Vần trong thơ

Puzzle

Member
Joined
Aug 19, 2010
Messages
68
Points
6
I. Vần trong thơ

Vần bằng : là những chữ không có dấu hoặc mang dấu bằng

Vần trắc: là những chữ mang dấu sắc, hỏi, ngã, nặng

Đã làm thơ là phải gieo vần, không có vần thì dù hay đến mấy cũng không thể gọi là thơ được . Những chữ có cách viết và cách phát âm tương tự nhau thì gọi là vần . Ví dụ như : hoa-hòa , mây-bầy , hương-thường , đời - người v.v.v.

II. Cách gieo vần trong thơ bẩy chữ

1. Cách thứ nhất :Trong khổ thơ gồm 4 câu, gieo vần ở cuối câu 1,2, 4

Ví dụ :

Thu lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngời
Đàn ghê như nước, lạnh trời ơi
Long lanh tiếng sỏi vang vang hận
Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người

Chú ý : theo cách gieo vần này, chữ cuối câu 1,2,4 là vần bằng và chữ cuối câu 3 là vần trắc .

2. Cách thứ hai : Gieo vần ôm - Chữ cuối câu 1 vần với câu 4, chữ cuối câu 2 vần với cuối câu 3

Ví dụ :

Tiếng đàn thầm dịu dẫn tôi đi
Qua những sân cung rộng hải hồ
Có phải A Phòng hay Cô Tô ?
Lá liễu dài như một nét mi


3. Cách thứ ba : Gieo vần chéo

Chữ cuối câu 1 vần với cuối câu 3, hoặc chữ cuối câu 2 vần với cuối câu 4

Ví dụ :

Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh
Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần
Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm
Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân

Chú ý : để câu thơ được nhịp nhàng, ở chữ 2,4,6 của câu thơ, nên gieo vần bằng, trắc, bằng hoặc trắc, bằng, trắc

Ví dụ

bốn bề ánh nhạc biển pha lê B-T-B

sương bạc làm thinh khuya nín thở T-B-T

Cách gieo vần trong một khổ thơ

Sau khi đã gieo vần bằng trắc nhịp nhàng ở mỗi câu thơ, bạn cần chú ý đến kết hợp vần của 4 câu thơ trong cả khổ thơ .

1.Cách thứ nhất :
Gieo vần bằng, trắc ở các chữ 2,4,6 của mỗi câu

Câu 1 :B-T-B
Câu 2 :T-B-T
Câu 3: T-B-T
Câu 4 : B-T-B

Ví dụ :
Bốn bề ánh nhạc biển pha lê B-T-B
Chiếc đảo hồn tôi rộn bốn bề T-B-T
Sương bạc làm thinh, khuya nín thở T-B-T
Nghe sầu âm nhạc đến sao Khuê B-T-B

2. Cách thứ hai :
Gieo vần bằng, trắc ở các chữ 2,4,6 của mỗi câu

Câu 1 :T-B-T
Câu 2 :B-T-B
Câu 3: B-T-B
Câu 4 : T-B-T

Ví dụ :

phơ phất ngoài hiên, dáng liễu hoa T-B-T
sương sa man mác gió xuân tà B-T-B
cảnh khuya gợi nỗi niềm xa xứ B-T-B
ánh nguyệt soi lầu chỉ bóng ta T-B-T


III. Cách gieo vần trong thơ lục bát

Khác với thơ bẩy chữ, thơ lục bát gieo vần ở cuối câu lục và ở chữ thứ 6 của câu bát theo luật như sau :

-Chữ cuối câu lục vần với chữ thứ sáu của câu bát , chữ cuối câu bát vần với chữ cuối câu lục tiếp theo, cứ như thế tiếp tục .
ví dụ :

Khúc đâu Tư mã Phượng cầu,
Nghe ra như oán như sầu phải chăng !
Kê Khang này khúc Quảng lăng,
Một rằng lưu thủy, hai rằng hành vân


- các chữ thứ 2,4,6 của câu lục phải là bằng, trắc, bằng

Ví dụ : Trong như tiếng hạc bay qua B-T-B

-Các chữ thứ 2,4,6,8 của câu bát phải là bằng, trắc, bằng, bằng

ví dụ : đục như tiếng suối mới sa nửa vời B-T-B-B

Cách Làm Thơ Tám Chữ

. Trong một câu, nên có sự cân bằng giữa số lượng các vần bằng và vần trắc ví dụ Bằng /Trắc = 3/5 hay ngược lại . Vần bằng trắc cũng nên xen kẽ đều đặn để câu thơ uyển chuyển nhịp nhàng . Gieo vần thì có nhiều cách, đệ có thể theo các cách tương tự như gieo vần thơ 7 chữ như sau :

1. Gieo vần ôm :

- Chữ cuối câu 1 vần với chữ cuối câu 4, cuối câu 2 vần với cuối câu 3 .

Ví dụ :
Ngươi ám ảnh hương thơm bằng ánh sáng
Ru màu êm, mà gọi thức lòng ngây
Trăng, nguồn sương làm ướt cả gió hây
Trăng, võng rượu khiến đêm mờ chếnh choáng

2. Gieo vần chéo :

Chữ cuối câu 1 vần với cuối câu 3, và/hoặc chữ cuối câu 2 vần với cuối câu 4

Ví dụ

Tạo hóa hỡi ! Hãy trả tôi về Chiêm Quốc !
Hãy đem tôi xa lánh cõi trần gian !
Muôn cảnh đời chỉ làm tôi chướng mắt !
Muôn vui tươi nhắc mãi vẻ điêu tàn


Tôi không muốn đất trời xoay chuyển nữa
Với tháng ngày biền biệt đuổi nhau trôi
Xuân đừng về ! Hè đừng gieo ánh lửa
Thu thôi sang ! Đông thôi lại não lòng tôi

