỡ các nước láng giềng xa gần của chúng ta ở châu Á. Tuy nhiên, vào lúc này chúng ta đang đứng trước một mối đe dọa nghiêm trọng chưa từng có. Chủ nghĩa phiêu lưu của Trung quốc ở biển Nam Trung hoa không thể tiếp tục mà không bị ngăn chặn. Chúng ta có trách nhiệm làm người môi giới hòa bình ở bán đảo Triều Tiên. Chúng ta không có tham vọng thống trị châu Á. Chúng ta chỉ tìm kiếm sự ổn định để buôn bán có cơ hội phát triển. Vậy mà một chiếc tàu chở dầu đang trên đường đến Nhật bản đã bị cướp đoạt. Chúng ta đã điều một nhóm tàu hải quân đến biển Nam Trung hoa. Trước tiên nhóm này sẽ tiến hành các cuộc thử tên lửa. Họ cũng sẽ làm công việc bảo vệ các tàu của Nhật bản và các tàu đang trên đường đến Nhật bản.

Chính phủ Nhật bản luôn sẵn sàng thảo luận về những vấn đề này với chính phủ Trung quốc. Một giải pháp hòa bình thông qua thương lượng đối với cuộc khủng hoảng này đã và đang luôn luôn là mục tiêu ưu tiên hàng đầu của chính phủ Nhật bản.
 

Lê Trung

Member
Joined
Sep 17, 2011
Messages
728
Points
18
Khu tài chính Kabuto-Cho, Tôkyô
Giờ địa phương: 13h00’ thứ Tư 21/02/2005
Giờ GMT: 04h00’ thứ Tư 21/02/2005


Hidei Kobayashi, giám đốc bộ phận buôn bán và chiến lược của công ty chứng khoán Nomura, đưa tay tắt công tắc vô tuyến truyền hình. Một trăm lẻ một ý nghĩ cùng một lúc hiện lên trong tâm trí ông khi Hidei Kobayashi cố gắng hiểu thấu những điều mà Thủ tướng nói – bị sốc về vụ thử hạt nhân, lo sợ bị tách khỏi người Mỹ, tự hào khi nghe thấy một người Nhật bản có thể nói hay như vậy – tất cả những ý nghĩ đó cứ quẫy lộn trong đẩu khiến cho ông phải rất cố gắng gạt bỏ tất cả ra khỏi tâm trí hòng bình tâm khi quay về công việc hàng ngày: đánh giá quyết định đầu tư. Không mất nhiều thời gian, Hidei Kobayashi quyết định mua một cách có chọn lọc cổ phiếu của một số công ty, đặc biệt là các công ty hoạt động trong lĩnh vực quốc phòng – đó là cổ phiếu của các công ty như Mitsubishi Heavy Industries, Mitsui, Nippon Steel, và Sumitomo Steel. Hidei Kobayashi tính toán rằng cổ phiếu của các công ty này sẽ tăng giá do họ sẽ nhận được nhiều lợi nhuận từ các đơn đặt hàng lớn hơn trong tương lai. Suy cho cùng, chính Thủ tướng Hyashi cũng đã nói “cần phải xây dựng cho được một hệ thống an ninh đáp ứng những nhu cầu của Nhật bản”. Câu nói của Thủ tướng ngụ ý rằng hệ thống đó chưa được hoàn thành. Mặc dù tập đoàn Nomura Securities có sức mạnh nhưng chỉ riêng sức của Nomura thì chưa đủ để có thể xoay chuyển được thị trường. Mức bán ra của các nhà đầu tư nước ngoài đã trở nên áp đảo. Chỉ số Nikkei dù đã giảm 1.678 điểm vào hôm thứ ba, hôm nay lại tiếp tục sụt mạnh. Đến cuối phiên giao dịch buổi sáng nó giảm 2.063 điểm xuống còn 35.559.
Đồng yên bị sức ép lớn. Ngân hàng Trung ương Nhật bản đã phải túc trực thường xuyên tại thị trường để mua tất cả số tiền yên mà thị trường muốn bán ra. Giá đô la giảm từ mức 163,75 yên ăn 1 đô la vào lúc đóng cửa ở New York giảm xuống còn 168,75 ăn 1 đô la trong giờ đầu tiên của phiên giao dịch tiếp theo. Đúng vào thời điểm này Phillips thực hiện phi vụ đang trên đà thắng lớn của ông. Ông chỉ thị tháo khoán số còn lại trong khoản tiền yên mà First China đã thu gom cho tướng Triệu. First China đang nắm 124 tỷ yên – khoản còn lại trong số mà nó đã mua vào khi đồng yên được giao dịch với mức khoảng 120 tỷ yên so với đồng đôla. Trên thị trường London ngày hôm trước khoảng 124 tỷ yên đã được chuyển đổi, đem lại cho tướng Triệu khoản lãi ròng vượt quá 200 triệu đôla. Trên thị trường Tôkyô, First China tóm chặt số lãi còn lại. Khi đồng tiền của Nhật bản mất giá 36%, First China mới ra tay thu lại số tiền họ bỏ ra, đút túi 256 triệu đôla trong vụ này.

Ở Hồng Kông, thị trường đã suy giảm đột ngột vào lúc mở cửa. Sự xuất hiện của Hyashi trên vô tuyến truyền hình đã được truyền đi khắp châu Á trên hệ thống Star TV, mạng truyền hình vệ tinh khu vực. Những ký ức cũ rất khó mà mất đi và hành vi của quân đội đế quốc Nhật bản trong Chiến tranh Thế giới thứ II đã được khơi dậy, một phần do những hành động của quân đội này trong quá khứ là quá khủng khiếp, và một phần khác là do người ta muốn sử dụng những hình ảnh này như một cây gậy để buộc Tôkyô phải phục tùng bất cứ lúc nào cần. Thị trường tiếp tục chao đảo suốt cả buổi sáng khi các nhà đầu tư Trung quốc, Hồng Kông tìm mọi cách bán số cổ phần địa phương của họ và chuyển khoản tiền thu được sang đồng đôla Mỹ. Đồng đôla Hồng Kông, vốn được giữ cố định với đồng đôla Mỹ ở tỉ giá 7,8 đôla Hồng Kông ăn 1 đôla Mỹ từ tháng 9/1983, bắt đầu cảm thấy sự căng thẳng của luồng vốn chạy ra nước ngoài. Cục Quản lý Tiền tệ của Hồng Kông, cơ quan quản lý các ngân hàng và thị trường tiền tệ, đã có những hành động cụ thể để hỗ trợ đồng đôla địa phương bằng cách bắt buộc tăng lãi suất. Luật pháp yêu cầu cơ quan này phải duy trì sự ổn định về tỷ giá, vì vậy khi đồng tiền mất giá họ phải tăng lãi suất. Tuy nhiên, có vẻ biện pháp tăng lãi suất này đã được sử dụng không đúng lúc. Mức tăng 0,5% đẩy lãi suất ngắn hạn lên tới 11% chỉ làm cho lòng tin vào thị trường chứng khoán giảm sút hơn nữa.
 

Lê Trung

Member
Joined
Sep 17, 2011
Messages
728
Points
18
Phòng tin tức châu Á của CNN, Xingapo
Giờ địa phương: 12h45’ thứ Tư 21/02/2005
Giờ GMT: 04h45’ thứ Tư 21/02/2005



Với phụ đề “Tin mới nhận” chạy phía dưới màn hình, CNN tuyên bố Ấn độ lên án sự đe dọa hạt nhân của Nhật bản. Đó là một điều “đáng hổ thẹn và ghê tởm đối với sự phát triển của thế giới trong tương lai”. Ấn độ cũng lên án Trung quốc mở cuộc tấn công Việt Nam. “Hành động vô trách nhiệm đó đã trở thành chất xúc tác cho việc tạo ra một siêu cường mới không được hoan nghênh. Thế giới vừa mới được cân bằng lại bị đẩy vào một cuộc phiêu lưu nguy hiểm”.

Nga nói điều không thể tránh khỏi đã xảy ra: “Không gì trên Trái Đất này có thể đứng yên tại chỗ. Nhật bản giờ đây đã tham gia câu lạc bộ dành riêng của chúng ta. Việc liệu họ có trở thành một thành viên được hoan nghênh hay không phụ thuộc vào mức độ trưởng thành chín chắn khi họ quyết định sử dụng quyền lực mới được tuyên bố của mình.” Chính phủ Nga không chỉ trích Chiến dịch Đòn Rồng.

Nam Phi mô tả cuộc thử hạt nhân này là một chiều hướng gây thất vọng. “Trong khi Nam Phi và các nước khác tình nguyện từ bỏ các chương trình vũ khí hạt nhân của mình, Nhật bản lại bí mật theo đuổi con đường tạo ra những thứ vũ khí có sức tàn phá khủng khiếp nhất mà con người có được. Chúng ta chờ xem họ hy vọng đạt được cái gì và quan trọng hơn là họ sẽ đưa ra mức độ che chở như thế nào trong hiệp ước với các chính phủ không có vũ khí hạt nhân và liệu họ có đảm bảo một chính sách không cần tấn công chống những nước trong số chúng ta, những nước không có những vũ khí như vậy không”.

