Trận đánh "bản lề" đưa người Mỹ tới thảm bại tháng 12/1972

*yEsTeRdAy*

Well-known member
Joined
Dec 2, 2011
Messages
1,019
Points
113
Ngày 16/4/1972, Mỹ cho B-52 đánh Hải Phòng phá hủy nhiều nơi mà không mất chiếc nào, nhưng chính “thắng lợi” ấy lại đưa họ tới thất bại “đau đớn” cuối năm 1972.

Trận đánh bản lề
Ngày 16/4/1972, Không quân Mỹ mở chiến dịch Linerbacker ném bom phá hoại trở lại miền Bắc để đáp trả cuộc tổng tấn công của quân ta đang diễn ra tại Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Vào ngày mở màn chiến dịch này, Không quân Mỹ đã cho B-52 ra rải thảm bom xuống Hải Phòng đồng thời cho hàng chục máy bay chiến thuật ném bom Hà Nội.
danhb52_kienthuc_4703_yqod.jpg
B-52 ném bom.​
Đây là lần đầu tiên B-52 bay ra một vùng trời có hỏa lực phòng không mạnh mẽ như Hải Phòng. Rõ ràng năng lực phòng không của miền Bắc không yếu khi có hàng chục tên lửa đã phóng lên không. Tuy nhiên, người Mỹ có quyền phấn khích vì những tên lửa ấy phóng vào chỗ không khi người điều khiển tên lửa bị đánh lừa.

Trong hồi ký Bảo vệ bầu trời, Trung tướng Nguyễn Xuân Mậu – nguyên phó chính ủy Quân chủ Phòng không – Không quân trong thời điểm 1972 kể về trận đánh ngày 16/4 tại Hải Phòng:

“Từ 23h đêm 15/4/1972, trên đã thông báo sẽ có B-52 ra đánh phá Hải Phòng. Lúc này, bộ đội đoàn H63 đang ở trong tình huống diễn tập theo phương án đánh B-52. Các phái viên của quân chủng đang có mặt ở sở chỉ huy và các trận địa. Rõ ràng đây là một điều kiện rất thuận lợi để đơn vị đánh thắng.
2h15 phút, cường kích vào đánh phá. 2h28 phút, trên bảng tiêu đồ ghi tình báo của tổng trạm radar, những tốp B-52 bắt đầu xuất hiện (Sau này ta mới biết đây là những tốp F-4 đóng giả B-52).

2h32 phút, tổng trạm radar lại thông báo có B-52 hoạt động ở độ cao 9 đến 10km. Các đơn vị của trung đoàn 285, 238 đã bắn hết hơn 10 quả đạn. Thấy không hiệu quả gì, sở chỉ huy sư đoàn nhắc nhở các đơn vị phải chú ý đánh chắc thắng, tiết kiệm đạn. Nhưng ngay sau đó, các tốp B-52 thật bắt đầu bay vào và loạt bom đầu tiên nổ vào lúc 2h56phút. Chính lúc này lại không thấy các tiểu đoàn tên lửa phóng đạn. Sở chỉ huy giục bắn thì các đơn vị báo cáo là không thấy gì hết cả. Mãi đến 3h36 phút, lúc loạt bom cuối cùng nổ và B-52 đã quay ra mới thấy có 5 quả đạn phóng lên.
danhb52_kienthuc_4704_cpko.jpg
Trận đánh ở Hải Phòng ngày 16/4/1972, quân Mỹ đã sử dụng F-4 “đóng giả” B-52​
đánh lừa chiến sĩ tên lửa của ta.​
Trung đoàn 238 và trung đoàn 285 là 2 đơn vị được thành lập sớm nhất của bộ đội tên lửa. Cả hai đơn vị đều đã lập được nhiều thành tích xuất sắc trong chiến đấu. Đặc biệt, trung đoàn 238 là đơn vị từng bắn rơi B-52 ở Vĩnh Linh, ở hành lang 559. Quân chủng đã cân nhắc rất kỹ khi điều 2 trung đoàn này về bảo vệ Hải Phòng. Thế mà trận đánh đã diễn ra không đúng như lòng mong muốn của mọi người. Chỉ trong vòng chưa đầy một tiếng đồng hồ, cả hai trung đoàn đã phóng hàng chục quả đạn tên lửa để đổi lấy 1 chiếc B-52 nhưng không phải là rơi tại chỗ”.

