Lê Trung
Member
- Joined
- Sep 17, 2011
- Messages
- 728
- Points
- 18
Nhà ga Monzennaka-cho, khu Koto, Tokyo
Giờ địa phương: 15h00’ thứ Năm 22/02/2005
Giờ GMT: 06h00’ thứ Năm 22/02/2005
Con đường chạy qua lối vào nhà ga Monzennaka-cho trên tuyến tàu điện ngầm Tozai trông cũng giống như mọi đường phố khác ở Tôkyô. Kế bên cửa hiệu Chozushi bán món Sushi, chỉ cách lối vào nhà ga bốn nhà, là một hiệu bánh kẹo Nhật bản; kề sát nó là một quán cà phê rẻ tiền, rồi đến là Mr Donuts, một nhà hàng trong mạng lưới các nhà hàng bình dân chuyên phục vụ khách đi tàu thường xuyên, nữ học sinh, các bà mẹ và trẻ em trong khu phố. Với hơn một tá bàn ăn và một quầy đủ chỗ cho hơn một chục người ngồi, nhà hàng Mr Donuts thường chen chúc đến hàng trăm khách quen.
Trước cửa hàng, hai cô gái phục vụ nhanh tay bỏ bánh cam vòng vào túi cho khách. Nhà hàng này gần như suốt cả ngày lúc nào cũng ầm ĩ náo nhiệt. Cửa ra vào phía Tây của tuyến tàu điện ngầm này nằm ngay bên ngoài nhà hàng Mr Donuts, án ngữ phía bên kia là một cửa hàng ăn đứng bán món soba và tempura. Một phụ nữ ngồi trong quầy bán báo nhỏ xíu nằm kẹt giữa hai cửa ra vào nằm ở hai đầu cửa hàng soba - tempura. Góc phố là đồn cảnh sát khu vực, nằm kẹt kế bên một cửa hàng giầy dép là cửa hiệu bánh sandwiched. Kế đến là hiệu bán gà quay Kentucky, một cửa hàng soba nữa, một tiệm cắt tóc, một tiệm rượu và nhà hàng Mc Donald.
Khu chợ trời Tokyo
Trời lạnh và xám xịt nhưng khu chợ trời teikiya vẫn rất tấp nập. Cứ hai lần một tháng, những người bán hàng rong lại tụ tập về phố Mon-naka, dựng sạp bán hàng trên đoạn hè phố rộng rãi trải dài từ ngân hàng Mitsubishi nằm ở phía đông cách vài khu phố qua ngôi chùa Tomioka Hachiman. Sạp đầu tiên thường bày bán máy khâu hiệu Brother và chủ sạp đang quảng cáo những điều tuyệt vời của việc tự may mặc trong gia đình. Tiếp đến là mấy sạp bán kẹo cứng, bánh bao hấp nhân bạch tuộc (takoyaki), bánh vòng monaka có bột đậu ngọt bọc ngoài, mì ống xào, quần áo lót dành cho quý bà trên 60 tuổi, đồ chơi bằng nhựa, mạng che mặt, chuông gió, gà nướng (yakitori), đồ gốm, băng và đĩa CD sao lậu, rau quả hộp và hoa tươi.
Những người bán hàng rong này tụ họp vào ngày 22 hàng tháng, và khi họ xuất hiện, những cư dân lớn tuổi thường ra chợ đảo một vòng khiến cho cả ngày hôm đó trên khúc phố chỉ thấy toàn những tấm lưng còng với gậy chống, và việc tìm ra cách đi bộ trên phía hè phố đó là một công việc căng thẳng đối với khách bộ hành. Tình trạng lộn xộn và tắc nghẽn giao thông càng ngày càng trầm trọng thêm do chủ các cửa hiệu cũng bày hàng hóa của họ ra hè để tranh bán với chợ trời.
Các chương trình phát thanh bắt đầu ngay sau 3 giờ chiều. Có tất cả 111 loa truyền thanh công cộng ở khu Koto, trong đó ba chiếc được đặt dọc khu chợ trời. Đồng loạt những loa truyền thanh chuyển từ chương trình âm nhạc tương đối du dương mà chúng thường phát đi sang một giọng nói bình tĩnh của một nữ phát thanh viên khuyên mọi người hãy trở về nhà.
Tất cả chỉ có vậy. Lặp đi lặp lại vẫn bằng một giọng nói bình tĩnh, cô phát thanh viên nhắc mọi người nên trở về nhà và tất cả các cửa hàng nên đóng cửa: đang có một tình hình khẩn cấp. Dân chúng dừng lại và chỉ biết nhìn nhau. Một bà già bắt đầu khóc. Trong cửa hàng bán sushi, chủ cửa hàng bật vô tuyến sang kênh NHK, kênh truyền hình quốc gia. Một nữ phát thanh viên trẻ nghiêm nghị loan báo Trung quốc đang đe dọa tấn công hạt nhân Nhật bản. Dân chúng nên nghe và làm theo những gì mà các quan chức địa phương nói với họ.
