Lễ hội Kỳ Yên nét đẹp hồn quê

MinhThy

<marquee behavior="alternate" scrollamount="1"><fo
Joined
Nov 17, 2011
Messages
3,907
Points
113
Cờ ngũ sắc tung bay, trống kèn nổi lên, người người náo nức, rộn rã hướng về không gian thiêng liêng - Đình thần, với lòng thành kính và biết ơn các vị phúc thần và các bậc tiền nhân đã có nhiều công lao tạo dựng quê hương, xây nên cơ nghiệp.

P4-BA636-1.jpg

Sắc thần được để tại đình trong ba ngày lễ, đến chiều ngày cuối cùng lại đưa sắc thần về nơi cất giữ, gọi là Lễ hồi sắc

P4-BA636-2.jpg

Cúng đình là dịp để trung hòa đời sống văn hóa tinh thần của những người nông dân cả năm làm việc vất v

P4-BA636-3.jpg

Ban trị sự đình trang hoàng bàn thờ thần thật chu đáo, trang nghiêm trong ngày cúng

Cờ ngũ sắc tung bay, trống kèn nổi lên, người người náo nức, rộn rã hướng về không gian thiêng liêng - Đình thần, với lòng thành kính và biết ơn các vị phúc thần và các bậc tiền nhân đã có nhiều công lao tạo dựng quê hương, xây nên cơ nghiệp.

Hầu như mỗi làng ở ĐBSCL đều có ngôi đình để thờ thần. Thần có thể là người có công lớn với địa phương được dân chúng lập đình thờ phụng, hoặc được nhà vua sắc tước ban tặng, hay nhân vật lịch sử được suy tôn... Hàng năm, tùy theo từng địa phương đều tổ chức Lễ hội Kỳ yên (cầu an) trong 3 ngày, tạ ơn đất trời đã cho con người cuộc sống ấm no, mưa thuận gió hòa, vạn sự bình an...

P4-BA636-5.jpg

Lễ vật tế thần tùy thuộc vào công việc làm ăn của người dân trong vùng

P4-BA636-6.jpg

Rước sắc thần về đình

P4-BA636-4.jpg

Thanh thiếu niên trong xóm cũng có dịp làm quen, bày tỏ tình cảm với nhau trong những đêm vui hội

P4-BA636-7.jpg

Trong những ngày diễn ra Lễ hội Kỳ yên, trẻ em luôn có mặt thật sớm, cùng nhau tham gia trò chơi, mua sắm...

Sau phần nghi thức lễ: Rước sắc thần về đình; dâng hương, dâng rượu, dâng trà và đọc bài văn tế cầu nguyện, cảm tạ; là phần hội được tổ chức trang trọng. Đây là phần sôi động và vui tươi nhất trong dịp cúng đình nên dân làng tham gia rất đông. Họ được tự do xem hát, tham gia các trò chơi, trao đổi tâm tình, thăm hỏi chuyện làm ăn và cùng nhau ăn uống vui vẻ...

Lễ hội đình làng còn là cầu nối tâm linh giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa của con người và vốn di sản tinh thần của dân tộc; nơi chúng ta luôn muốn tìm về trong dòng chảy bộn bề của cuộc sống.

MỘNG THƯỜNG
 

tymkp1225

Quy ẩn gian hồ
Joined
Mar 23, 2011
Messages
1,182
Points
83
Hình như lễ hội này ở Hà Tiên phải hông Minh Thy?
 

MinhThy

<marquee behavior="alternate" scrollamount="1"><fo
Joined
Nov 17, 2011
Messages
3,907
Points
113
Cái này là lễ hội phổ biến của cư dân vùng đồng bằng sông Cửu Long, được tổ chức hằng năm vào các ngày 15, 16, 17 âm lịch (tháng tổ chức phụ thuộc từng địa phương) khắp các đình làng Nam Bộ. MT cũng chưa nghe nói là của riêng nơi nào hết
 
Top Bottom