Sau Hải Phòng vài giờ, vào lúc 9h sáng, máy bay B-52 cũng bay vào ném bom Hà Nội. Vẫn thủ đoạn giống như ở Hải Phòng, nhiều chiếc F-4 bay ở độ cao 9 đến 10 km và đường bay ổn định để đánh lừa ta. Hàng chục quả tên lửa đã nhằm vào đám F-4 này nhưng vì nó là máy bay chiến thuật, khi phát hiện tên lửa phóng lên là nó cơ động tránh đòn nên ta không hạ được chiếc nào.

Hậu quả là Tổng kho xăng dầu Đức Giang bị thiêu hủy một phần lớn, cháy hơn 1 tuần mới tắt. Ở Hải Phòng, lần đầu tiên bị B-52 rải thảm đã khiến hàng trăm dân thường thiệt mạng”.

Biến chuyển của hai bên sau trận đánh

Về phía Mỹ, sau “thành công” của trận đánh này, Lầu Năm Góc tuyên bố chắc chắn: “Bằng kỹ thuật điện tử, không lực Hoa Kỳ có thể bịt mắt toàn bộ hệ thống radar của Bắc Việt, có thể vô hiệu hóa toàn bộ hệ thống phòng không của đối phương… Giờ đây Không quân Mỹ có thể ném bom vào bất cứ mục tiêu nào trên lãnh thổ Bắc Việt Nam như đi dạo chơi”. Huênh hoang hơn, người ta còn nói rằng: “B-52 chỉ có thể bị rơi do thời tiết, hoặc do trục trặc kỹ thuật chứ quyết không thể bị bắn rơi vì hỏa lực của bộ đội phòng không – không quân Bắc Việt”.
danhb52_kienthuc_4701_fhld.jpg
Bộ đội tên lửa SA-2 bàn phương án chiến đấu.​
Ngược với sự phấn khích của Mỹ, bộ đội phòng không không quân ta những ngày này rất căng thẳng. Trách nhiệm trước Tổ quốc và nhân dân khiến những người lính canh trời ăn không ngon ngủ không yên.

Nhiều cuộc họp đã được tổ chức để rút kinh nghiệm và tìm ra nguyên nhân thất bại của trận đánh ngày 16/4. Trên Bộ Tổng tham mưu cũng cử xuống nhiều cán bộ chuyên môn để hỗ trợ. Sau những cuộc kiểm điểm nghiêm túc, quân chủng phòng không đã nhận rõ thủ đoạn mới của địch là dùng F-4 giả làm B-52. Mặt khác cũng nhìn rõ một thực tế là các trắc thủ lão luyện trưởng thành trong chiến đấu phần lớn đã giải ngũ. Hiện tại đội ngũ trắc thủ tên lửa phần lớn tân binh, còn non kinh nghiệm.
Sau khi nhận rõ nguyên nhân, ta đã tích cực khắc phục nhược điểm của mình đồng thời sáng tạo nhiều chiến thuật, biện pháp để đối phó với các thủ đoạn ngày càng tinh vi của địch. Quá trình đó của ta diễn ra liên tục cho đến tận khi bước vào chiến dịch Linerbacker II.

