Rằm tháng Giêng, cúng sao cho đúng?

*yEsTeRdAy*

Well-known member
Joined
Dec 2, 2011
Messages
1,019
Points
113
Có câu: “Cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng”. Với người Việt, Tết Nguyên tiêu là ngày cúng lễ vô cùng thiêng liêng dịp đầu năm mới.

Vì sao rằm tháng Giêng được gọi là Tết Nguyên tiêu?

Tết Nguyên tiêu, tứcrằm tháng Giênglà ngày rằm đầu tiên của năm mới. Ngày này còn được biết đến là “hội hoa đăng” hay “lễ hội đèn hoa”. Tại Trung Quốc, người ta còn tổ chức lễ hội đèn lồng để kỷ niệm đêm rằm quan trọng này, cũng là để chính thức kết thúc những ngày Tết Nguyên đán cổ truyền.

Có rất nhiều truyền thuyết liên quan tới ngày lễ ý nghĩa này.

Truyền thuyết thứ nhất kể rằng: Ngày xửa ngày xưa có một con thiên nga từ trên thiên đình bay xuống hạ giới đã bị một người thợ săn bắn chết. Để trả thù cho con thiên nga, Ngọc Hoàng đã sai một đội quân thiên đình đúng ngày 15 tháng 1 xuống hỏa thiêu toàn bộ con người và động vật dưới hạ giới. Rất may cho loài người là có một số vị thần trên thiên đình không đồng ý với quyết định có phần hơi nặng tay của Ngọc Hoàng. Họ đã liều mình xuống hạ giới để hiến kế cho chúng sinh. Thế là vào ngày đó, nhà nhà treo đèn lồng và bắn pháo hoa để trên thiên đình tưởng rằng nhà cửa của họ đã bị phóng hoả. Nhờ đó mà loài người mới thoát khỏi cảnh diệt vong.

1-23.jpg

Truyền thuyết thứ hai kể rằng: Vào thời Hán Vũ Đế, có một cô gái trẻ sống trong cung bị cấm về thăm cha mẹ vào ngày 15 tháng 1 đã có ý định lao xuống giếng để tự vẫn. Cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của cô gái, một vị quan cận thần đã nghĩ ra một kế để giúp cô. Ông tâu với Hán Vũ Đế rằng, ngày 16 tháng 1, thiên đình sẽ sai hỏa thần xuống thiêu rụi kinh thành. Để tránh tai họa đó, mọi người phải treo đèn lồng trước cửa nhà mình và ngoài đường vào ngày 15. Theo lệnh của Hán Vũ Đế, ngày đó mọi nhà đều treo đèn lồng, nhân lúc mọi người đang mải ngắm những chiếc đèn xinh xắn đó, cô gái trẻ đã trốn về nhà thăm cha mẹ mà không hề ai biết.​

Những truyền thuyết trên lý giải khá thú vị về nguồn gốc ra đời của lễ đèn lồng trong đêm rằm đầu tiên của năm mới. Một số học giả cho rằng, lễ hội này bắt nguồn từ truyền thống dùng lửa để xua đuổi xui xẻo và kỷ niệm ngày lễ hội đầu xuân của người dân.​

Cúng rằm tháng Giêng thế nào?
Ngoài tới chùa cầu bình an, may mắn, sức khỏe đầu năm trong dịprằm tháng Giêng, người Việt cũng rất coi trọng lễ cúng tại nhà. Để đónTết Nguyên tiêu, các gia đình thường sắm hai lễ: một là cúng Phật, cúng thần linh, hai là cúng gia tiên vào giờ ngọ.​

Cúng Phật thường có mâm lễ chay tinh khiết và hương hoa đèn nến. Phật tử có thể tụng một thời kinh Phổ Môn hoặc kinh Dược Sư trước bàn thờ Phật để cầu bình an cho gia đạo, hoặc dâng hương và đọc bài ca tụng công đức của Đức Phật:​
Tán Phật
"Phật thân rực rỡ tựa kim san​
Thanh tịnh không gì thể sánh ngang​
Vô Thượng Chí Tôn công đức mãn​
Cúi đầu con lạy​
Phật Sơn Vương.​
Phật đức bao la như đại dương​
Bảo châu tàng chứa đủ bên trong​
Trí tuệ vô biên vô lượng đức​
Đại định uy linh giác vẹn toàn.​
Phật tại chân như pháp giới tàng​
Không sắc không hình chẳng bụi mang​
Chúng sinh bái vọng muôn hình Phật​
Bỗng thấy tai nàn tận hóa tan.​
Nam mô Thập phương Thường trụ Tam Bảo (3 lần, 3 lạy)"​
Riêng cúng gia tiên thường là mâm lễ mặn hoặc chay và phải có bánh trôi (chè trôi nước) trong mâm cúng lễ. Cúng bánh này, người Việt muốn gửi gắm ước nguyện về một năm mới hanh thông, trôi chảy. Cúng rằm còn có hương hoa, đèn nến, trầu cau, một ít vàng mã và rượu.​
2-23.jpg


Khi cúng, đọc bài khấn Tết Nguyên tiêu như sau:
Văn khấn Tết Nguyên tiêu (rằm tháng Giêng) tại nhà
"Nam mô A-di-đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần. Con kính lạy cao tằng tổ khảo, cao tằng tổ tỷ, thúc bá đệ huynh, cô di, tỷ muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là:...... Ngụ tại:...... Hôm nay là ngày rằm tháng Giêng năm... gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án. Chúng con kính mời ngày Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật. Chúng con kính mời các các cụ tổ khảo, tổ tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ... nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật. Tín chủ con lại kính mời Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình. Nam mô A-di-đà Phật! (3 lần, 3 lạy)"

(Theo Kiến thức)
 
Top Bottom