- Joined
- Nov 17, 2011
- Messages
- 5,260
- Points
- 113
“Gái” quê…
(Sheiran)

Mở đầu
Căn nhà cấp 4 đơn giản, diện tích tầm dưới 60m2. Nền gạch tàu, vách tường, mái tole, bên trong có 2 căn phòng tạm nho nhỏ 1 vách tường 3 vách tole – cửa ra vào là cái ô hình chữ nhật được trang trí bởi mảnh vải hoa hoè sặc sỡ dùng vén tới vén lui.
Bộ ghế salon nhàu nhĩ không biết là hàng three ass, four ass hay bao nhiêu ass… chứ nói gì second ass (nói second hand thì không được “xác thực” cho lắm).
Một tên đàn ông không quan trọng trẻ già, quan trọng là có dáng dấp đủ bặm trợn mà vui vẻ.
Một người phụ nữ nhanh nhẹn trông nôm bao quát hết chuyện hậu cần.
Cuối cùng thứ không thể thiếu đó là một ả đàn bà trắng trẻo do công nghệ của mớ kem phấn rẻ tiền, miệng lúc nào cũng giả lả nói cười, tay vòng xi men lấp lánh.
Thế là đủ điều kiện để bước ra làm ăn ở miệt vườn. Đủ điều kiện để mở quán café – café miệt vườn…
* * *
Ở mấy thành phố lớn, cái mảng “em út và đèn mờ”, hay gọi là “bia ôm, karaoke ôm”, đơn giản hơn thì “café ôm”. Nói chung cách dùng từ “thuần tuý” quá, giới thiệu “thuần tuý” quá, lại “hiện thực” khá trần trụi. Ví dụ không cần suy nghĩ nhiều cũng biết vô “bia ôm” nghĩa là vào đó uống bia và ôm, cũng có khi uống rượu, mà chắc là hi hữu, vì đa phần khách vô đây đã “khởi động” phần uống ở đâu đó rồi, chủ yếu tìm cái phần còn lại thôi.
Ở mấy tỉnh lẻ thì khác, dân quê người ra cũng “ý nhị” hơn, có chăng chỉ là “café đặc biệt”. Đơn giản vậy thôi nhưng điều đầu tiên ai cũng nghĩ đến là: “Café có gì đặc biệt? Đặc biệt nghĩa là sao? Đặc biệt là đặc biệt cái gì?...”. Đó! “đặc biệt” là ở chỗ đó…
Đặc biệt hơn thành phố ở chỗ, khách vào đây có thể uống bia, uống rượu đế, uống café, thậm chí là uống… trà đá… vẫn được “ôm” như thường. Muốn ca có ca, muốn nhạc có nhạc, mà là nhạc sống hẳn hoi.
Tiếp viên ở thành phố lớn vận trang phục “áo 20 phân, váy 10 phân” để khách có cảm giác “về với thiên nhiên”. Tiếp viên vùng quê chân chất với đồ bộ, với áo bà ba… ta nói cảm giác “gần với cội nguồn” nó thân thương lắm…
Tiếp viên ở thành phố lớn boa 200.000 còn ỏng eo không muốn nhận, muốn ra ngoài “vui thêm” còn phải giả vờ dụ dỗ hay tán tỉnh mặc dù thật ra nói thẳng “có khách đã mừng thấy mziạ”. Tiếp viên ở quê không thích giả vờ hay ỏng ẹo, cứ bỗ bả thế thôi, thích thì ngã giá.