Tiêu biểu cho việc liên tục rút kinh nghiệm và phổ biến kinh nghiệm của quân ta là việc phát hành và phổ biến cuốn cẩm nang “cách đánh B-52” mà cái tên nổi tiếng của nó là “cẩm nang bìa đỏ”. Không những thế, quân chủng còn tổ chức một đoàn cán bộ đến từng đơn vị chiến đấu để hướng dẫn, huấn luyện. Nhờ những nỗ lực đó, bước vào chiến dịch 12 ngày đêm, toàn bộ các đơn vị tên lửa đã nắm vững những kinh nghiệm chiến đấu với B-52 mặc dù có nhiều tiểu đoàn chưa từng giáp mặt loại máy bay này.
danhb52_kienthuc_4702_lnhi.jpg
Đài thu – phát hệ thống radar điều khiển hỏa lực SNR-75 “đưa đường chỉ lối”​
đạn tên lửa S-75 Dvina hạ B-52.​
Cuốn cẩm nang chỉ vẻn vẹn 30 trang nhưng là kinh nghiệm được tổng hợp và cập nhật trong nhiều năm nên rất thiết thực cho bộ đội tên lửa. Có thể kể một vài điểm: Để phân biệt B-52 giả với thật thì làm động tác phóng tên lửa lên đánh nhử. Nếu mục tiêu không cơ động tức là “bê” thật thì sẽ cho nhiều đơn vị cùng phóng còn nếu mục tiêu cơ động tức là F-4 giả làm “bê”. Để bắn B-52 trong màn nhiễu dày đặc thì dùng các phương pháp bắn 3 điểm và phương pháp vượt trước nửa góc…

Chính sự khác biệt ở hai bên sau trận đánh bản lề ngày 16/4 đã đưa đến kết quả là Mỹ đại bại còn ta chiến thắng giòn giã. Nhà bình luận quân sự Greenwood trong cuốn sách The Vietnam War, ở chương “B-52 trong vai trò ném bom chiến thuật” đã nhận xét rất xác đáng rằng: “5 phi vụ tiến hành hồi tháng 4, đặc biệt là trận oanh tạc Hải Phòng, đã dẫn các nhà vạch kế hoạch Mỹ tới những nhận định sai lầm. Hệ thống phòng không của Hà Nội không phải là yếu – đó là điều đã thấy rõ từ các cuộc oanh tạc trong chiến dịch Linerbacker lần trước, nhưng hiển nhiên điều đó đã được quan tâm quá ít”.

(Kiến Thức)
 

*yEsTeRdAy*

Well-known member
Joined
Dec 2, 2011
Messages
1,019
Points
113
Máy bay B52 suýt 'tuyệt chủng' trên bầu trời Hà Nội

Trong số 81 máy bay Mỹ bị bắn rơi trong trận "Điện Biên Phủ trên không", có tới 34 pháo đài bay B52, khiến báo chí phương Tây nhận định chua cay: "Cứ với tốc độ này, chỉ 3 tháng nữa B52 sẽ bị tuyệt chủng!".

Tháng 4/1972, Mỹ phát động trở lại cuộc chiến tranh phá hoại hòng bóp nghẹt miền Bắc Việt Nam. Mật danh của chiến dịch được đặt là Linebacker I. Trong cuộc chiến bằng không quân và hải quân của Mỹ được tái khởi động, Hà Nội, Hải Phòng và các đô thị lớn khác ở miền Bắc là các mục tiêu chính. Cường độ cũng như mật độ số lần đánh phá những mục tiêu này luôn ở mức cao.

troi-hn-1354848937_500x0.jpg

Những hố bom sau đợt rải thảm của B52.​

Những ngày cuối năm 1972, đỉnh cao của những cố gắng duy trì "thế mạnh" trên bàn thương lượng của Mỹ là "Cuộc ném bom mùa Giáng sinh" - đã được chuẩn bị kế hoạch từ trước với mật danh Linebacker II. Bắt đầu chiến dịch này, ngay đêm đầu tiên (18/12/1972), không lực Mỹ đã huy động tới 90 lần mỗi chiếc B52 và 163 lần mỗi chiếc máy bay chiến thuật, tập kích liên tiếp vào các mục tiêu trọng yếu của Hà Nội như sân bay Nội Bài, Gia Lâm, đài phát thanh Mễ Trì, ga Đông Anh... và đặc biệt là Sở chỉ huy Quân chủng Phòng không - Không quân, Sở chỉ huy Sư đoàn phòng không 361.

Trong cuộc đụng độ lịch sử với B52 trên bầu trời Hà Nội, một trong những lực lượng có vai trò rất quan trọng là radar. Với những bài học kinh nghiệm đúc rút từ khắp các chiến trường, từ nhiều trận đánh với B52 trước đây, lực lượng radar đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phát hiện sớm mục tiêu.