Ngay trước khi các chương trình phát thanh công cộng bắt đầu, người đứng đầu Ủy ban Phòng chống các thảm họa khu Koto đã gửi một thông điệp tới những người làm công tác tình nguyện địa phương qua hệ thống gồm 533 loa công cộng của khu đặt tại nhà những người tình nguyện. Ông này kêu gọi họ hãy chủ động trong việc giúp đỡ những người hàng xóm của họ. “Nếu họ hỏi vì sao thì hãy thông báo với họ rằng Trung quốc đe dọa ném bom chúng ta”.
Tình trạng khẩn cấp vẫn thường được nói tới và được người dân chuẩn bị phòng ngừa một cách chu đáo được hiểu là tình trạng do thảm họa động đất gây nên. Ngày 01 tháng Chín hàng năm là ngày kỷ niệm sự kiện diễn ra vụ động đất lớn ở vùng Đại Kanto vào năm 1923, trận động đất đã tàn phá toàn bộ Tôkyô, hàng năm cứ đến ngày 1 tháng Chín là người ta lại dành nguyên ngày này cho các công dân mẫu mực của Koto, mà thực ra là những công dân mẫu mực của Nhật bản, thực hành những gì mà họ sẽ phải làm sau một vụ động đất lớn. Ngày 06 tháng Tám năm 1945, người Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima; ba ngày sau đó đến lượt Nagasaki.
Tuy nhiên, không có một ngày mùng 6 thángTám nào được dành riêng để thực hành những gì phải làm trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công hạt nhân. Chính phủ Nhật bản không có một kế hoạch như vậy để đối phó với cuộc tấn công nguyên tử. Thảm họa duy nhất mà Koto thậm chí chỉ được chuẩn bị một phần để đối phó là một vụ động đất: các quan chức địa phương đã phải sử dụng những thủ tục khẩn cấp trong trường hợp có động đất thông qua hệ thống loa công cộng của khu.
Koto gặp phải vấn đề rắc rối với tình trạng khẩn cấp vào buổi chiều thứ năm đó và họ hoàn toàn không biết phải làm gì.
Giờ địa phương: 15h00’ thứ Năm 22/02/2005
Giờ GMT: 06h00’ thứ Năm 22/02/2005
Con đường chạy qua lối vào nhà ga Monzennaka-cho trên tuyến tàu điện ngầm Tozai trông cũng giống như mọi đường phố khác ở Tôkyô. Kế bên cửa hiệu Chozushi bán món Sushi, chỉ cách lối vào nhà ga bốn nhà, là một hiệu bánh kẹo Nhật bản; kề sát nó là một quán cà phê rẻ tiền, rồi đến là Mr Donuts, một nhà hàng trong mạng lưới các nhà hàng bình dân chuyên phục vụ khách đi tàu thường xuyên, nữ học sinh, các bà mẹ và trẻ em trong khu phố. Với hơn một tá bàn ăn và một quầy đủ chỗ cho hơn một chục người ngồi, nhà hàng Mr Donuts thường chen chúc đến hàng trăm khách quen.
Trước cửa hàng, hai cô gái phục vụ nhanh tay bỏ bánh cam vòng vào túi cho khách. Nhà hàng này gần như suốt cả ngày lúc nào cũng ầm ĩ náo nhiệt. Cửa ra vào phía Tây của tuyến tàu điện ngầm này nằm ngay bên ngoài nhà hàng Mr Donuts, án ngữ phía bên kia là một cửa hàng ăn đứng bán món soba và tempura. Một phụ nữ ngồi trong quầy bán báo nhỏ xíu nằm kẹt giữa hai cửa ra vào nằm ở hai đầu cửa hàng soba - tempura. Góc phố là đồn cảnh sát khu vực, nằm kẹt kế bên một cửa hàng giầy dép là cửa hiệu bánh sandwiched. Kế đến là hiệu bán gà quay Kentucky, một cửa hàng soba nữa, một tiệm cắt tóc, một tiệm rượu và nhà hàng Mc Donald.