Liên hiệp châu Âu nói cuộc thử hạt nhân này là một “sự thay đổi đáng tiếc và không cần thiết đối với chính sách của Nhật bản”. Tây Ban Nha kêu gọi tổ chức ngay lập tức một hội nghị quốc tế nhằm xác định những nguyên tắc mới cho các cường quốc hạt nhân. Anh nói về việc “phải chấp nhận chung sống với chủ nghĩa hiện thực tàn nhẫn trong các vấn đề quốc tế. Suy cho cùng, Nhật bản là một đồng minh của phương Tây dân chủ”. Theo người Anh thì không nên làm gì trong “bầu không khí không thể đoán trước được ở Thái Bình Dương” hiện nay, vì các hành động đó sẽ phá hoại liên minh phương Tây. Pháp thậm chí còn đi gần đến chỗ tế nhị phủ nhận tuyên bố của Liên hiệp châu Âu. “Đáng tiếc là một nước ven rìa Thái Bình Dương đã phạm phải một hành động xâm lược không thể chấp nhận được như vậy, khiến cho một nước khác phải tuyên bố kho vũ khí hạt nhân của mình. Nếu nổ ra xung đột giữa Trung quốc và Nhật bản, chính phủ Pháp sẽ ủng hộ người Nhật bản”.
 

Lê Trung

Member
Joined
Sep 17, 2011
Messages
728
Points
18
Bán đảo Triều tiên
Giờ địa phương: 13h50’ thứ Tư 21/02/2005
Giờ GMT: 04h50’ thứ Tư 21/02/2005


Chiếc máy bay báo động sớm của Nhật đang trong chuyến bay theo dõi giám sát thường lệ đã phát hiện việc Bắc Triều tiên khai kỏa một quả tên lửa đạn đạo loại Taepo-Dong, phóng đi từ một địa điểm nằm ở phía Bắc Bình Nhưỡng, trong vòng vài giây sau Nam Triều tiên phản ứng bằng cách đã bắn các tên lửa Patriot Mark IV do Mỹ sản xuất để chặn quả tên lửa của Bình Nhưỡng. Tên lửa Taepo-Dong của Bắc Triều tiên đã thử lần cuối vào năm 2002, với tầm bắn gần 2.000 km, nó có thể tấn công hầu hết các vị trí thuộc Đông Bắc Á. Tuy nhiên, trong ngày hôm đóm quả tên lửa Taepo-Dong đã bị phá hủy hoàn toàn trước khi nó tới được mục tiêu đã định trước là Pusan, nằm ở mỏm phía Nam bán đảo Triều tiên. Sau các sự kiện nói trên, người Nhật tiếp tục phát hiện ra những dàn phóng cơ động của hai tên lửa No-Dong có tầm bắn ngắn hơn, cả hai dàn phóng này đều được bố trí ở cực Bắc của Bắc Triều tiền, sát gần biên giới Trung quốc, nơi Bình Nhưỡng đã xây dựng nên một hệ thống cơ sở hạ tầng đường sá và năng lượng dưới chiêu bài lập ra khu vực tự do buôn bán. Các nhà phân tích quốc phòng tin rằng các tên lửa này đang được di chuyển khỏi nơi che dấu để được đưa đến vị trí phóng. Mặc dù được coi là một cái ô bảo vệ hùng mạnh chống lại các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn nhưng mạng lưới phòng thủ gồm các tên lửa Patriot và hệ thống phát hiện báo động sớm cũng có những lỗ thủng nhất định. Thất bại của tên lửa Patriot trước các tên lửa Scud của Irắc trong Chiến tranh Vùng vịnh là một ví dụ cụ thể vẫn được các quan chức Nam Triều tiên nhắc đến một cách thường xuyên và nghiêm khắc để cảnh báo khả năng Nam Triều tiên dễ bị tấn công bằng hỏa tiễn. Tuy nhiên, hiện thhời, mối quan tâm hàng đầu tại Nam Triều tiên là các vụ sát hại vẫn đang tiếp tục diễn ra ở ngay Seoul, đã có những dấu hiệu mới chứng tỏ rằng Bắc Triều tiên đã bắt đầu một làn sóng khủng bố thứ hai ở Pusan và Mokpo ở phía Nam.

Tại Bình Nhưỡng, không khí chung vẫn được giữ im lặng mang đầy tính chất ngoại giao. Từ Bắc Kinh, Jamie Tống lúc này đang tạm thời tách khỏi Chiến dịch Đòn Rồng, đã gọi điện thoại đến thủ đô Bắc Triều tiên nhằm cố gắng liên lạc với Kim Chính Nhật. Nhưng mọi nỗ lực liên lạc trực tiếp bằng điện thoại đều không có kết quả. Thư ký của ngoại trưởng cho biết mỗi khi cô cất nói vào ống tổ hợp điện thoại thì đường dây lại bị ngắt. Tất cả các số máy khác đều hoặc là không được nối hoặc đổ chuông mà không có ai trả lời. Đại sứ Trung quốc tại Bình Nhưỡng cho biết suốt hai ngày qua ông đã tìm mọi cách để nói chuyện với ban lãnh đạo cao cấp ở đây. Đại sứ Đức, một trong một số ít các nhà ngoại giao phương Tây được cử tới thành phố này, báo cáo là không thấy có hoạt động bất thường nào trong thành phố. Đây đó có những cuộc luyện tập phòng không nhưng đó chỉ là những hoạt động thường thấy ở Bình Nhưỡng. Như thường lệ, không khi màn đêm buông xuống, thành phố Bình Nhưỡng luôn tắt đèn để thực hiện quy định về phòng. Những tấm rèm che được hạ xuống ở các ô cửa sổ khách sạn Kyryo, khách sạn duy nhất còn mở cửa. Người ta cũng tắt đi những ngọn đèn pha thường được bật sáng ở Khải Hoàn Môn, bên bức tượng của Lãnh tụ vĩ đại, Tháp Chủ thể và các biểu tượng khác mô tả sự vĩ đại của Bắc Triều tiên. Nhưng không thấy thêm binh lính được triển khai công khai ở thành phố chuyên chế nhưng đầy vẻ phong nhã này, với những đại lộ rộng lớn dành cho các cuộc diễu binh, những khối nhà cao tầng xám xịt dành cho dân chúng, và những đài kỷ niệm giàu trí tưởng tượng khoa khoang những phẩm chất như chúa trời của Kim Nhật Thành. Dấu hiệu duy nhất về một cuộc chiến tranh sắp xảy ra là lời lẽ đả kích Mỹ và Nam Triều tiên ngày càng tăng trên vô tuyến truyền hình và đài phát thanh. Một thông điệp trên đài phát thanh nói: “Lãnh tụ Kim Chính Nhật kính yêu của chúng ta là một thiên tài về chiến lược quân sự và một thiên tài về lãnh đạo quân sự. Chúng ta chẳng có gì phải lo sợ đế quốc Mỹ xâm lược và quân đội bù nhìn Nam Triều tiên của chúng”. Trong khi đó một phát thanh viên truyền hình công kích tính ích kỷ của xã hội phương Tây: “Theo đuổi quyền lợi cá nhân thì chẳng khác gì sâu bọ. Chúng ta chẳng có gì phải lo sợ súng ống và tên lửa của lũ sâu bọ, vì khi gặp phải những người lính dũng cảm và không ích kỷ mang tư tưởng Chủ thể, lũ sâu bọ sẽ co dúm lại và chui trở lại xuống lòng đất”.
Một phi đội máy bay F-16 của Nam Triều tiên bay khá thấp qua khu phi quân sự để tránh khỏi tầm ra đa của Bắc Triều tiên. Chúng chia thành ba tốp để tấn công các vị trí phòng không và ra đa của miền Bắc bằng bom điều khiển chính xác. Hoạt động này chỉ mất vài phút nhưng không phải không có tổn thất.
PhiiF16baythpquakhuphiquns-1.jpg

Phi đội F16 bay thấp qua khu phi quân sự
F16thbomiukhinchnhxc.jpg

F16 thả bom điều khiển chính xác
Hệ thống phòng không của Bắc Triều tiên được thử thách lần đầu tiên từ trước tới nay, ở trong tình trạng báo động cao và phản ứng đủ chính xác để tiêu diệt 2 máy bay Nam Triều tiên. Khi các phi công Nam Triều tiên quay trở về căn cứ, miền Bắc cho máy bay của họ cất cánh, nhiều chiếc xuất phát từ các nhà chứa máy bay được dấu bên trong các căn cứ trên núi. Trong 30 phút tiếp theo, hệ thống phòng không của Nam Triều tiên bắn rơi 5 máy bay chiến đấu MiG-21, tấn công chúng bằng tên lửa đất đối không và các máy bay chiến đấu F-16 ở cả hai phía khu phi quân sự. Một phi công Bắc Triều tiên lẻn qua hệ thống phòng thủ đầu tiên và bay ngang qua lãnh thổ Nam Triều tiên chỉ để hướng máy bay của anh ta về phía biển và bật dù nhảy ra. Anh này bị quân Mỹ tóm được và đưa ngay đi thẩm vấn. Một phi đội F-16 thứ hai của Nam Triều tiên bay cao phía trên điểm nghi ngờ Bắc Triều tiên đã phóng đi quả tên lửa Teapo-Dong. Họ sử dụng cả bom rơi tự do lẫn bom có điều khiển để tấn công các mục tiêu tại một số địa điểm khác ở gần khu vực rừng núi đã được ghi nhận rõ ràng qua những bức ảnh chụp từ vệ tinh. Trên đường quay về, một chiếc F-16 bị bắn rơi bởi một quả tên lửa đất đối không. Viên phi công không kịp nhảy dù. Cũng trên đường về, tốp máy bay này gặp phi đội thứ ba đang tấn công các vị trí ra đa và phòng không quanh Bình Nhưỡng, và một phi đội thứ tư đang tấn công cơ sở năng lượng hạt nhân Yongbyon, trọng tâm của chương trình vũ khí hạt nhân Bắc Triều tiên. Trong vài giờ tiếp theo, hết đợt này đến đợt khác, máy bay Nam Triều tiên đã tiến công tất cả các cơ sở quân sự ở Bắc Triều tiên. Tỉ lệ thương vong trong các cuộc cường tập này khá cao. Vào cuối ngày, Nam Triều tiên đã mất 33 máy bay. Chỉ có 3 viên phi công tìm cách đưa được những chiếc máy bay bị thương của họ vượt qua biên giới trở về và sống sót.

