tymkp1225
Quy ẩn gian hồ
- Joined
- Mar 23, 2011
- Messages
- 1,182
- Points
- 83
Bất cứ người Việt nào cũng có, và cần có một vùng quê để thương để nhớ. Thật bất hạnh cho ai đó không có được một “vùng thương nhớ” ấy trong hoài niệm tuổi thơ. Mà đã là hoài niệm, thì cho dù nơi ấy có cơ cực tủi nhục đến đâu, có xơ xác lam lũ thế nào, có để lại những dấu ấn buồn đau đến mấy, thì vẫn có sức gọi dậy những vang bóng một thời đầy ắp những kỷ niệm mông lung, ấm áp.
Về làng, ta về làng, hai tiếng ấy giục giã đến nao lòng những người vì cuộc mưu sinh phải xa quê:
...Con đi năm ấy tháng tư,
Lúa chiêm xấp xỉ giỗ từ tháng ba.
Con đi quạnh cửa quạnh nhà,
Cha già đập lúa, mẹ già giũ rơm.
Cha giậm gạo, mẹ vần cơm.
Có con, con vắng, ai làm thay cho.
(“Thư gửi thầy mẹ” - Nguyễn Bính)
Cam ba lần có trái
Bưởi ba lần ra hoa
Anh bước chân đi xa
Từ ngày đầu phòng ngự
Bước qua kỳ cầm cự
Anh có gửi lời về
Cầm thư anh mân mê…
Và rồi làng quê rộn ràng, náo nhiệt hẳn lên khi:
Từ lưng đèo dốc đá mù che
Các anh về xôn xao làng tôi bé nhỏ
Nhà lá đơn sơ nhưng tấm lòng rộng mở
Nồi cơm nấu dở, bát nước chè xanh
Ngồi vui ta kể chuyện tâm tình bên nhau.
(“Bộ đội về làng” - thơ Hoàng Trung Thông,
nhạc Lê Yên)
Những chuyện tâm tình ấy được gửi gắm vào giai điệu trầm lắng trong “Làng tôi” của Văn Cao, gọi dậy những hoài niệm thật da diết của “Làng tôi xanh bóng tre, từng tiếng chuông ban chiều, tiếng chuông nhà thờ rung… đồng quê yêu dấu bóng tre với con thuyền một dòng sông”.
Tiếng chuông nhà thờ ấy điểm xuyết vào âm hưởng sâu thẳm của tiếng chuông chùa vốn ngân vang tự bao đời trong cảnh sắc làng quê, nuôi dưỡng, thanh lọc tâm hồn người nông dân nói lên sự hòa hợp khoan dung trong đời sống tinh thần của làng quê ta, in đậm dấu ấn của truyền thống văn hóa Việt Nam. Một nền văn hóa có sức dung hợp, tiếp nhận những tinh hoa văn hóa của thế giới để làm phong phú thêm đời sống tinh thần của mình. Tuy nhiên, nếu rạch ròi ra thì mãi đến thế kỷ XVII sang thế kỷ XVIII, ở một đôi nơi, làng quê mới có tiếng chuông nhà thờ, và tháp chuông nhà thờ tuy cố xây cao hơn mái chùa làng song không hề làm “thấp” đi ngôi chùa làng trong tâm thức người Việt!
Đất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt. Chùa làng thường gắn với đình làng, một bộ sóng đôi trong tâm thức người Việt, thể hiện sinh động triết lý nhân sinh và tinh thần khoan dung hòa hợp trong đời sống tinh thần và tín ngưỡng dân gian. Chùa làng còn đáp ứng một nhu cầu sâu đậm của đời sống thôn dã, đó là sự cân đối trở lại nét bất bình đẳng trong sinh hoạt cộng đồng làng quê xưa. Nếu ở đình làng, ngoài những ngày sóc vọng lễ tiết có “Hội làng mở giữa mùa thu / Giời cao gió cả giăng như ban ngày” mà cả dân làng đều tụ hội, thì thông thường, chốn đình trung chỉ dành cho các quan viên bàn “việc làng”, đàn bà con gái không được can dự. Để bù lại, có ngôi chùa làng dành cho họ, các cụ, các bà, các cô thôn nữ, và đương nhiên trẻ em được theo bà, theo mẹ, theo chị đến chùa. “Trẻ vui nhà, già vui chùa” nhưng trẻ cũng vui bám váy bà đến chùa để được ăn oản.
Vì vậy, nếu “Cái đình là trung tâm của làng. Làng nào cũng có đền thờ ông thành hoàng. Đình được cất cao ráo khang trang, thế tất theo phong thủy, nơi phong quang nhất làng” (Tô Hoài) thì chùa làng thường được cất nơi thanh vắng, tịch mịch, không câu nệ là ở góc làng, ở ven làng hay ở trung tâm. Dù tọa lạc ở vị trí nào thì ngôi chùa làng vẫn hiện diện vừa thân thiết gần gụi, vừa huyền ảo lay động cõi tâm linh. Một góc kín đáo trong đời sống tinh thần của người làng quê!