19h10 tối 18/12/1972, Đại đội radar 45, Trung đoàn 291 thông báo sớm 35 phút trước khi B52 vào đánh phá Hà Nội. Đây là khoảng thời gian vô cùng quý giá để các Tiểu đoàn tên lửa chủ động đón hướng và quyết định thời cơ phóng đạn. Lúc 20h13, kíp chiến đấu Tiểu đoàn 59, Trung đoàn tên lửa 261 đã phóng đạn tiêu diệt mục tiêu. Chiếc B52 đầu tiên trúng đạn bùng cháy sáng rực trên bầu trời Hà Nội, như một pháo đài khổng lồ lao xuống cánh đồng Chuôm (xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội). Kết thúc ngày đầu tiên của "Điện Biên phủ trên không", bộ đội tên lửa đã tiêu diệt 3 máy bay B52.

Trong giai đoạn I của chiến dịch Linebacker II, máy bay Mỹ đã liên tục đánh phá Hà Nội trong 6 ngày, 7 đêm; trút hàng ngàn tấn bom đạn xuống mảnh đất từng được mệnh danh là "Thăng Long phi chiến địa". Với hoả lực phòng không hiệu quả của Việt Nam, kẻ thù đã phải chịu những tổn thất nặng nề với 52 máy bay bị bắn rơi, trong đó có 18 chiếc B52.

Bước vào giai đoạn II, từ đêm 26/12/1972, Mỹ huy động 105 máy bay B52 và 100 máy bay chiến thuật yểm trợ, đánh ồ ạt từ nhiều hướng vào nhiều mục tiêu khác nhau ở Hà Nội, Hải Phòng. Không chỉ nhằm vào các mục tiêu quân sự, chính trị, B52 còn ném bom "rải thảm" vào các khu dân cư đông đúc ở Hà Nội như Khâm Thiên, An Dương, làm chết rất nhiều người.

Rút kinh nghiệm đợt I, chúng thay đổi thủ đoạn, chiến thuật, thay đổi đường bay, tăng cường gây nhiễu, phóng bom tạo thành những "đám mây nhiễu kim loại" bao phủ bầu trời nhằm che mắt hệ thống radar... Tuy nhiên, ngay trong đêm 26/12, đã có 18 máy bay Mỹ bị tiêu diệt, trong đó có 8 B52 (có 4 chiếc rơi tại chỗ)... Thực trạng trên khiến báo chí phương Tây nhận định chua cay: "Cứ với tốc độ này, chỉ 3 tháng nữa B52 sẽ bị tuyệt chủng!".

xac-b52-1354848937_500x0.jpg

Xác một B52 bị hạ gục trên bầu trời Hà Nội.
Trong 12 ngày đêm cuối năm 1972, Mỹ đã sử dụng 741 lượt B52 để trút xuống Hải Phòng và Hà Nội hơn 20.000 tấn bom hủy diệt các mục tiêu dân sự: bệnh viện, khu dân cư, trường học... Tội ác này đã phải trả giá đắt. Mỹ thiệt hại 81 máy bay, trong đó có 34 "pháo đài bay" B52, 5 "cánh cụp cánh xòe" F 111; 43 phi công Mỹ bị bắt sống... Nếu tiếp tục mức độ tổn thất như 12 ngày đêm cuối tháng 12 trên bầu trời Hà Nội, Mỹ sẽ hết máy bay chiến lược B52 trong vài tháng. Trầm trọng hơn là tổn thất to lớn về lực lượng phi công lái B52 - thứ còn khó thay thế hơn B52.

Mức độ B52 bị tiêu diệt đạt 17,6% (34/193 chiếc B52 của Mỹ huy động vào chiến dịch; Mỹ có tổng số 400 B52 thời điểm đó) - vượt xa mức Nhà trắng có thể chấp nhận được, buộc Mỹ phải chấm dứt cuộc tập kích chiến lược và trở lại Hội nghị Paris... Gần 1 tháng sau, ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris được ký kết, mở ra một giai đoạn mới cho sự nghiệp thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam.