Tổng thống Kim Hồng Cư nói chuyện chưa đến 10 phút với Jamie Tống ở Bắc Kinh, sau đó ông triệu tập một cuộc họp gồm đầy đủ nội các Nam Triều tiên. Ông thông báo:

- Chính phủ Trung quốc nói họ sẽ ủng hộ chúng ta tiến hành bất cứ hành động cần thiết nào để vô hiệu hóa Bắc Triều tiên. Quan điểm của Bắc Kinh là chế độ hiện tại ở Bình Nhưỡng có thể gây bất ổn định toàn bộ khu vực Đông Á.

- Nhưng bản thân Trung quốc đang gây bất ổn định cho khu vực - Ngoại trưởng xen vào.

- Rút cục Trung quốc có thể giành thắng lợi. Bắc Triều tiên nhất định thất bại - Tổng thống trả lời. - Thưa các quý ngài, cách thức mà Jamie Tống giải thích với tôi là chúng ta ở Seoul có một nhiệm vụ đối với khu vực là đem lại sự bình ổn cho bán đảo này. Trung quốc sẽ đóng vai trò của họ bằng sự ủng hộ ngoại giao và cung cấp nơi tị nạn cho Kim Chính Nhật và một số bạn bè thân cận của ông ta.

- Người Mỹ sẽ nói gì đây? - Ngoại trưởng hỏi.

- Tôi không thể tìm thấy lý do tại sao họ không đồng ý với Trung quốc. Một Bắc Triều tiên bị vô hiệu hóa sẽ là một nhà nước lương thiện hơn để giao thiệp.
 

Lê Trung

Member
Joined
Sep 17, 2011
Messages
728
Points
18
Biên giới Trung – Việt
Giờ địa phương: 13h00’ thứ Tư 21/02/2005
Giờ GMT: 06h00’ thứ Tư 21/02/2005


Các lực lượng Trung quốc hầu như không gặp phải sự kháng cự nào khi họ vượt qua biên giới. Lực lượng vũ trang Việt Nam đã thực hiện triệt để mệnh lệnh được giao, đơn giản là đã biến hết vào rừng. Viên chỉ huy Trung quốc coi đây là một dấu hiệu hèn nhát. Các đơn vị cơ giới hóa của ông tiếp tục tiến và đã có mặt ở ngoại ô Lạng Sơn trong vòng 3 giờ. Họ dừng lại tại đó, và ở đó như định mệnh an bài họ đợi cho đội hình đằng sau theo kịp.
Cckhupholnltkhaihathnhthongxenvotingcanhngqurcktcphngi5.jpg


Cckhupholnltkhaihathnhthongxenvotingcanhngqurcktcphngi.jpg


Các khẩu pháo lần lượt khai hỏa thỉnh thoảng xen vào tiếng ù ù của những quả rốckét được phóng đi

Trung úy Joffe ra hiệu cho Thiếu tá Long bắt đầu khai hỏa. Trong 10 phút qua Joffe đã thông báo chi tiết các tọa độ bắn cho Long và ông này về phần mình, đã chỉ thị lại cho các sĩ quan pháo binh dưới quyền về các phần tử bắn và loại đạn sử dụng. Long chỉ huy 25 khẩu bức kích pháo 105 ly. Chúng có thể đẩy viên đạn đi xa 10 km, khi chạm nổ sẽ tạo ra một cái hố có đường kính 3 m trên mặt đất. Ngoài số pháo này, Long có ba khẩu đội dàn phóng rốckét có khả năng tương tự. Các khẩu pháo lần lượt khai hỏa thỉnh thoảng xen vào tiếng ù ù của những quả rốckét được phóng đi. Trong cùng một lúc, 25 khẩu pháo 105 ly và 3 khẩu đội rốc két được bố trí ở 2 trận địa gần nhau đã phóng đi một hỗn hợp chết người gồm những lượng nổ mạnh nhằm vào các mục tiêu “cứng” của Trung quốc như xe tăng, xe vận tải và xe bọc thép chở quân, sau đó chúng lại vãi một hỗn hợp các loại đạn có ngòi nổ đã được điều chỉnh thời gian để kích nổ viên đạn trên không, tạo ra một cơn mưa mảnh đạn rải đều lên đội hình bộ binh Trung quốc đang tiến phía dưới. Gần như ngay lập tức – chỉ chậm vài giây – các vệ tinh trinh sát của Pháp đã theo dõi được điểm rơi của viên đạn đầu tiên, chúng lập tức phân tích số liệu bắn và ngay sau đó chuyển các thông tin hiệu chỉnh mục tiêu cho thiếu tá Long thông qua trung úy Joffe.

Ngay loạt pháo đầu tiên, hàng trăm lính Trung quốc đã gục xuống ngay tại nơi họ đứng. Sự chính xác tuyệt đối của “những phần tử bắn” do Pháp cung cấp đã khiến cho Việt Nam có thể tiêu diệt được một số xe tăng và xe bọc thép thuộc loại hiện đại nhất của Trung quốc – những chiếc xe này được Trung quốc tập trung nghiên cứu cải tiến và phát triển sau khi kết thúc Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991. Từ kết quả phân tích các thông số chiến đấu thu được trên chiến trường Iraq, Trung quốc đã có thể tiến hành các công việc cần thiết nhằm cải thiện tính năng cơ động, khả năng bọc giáp cũng như hệ thống vũ khí, hệ thống liên lạc chỉ huy trên các xe chiến đấu nhằm làm cho chúng hoạt động tốt hơn những “chiếc hộp sắt tây” mà Bắc Kinh đã bán cho Saddam để ông này tiến hành cuộc chiến tranh chống Cô-oét. Thế nhưng lúc này thì các sĩ quan chỉ huy Trung quốc đã không biết trốn đường nào. Do những hệ thống thông tin điều khiển trên chiến trường của họ không còn hoạt động được nữa, họ đã phải dùng đến phương tiện thông tin liên lạc bằng tiếng nói bằng các máy thông tin kiểu cũ. Nhưng một lần nữa người Việt Nam đã sẵn sàng. Họ dò đúng làn sóng vô tuyến của Trung quốc, ghi âm tất cả các mệnh lệnh do chính sĩ quan Trung quốc nói ra, sau đó họ cho phát lại các mệnh lệnh này trên cùng tần số nhưng chậm lại một – hai giây. Kết quả là tất cả những gì mà các chỉ huy Trung quốc có thể nghe được chỉ là những tiếng lắp bắp loạn xạ; chỉ huy của họ ở Nam Ninh và những vị trí gần biên giới cũng vậy. Trước tình trạng không có phương tiện liên lạc, các sĩ quan chỉ huy chủ động nhất còn sống sót chỉ còn biết hạ lệnh rút quân, nhưng khi số quân còn sống sót thoát được qua làn đạn pháo và rốckét ban đầu để tìm cách đi ngược trở lại con đường mà họ vừa đi đến thì họ lại gặp những đội quân tiến sau đang đổ về phía họ. Thật là cảnh hỗn loạn. Không may cho quân Trung quốc, việc người và phương tiện bị dồn lại một chỗ do tình trạng rối loạn này gây ra đã tạo nên những mục tiêu lớn hơn cho người Việt Nam. Thiếu ta Long chỉ cần ra lệnh cho các khẩu đội dưới quyền thay đổi thông số bắn một cách đơn giản.

NgaylotphoutinhngtrmlnhTrungqucgcxungngaytinihng-1.png

Ngay loạt pháo đầu tiên, hàng trăm lính Trung quốc đã gục xuống ngay tại nơi họ đứng …
Trong trận đánh đầu tiên chiếm Lạng Sơn – nơi mà chủ tịch Vương đã từng tham gia năm 1979 – lúc đó quân Trung quốc đã chiếm được thị xã này với giá 20.000 sinh mạng trước khi họ rút trở về phía bên kia biên giới. Lần này quân xâm lược thậm chí đã không thể tiến được đến các cửa ngõ của thị trấn này. Ngay cả nhìn thấy một người lính Việt Nam họ cũng không làm được, chứ chưa nói gì đến việc giết được một người Việt nam nào, thay vào đó, trong khoảng 5 giờ đồng hồ liên tục, quân Trung quốc phải nằm dưới một hỏa lực pháo đánh rất tập trung và liên tục, cuộc pháo kích dai dẳng và dữ dội này đã khiến cho phía Trung quốc mất 25.000 người – hoặc bị giết ngay lập tức, hoặc bị thương hay mất tích. Trong số 250 xe tăng chiến đấu tiến vào Việt Nam ngày hôm đó chỉ có 85 chiếc xe trở về. 25.000 quân sống sót tìm cách vượt qua biên giới đã bị quân đội Việt Nam đuổi theo và quấy rối suốt trên đường rút lui.
 