Khu chợ trời Tokyo
Trời lạnh và xám xịt nhưng khu chợ trời teikiya vẫn rất tấp nập. Cứ hai lần một tháng, những người bán hàng rong lại tụ tập về phố Mon-naka, dựng sạp bán hàng trên đoạn hè phố rộng rãi trải dài từ ngân hàng Mitsubishi nằm ở phía đông cách vài khu phố qua ngôi chùa Tomioka Hachiman. Sạp đầu tiên thường bày bán máy khâu hiệu Brother và chủ sạp đang quảng cáo những điều tuyệt vời của việc tự may mặc trong gia đình. Tiếp đến là mấy sạp bán kẹo cứng, bánh bao hấp nhân bạch tuộc (takoyaki), bánh vòng monaka có bột đậu ngọt bọc ngoài, mì ống xào, quần áo lót dành cho quý bà trên 60 tuổi, đồ chơi bằng nhựa, mạng che mặt, chuông gió, gà nướng (yakitori), đồ gốm, băng và đĩa CD sao lậu, rau quả hộp và hoa tươi.
Những người bán hàng rong này tụ họp vào ngày 22 hàng tháng, và khi họ xuất hiện, những cư dân lớn tuổi thường ra chợ đảo một vòng khiến cho cả ngày hôm đó trên khúc phố chỉ thấy toàn những tấm lưng còng với gậy chống, và việc tìm ra cách đi bộ trên phía hè phố đó là một công việc căng thẳng đối với khách bộ hành. Tình trạng lộn xộn và tắc nghẽn giao thông càng ngày càng trầm trọng thêm do chủ các cửa hiệu cũng bày hàng hóa của họ ra hè để tranh bán với chợ trời.
Các chương trình phát thanh bắt đầu ngay sau 3 giờ chiều. Có tất cả 111 loa truyền thanh công cộng ở khu Koto, trong đó ba chiếc được đặt dọc khu chợ trời. Đồng loạt những loa truyền thanh chuyển từ chương trình âm nhạc tương đối du dương mà chúng thường phát đi sang một giọng nói bình tĩnh của một nữ phát thanh viên khuyên mọi người hãy trở về nhà.
Tất cả chỉ có vậy. Lặp đi lặp lại vẫn bằng một giọng nói bình tĩnh, cô phát thanh viên nhắc mọi người nên trở về nhà và tất cả các cửa hàng nên đóng cửa: đang có một tình hình khẩn cấp. Dân chúng dừng lại và chỉ biết nhìn nhau. Một bà già bắt đầu khóc. Trong cửa hàng bán sushi, chủ cửa hàng bật vô tuyến sang kênh NHK, kênh truyền hình quốc gia. Một nữ phát thanh viên trẻ nghiêm nghị loan báo Trung quốc đang đe dọa tấn công hạt nhân Nhật bản. Dân chúng nên nghe và làm theo những gì mà các quan chức địa phương nói với họ.
Ngay trước khi các chương trình phát thanh công cộng bắt đầu, người đứng đầu Ủy ban Phòng chống các thảm họa khu Koto đã gửi một thông điệp tới những người làm công tác tình nguyện địa phương qua hệ thống gồm 533 loa công cộng của khu đặt tại nhà những người tình nguyện. Ông này kêu gọi họ hãy chủ động trong việc giúp đỡ những người hàng xóm của họ. “Nếu họ hỏi vì sao thì hãy thông báo với họ rằng Trung quốc đe dọa ném bom chúng ta”.
Tình trạng khẩn cấp vẫn thường được nói tới và được người dân chuẩn bị phòng ngừa một cách chu đáo được hiểu là tình trạng do thảm họa động đất gây nên. Ngày 01 tháng Chín hàng năm là ngày kỷ niệm sự kiện diễn ra vụ động đất lớn ở vùng Đại Kanto vào năm 1923, trận động đất đã tàn phá toàn bộ Tôkyô, hàng năm cứ đến ngày 1 tháng Chín là người ta lại dành nguyên ngày này cho các công dân mẫu mực của Koto, mà thực ra là những công dân mẫu mực của Nhật bản, thực hành những gì mà họ sẽ phải làm sau một vụ động đất lớn. Ngày 06 tháng Tám năm 1945, người Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima; ba ngày sau đó đến lượt Nagasaki.
Tuy nhiên, không có một ngày mùng 6 thángTám nào được dành riêng để thực hành những gì phải làm trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công hạt nhân. Chính phủ Nhật bản không có một kế hoạch như vậy để đối phó với cuộc tấn công nguyên tử. Thảm họa duy nhất mà Koto thậm chí chỉ được chuẩn bị một phần để đối phó là một vụ động đất: các quan chức địa phương đã phải sử dụng những thủ tục khẩn cấp trong trường hợp có động đất thông qua hệ thống loa công cộng của khu.
Koto gặp phải vấn đề rắc rối với tình trạng khẩn cấp vào buổi chiều thứ năm đó và họ hoàn toàn không biết phải làm gì.