Giới nghiên cứu châu Âu báo động đỏ: Nước biển Vũng Áng chứa 5 hóa chất cực độc

*yEsTeRdAy*

Well-known member
Joined
Dec 2, 2011
Messages
1,019
Points
113
Tin8 - Kết quả nghiên cứu của nữ Tiến sĩ Sinh vật/ Hóa học đang sống và làm việc ở châu Âu cho biết nước biển ở Vũng Áng đang bị nhiễm 5 loại hóa chất độc hại. Thông tin này không giống như kết luận của lãnh đạo Bộ TNMT đã phát biểu trong buổi họp báo công bố nguyên nhân làm cá chết hàng loạt diễn ra vào chiều tối hôm qua (27-4).
Giới nghiên cứu ở châu Âu kết luận nước biển Vũng Áng nhiễm độc ở mức báo động đỏ - Ảnh minh họa: Internet
Nước biển Vũng Áng chứa 5 hóa chất cực độc
Nữ Tiến sĩ tên Nguyễn Thùy Trang cho biết mẫu nước biển đưa về châu Âu thử nghiệm được lấy từ Vũng Áng vào ngày 24-4-2016. Sau 2 ngày thì nghiên cứu của bà cho ra kết quả như đã nói ở trên. Thông tin chi tiết về 5 loại hóa chất độc hại được phát hiện trong mẫu nước biển Vũng Áng cụ thể như sau:
(1) Lead, Chì: Ngộ độc có thể gây suy giảm tinh thần và thể chất nặng.
(2) Cadmium Toxicity: Nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và khí phế thũng, độc hại cho thận theo đường hô hấp mãn tính nếu nuốt phải.
(3) Mercury, Thủy Ngân:Tiếp xúc với thủy ngân ở mức độ cao có thể gây tổn hại cho não, tim, thận, phổi và hệ thống miễn dịch. Mức độ cao của thủy ngân trong máu của thai nhi và trẻ nhỏ có thể gây tổn hại cho hệ thần kinh phát triển, làm cho trẻ ít có khả năng suy nghĩ và tìm hiểu.
(4) Metalloid arsenic,Polychlorinated biphenyls (PCBs): (PCB) là một tổng hợp, hợp chất clo hữu cơ có nguồn gốc từ biphenyl, mà là một phân tử bao gồm hai vòng benzen. PCBs chia sẻ chế độ độc hại giống như chất độc da cam dioxin. Tác động độc hại như nội tiết gián đoạn (đặc biệt là ngăn chặn các hệ thống tuyến giáp hoạt động) và nhiễm độc thần kinh được biết đến.
Bộ TNMT nêu quan điểm cá chết trên diện rộng không liên quan đến nguồn xả thải của nhà máy Formosa. Thông tin này không thuyết phục được nhân dân - Ảnh: Internet
(5) Polynuclear aromatic hydrocarbons (PAHs):Nghiên cứu cho thấy rằng các chất chuyển hóa PAH nhất định sẽ tương tác với DNA và trở thành genotoxic, gây ra khối u ác tính và tổn thương gen di truyền ở người. Ở người, tiếp xúc với các hỗn hợp của PAHs gây nguy cơ tổn hại đáng kể cho phổi, da, và là nguyên nhân gây ung thư bàng quang.
Tiến sĩ Trang cảnh báo người dân không nên tắm biển và ăn hải sản trong giai đoạn này. Đặc biệt là người dân ở các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế - những nơi đang hứng chịu đại nạn thủy hải sản chết hàng loạt. Theo Tiến sĩ này thì có thể các nhà nghiên cứu ở Việt Nam cũng đã tìm ra kết quả này nhưng chưa công bố thông tin rộng rãi cho nhân dân.
Vì sao kết luận nước biển nhiễm độc chỉ có trong 2 ngày sau khi thử nghiệm?
Trước hiện trạng cá chết phơi xác trắng bờ biển, giới chức Việt Nam dành một sự im lặngbất thường suốt gần 1 tháng. Sau đó, chiều tối ngày 27-4, lãnh đạo Bộ Tài nguyên & Môi trường (TNMT) công bố nguyên nhân cá chết là do yếu tố tự nhiên (thủy triều đỏ) và tác động của con người (?). Đồng thời, Bộ khẳng định chưa tìm thấy mối liên quan nào chứng minh chất xả thải của nhà máy gang thép Formosa với tình trạng hải sản chết. Bộ cần thêm thời gian để tìm ra nguyên nhân thực sự của vấn đề.
ca-chet-tin8-4.jpg
Trong giai đoạn này, người dân không nên tắm biển và ăn hải sản. Đặc biệt là ở những vùng xảy ra "đại nạn" - Ảnh: Internet
Trong khi đó, chỉ trong 2 ngày kể từ khi lấy mẫu nước biển ở Vũng Áng (24-4), nhà nghiên cứu ở châu Âu đã cho ra kết quả xác thực (26-4). Giới phân tích cũng nhận định rằng thực ra có rất nhiều cách để xác định chính xác loại hóa chất gây nên hiện tượng cá chết. Một trong những cách đó là dùng phương pháp Atomic Absorption Spectroscopy (AAS) có thể tìm ra những kim loại nặng hấp thụ trong cá chết hoặc Gas Chromatography Mass Spectroscopy (GC-MS) xác định hàm lượng vết các chất hữu cơ. Thí nghiệm này chỉ cần một người có trình độ cử nhân hóa học cũng thực hiện được.

Kết luận của lãnh đạo Bộ TNMT không có luận điểm nào cho thấy hải sản ở vùng biển Bắc Trung Bộ nước ta đang bị đầu độc. Điều này hoàn toàn trái ngược với kết quả nghiên cứu của giới nghiên cứu ở châu Âu. Hơn lúc nào hết, người dân đang cần sự xác thực có tính thuyết phục của Chính phủ Việt Nam.
KHÁNH HÒA (Tin8. Bài viết tham khảo tư liệu của TS Nguyễn Thùy Trang)
 
Top Bottom