Từ Cung Thái hậu: Cung nữ nghèo thành Hoàng Thái hậu triều Nguyễn

*yEsTeRdAy*

Well-known member
Joined
Dec 2, 2011
Messages
1,019
Points
113
Bà Lê Thị Dinh – người cung nữ thân cận nhất của Từ Cung Thái hậu – đã theo hầu Đức Từ Cung từ năm 16 tuổi cho đến tận lúc bà qua đời chính là người chứng kiến rõ nhất những năm tháng thăng trầm trong cuộc đời vị Hoàng Thái hậu cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam.

Là Hoàng Thái hậu cuối cùng của triều Nguyễn, cuộc đời Từ Cung Thái hậu là một cuộc đời kỳ lạ, nhưng cũng đầy thăng trầm theo những biến cố của lịch sử. Từ một cung nữ nghèo phục vụ Tiên Cung Hoàng hậu trở thành Hoàng Thái hậu quyền uy muôn trượng, nhưng Đức Từ Cung cũng phải trải qua không ít sự cay đắng của phận đàn bà dưới chế độ phong kiến.

Lời tiên đoán kỳ lạ của 1 thầy phong thủy về một hoàng hậu tương lai

Bà Lê Thị Dinh – người cung nữ trung thành nhất, người cận kề bên Từ Cung Thái hậu cho đến lúc lâm chung, giờ đã 91 tuổi nhưng tóc bà chưa hề bạc, răng chưa rụng. Ngày ngày bà vẫn đọc báo để theo dõi tình hình thời sự. Nhưng điều khiến người ta trầm trồ thán phục nhất là đến cái tuổi xưa nay vô cùng hiếm này, bà vẫn hoàn toàn minh mẫn khi kể về những năm tháng phục vụ Từ Cung Thái hậu, từ lúc Đức Từ còn là một Hoàng Thái hậu uy nghi, cho đến khi triều Nguyễn đã suy vong.

Có thể nói cho đến thời điểm này, bà Dinh là người duy nhất còn sống am hiểu tường tận về cuộc đời Từ Cung Thái hậu. Một người từng là Hoàng Thái hậu uy nghi khắp thiên hạ, một người là cung nữ bình thường, nhưng vào những năm tháng cuối đời của Từ Cung Thái hậu, bà đã coi người cung nữ trung thành của mình như một người tri âm, tri kỷ, để có thể chia sẻ, trò chuyện và trút bầu tâm sự.

Là cung nữ hầu cận bên Từ Cung Thái hậu trong suốt gàn 60 năm trời, bà Lê Thị Dinh thường được Từ Cung Thái hậu kể về cuộc đời mình. Theo bà Dinh kể, Từ Cung Thái Hậu là người gốc làng Mỹ Lợi, tổng Diêm Trường, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Thân sinh của bà là ông Hoàng Văn Tích, đậu Tú tài, làm Tri huyện Hòa Đa (Bình Định), thân mẫu của bà là bà La Thị Sơn.

Theo gia phả của họ Hoàng làng Mỹ Lợi, thì lúc sinh thời ông Hoàng Văn Tích lấy bà La Thị Huân và có với bà hai người con, một trai một gái. Khi người con gái thứ 2 là Hoàng Thị Như chào đời, ông đón người chị gái của vợ là bà La Thị Sơn đến giúp lo toan việc nhà.

Không hiểu thế nào mà cuối cùng ông lại nảy sinh tình cảm với bà La Thị Sơn, dẫn đến bà La Thị Sơn có con và sinh ra một người con gái tên đặt tên là Hoàng Thị Cúc (ngày 26/1/1890) – người sau này trở thành Từ Cung Thái hậu. Sau khi sinh Hoàng Thị Cúc, bà La Thị Sơn cảm thấy ân hận với em gái, nên đã để lại con gái cho ông Hoàng Văn Tích và bà La Thị Huân nuôi, còn mình thì về quê rồi sau này đi lấy chồng khác.

images514810_1.jpg

Sinh ra trong một gia đình quan Tri huyện, nhưng từ nhỏ, Hoàng Thị Cúc đã sống cuộc sống hết sức vất vả, khó khăn. Ông bà Tri huyện mất sớm, khi Hoàng Thị Cúc còn nhỏ tuổi, phải sống nhờ gia đình người anh trai cả là Hoàng Trọng Khanh. Nhưng chẳng may người anh cả Hoàng Trọng Khanh lại là người ham mê cờ bạc, có bao nhiêu tiền đều ném vào hết các chiếu bạc.