Lê Trung

Member
Joined
Sep 17, 2011
Messages
728
Points
18
Bắc Kinh, Bộ ngoại giao.
Giờ địa phương: 14h30’ thứ Tư 21/02/2005
Giờ GMT: 06h30’ thứ Tư 21/02/2005


Chiếc xe Nissan President của Đại sứ Nhật bản dừng lại trước cổng Bộ Ngoại giao Trung quốc 10 phút trước khi diễn ra cuộc gặp giữa đại sứ Nhật bản Hiro Tanaka với Bộ trưởng Ngoại giao Trung quốc Jamie Tống. Hiro Tanaka có dáng người thấp và chắc nịch ở độ tuổi 50. Là dòng dõi một gia đình có truyền thống Hán học lâu đời, Tanaka có thể nói rất thành thạo tiếng Trung quốc phổ thông. Ông nội của Hiro Tanaka là một quan chức cao cấp trong công ty Đường sắt Nam Mãn châu lý của Nhật bản, công ty này thực chất là một thế lực thực dân hóa quan trọng nằm ở Đông Bắc Trung quốc trong những năm 1930 và 1940, còn bố của Tanaka là một sĩ quan tình báo quân đội Nhật bản đóng ở Thượng Hải. Đại sứ Hiro Tanaka và viên bí thư thứ nhất của sứ quán, người có nhiệm vụ ghi chép mọi việc trong cuộc gặp gỡ lần này, leo lên bậc thang dẫn vào khu nhà Bộ Ngoại giao, hai người được dẫn đi vào bên trong hành lang khá ẩm mốc của khu nhà. Một dãy bậc thềm nữa ở bên trong được trang trí như để đón chào khách đến viếng thăm. Những bậc thang này được trải thảm nâu sáng và dẫn đến một dãy phòng, cái này tráng lệ hơn cái kia, nơi các quan chức Bộ Ngoại giao gặp gỡ những vị khách là nhà ngoại giao và những nhà báo. Tanaka và nhân viên của ông được dẫn vào một căn phòng rộng vừa phải hình chữ nhật. Đặt dọc các bức tường là những chiếc ghế bành bọc nệm, xen giữa chúng là những chiếc bàn có đặt gạt tàn thuốc lá và khoảng trống cho những chiếc cốc xanh trắng đặt khắp nơi, các viên chức Trung quốc luôn có thói quen rót trà xanh vào đó. Căn phòng được trang trí giản dị, chỉ có một bức họa vẽ những bông hoa được treo trên bức tường đối diện – bức họa này không phải là xấu nhưng cách vẽ tiêu biểu cho phong thái hơi ủy mị vốn vẫn được các nhà lãnh đạo Trung quốc thời kỳ Cách mạng ưa thích. Một phong cách khác khá tiêu biểu cho căn phòng này là hệ thống chiếu sáng đáng sợ treo trên trần. Những chao đèn hình cầu trong các công sở chính thức của Trung quốc là nguồn ánh sáng duy nhất của căn phòng đón tiếp này, thế nhưng chúng chẳng chiếu sáng được mấy. Căn phòng lúc nào cũng tù mù mặc dù hệ thống sưởi hoạt động tốt.

Cửa bật mở. Jamie Tống và đoàn tùy tùng của ông tràn vào phòng. Những động tác cúi chào vội vã rồi đến những cái bắt tay và cử chỉ mời ngồi. Một trợ lý của Tống chuyển cho ngoại trưởng một tờ giấy. Ông chăm chú vào đó một lúc, ngẩng lên và bắt đầu nói.

- Thưa ngài Đại sứ, ngài đã được triệu đến đây để nhận lời phản đối chính thức của chính phủ chúng tôi đối với vụ thử hạt nhân của chính phủ ngài sớm hôm nay. Đây là cách để phía Trung quốc bày tỏ thái độ ghê tởm trước hành động của phía Nhật bản. Theo cách đó, đích thân tôi, chứ không phải Thứ trưởng phụ trách Đông Á, sẽ chuyển giao cho ông bức công hàm này.

Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa kịch liệt lên án quyết định của Nhật bản cho nổ một thiết bị hạt nhân. Chính phủ Trung quốc luôn luôn ủng hộ giải trừ vũ khí hủy diệt hàng loạt. Quyết định của Nhật bản cho nổ một thiết bị 50 kiloton tại cơ sở nghiên cứu đóng ở đảo Osagawara là một bước đi có tính thụt lùi và chỉ có thể làm tăng thêm tình trạng căng thẳng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Vào lúc mà Trung quốc đang bảo vệ chủ quyền của mình ở Biển Nam Trung hoa thì một vụ nổ thử như vậy chỉ có thể được xem là một hành động gây thù địch với Trung quốc.

Chính phủ Trung quốc kêu gọi Nhật bản từ bỏ việc sử dụng vũ khí hạt nhân, Nhật bản cần duy trì và tôn trọng hiến pháp phi vũ trang, từ bỏ chiến tranh của mình, coi đó như quyền lợi tối cao của Nhật. Chính phủ Nhật bản cần phải giải thích rõ cho cộng đồng quốc tế về những lý do để tiến hành hành động tội ác này.

Tống nhìn lên. Nét mặt ông không biểu lộ gì hết. Tanaka, người hiểu rất rõ về cái nhìn lạnh tanh này, cũng thản nhiên nhìn trả lại và đưa tay cầm lấy tờ công hàm.

- Tôi sẽ báo cáo lại quan điểm của các ngài cho cấp trên của tôi ở Tôkyô, - ông bắt đầu - Nhưng tôi cũng được đích thân Ngoại trưởng Kimura chỉ thị phải chuyển giao một công hàm cho chính phủ Trung quốc.

Chính phủ Nhật lên án những hành động hiếu chiến của Trung quốc ở biển Nam Trung hoa, những hành động này đã đi ngược lại hành vi cư xử quốc tế có thể chấp nhận được và vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế. Đặc biệt, chính phủ Nhật ban coi việc hải quân Trung quốc đánh chìm tàu USS Peleliu, một chiếc tàu thuộc về một quốc gia đồng minh của Nhật và đang tham gia sứ mệnh nhân đạo, là hết sức nghiêm trọng. Không có gì có thể biện minh cho hành động khủng bố quốc tế này. Chính phủ Nhật bản sẽ dành cho phía Mỹ mọi sự giúp đỡ mà họ yêu cầu.

Chính phủ Trung quốc phải rút khỏi cuộc phiêu lưu ở Biển Nam Trung hoa, tìm kiếm một thỏa hiệp với các bên có liên quan và quay trở lại con đường hòa bình mà thế giới có quyền hy vọng. Chính phủ Nhật bản sẵn sàng bảo vệ lợi ích sống còn của mình.
 

Lê Trung

Member
Joined
Sep 17, 2011
Messages
728
Points
18
Sân bay quốc tế Seoul, Nam Triều tiên
Giờ địa phương: 18h00’ thứ Tư 21/02/2005
Giờ GMT: 09h00’ thứ Tư 21/02/2005

HaiqubomphtanphngchqucnhqucttisnbaySeoul.jpg

Hai quả bom phá tan phòng chờ quá cảnh quốc tế tại sân bay Seoul
Hai quả bom phá tan phòng chờ quá cảnh quốc tế tại sân bay Seoul giết chết 87 người và làm bị thương hơn 200 người. Chúng nổ cách nhau 6 phút với sức mạnh khủng khiếp đến mức một phần khối nhà sụp đổ đè bẹp nhiều người trong số các nạn nhân. 150 người khác bị chết khi máy bay bị hất tung khỏi những cầu dẫn lên khoang hành khách. Các khoang chứa nhiên liệu của một máy bay phát nổ, bắn tung những mảnh kim loại nóng bỏng và những quả cầu lửa khắp đường băng. Tất cả những người đã lên khoang chiếc Boeing 737 đó đều chết. Một chiếc Boeing 757 bị trùm trong ngọn lửa, mặc dù nhiều hành khách đã có thể thoát ra vì các cửa máy bay vẫn còn mở. Khắp khu nhà ga đón khách, sự hoảng loạn là nguyên nhân dẫn đến tình trạng xô nhau chạy tán loạn khiến cho có thêm nhiều người bị chết do bị đè bẹp trên các bậc cầu thang hay ở các ô cửa khi hàng nghìn người lao ra ngoài trời băng giá mà họ cho là nơi an toàn. Nhưng phía ngoài phòng chờ của sân bay cũng không phải là nơi an toàn. Ngoài đó, lính biệt kích Bắc Triều tiên trong các đội hành quyết cảm tử đang chờ sẵn. Đám đông trở thành mục tiêu của những tràng đạn súng máy. Lựu đạn nổ, mảnh đạn xé rách thi thể của những phụ nữ và trẻ em vô tội. Khi quân Nam Triều tiên tiến đến, các tay súng Bắc Triều tiên trở nên quyết liệt hơn. Một người chạy ra khỏi chỗ nấp, xả đạn từ hai khẩu tiểu liên trước khi bị bắn gục. Một người khác ném hết quả lựu đạn này đến lựu đạn khác. Một người thứ ba bắn chết 4 lính Nam Triều tiên trước khi tự sát. Người ta không bao giờ biết được có bao nhiêu lính đặc nhiệm Bắc Triều tiên tham gia vào cuộc tấn công này, cũng như liệu có ai trốn thoát được không. Tổng cộng có 11 người Bắc Triều tiên đã bị bắn chết hoặc tự sát mà chết, không ai bị bắt sống. 403 người Nam Triều tiên chết trong cuộc tấn công này. 23 người khác bị chết trong ngày hôm sau vì những vết thương quá nặng. Sân bay quốc tế Seoul mới được mở cửa chưa đầy 2 năm, đã bị đóng cửa trở lại. Bắc Triều tiên đã đạt được mục tiêu của họ trong việc khủng bố dân chúng và đánh vào trung tâm kinh tế của kẻ thù của họ nhằm gieo rắc nỗi lo sợ và sự bất ổn ở phía Nam.
 