Về làng, ta về làng, hai tiếng ấy giục giã đến nao lòng những người vì cuộc mưu sinh phải xa quê:
...Con đi năm ấy tháng tư,
Lúa chiêm xấp xỉ giỗ từ tháng ba.
Con đi quạnh cửa quạnh nhà,
Cha già đập lúa, mẹ già giũ rơm.
Cha giậm gạo, mẹ vần cơm.
Có con, con vắng, ai làm thay cho.
(“Thư gửi thầy mẹ” - Nguyễn Bính)
Cổng làng cổ Đường Lâm. Ảnh: TRUNG NGUYÊN
Còn với người cầm súng ra đi vì sứ mệnh cứu nước của những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp trong “Thăm lúa” của Trần Hữu Thung thì lại có một âm hưởng khác:Cam ba lần có trái
Bưởi ba lần ra hoa
Anh bước chân đi xa
Từ ngày đầu phòng ngự
Bước qua kỳ cầm cự
Anh có gửi lời về
Cầm thư anh mân mê…
Và rồi làng quê rộn ràng, náo nhiệt hẳn lên khi:
Từ lưng đèo dốc đá mù che
Các anh về xôn xao làng tôi bé nhỏ
Nhà lá đơn sơ nhưng tấm lòng rộng mở
Nồi cơm nấu dở, bát nước chè xanh
Ngồi vui ta kể chuyện tâm tình bên nhau.
(“Bộ đội về làng” - thơ Hoàng Trung Thông,
nhạc Lê Yên)
Những chuyện tâm tình ấy được gửi gắm vào giai điệu trầm lắng trong “Làng tôi” của Văn Cao, gọi dậy những hoài niệm thật da diết của “Làng tôi xanh bóng tre, từng tiếng chuông ban chiều, tiếng chuông nhà thờ rung… đồng quê yêu dấu bóng tre với con thuyền một dòng sông”.
Tiếng chuông nhà thờ ấy điểm xuyết vào âm hưởng sâu thẳm của tiếng chuông chùa vốn ngân vang tự bao đời trong cảnh sắc làng quê, nuôi dưỡng, thanh lọc tâm hồn người nông dân nói lên sự hòa hợp khoan dung trong đời sống tinh thần của làng quê ta, in đậm dấu ấn của truyền thống văn hóa Việt Nam. Một nền văn hóa có sức dung hợp, tiếp nhận những tinh hoa văn hóa của thế giới để làm phong phú thêm đời sống tinh thần của mình. Tuy nhiên, nếu rạch ròi ra thì mãi đến thế kỷ XVII sang thế kỷ XVIII, ở một đôi nơi, làng quê mới có tiếng chuông nhà thờ, và tháp chuông nhà thờ tuy cố xây cao hơn mái chùa làng song không hề làm “thấp” đi ngôi chùa làng trong tâm thức người Việt!
Đất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt. Chùa làng thường gắn với đình làng, một bộ sóng đôi trong tâm thức người Việt, thể hiện sinh động triết lý nhân sinh và tinh thần khoan dung hòa hợp trong đời sống tinh thần và tín ngưỡng dân gian. Chùa làng còn đáp ứng một nhu cầu sâu đậm của đời sống thôn dã, đó là sự cân đối trở lại nét bất bình đẳng trong sinh hoạt cộng đồng làng quê xưa. Nếu ở đình làng, ngoài những ngày sóc vọng lễ tiết có “Hội làng mở giữa mùa thu / Giời cao gió cả giăng như ban ngày” mà cả dân làng đều tụ hội, thì thông thường, chốn đình trung chỉ dành cho các quan viên bàn “việc làng”, đàn bà con gái không được can dự. Để bù lại, có ngôi chùa làng dành cho họ, các cụ, các bà, các cô thôn nữ, và đương nhiên trẻ em được theo bà, theo mẹ, theo chị đến chùa. “Trẻ vui nhà, già vui chùa” nhưng trẻ cũng vui bám váy bà đến chùa để được ăn oản.
Vì vậy, nếu “Cái đình là trung tâm của làng. Làng nào cũng có đền thờ ông thành hoàng. Đình được cất cao ráo khang trang, thế tất theo phong thủy, nơi phong quang nhất làng” (Tô Hoài) thì chùa làng thường được cất nơi thanh vắng, tịch mịch, không câu nệ là ở góc làng, ở ven làng hay ở trung tâm. Dù tọa lạc ở vị trí nào thì ngôi chùa làng vẫn hiện diện vừa thân thiết gần gụi, vừa huyền ảo lay động cõi tâm linh. Một góc kín đáo trong đời sống tinh thần của người làng quê!