Ngày nhỏ, Hoàng Thị Cúc còn phải đi làm thuê, làm mướn để kiếm tiền về cho gia đình. Sau này khi người anh Hoàng Trọng Khanh ngày càng bê tha cờ bạc, vì gia đình quá túng quẫn, Hoàng Thị Cúc đã bị đưa vào làm cung nữ hầu hạ hai bà Thánh Cung Hoàng hậu và Tiên Cung Hoàng hậu – hai người vợ của vua Đồng Khánh.

Theo lời bà Lê Thị Dinh – người tì nữ thân cận nhất của Từ Cung Thái hậu, thì khi thân sinh bà Hoàng Thị Cúc là ông Hoàng Trọng Tích mất, mộ của ông Hoàng Trọng Tích được đặt tại làng Mỹ Lợi, quê gốc của dòng họ Hoàng.

Một hôm có một ông thầy phong thủy người Trung Quốc tình cờ đi qua làng, khi đi ngang qua phần mộ của ông Hoàng Trọng Tích, thầy phong thủy người Trung Quốc này đột ngột nhìn ngôi mộ và nói: “Mộ phát Hoàng hậu”. Khi nghe thầy phong thủy nói thế, nhiều người dân làng Mỹ Lợi chỉ cười, hoàn toàn không ngờ sau này lời phán đó sẽ linh ứng. Bởi không ai ngờ, cô bé nghèo Hoàng Thị Cúc sau này sẽ trở thành bậc mẫu nghi thiên hạ.

Cuộc sống thực không toàn màu hồng của ái phi vua Khải Định

Thời gian bà Hoàng Thị Cúc làm cung nữ phục vụ bà Tiên Cung Hoàng hậu, Hoàng tử Bửu Đảo - con trai cả của bà Tiên Cung mỗi lần vào thỉnh an mẫu hậu đã để ý đến cô thị nữ Hoàng Thị Cúc.

Lúc đó Bửu Đảo đang giữ chức Phụng Hóa Công và đã có vợ là con gái của đại quan đầu triều Trương Như Cương, nhưng cả hai người sống với nhau lâu mà không có con. Điều này khiến bà Tiên Cung Hoàng hậu vô cùng buồn lòng, vì lo không có người nối dõi. Thế nhưng sau những lần vào thăm bà Tiên Cung Hoàng hậu và gặp thị nữ Hoàng Thị Cúc, Phụng Hóa Công đã nảy sinh tình cảm với Hoàng Thị Cúc, để rồi một thời gian ngắn sau, vào năm 1913, bà Hoàng Thị Cúc sinh hạ công tử Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy (tức vua Bảo Đại sau này).

Phụng Hóa Công là dòng dõi Hoàng tộc, nên Tiên Cung Hoàng hậu không hề vui lòng khi thấy con trai mình yêu và lấy một cung nữ thân phận thấp hèn. Thế nhưng việc bà Hoàng Thị Cúc có con với Phụng Hóa Công đã buộc Tiên Cung Hoàng hậu phải chấp nhận kết duyên cho Phụng Hóa Công và bà Hoàng Thị Cúc.

Cô cung nữ trong cung nghiễm nhiên trở thành vợ của một hoàng tử triều Nguyễn. Năm 1916, Phụng Hóa Công Bửu Đảo được tôn lên làm vua, lấy niên hiệu là Khải Định. Dù vua có hàng chục người vợ xuất thân quyền quý, nhưng với việc sinh hạ được cho vua người con trai duy nhất, bà Hoàng Thị Cúc đã có một vị thế không thể suy chuyển trong triều đình. Bà là vị cung phi được Khải Định sủng ái nhất, được ông phong là Nhị Giai Huệ Phi (1918).

Từ một cô gái có xuất thân nghèo khổ, là thân phận cung nữ hèn kém trong cung rồi trở thành ái phi của vua, với nhiều người mà nói, cuộc đời của Huệ Phi Hoàng Thị Cúc quả có quý nhân phù trợ. Nhưng bà Lê Thị Dinh, người chứng kiến toàn bộ những năm tháng làm vợ vua Khải Định của bà Hoàng Thị Cúc (tức Đức Từ Cung sau này) thì nói rằng cuộc sống trong cung vua phủ chúa, dù đường đường là một ái phi được vua sủng ái của Huệ Phi Hoàng Thị Cúc cũng đầy gian truân và nước mắt.