Lê Trung

Member
Joined
Sep 17, 2011
Messages
728
Points
18
London, Bộ ngoại giao Anh.
Giờ địa phương: 09h00’ thứ Tư 21/02/2005

LondonBngoigiaoAnh-1.jpg

London, Bộ ngoại giao Anh
Chiếc Rolls-Royce Silver Spur II, mang biển số CHN1, chạy ra khỏi khu sứ quán Trung quốc tiến vào phố Portland ở khu Tây London. Vào thời gian này trong ngày, giao thông trên phố Regent, Khu Haymarket, và Piccadilly vẫn trong giờ cao điểm, chuyến đi tới Bộ Ngoại giao nằm trên phố King Charles có thể mất tới 20 phút. Việc Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao triệu một vị đại sứ đến một cách gấp gáp và vào một thời gian sớm như vậy là điều không bình thường. Nhưng Đại sứ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Vương quốc Anh không coi đó là một sự xúc phạm. Chiến dịch Đòn Rồng là một trong những bước ngoặt hiếm hoi có tác động quyết định đến lịch sử toàn cầu. Vấn đề rắc rối duy nhất đối với đại sứ là ông đã không nhận được một chỉ thị nào của Bắc Kinh kể từ khi cuộc tấn công này bắt đầu. Ông hoan nghênh cuộc gặp với ngài Thứ trưởng nếu cuộc gặp này chỉ để xác định điều gì đang diễn ra. Đại sứ đã thuộc lòng những lời phát biểu của Chủ tịch Vương và ghi nhớ những câu nói đáng chú ý trong bài trả lời phỏng vấn trên truyền hình của Bộ trưởng Ngoại giao Trung quốc Jamie Tống. Và giờ đây, trong khi người lái xe của ông cho xe lượng vòng quanh vòng xuyến Piccadilly để hướng về phía khu vực Whitehall , thì thư ký riêng của đại sứ đang đọc cho ông ta nghe tóm tắt những tin tức tổng hợp từ các tờ báo buổi sáng. Đại sứ đột nhiên trở nên tò mò muốn biết làm thế nào mà London đã có thể vẫn giữ được lịch sử của mình một cách đẹp đến thế trong khi ở Bắc Kinh, quá khứ đã được đưa vào các viện bảo tàng và thường bị bóp méo.

CngBHiqunAdmiraltyArch-1.jpg

Cổng Bộ Hải quân – Admiralty Arch
Chiếc xe ô tô đi dưới cổng Bộ Hải quân tiến vào khu Mall. Cờ hiệu của Hoàng gia tung bay trên điện Buckingham, cho thấy Nữ hoàng đang ngự trong cung. Người lái xe rẽ trái vào Khu Diễu Hành của Đội Kỵ Binh Hoàng Gia và tiếp tục rẽ trái ngang qua con đường rải sỏi của khu vực duyệt binh, rẽ sang bức tường có vườn cây của Nhà Số 10 Phố Downing để đỗ tại lối vào dành cho Đại sứ ít được biết đến phía sau Khu nhà Bộ Ngoại giao. Các thủ tục kiểm tra an ninh diễn ra hết sức nhanh chóng vì chiếc xe đang được người ta chờ đợi. Viên Đại sứ được dẫn lên theo Cầu Thang Lớn viền đá cẩm thạch và trải thảm đỏ thẫm, ông được mời vào một phòng đợi đặc biệt khá quen thuộc nằm trên tầng hai. Đại sứ ngồi đợi mất chừng 4 phút trên một chiếc ghế sôpha hai màu xanh và kem. Đối diện với ông là một chiếc gương khung mạ vàng gắn trên tường dán giấy màu vàng. Nổi bật trong phòng là bức tranh khổ lớn họa Thánh Cecilia, vị thánh bảo hộ của âm nhạc, trong bức tranh này, Thánh Cecillia đang chơi đàn organ. Vị Đại sứ đã đến đây một vài lần trước đó, nhưng lần chờ đợi này chợt làm ông nhận thấy những khác biệt không thể hòa hợp được giữa nền văn hóa Trung quốc với văn hóa Âu châu. Một bên là nền văn hóa đã tìm cách bảo tồn mọi diễn biến lịch sử với tất cả những nhược điểm và sự điên rồ vốn có của nó. Còn nền văn hóa kia, nền văn hóa của Trung quốc, thì đã tìm cách phá hủy lịch sử và kể ra toàn những câu chuyện bịa đặt về quá khứ nhằm làm cho không một ai có thể biết được điều gì đã thực sự xảy ra.

Thứ trưởng thường trực, vị quan chức đứng đầu ngành Ngoại giao của Anh, tiếp đại sứ Trung quốc với một thái độ pha trộn giữa sự lạnh lùng và sự trịnh trọng. Nhiệm vụ của ông ta là truyền đạt thái độ không hài lòng của Chính phủ Hoàng gia Anh theo cách thức thế nào đó để viên đại sứ sẽ cảm nhận được và truyền lại đầy đủ bức thông điệp của Chính phủ Anh cho Bắc Kinh. Thư ký riêng của Thứ trưởng thường trực làm công việc ghi chép.

Thứ trưởng ngoại giao Anh nói bằng một giọng nói lạnh lùng:

- Chính phủ Anh lên án hành động của các ngài ở Biển Nam Trung hoa. Không gì có thể biện minh cho những hành động của Trung quốc. Việc đánh chìm tàu USS Peleliu là đi ngược lại tất cả những gì chúng ta đã tìm cách đạt được trên vũ đài hòa bình thế giới và cuộc xâm lược Việt Nam là điều hoàn toàn không thể chấp nhận được. Chúng tôi sẽ không làm ngơ cho việc tiếp tục giam giữ các công dân Anh bị bắt trong cuộc xung đột này. Tất cả các lực lượng Trung quốc phải rút khỏi tất cả những khu vực diễn ra xung đột và các hành động thù địch phải được chấm dứt ngay lập tức.

- Tôi sẽ báo cáo lại những lời phê phán của các ngài cho chính phủ của tôi. - Đại sứ trả lời.

- Hôm nay chúng tôi sẽ tuyên bố ý định của chúng tôi ủng hộ Hoa kỳ theo mọi cách cần thiết để giải thoát cho các con tin nước ngoài và để đảm bảo an toàn cho các con đường hàng hải của Biển Nam Trung hoa.

- Phải chăng điều đó có nghĩa là các ngài sẽ tham gia các hoạt động quân sự ở khu vực này?

- Nó có nghĩa như những gì nó được nói ra, ngài Đại sứ. Ngài phải tự rút ra những kết luận của mình.

- Như ngài biết có một số hợp đồng buôn bán đang được xem xét, và Chủ tịch Phòng Thương mại Anh quốc đã dự định đi thăm Bắc Kinh vào tháng năm.
Thứ trưởng thường trực đáp ngay:

- Tôi e rằng chúng ta đã ở trong hoàn cảnh như thế này vài lần trước đây rồi. Phái đoàn thương mại đã bị hoãn lại. Các công ty Anh sẽ rút khỏi các cuộc đấu thầu của họ cho đến khi mọi chuyện trở lại bình thường. Hệ thống rađa sân bay, công trình đường xe điện ngầm, các liên doanh hàng không vũ trụ tất cả đều được ngừng lại, thưa ngài Đại sứ.

- Các ngài sẽ áp đặt lệnh trừng phạt chăng?

- Hoàn toàn không, ngài Đại sứ. Đơn giản là các quan chức điều hành công ty của Anh quốc đã tin rằng sẽ là quá rủi ro nếu họ tiếp tục thực hiện những dự án kinh doanh mạo hiểm tại một quốc gia mà có thể nước Anh sẽ sớm tuyên chiến với nó. Các vị đồng sự của của ngài ở châu Âu, Mỹ, Canada, Ôxtrâylia và Nhật cũng đang nhận được thông điệp tương tự. Chúng tôi sẽ không còn muốn giúp đỡ các ngài trong việc xây dựng một nước Trung quốc hiện đại nữa.

- Có những người khác sẽ giúp chúng tôi. Đại sứ trả lời.

- Tôi chắc là người Nga và người Ấn độ sẽ giúp - Thứ trưởng thường trực nói để kết thúc cuộc trao đổi - Nhưng các ngài khó có thể coi cơ sở hạ tầng và công nghệ của họ là hiện đại được.

Đại sứ Trung quốc được các nhân viên ngoại giao Anh dẫn ra khỏi phòng khánh tiết với một thái độ lịch sự và lạnh lùng như khi ông tới.
 

Lê Trung

Member
Joined
Sep 17, 2011
Messages
728
Points
18
Nhà Trắng, Washington, DC.
Giờ địa phương: 07h00’ thứ Tư 21/02/2005
Giờ GMT: 12h00’ thứ Tư 21/02/2005


Với sự giúp đỡ một màn hình nhắc lời được đặt trước mặt, Tổng thống Bradlay nhìn thẳng vào camera. Ông đợi cho đến khi tín hiệu thu hình trên ống kính chuyển sang màu đỏ rồi mới bắt đầu bài diễn văn của mình, đây là diễn văn của Tổng thống Hoa kỳ được phát đi trên hệ thống truyền thông của cả nước Mỹ. Mọi kênh truyền hình của Mỹ đều hủy bỏ chương trình thường ngày của mình để truyền hình trực tiếp bài diễn văn của tổng thống. Trước đó, hầu hết các hãng thông tấn và các kênh truyền hình Mỹ đều dồn dập đưa tin ngay sau khi Lầu Năm Góc chính thức xác nhận tàu USS Peleliu đã bị đánh chìm tại vùng biển Nam Trung hoa ngày hôm trước. Mặc dù đã gần 24 giờ kể từ khi thảm họa này xảy ra, vẫn chưa thấy một hình ảnh nào được phát đi, và đó chính là điều mà Tổng thống mong muốn. Trong phần đầu của bài diễn văn, Bradlay tập trung vào việc thuật lại những diễn biến đã xảy ra trong 4 ngày qua, bắt đầu bằng sự kiện mà giờ đây Tổng thống đã chính thức gọi đó là một “cuộc tấn công vô cớ” vào Việt Nam và “việc đóng cửa trái phép các tuyến đường buôn bán sống còn trên biển Nam Trung hoa.” Tổng thống tiếp tục nói về những tổn thất bi thảm về sinh mạng, rồi ông ngừng lại trước khi tiếp tục nói đến việc tàu USS Peleliu bị đánh chìm. Ông lưu ý rằng chiếc tàu Mỹ cuối cùng bị đánh chìm trên chiến trường là vào năm 1952 trong Chiến tranh Triều Tiên. Ông nói “ khi đó Trung quốc cũng là kẻ thù của chúng ta.” Ông nhắc lại với dân chúng Mỹ rằng tàu USS Peleliu không hề trên đường đi tham chiến mà đang trên đường đi giải cứu các công dân Mỹ, những thường dân này đang bị mắc kẹt trên một trong số những bãi đá ngầm thuộc diện tranh chấp giữa các bên nằm trong khu vực xảy ra xung đột. Ý định của Tổng thống là đảm bảo an toàn cho thường dân Hoa kỳ trước khi bắt đầu những cuộc thương lượng phức tạp và nguy hiểm với Trung quốc. Ông mô tả cuộc tấn công này là một hành động khủng bố. Ông nhấn mạnh:

- Tuy nhiên phản ứng của chúng ta được cân nhắc thận trọng hơn nhiều so với phản ứng của đồng minh chúng ta là Nhật bản. Hôm qua họ đã tự tuyên bố là cường quốc hạt nhân ở Thái Bình Dương bằng việc cho nổ một thiết bị hạt nhân dưới lòng đất. Cá nhân tôi đã bày tỏ thái độ không hài lòng với Thủ tướng Nhật bản Hyashi về sự kiện này, nhưng chúng tôi nhất trí với nhau rằng cả hai dân tộc vĩ đại của chúng ta đều không được buông lơi sự tập trung chú ý đối với mục tiêu mà chúng ta cần phải đạt được. Đó là đảm bảo an toàn cho các con đường vận chuyển dầu lửa và các hàng hóa khác của chúng ta từ Trung Đông, từ Nam Á và Đông Á; đồng thời, chúng ta cũng phải bảo vệ tính mạng của các công dân Mỹ ở khu vực xung đột này. Đây cũng là quan điểm của cả đồng minh châu Âu của chúng ta, những người có thỏa thuận an ninh của riêng họ với các chính phủ trong khu vực.

Do vậy, Thủ tướng Hyashi, Thủ tướng Anh, và Tổng thống Pháp đã cùng tôi cam kết đưa ra các lực lượng không quân và hải quân của mình đến giải phóng Biển Nam Trung hoa khỏi sự kiểm soát của Trung quốc. Hành độ quân sự của chúng ta chỉ vừa mới bắt đầu.
 

Lê Trung

Member
Joined
Sep 17, 2011
Messages
728
Points
18
Biển Nam Trung hoa
Giờ địa phương: 20h00’ thứ Tư 21/02/2005
Giờ GMT: 12h00’ thứ Tư 21/02/2005

mybaytrinhstchthngbongsmAWACSthucloiBoeing767-200kiumi-2.jpg

máy bay trinh sát có hệ thống báo động sớm AWACS
Chiếc máy bay quân sự đầu tiên của Nhật bay vượt qua vĩ tuyến 25 cắt ngang mỏm phía Bắc của Đài Loan là một chiếc máy bay trinh sát có hệ thống báo động sớm AWACS thuộc loại Boeing 767-200 kiểu mới, bắt đầu được đưa vào hoạt động từ năm 2003. Đây là loại máy bay rất dễ bị tấn công nên thường được bảo vệ cẩn thận ở mức cao nhất nhằm giúp nó có thể tránh được khả năng tấn công của máy bay đối phương. Phía dưới cách đó 8 km, hải quân Nhật bản đang đặt dấu ấn của họ lên cán cân quyền lực mới ở Thái Bình Dương.

KhutrchmlpAsagiricaNht-1.jpg

Khu trục hạm lớp Asagiri của Nhật
Các tàu khu trục lớp Kongou mang tên Myoko và Kirishima, các tàu khu trục lớp Asagiri mang tên Umigiri và Sawagiri tiến qua eo biển Luzon vào Biển Nam Trung hoa để giao chiến với Trung quốc.

Tàu Yokohama chở tăng và quân đổ bộ, với 550 lính thủy đánh bộ trên boong, đã được triển khai để thay thế tàu USS Peleliu, nhưng lần này làm hai nhiệm vụ cùng một lúc là cứu các con tin là thường dân, đồng thời tìm cách giành lại quyền kiểm soát bãi đá ngầm Discovery và dàn khoan của BP-Nippon Oil ở đó. 3 tàu ngầm SSK lớp Harushio là Fuyushio, Wakashio và Arashio, đi tuần tra ở phía trước. Các tàu SSK lớp Yuushio mang tên Yukishio và Akishio đi ở phía sau. Các tổ lái từ hai máy bay lên thẳng Sea King và Sea Stallion đã thả các thiết bị thu tiếng động để phát hiện tàu ngầm của kẻ thù.

Những chiếc máy bay chiến đấu F-14 Tomcat mang tên lửa không đối không
mybaychinuF-14Tomcat.jpg

F-14 Tomcat
và máy bay cường kích F/A-18 Hornet mang bom điều khiển bằng lade cùng tên lửa chống rađa cất cánh từ tàu USS Harry S. Truman đã thâm nhập sâu vào vùng không phận mà Trung quốc đã tuyên bố thuộc chủ quyền của họ
HngkhngmuhmUSSHarrySTruman-1.jpg

Hàng khong mẫu hạm USS Harry S. Truman
Cách 100 km phía trước lực lượng đặc nhiệm của Nhật là tàu sân bay USS Harry S. Truman. Những chiếc máy bay chiến đấu F-14 Tomcat mang tên lửa không đối không và máy bay cường kích F/A-18 Hornet mang bom điều khiển bằng lade cùng tên lửa chống rađa cất cánh từ tàu USS Harry S. Truman đã thâm nhập sâu vào vùng không phận mà Trung quốc đã tuyên bố thuộc chủ quyền của họ. Mục tiêu của các biên đội này là những căn cứ quân sự của Trung quốc trên đảo Woddy thuộc quần đảo Hoàng Sa. Với những chiếc Tomcat yểm trợ trên không, những chiếc Hornet bay vào tấn công căn cứ đó.

7 chiếc Su-27 cất cánh khẩn cấp từ căn cứ trên đảo Hải Nam để nghênh chiến, chỉ trong vòng vài phút, phi đội Su-27 đã tiếp cận được đối phương và giao chiến với những chiếc Tomcat, đây là trận thử sức đầu tiên từ trước đến nay giữa hai loại máy bay này. Máy bay Su-27 được các kỹ sư hàng không vũ trụ Xô Viết thiết kế nhằm mục tiêu đánh bại các loại máy bay F-14, F-15, F-16 và F-18 của Mỹ. Chúng được phát triển dựa theo thiết kế của Mỹ nhưng có được một lợi thế cơ bản là đối thủ cạnh tranh của chúng đã được chế tạo và đã đi vào hoạt động trước đó, nên thiết kế Su-27 đã khắc chế được nhiều nhược điểm trên dòng Tomcat của Mỹ. Máy bay Su-27 của Nga là một trong những máy bay đầu tiên được lắp các tên lửa không đối không gắn thiết bị chủ động tìm kiếm mục tiêu, cho phép phi công “bắn và quên luôn”, tức là phi công có thể không cần tiếp tục theo dõi mục tiêu ngay sau khi đã phóng tên lửa đi. Mỗi máy bay Su-27 mang được 10 tên lửa, 6 quả gắn trên hai cánh, 2 quả ở phía dưới ống chứa động cơ, và 2 quả gắn dưới thân. Để tấn công mặt đất, nó còn được trang bị loại rôckét 130 ly bắn thành từng chùm 5 quả một, ngoài ra, chúng cũng có thể mang theo loại tên lửa Moskit chống tàu rất đáng gờm. Vài ngày trước đó, khi thực hiện nhiệm vụ không chiến chống lại các lực lượng Việt Nam, lợi thế về công nghệ của các máy bay Su-27 chỉ có tính chất thứ yếu. Nhưng lúc này, khi những chiếc Tomcat có vai trò phòng thủ trên không để bảo vệ tàu sân bay Mỹ ở phía dưới, thì sự thật nghiệt ngã cuối cùng đã đến với Lầu Năm Góc và Nhà Trắng: Công nghệ quân sự thời kỳ Chiến tranh Lạnh của Liên Xô sau khi được chuyển giao cho một cường quốc Cộng sản khác tồn tại lâu hơn đã khiến cho người Mỹ phải gánh chịu các hậu quả.
 

