Loạt ảnh phơi bày sự thật về tượng Phật 'sắc dục'

ChÂu DũNg

* kEeP sIlEnce *
Staff member
Joined
Apr 14, 2011
Messages
2,750
Points
113
Bức tượng Phật khiến nhiều người nhiều người “đỏ mặt” có nguồn gốc từ… dãy núi Himalaya
a1-7.jpg
Hình ảnh cô gái khỏa thân trong bức tượng Phật “nhạy cảm” đã gây nên những​
cuộc tranh cãi nảy lửa trong cộng đồng mạng VN.​
Nghi vấn về nhân vật này đã có câu trả lời.​
a2-6.jpg
“Cô gái” đó chính là Shakti – tên tiếng Phạn của một lực lượng siêu nhiên​
đại diện cho năng lượng vũ trụ sơ khai, khởi nguồn của sáng tạo, sự sinh​
sản và mang bản chất nữ tính.​
a3-3.jpg
Shakti có nguồn gốc từ Ấn Độ giáo, đôi khi còn được hiểu như​
“Mẹ thiên chúa vĩ đại” trong thế giới quan của Ấn Độ giáo.​
a4-1.jpg
Thuật ngữ Shakti được du nhập vào Phật giáo Mật Tông sau khi tông phái này ra đời.​
a5-1.jpg
Nepal và Tây Tạng, những vùng đất nằm trên dãy Himalaya là nơi Mật Tông​
phổ biến nhất. Tại đây, hình tượng Shakti ôm Phật được gọi là Hoan Lạc Phật.​
a6.jpg
Trong Ấn Độ giáo cũng có một hình ảnh tương tự Hoan Lạc Phật,​
đó là thần Shiva - tượng trưng cho sự hủy diệt - kết hợp với Shakti -​
sự sáng tạo (như trong ảnh).​
a7.jpg
Khi được đưa vào Phật giáo, Shakti không còn mang ý nghĩa nguyên bản​
là sự sáng tạo và sinh sản. Thay vào đó, Shakti trở thành biểu tượng của trí tuệ.​
a8.jpg
Sự “âu yếm”, “ôm ấp” giữa Đức Phật và Shakti chính là sự kết hợp viên mãn​
giữa thể xác và trí tuệ, trong đó thể xác tìm kiếm sự giải thoát thông qua trí tuệ.​
a9.jpg
Sự “hoan lạc” trong Hoan Lạc Phật là sự hoan lạc của một con người đã khai​
mở trí tuệ chứ không phải sự hoan lạc dục tính giữa nam và nữ.​
a10.jpg
Có thể ví von, nếu thành tựu cao nhất trong mối quan hệ nam nữ phàm tục​
là “lên đỉnh”, thì thành tựu của mối quan hệ giữa Đức Phật và Shakti​
chính là cõi Niết Bàn.​
a11.jpg
Bên cạnh cách giải thích như trên, còn có nhiều quan niệm khác về ý nghĩa​
của hình tượng Hoan Lạc Phật.​
a12.jpg
Một quan điểm cho rằng người phụ nữ không mảnh vải che thân với những​
động tác gợi tình tượng trưng cho sự quyến rũ trần tục.​
a13.jpg
Trong khi đó sự bình thản của Đức Phật là minh chứng cho cái tâm đã được​
giải thoát khỏi bụi trần.​
a14-1.jpg
Chính sự giải thoát này là niềm hoan lạc vĩ đại nhất mà một con người có thể​
đạt được trong kiếp sống của mình.​
a15.jpg
Một thuyết khác coi người phụ nữ khỏa thân là tượng trưng cho tín đồ dị giáo.​
Thái độ của người phụ nữ này chính là biểu hiện sự hàng phục giáo lý nhà Phật.​
a16.jpg
Trở lại với bức tượng “gái khỏa thân ôm Phật” làm xôn xao dân mạng Việt Nam.​
Dù không thể xác định bức ảnh được chụp ở đâu, nhưng chắc chắn những bức​
tượng như vậy có thể được tìm thấy dễ dàng tại Tây Tạng, Nepal và một số​
vùng khác ở Nam Á, nơi có Phật giáo Mật Tông.​
a17.jpg
Việc dư luận Việt Nam đưa ra những suy diễn “không lành mạnh” về​
bức tượngHoan Lạc Phật mà không tìm hiểu về ý nghĩa cao quý của bức tượng​
này thực sự là một điều đáng tiếc.​

(Theo Kiến Thức)
 
Top Bottom