Tất cả mọi người đều biết sinh thời vua Khải Định là người yếu sinh lý, rất ngại gần đàn bà. Hiếm hoi lắm ngài mới ân ái với các phi tần của mình. Mỗi khi có vị quan nào đó muốn tiến cử con gái vào cung để làm cung phi, Khải Định đều thở dài nói: “Hậu cung của trẫm là một cái chùa. Ai muốn vào đó tu thì cứ việc vào”.

Chính bởi thế nên dù là ái phi được vua yêu chiều nhất, thì Huệ Phi Hoàng Thị Cúc cũng họa hoằn lắm mới được vua gọi tới. Không chỉ chịu cảnh giường đơn gối chiếc, Huệ Phi Hoàng Thị Cúc còn chịu sự đối xử ghẻ lạnh của bà Tiên Cung. Bởi dù đã chấp nhận mối lương duyên này, nhưng việc Huệ Phi Hoàng Thị Cúc không phải con nhà danh giá vẫn khiến bà Tiên Cung vô cùng ác cảm.
 

*yEsTeRdAy*

Well-known member
Joined
Dec 2, 2011
Messages
1,019
Points
113
Khi hoàng tử Vĩnh Thụy mới chào đời, khác với những người mẹ bình thường, Huệ Phi lập tức bị cách ly khỏi con trai. Bà Tiên Cung đón cháu nội về cung của mình, tự chăm sóc, nuôi nấng. Mỗi ngày vài lần, bà Tiên Cung cho gọi Huệ Phi đến cho con bú, rồi lại bắt về. Vì thế Huệ Phi tiếng là làm mẹ nhưng gần như không được một ngày chăm sóc con.

images514814_T__Cung.jpg

Những lúc nhớ con, bà cũng chỉ biết ngồi trong cung mà khóc, không dám đến gặp con, nhưng cũng không dám kêu than với đức vua Khải Định. Sau này khi hoàng tử Vĩnh Thụy lớn hơn một chút, Huệ Phi cũng không được ở gần con. Ngày ngày, nhiệm vụ của bà là lo xem sở thiện sẽ nấu món gì cho hoàng tử ăn và phải đảm bảo sao cho các món ăn đủ chất nhất.

Mỗi lần muốn được đến thăm con, Huệ phi đều phải xin phép bà Tiên Cung, được bà đồng ý mới dám đến. Tuy bị bà Tiên Cung đối xử ghẻ lạnh đủ điều, nhưng Huệ phi chỉ biết cúi đầu chấp nhận, không một lời kêu than, bởi bà là người biết thân phận, luôn ý thức được sự may mắn của mình khi trở thành cung phi của vua.

Sau này khi bà Tiên Cung và vua Khải Định lần lượt qua đời, hoàng tử Vĩnh Thụy lên ngôi, lấy hiệu là Bảo Đại và phong bà là Đoan Huy Hoàng Thái hậu (thường gọi là Từ Cung Thái hậu). Đến lúc này, cuộc đời bà Từ Cung Thái hậu mới bắt đầu có những năm tháng êm đềm, an hưởng phú quý, vinh hoa.

Những nỗi đau trong đời Từ Cung Thái hậu

Thời thơ ấu, Từ Cung Thái hậu không được học hành. Sau này trở thành ái phi của vua Khải Định, bà rất có ý thức phấn đấu học tập. Dần dần bà đọc và viết được chữ Hán và chữ Quốc ngữ. Sinh thời, Từ Cung Thái hậu luôn tâm niệm rằng, vinh hoa phú quý mà bà và họ Hoàng Trọng của bà được hưởng là do triều Nguyễn đem lại và do Đức Phật nhân từ, chính vì thế Từ Cung Hoàng Thái hậu rất trọng đạo Phật và chú tâm đến việc thờ cúng các vị vua triều Nguyễn. Những nghi lễ cúng kỵ trong nội cung bao giờ cũng phức tạp, nhưng mọi nghi lễ, mọi ngày giỗ chạp của các bậc tiền nhân, mọi lăng miếu thờ vị vua nào hay vị hoàng hậu nào, bà Từ Cung đều nắm rõ. Mọi việc cúng kỵ trong cung thời Bảo Đại đều do một tay bà Từ Cung Thái hậu lo lắng, quán xuyến.