Lê Trung

Member
Joined
Sep 17, 2011
Messages
728
Points
18
Cuộc chiến bắt đầu khi những chiếc máy bay của hai bên vẫn còn cách nhau rất xa. Thiết bị cảnh giới trên một chiếc Tomcat đã phát tín hiệu cảnh báo cho phi công, anh này xác định đó là tín hiệu của rađa dẫn đường đang chỉ dẫn cho một quả tên lửa vừa mới khai hỏa ở cự ly cách xa hơn 110 km. Các nguyên tắc giao chiến của Mỹ lúc đó cho phép các máy bay Tomcat khai hỏa. Hai chiếc Tomcat mang theo 8 tên lửa không đối không tầm xa có điều khiển loại Phoenix, các tên lửa này được dẫn đường nhằm đến những mục tiêu khác nhau nhờ hệ thống rađa vừa dò tìm vừa theo dõi mục tiêu loại AWG-9. Mặc dù đây là thiết bị ra đa loại cũ có từ những năm 1970, những nó đã được cải tiến liên tục và cho đến nay vẫn còn là một thứ vũ khí đáng gờm. Không trung ngay lập tức dày đặc một màn tên lửa, 14 quả tên lửa Phoenix đã được phóng về phía mục tiêu, một quả không phát hỏa được nên còn nằm nguyên trên bệ phóng, một quả khác bị mất điều khiển sau khi phóng ra đã lao thẳng xuống biển. Chiếc máy bay có quả tên lửa không nổ đã vứt bỏ quả tên lửa hiện đã thành vô dụng này. Mặc dù các phi công Tomcat đã làm đúng những gì cần thiết khi lâm trận, nhưng điều mà người Mỹ không biết trước khi cuộc chiến tranh bắt đầu là đối phương đã triển khai hệ thống gây nhiễu đánh lừa thiết bị dò tìm mục tiêu gắn ở đầu tên lửa Phoenix, các thiết bị này có chức năng điều khiển tên lửa tìm được chính xác mục tiêu. Chỉ có 2 trong 7 chiếc Su-27 chịu thua trước các tên lửa Phoenix, 5 chiếc còn lại tiếp tục tiến lại gần phi đội Tomcat để tham gia cuộc không chiến tầm gần( ) với hỏa lực là súng và các tên lửa hồng ngoại, được dẫn tới mục tiêu bằng công nghệ bám theo hơi nóng mà các động cơ máy bay tỏa ra. Khả năng vận động khéo léo và sự luyện tập là chìa khóa chiến thắng đối với những cuộc không chiến loại này, và mặc dù các máy bay Su-27 có khả năng vận động dễ dàng hơn so với những chiếc Tomcat, nhưng các phi công Trung quốc không được huấn luyện tốt như những phi công Mỹ với các hệ thống huấn luyện Red Flag và Top Gun của họ.

Các phi công Mỹ tránh sang một bên và bắt đầu tấn công kẻ thù bằng hàng loạt động tác bay cao cấp mà họ vẫn gọi theo biệt ngữ là các kỹ thuật bay kiểu yô-yô, những cú ngoặt gia tốc tối đa, những động tác bay vừa tấn công vừa xoay đảo liên tục theo trục dọc, bay xoắn cắt kéo, bay zic-zắc và bổ nhào. Một phi công Tomcat hy sinh, không phải do trúng tên lửa không đối không, mà do trúng đạn canon của đối phương khi anh ta sơ ý không kịp phát hiện ta một chiếc Su-27 nên đã lái vòng chiếc máy bay của mình ngay trước mũi một chiếc Su-27 đó. Một phi công phụ trên chiếc Tomcat khác chợt thấy tín hiệu báo có tên lửa đang bám theo máy bay của anh ta ở phía đuôi. Anh ta đoán ngay rằng quả tên lửa bám theo góc như vậy sẽ chắc chắn là một quả tên lửa hồng ngoại và kịp thời báo cho phi công chính. Viên phi công này lập tức cho máy bay của mình chuyển hướng đột ngột về phía mặt trời, gần như đồng thời, anh chàng phi công phụ trên chiếc Tomcat này nhấn nút bắn ra vô số quả pháo sáng tạo thành những nguồn nhiệt mạnh nhằm nhử quả tên lửa. Việc này đã có tác dụng. Trong khi làm cho kẻ tấn công mình bị ngược nắng, người phi công chính lái chiếc Tomcat đã thực hiện một cú lật để đổi ngược hướng bay, trong tích tắc, chiếc Tomcat đã đoạt được thế chủ động, đưa được chiếc Su-27 đối phương vào tầm ngắm bắn của tên lửa AIM-7 Sparrow điều khiển bằng rađa trước khi đối thủ của anh ta nhận ra được tình thế này. Mặc dù trong cự ly chiến đấu gần như vậy, tầm hoạt động của tên lửa AIM-7 Sparrow chỉ có hiệu quả ở mức thấp nhất nhưng thế chủ động đã không còn ở về phía chiếc Su-27 nữa. Viên phi công Su-27 nhận thấy trên màn hình rađa của mình một tín hiệu cho biết chiếc Tomcat đằng sau đã bắt được mục tiêu và đưa được chiếc Su-27 vào cự ly khai hỏa, anh ta bèn thả ra các đám mây kim loại gây nhiễu. Chiếc Su-27 đã đánh lừa được quả tên lửa Sparrow đầu nhưng không làm được như thế đối với quả thứ hai được phóng ra liền sau đó, nó trúng đạn và đâm sầm xuống biển. Một Su-27 khác đã sử dụng buồng đốt tăng tốc phía sau của nó quá nhiều nên động cơ bị kẹt khi tiếp tục định tìm cách tăng tốc, nhiên liệu cạn dần khiến cho một động cơ ngừng hoạt động. Nó không còn khả năng chiến đấu và ngay lập tức bị một chiếc Tomcat tiêu diệt, viên phi công bật dù ngay sau khi anh ta nhận thấy mình đang bị tấn công.
Trong khi cuộc chiến giữa những chiếc Tomcat và Su-27 đang diễn ra dữ dội trên không thì những chiếc Hornet vẫn tiếp tục sứ mệnh tấn công mục tiêu mặt đất của chúng ở quần đảo Hoàng Sa. Khả năng phòng thủ không đối không của những chiếc Hornet này bị hạn chế vì người ta đã tháo các tên lửa chống máy bay AIM-7 Sparrow và AIM-9 Sidewinder của chúng gắn thêm bom chùm và bom thông thường điều khiển bằng lade cùng với một số tên lửa chống rađa loại HARM và AGM-65F Maverick. Chỉ huy của phi đội Hornet này lái một chiếc có hai chỗ ngồi – viên phi công phụ ngồi phía sau phụ trách hệ thống vũ khí và có thể tập trung kỹ thuật chiến tranh điện tử. Đầu tiên, các thiết bị gây nhiễu gắn trên những chiếc Hornet phát đi một loạt sóng cực ngắn cường độ cao phủ kín không trung với năng lượng rađa trong một giải tần số rộng. Cách gây nhiễu như thế được gọi là gây nhiễu tiếng ồn hay còn gọi là gây nhiêu âm( ). Tiếp đó các thiết bị gây nhiễu dùng những phương pháp tinh vi hơn liên quan đến các xung điện từ giả được làm đồng bộ hóa một cách khéo léo kết hợp với những thay đổi xung điện dựa trên hiệu ứng Doppler nhằm tạo ra những mục tiêu giả khiến cho rađa của kẻ thù bị lẫn lộn. Đôi khi màn hình rađa của đối phương gần như bị mờ hẳn do các tín hiệu gây nhiễu ồ ạt tạo ra một loạt các tia như chùm pháo hoa tỏa ra từ tâm màn hình rađa làm cho các nhân viên điều khiển rađa hoàn toàn lẫn lộn.

Phía Trung quốc phóng lên ít nhất 4 tên lửa đất đối không, nhưng chúng đã bị làm chệch hướng một cách dễ dàng bởi những biện pháp đối phó hữu hiệu của không quân Mỹ, chỉ vài giây sau đó, các trạm rađa và hệ thống phòng không đã bị phá hủy. Các tên lửa HARM tự tìm mục tiêu đã nhận dạng được hai trận địa phòng không có rađa hướng dẫn và lập tức phá hủy chúng. Các trạm rađa khác hiểu ngay ra rằng mình đang bị tên lửa chống ra đa săn đuổi nên lập tức ngừng hoạt động. Một trận địa tên lửa SAM thứ ba đã bị phát hiện khi nó bắn một quả tên lửa SAM mà chưa kịp khóa rađa lại. Chiếc máy bay của viên phi công đã phát hiện ra trận địa SAM được trang bị những quả bom lớn điều khiển bằng lade. Anh ta cắt một quả bom, không giống như với việc đánh mục tiêu bằng tên lửa HARM, viên phi công này phải tiếp tục bám mục tiêu bằng lade cho đến khi quả bom rơi trúng đích. Mặc dù thiết bị bám sát mục tiêu bằng lade hoạt động rất ổn định và không cần phải định hướng bằng tay, nó vẫn hạn chế sự vận động của anh ta. Viên phi công đã không phát hiện ra quả tên lửa do một chiếc Su-27 bắn từ trên cao. Khi thiết bị báo động tên lửa của anh ta phát tín hiệu thì đã quá muộn. Tuy nhiên, phát tên lửa đã không nổ, nó chỉ bay sạt qua rất gần buồng lái của chiếc Hornet mà không gây thiệt hại gì. Viên phi công lái chiếc Hornet vừa mới kịp nghĩ là mình đã thoát thì quả tên lửa thứ hai phát nổ, chiếc Su-27 đã bắn một loạt hai quả tên lửa – quả thứ nhất trượt mục tiêu nhưng quả thứ hai đã nổ trúng đích và chiếc máy bay Hornet bị tiêu diệt ngay lập tức. Quả bom, do không được điều khiển nên không thể tìm tới được mục tiêu ở mặt đất, nó thậm chí còn không nổ được do không tín hiệu điều khiển tác động lên chốt hãm lade, đây là một thiết bị điều khiển kíp nổ được gắn vào quả bom nhằm tránh gây thiệt hại cho thường dân trong các cuộc chiến tranh.

Cuctncngmttvntiptc-1.jpg

Cuộc tấn công mặt đất vẫn tiếp tục
Cuộc tấn công mặt đất vẫn tiếp tục. Sau khi các hệ thống phòng thủ đã bị vô hiệu hóa, phi đội Hornet liền chuyển sang sử dụng các quả chùm có diện tàn phá rộng để rải xuống đường băng và các khu vực chứa máy bay. Tất cả các máy bay đậu trên mặt đất đều trở thành mục tiêu ngon lành cho cuộc không kích, chúng hoặc là bị phá hủy hoặc bị hỏng nặng bởi các quả bom nhỏ và các mảnh vụn văng tung tóe. Đường băng lỗ chỗ những cái hố nhỏ và các quả mìn nhỏ cũng được bắn ra từ đám bom chùm.