Máy bay chiến lược B52, vốn được mệnh danh là "Siêu pháo đài bay"; cao hơn 12 mét, dài hơn 49 mét, sải cánh hơn 56 mét và nặng trên 200 tấn. Một chiếc B52 có thể mang 30 tấn bom, bay cao 20 km và liên tục 20.000 km, không cần tiếp nhiên liệu. Với những tính năng ưu việt và được đội hình máy bay tiêm kích, máy bay gây nhiễu điện tử dày đặc bảo vệ, B52 là "con quái vật" rất khó bị tiêu diệt... Song, trong 12 ngày đêm kiên cường chiến đấu, quân và dân thủ đô đã đập tan cuộc tập kích chiến lược của không quân Mỹ. Tổng số 81 máy bay Mỹ trong đó có 34 chiếc B52, 5 chiếc F111A, 21 chiếc F4C-E... đã tan xác trên bầu trời Hà Nội, Hải Phòng...; hàng trăm giặc lái bị tiêu diệt hoặc bị bắt sống.

(Theo An ninh Thủ đô)
 

*yEsTeRdAy*

Well-known member
Joined
Dec 2, 2011
Messages
1,019
Points
113
Chỉ riêng trận chiến tháng 12/1972 ở miền Bắc, quân đội ta bắn rớt hơn 460 chiếc máy bay B52 đủ loại của Mỹ:hongio:
ps,
"Theo như tìm hiểu ở các trang webs Việt."

http://www.airliners.net/aviation-forums/military/read.main/18199/

Vsa340600
uk.gif
From United Kingdom, joined Jan 2004, 37 posts, RR: 0

Posted Sun Feb 29 2004 02:29:14 your local time
Sun Feb 29 2004 02:29:14 UTC
(9 years 9 months 3 weeks 3 days 16 hours ago) and read 27165 times:


Hi All,

How many B-52's were lost during the Vietnam war?. My brother is doing a essay on the Vietnam war and is doing a piece on the Military aircraft used in the war. Any idea's to the number lost and if possible the dates and locations.

Cheers

Mat

user_offline.gif
IMissPiedmont
us.gif
From United States of America, joined May 2001, 6246 posts, RR: 36

Reply 7, posted Mon Mar 1 2004 02:52:18 your local time
Mon Mar 1 2004 02:52:18 UTC
(9 years 9 months 3 weeks 2 days 16 hours ago) and read 26862 times:
A very quick perusal of my databases came up with the following.

56-0584 s/d 12.26.72 Kinh No, N. Vietnam (crashed U-Tapao)
56-0599 s/d 12.27.72 near Hanoi
56-0605 s/d 12.27.72 nr Trung Quan, N. Vietnam (SAM hit)
56-0608 s/d 12.19.72 over Hanoi (SAM hit)
56-0622 s/d 12.20.72 nr Yen Vien, N. Vietnam (SAM hit)
55-0116 dber 1.13.73 Da Nang AB (landed w/ battle damage)
55-0110 s/d 11.22.72 over Vinh, N. Vietnam (crashed in
56-0601 w/o 7.8.67 Da Nang Vietnam (emergency landing)
56-0601 w/o 7.8.67 Da Nang Vietnam (emergency landing)
55-0050 s/d 12.22.72 Bach Mai, N. Vietnam (SAM hit)
55-0056 s/d 1.4.73 Vinh, N. Vietnam (crashed in South Vietnam)
55-0061 s/d nr Bach Mai, N. Vietnam (SAM hit)
56-0669 s/d 12.21.72 Hanoi (crashed in Laos ; SAM hit)
56-0674 s/d 12.26.72 nr Giap Nhi, N. Vietnam (SAM hit)
57-6481 s/d 12.20.72 nr Yen Vien, N. Vietnam
57-6496 s/d 12.20.72 Yen Vien, N. Vietnam (SAM hit)
58-0169 s/d 12.21.72 Kinh No, N. Vietnam (SAM hit)
58-0198 s/d 12.21.72 nr Kinh No, N. Vietnam (SAM hit)
58-0201 s/d 12.18.72 nr Yen Vien, N. Vietnam (SAM hit)
58-0246 s/d 12.19.72 nr Kinh No, N. Vietnam

More than 11 but not by much. Note also that 3 of the above made it back to base.
 
Top Bottom