Bà Lê Thị Dinh kể, thời bà hầu cận Từ Cung Thái hậu trong nội cung, Từ Cung Thái hậu đã rất sùng đạo Phật. Tháng nào Đức Từ cũng dành ra 10 ngày ăn chay, mỗi ngày lại dành ra vài tiếng đọc kinh, niệm Phật. Khi là Hoàng Thái hậu quyền uy, Đức Từ Cung vẫn ăn uống rất đơn giản. Ngoài 10 ngày ăn chay trong tháng, bữa ăn của bà cũng không bao giờ bày sơn hào, hải vị, mà chỉ bày những món ăn được chế biến đơn giản, bình dân.

Vào ngày 3 tháng hạ - thời điểm các nhà sự ăn chay trường và hành xác, Từ Cung Thái hậu cũng lên chùa Đức Sơn để cùng ăn chay, tụng kinh, niệm Phật với các vị sư trong chùa. Mỗi lần lên chùa kéo dài như thế, Từ Cung Thái hậu chỉ cho một mình bà Lê Thị Dinh theo hầu hạ, phục vụ. ’

Khi ở chùa, Đức Từ cởi bỏ y phục Hoàng Thái hậu, chỉ mặc cái áo xám của người xuất gia và sống kham khổ không khác gì các sư sãi khác trong chùa trong suốt thời gian đó. Từ Cung Thái hậu được coi là người có công lớn trong việc chấn hưng Phật giáo thời nhà Nguyễn. Chính bà đã khuyên vua Bảo Đại dành nhiều tiền đóng góp cho An nam Phật giáo Hội, vận động Bảo Đại góp tiền xây chùa và phát triển Phật giáo.

Là người rất sùng đạo Phật, coi trọng việc lễ bái tổ tiên, nên khi vua Bảo Đại lấy Nam Phương Hoàng hậu, Từ Cung Thái hậu rất buồn rầu, nhưng không thể phản đối. Lúc đó, Nguyễn Hữu Thị Lan – con gái của một nhà tư sản Nam Bộ - được cho là người mà thực dân Pháp chọn cho Bảo Đại và buộc Bảo Đại phải lấy. Bà Nguyễn Hữu Thị Lan theo Thiên chúa giáo, nên khi kết hôn với Bảo Đại, bà yêu cầu Bảo Đại lập tức phải phong mình là Nam Phương Hoàng hậu và tôn trọng nghiêm khắc chế độ một vợ một chồng.
Ngoài ra Nam Phương Hoàng hậu cũng đưa ra những điều kiện khác: điều kiện thứ nhất là buộc vua Bảo Đại phải sang Vatican xin phép Đức Giáo hoàng làm phép cưới; điều kiện thứ hai là không được ép bà cải đạo và không được bắt bà quỳ lạy hay thờ cúng tổ tiên. Những điều này chưa từng có tiền lệ trong triều đình Nguyễn.

Điều đó khiến Từ Cung Hoàng Thái hậu coi như một sự phỉ báng với tổ tiên của nhà Nguyễn. Ngày Nam Phương Hoàng hậu nhập cung, Từ Cung Thái hậu và các quan lại trong triều có đưa Nam Phương Hoàng hậu đi đến các lăng miếu thờ các vị vua đời trước, nhưng đến lăng miếu nào, Nam Phương Hoàng hậu cũng chỉ đứng ngoài chứ nhất quyết không chịu vào.

Các nữ quan phục vụ trong lăng đã thắp đèn sẵn để đợi Hoàng hậu vào vái lậy tổ tiên, thấy Nam Phương Hoàng hậu làm vậy chỉ lắc đầu thở dài: “Tắt đèn đi thôi. Hoàng hậu không vào đâu”. Những lúc có một mình, bà Từ Cung thường hay tâm sự với cung nữ Lê Thị Dinh rằng: “Thôi thì vì thời thế. Hoàng hậu là người của Pháp. Ta có không muốn nghe theo cũng chẳng được”.

Từ Cung Thái hậu và Nam Phương Hoàng hậu không hợp nhau, phần vì khác tôn giáo, phần vì xuất thân khác nhau. Nếu Đức Từ xuất thân bình dân, thì Nam Phương lại là con nhà quyền quý. Bà Nam Phương thường cư xử xã giao, lạnh lùng, xa cách, khiến cho Đức Từ rất phiền lòng.