Trong vòng 20 phút, toàn bộ số máy bay Su-27 tham chiến hoặc bị bắn rơi hoặc rút lui. Hai chiếc Su-27 phải hạ cánh trước khi chúng có thể tới được căn cứ chính trên đất liền. Trung quốc không có lực lượng máy bay tiếp nhiên liệu trên không. Mỹ mất hai chiếc Tomcat và một chiếc Hornet đã tấn công trận địa tên lửa SAM. Một vài chiếc Tomcat phải tiếp nhiên liệu trên không trên đường về. Một chiếc Tomcat khác bị hư hại đến mức nó không thể hạ cánh xuống tàu sân bay; tổ lái bật dù nhảy ra, để mặc cho chiếc máy bay lao xuống biển gần sát mạn tàu. Họ được máy bay lên thẳng cứu hộ vớt lên bình yên vô sự. Viên chỉ huy phi đội Tomcat, người đã đích thân bắn rơi một máy bay kẻ thù và cùng tham gia bắn rơi một chiếc khác, nói với vẻ châm biếm: “Tôi cho rằng trận đánh này cho thấy vấn đề không phải ở chỗ máy bay tốt như thế nào, mà vấn đề là chỗ nếu phi công không được huấn luyện tốt và không có sự hỗ trợ thì kết quả sẽ chẳng ra sao cả!”

Cách 1.200 km về phía Nam, nhóm tàu sân bay Nimitz tiến vào khu vực xung đột qua eo Balabac. Với đội hình hỗn tạp tương tự gồm các máy bay Tomcat và Hornet, các máy bay Mỹ đầu tiên đã đánh chìm tàu khu trục lớp Luhu mang tên Haribing, đã bị trúng ngư lôi của Việt Nam lúc bắt đầu cuộc xung đột. Sau khi phi đội đầu làm xong nhiệm vụ quay trở về tàu sân bay, một phi đội khác cất cánh để tiêu diệt các vị trí của Trung quốc trên bãi đá ngầm Mischief. Chúng không gặp phải sự kháng cự nào.
mybaychinuachcnngDassaultRafalecaPhp.jpg

Các máy bay chiến đấu đa chức năng Dassault Rafale của Pháp hướng tới quần đảo Trường Sa ...

Các máy bay chiến đấu đa chức năng Dassault Rafale của Pháp hướng tới quần đảo Trường Sa sau khi cất cánh từ thành phố Hồ Chí Minh, nơi chúng vừa từ châu Âu đến hạ cánh chỉ trước đó vài giờ. Tốp Rafale này bắn rơi 3 máy bay tiếp nhiên liệu trên không bay ì ạch của Trung quốc, sau đó chúng lần lượt bắn cháy bốn chiếc Su-27 đang nặng nề mang bom khi chúng đang trên đường tới chỗ hỗ trợ cho hải quân Trung quốc. Lần thứ hai trong Chiến dịch Đòn Rồng, các máy bay Việt Nam đã cất cánh từ Campuchia và Lào. Xuất phát từ Viêng Chăn, được tiếp nhiên liệu tại Vinh trên bờ biển Đông Bắc Việt Nam, chúng đánh vào căn cứ hải quân của Trung quốc trên đảo Hải Nam cách đó 800 km. Từ cố đô Luang Prabang của Lào, họ đã tấn công các đơn vị bộ binh của PLA đóng ở biên giới phía Bắc.

Nhóm tàu sân bay HMS Ark Royal rời vùng biển Brunây đi về phía khu vực nguy hiểm nhất ở Biển Nam Trung hoa. Các tàu chiến Anh chạy theo hướng Bắc đến giữa quần đảo Trường Sa, vùng biển nơi này khá nông, người Anh đoán rằng các tàu ngầm Ming và Romeo của Trung quốc đang nằm đợi ở đây. Trong thời gian Chiến tranh Lạnh, nhiệm vụ chống tàu ngầm đã trở thành một công việc chuyên môn của hải quân Anh, do vậy khi họ một lần nữa tham gia lực lượng phối hợp với Mỹ ở khu vực châu Á, hải quân Anh đã đảm nhận cùng nhiệm vụ đó. Trước khi các tàu chiến của Hải quân Anh tới được khu vực này, họ đã nhận được tin tức về việc lực lượng Mỹ đã thất bại khi tấn công vào căn cứ không quân và hải quân Trung quốc đóng tại đảo Terumbi Layang-Layang. Kể từ khi chiếm được căn cứ này từ tay người Malaixia, quân Trung quốc đã triển khai ở đây những hệ thống phòng không và rađa tinh vi nhất của họ; thêm vào đó, họ bố trí hơn 20 máy bay chiến đấu Su-27 và máy bay tấn công mặt đất Fencer. Tình báo phương Tây đã không nắm được quy mô phòng thủ ở căn cứ này. Trong đợt tấn công đầu tiên, ba chiếc Tomcat và bốn chiếc Hornet đã bị bắn rơi. Người Mỹ không thể tiến hành ngay một cuộc tấn công thứ hai vì họ phải lên lại lịch biểu để thực hiện một số cam kết khác, đồng thời họ cũng cần sửa chữa lại một số máy bay bị hư hỏng trong chiến đấu. Bên cạnh đó, việc chuyển chế độ bảo dưỡng máy bay từ lịch bảo dưỡng thời bình sang lịch bảo dưỡng thời chiến vẫn đang được tiến hành. Tuy nhiên, người Mỹ đã hoạch định xong kế hoạch tiến hành một cuộc không kích ồ ạt, tất cả chỉ chờ cho đến khi mọi việc đã được chuẩn bị sẵn sàng. Căn cứ không quân trên đảo Terumbi Layang-Layang có một vai trò cực kỳ quan trọng đối với lực lượng Trung quốc, từ đây, không quân Trung quốc có thể cất cánh và triển khai được một sức mạnh khủng khiếp trên toàn bộ vùng Biển Nam Trung hoa, vị trí Terumbi Layang-Layang tương đương với việc Trung quốc có được một tàu sân bay cực lớn và không thể bị đánh chìm, đây chính là cứ điểm chiến lược có thể gây ra những thiệt hại to lớn cho các lực lượng đồng minh.

Trong lúc đó người Anh nhận được câu hỏi liệu lính biệt kích thuộc phi đội Tàu Đặc Biệt trên chiếc HMS Albion có thể giúp vô hiệu hóa các hệ thống phòng thủ của Trung quốc ở đó không?
 

Lê Trung

Member
Joined
Sep 17, 2011
Messages
728
Points
18
Biển Thái Bình dương
Giờ địa phương: 03h00’ thứ Năm 22/02/2005
Giờ GMT: 15h00’ thứ Tư 21/02/2005


TuHchyvitc6hilsudimtnc20mt.jpg

Tàu Hạ chạy với tốc độ 6 hải lý sâu dưới mặt nước 20 mét
Cách Tây Thái Bình Dương 5.000 km về phía Đông, tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân 092 lớp Hạ của Trung quốc đang bị tàu USS Connecticut lớp Seawolf lần theo dấu vết. Tàu Hạ chạy với tốc độ 6 hải lý sâu dưới mặt nước 20 mét. Đã hơn một tháng nay kể từ khi tàu này rời khỏi Trung quốc. Cho đến thời điểm đó, tàu này mới chỉ nhận được ba chỉ thị của cấp trên, sau mỗi lần nhận chỉ thị, nó lại tiếp tục duy trì hành trình hướng tới bờ Đông biển Thái Bình Dương. Khi tàu USS Peleliu bị tấn công, tàu Hạ ở cách quần đảo Mariana hơn 2.000 km về phía Đông và cách quần đảo Marshall 1.000 km về phía Bắc. Mặc dù về nguyên tắc thì cả hai nhóm đảo này đều là các lãnh thổ độc lập nhưng Lầu năm góc vẫn coi chúng như là một phần lãnh thổ của Mỹ. Cảng biển gần nhất trong khu vực này được xây dựng trên đảo Wake, đây là một địa điểm rất xa xôi và hẻo lánh, tuy nhiên, người Mỹ cũng xây dựng một căn cứ không quân ở đó. Khu vực này của Thái Bình Dương là nơi vắng vẻ hiu quạnh nhất của đại dương này, nó xa xôi đến mức tiếng kêu la về thảm họa môi trường do việc làm mà chỉ huy tàu USS Connecticut sắp gây ra đã sớm chìm nghỉm.

2qungliMK48ADCAPcphngra.jpg

Hai quả ngư lôi MK48 ADCAP được phóng ra
Chiếc tàu của Mỹ đang ở độ sâu 360 mét và tàu Hạ vẫn chưa phát hiện ra nó. Hai quả ngư lôi Mk48 ADCAP được phóng ra. Sau giai đoạn đầu lao đi với tốc độ 55 hải lý chúng đã tăng tốc lên 70 hải lý. Mất 1 phút 18 giây thì hai quả ngư lôi chạm được vào tàu Hạ. Gần như ngay lập tức, thân tàu sụp xuống do sức nổ và khi nó chìm xuống dưới 300 mét, nó bị sức ép của nước nghiền nát, giết chết toàn bộ 104 người trong khoang.

Tuyên bố của Lầu Năm Góc giải thích rằng lò phản ứng hạt nhân, được bịt kín trong khoang áp lực của chính nó, được chế tạo để chịu đựng được việc con tàu ngầm bị phá hủy. 12 đầu nổ hạt nhân có thể văng ra xa tới hàng nghìn mét ngoài và rơi trở lại lòng biển. Chúng đủ chắc chắn để nằm nguyên vẹn ở đáy đại dương mà không rò rỉ. Tàu ngầm Trung quốc đã ở trong tầm có thể tấn công lãnh thổ Mỹ. Thêm 4 ngày nữa, nó có thể bắn tên lửa hạt nhân vào mục tiêu Trân Châu cảng ở Hawai.
 
Top Bottom