Tuy thế, Đức Từ lại vô cùng quý mến 5 người cháu nội – con của Hoàng hậu Nam Phương và Bảo Đại. Bà Lê Thị Dinh nhớ lại: “Ngày đó 5 hoàng tử, công chúa đều ở cùng với Nam Phương Hoàng hậu, nhưng không ngày nào Từ Cung Thái hậu không cho người lên đón các hoàng tử, công chúa xuống cung mình chơi. Có ngày vừa mới sáng ra, bà đã sai người lên chỉ để xem các hoàng tử, công chúa đang làm gì, đã dậy chưa, sức khỏe ra sao, hay chỉ để biết các cháu nội của mình đang chơi nghịch gì trong cung”.

Năm 1945, Bảo Đại thoái vị và ra Hà Nội làm cố vấn cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Từ Cung Thái hậu cùng Nam Phương Hoàng hậu và 5 hoàng tử, công chúa rời cung Diên Thọ về sống ở cung An Định – nơi trước đây vua Khải Định đã sống khi còn làm Phụng Hóa Công.

Tháng 12/1946, kháng chiến chống Pháp nổ ra. Lo sợ bom đạn chiến tranh, Nam Phương Hoàng hậu đưa con đi trốn trong một tu viện ở Huế, để mặc Từ Cung Thái hậu ở tại cung An Định. Xa các cháu, bà Từ Cung vô cùng đau lòng.

Sau này, khi biết tin Nam Phương Hoàng hậu đột ngột đưa 5 hoàng tử, công chúa sang Pháp sống để lánh nạn mà không thông báo với mình câu nào, Từ Cung Thái hậu đã khóc hết nước mắt vì nhớ con cháu. Thời gian đó bà sống ở cung An Định, ngày nào cũng hết khóc lại quay sang tụng kinh, niệm phật cho khuây khỏa nỗi buồn xa cách, nhớ thương các cháu.
 

*yEsTeRdAy*

Well-known member
Joined
Dec 2, 2011
Messages
1,019
Points
113
Bà Lê Thị Dinh kể: “Lúc đó Hoàng đế Bảo Đại đang ở Trung Quốc làm nhiệm vụ Bác Hồ giao cho, còn các cháu nội đều ở Pháp, nếu không có niềm an ủi từ Phật pháp thì có lẽ Đức Từ sẽ không sống nổi. Từ Cung Thái hậu là một người phụ nữ vô cùng mạnh mẽ, kiên cường.

Sinh thời, bà luôn tự nhủ mình đã là người của nhà Nguyễn, được nhà Nguyễn ban cho vinh hoa phú quý, thì sống hay chết cũng phải phụng sự nhà Nguyễn, nên những năm chiến tranh, bom đạn ác liệt nhất, dù máy bay liên tục dải bom quanh khu vực cung An Định, không ít người đến đón bà, khuyên bà rời khỏi Huế nhưng bà đều từ chối. Bà bảo dù sống hay chết, ta cũng ở lại Huế, để nhang khói cho tổ tiên Nguyễn Phước tộc. Ngày ấy, theo hầu bà có tôi, 2 cung nữ và 1 người lái xe nữa.

Cạnh cung An Định có một cái chuồng cọp cũ, xây từ ngày xưa. Mỗi lần có bom đạn, chúng tôi lại đưa Đức Từ vào đó tránh bom. Trốn dưới hầm tránh bom thì ăn uống không thể tử tế, chỉ có mấy cái bánh ăn tạm cho đỡ đói, nhưng Đức Từ ăn bánh giữa bom đạn mà mặt thản nhiên như không, không biểu lộ một cảm xúc đau buồn hay lo lắng nào.

Lúc bom đạn bắn phá cung An Định, chúng tôi ngồi trong hầm cũng thấy mặt đất rung chuyển ầm ầm, người nào người nấy hết thảy đều lo lắng, chỉ riêng Từ Cung Thái hậu là hoàn toàn bình thản. Mặc bom đạn, mặc căn hầm rung chuyển dữ dội, bà vẫn nhắm mắt và cầm tràng hạt niệm Phật”.

Từ lúc Bảo Đại thoái vị, cuộc đời Từ Cung Thái hậu cũng thăm trầm theo những biến cố lịch sử. Năm 1945, bà rời cung Diên Thọ về sống ở cung An Định. Đến năm 1950, khi Bảo Đại quay lại với người Pháp và làm Quốc trưởng, bà lại quay về cung Diên Thọ.

Nhưng năm 1954, khi Bảo Đại sang Pháp tị nạn và chính quyền Ngô Đình Diệm làm phản, Từ Cung Thái hậu đã bị Ngô Đình Diệm đối xử rất tệ bạc, đuổi bà ra khỏi cung An Định. Bà Lê Thị Dinh đến giờ vẫn nhớ như in chuyện này: “Ngô Đình Diệm trước là vị quan trong triều Nguyễn, vì không ưa người Pháp mà bỏ đi. Sau này khi gặp bà Nam Phương, Diệm đã dỗ ngon dỗ ngọt Nam Phương Hoàng hậu rằng nếu cho Diệm lên làm Thủ tướng thì Diệm sẽ đưa Hoàng Thái tử Bảo Long lên ngôi vua. Diệm là người theo đạo Thiên chúa, cùng đạo với Nam Phương Hoàng hậu.

Lúc thề thốt với Hoàng hậu, hắn còn quỳ trước Chúa để lấy lòng tin tuyệt đối của bà. Chính vì thế mà Nam Phương Hoàng hậu đã mắc mưu hắn, để rồi sau này khiến vua Bảo Đại bị hắn làm nhục trước toàn dân, khiến cơ nghiệp triều Nguyễn chính thức sụp đổ hoàn toàn. Sau khi nắm được chính quyền trong tay, Ngô Đình Diệm thu hồi ngôi biệt thự của Từ Cung Thái hậu ở Sài Gòn.

Chưa dừng lại ở đó, hắn quay về Huế, ép Từ Cung Thái hậu rời khỏi cung An Định với lý do lấy cung An Định làm nơi nghỉ dưỡng cho một số tay kỹ sư ở Sài Gòn ra Huế chơi. Lần ra Huế, Diệm còn nằng nặc đòi đi qua cửa Ngọ Môn – cửa thành mà bao đời nay chỉ dành cho vua chúa nhà Nguyễn đi.

Lúc ấy Đức Từ là người giữ chìa khóa của Ngọ Môn. Khi Diệm đòi bà đưa chìa khóa cho hắn đi qua Ngọ Môn, Đức Từ rất tức giận và kiên quyết từ chối, coi đó là một sự xúc phạm với vong linh các vị vua đã khuất. Tôi phải khuyên bà mãi, là thời thế không cho phép mình làm khác. Diệm đã cướp được cả chính quyền, thì một cái chìa khóa cổng thành có là gì mà hắn không cướp được. Bà Từ Cung đành phải đưa chìa khóa cho tôi để tôi mở cổng thành cho Diệm. Tôi biết lúc đó lòng bà đau như cắt”.

Khi bị Diệm đuổi khỏi cung An Định, thời gian đầu Từ Cung Thái hậu về sống tại Kiên Thái Vương phủ (nằm ngay cạnh Cung An Định). Kiên Thái Vương phủ cũng là nơi gia đình bà Lê Thị Dinh sinh sống (bà Dinh vốn là chắt của Kiên Thái Vương). Quãng thời gian ở Kiên Thái Vương phủ, Từ Cung Thái hậu cho xây một căn nhà mái bằng nhỏ, có ba gian để sinh sống. Bà cũng cho xây một dãy nhà nhỏ để cho lái xe ở. Sau này khi mua được căn nhà ở 79 Phan Đình Phùng, bà mới dời khỏi Kiên Thái Vương phủ và về đây sinh sống cho đến cuối đời.

Kỳ 2: Từ một cung nữ nghèo, xuất thân thường dân trở thành
Hoàng Thái hậu triều Nguyễn, nhưng sau khi nhà Nguyễn suy vong, cuộc đời của Từ Cung Thái hậu cũng trải qua không ít sóng gió. Bà sống cô đơn và nghèo khó những năm tháng cuối đời, không có con cháu bên cạnh. Đến lúc bà mất, con trai duy nhất là vua Bảo Đại và các cháu nội cũng không có mặt. Người còn lại duy nhất bên bà lúc đó là bà Lê Thị Dinh – người cung nữ trung thành nhất của Từ Cung Thái hậu. Trong số báo tới, BBT Chuyên đề Đang yêu sẽ viết lại chuyện những năm tháng cuối đời của Từ Cung Thái hậu, qua lời kể của người cung nữ hầu cận bên Đức Từ cho đến tận lúc bà nhắm mắt xuôi tay năm 1980.

Thảo Nguyên
 
Top Bottom