3. Chữ cuối câu 1 vần với chữ 5 hay 6 câu 2 , chữ cuối câu 2 vần với chữ cuối câu 3 và vần với chữ 5 hay 6 câu 4

Ví dụ :

cõi thiên tiên kiều diễm ngàn ảo ảnh
điện nguy nga tỏa muôn ánh pha lê
thuyền Từ Thức bồng bềnh tới bến mê
rồi ngơ ngẩn khi trở về hiện thực

Chú ý : bằng vần với bằng, trắc vần với trắc . Bằng không bao giờ vần với trắc . Ví dụ :lồng không vần với lộng

Nếu làm thơ nhiều đoạn, chữ cuối câu 4 của đoạn trước luôn vần với chữ cuối câu 1 của đoạn sau

Ví dụ :

Làm thi sĩ , nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng, và vơ vẩn cùng mây,
Để linh hồn ràng buộc bởi muôn dây,
Hay chia sẻ bởi trăm tình yêu mến

Đây là quán tha hồ muôn khách đến
Đây là bình thu hợp trí muôn hương;
Đây là vườn chim nhả hạt mười phương,
Hoa mật ngọt chen giao cùng trái độc

(ST)
 

Puzzle

Member
Joined
Aug 19, 2010
Messages
68
Points
6
THẤT NGÔN BÁT CÚ

Thất ngôn bát cú (7 tiếng 8 câu) là thể cơ bản của thơ Đường luật.

Về Vần: Trong 7 tiếng 8 câu thì tiếng cuối câu một và các câu chẳn vần với nhau (vần chân và độc vận). Vần chủ yếu là vần bằng; cũng có vần trắc nhưng ít gặp hơn.

Về Luật: Có sự luân phiên bằng-trắc tạo nên nhịp cơ bản: 2-2-3 trong mỗi câu thơ. Phổ biến là luật bằng - vần bằng: tiếng thứ hai và tiếng thứ bảy ở câu một là bằng.
Sơ đồ như sau:

1 bB tT tBB (vần)
2 tT bB tTB (vần)
3 tT bB bTT
4 bB tT tBB (vần)
5 bB tT bBT
6 tT bB tTB (vần)
7 tT bB bTT
8 bB tT tBB (vần)

Chú ý: nhất, tam, ngũ bất luận
nhị, tứ, lục phân minh

Ví dụ:

Hà Nam Tức Sự

Hà Nam danh giá nhất ông cò,
Trông thấy ai ai chẳng dám ho.
Hai mái trống tung đành chịu dột,
Tám giờ chuông đánh phải nằm co.
Người quên mất thẻ âu trời cãi,
Chó chạy ra đường có chủ lo.
Ngớ ngẩn đi xia may vớ được,
Phen này ắt hẳn kiếm ăn to.

Trần Tế Xương

Tức Sự: cảm hứng trước những sự trông thấy. Thơ tức sự là một lối thơ nhân thấy một việc gì mà làm ra.

Cũng có thể có luật trắc - vần bằng: tiếng thứ hai của câu một là trắc và tiếng thứ bảy ở câu một là bằng.

Ví dụ:

Hội Tây

Kìa hội thăng bình tiếng pháo reo,
Bao nhiêu cờ kéo với đèn treo.
Bà quan tênh nghếch xem bơi trãi,
Thằng bé lom khom nghé hát chèo.
Cậy sức, cây đu nhiều chị nhún,
Tham tiền, cột mỡ lắm anh leo.
Khen ai khéo vẽ trò vui thế,
Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu.

Nguyễn Khuyên

Về Niêm: Tức là sự liên hệ về âm luật giữa hai câu thơ chẳn và lẻ đi liền nhau: tiếng thứ hai của hai câu đó phải cùng bằng hoặc cùng trắc. Phải đúng niêm ở hai câu 2-3, 4-5, 6-7, và 8-1.

Về Bố Cục: Bài thơ thất ngôn bát cú phải được cấu tạo thành bốn phần như sau:
1- Đề:
Hai câu đầu gồm có:
- Phá đề (câu 1): mở vào bài
- Thừa đề (câu 2): nối với phá đề chuẩn bị chuyển tiếp sang phần sau.
2- Thực:
Hai câu tiếp:
- Giải thích đầu đề, bắt đầu vào thân bài.
3- Luận:
Hai câu tiếp:
- Bàn luận vào đầu đề, đi sâu vào thân bài.
- Bốn câu thực và luận yêu cầu phải đối nhau theo từng cặp.
4- Kết:
Hai câu cuối:
- Gói chủ đề lại và phát biểu tư tưởng, tình cảm của nhà thơ.

Nhìn chung, xét cả về vần, niêm, luật và bố cục, bài thơ thất ngôn bát cú là một kết cấu hoàn chỉnh, cô đúc, nhưng quá chặt chẽ và gò bó.

(ST)
 

onesieuthi

Moderator
Staff member
Joined
Nov 17, 2011
Messages
1,746
Points
83
Chà, làm thơ cũng phải "khoa học" nhỉ
 

Sheiran

Administrator
Staff member
Joined
Nov 17, 2011
Messages
5,260
Points
113
Làm thơ năng khiếu là chính, chứ ngồi đọc luật dễ điên lém. Hehe... Có năng khiếu và cảm giác về ngôn ngữ tốt thì khi viết sẽ tự dưng đúng luật mà ko cần học ^^
 

Bác Ba Phi

<marquee behavior="alternate" scrollamount="1"><fo
Joined
Sep 7, 2010
Messages
799
Points
28
Quan trọng là đọc nhìu sách.... đọc nhìu sẽ tự nghiệm ra >"<
 

ChÂu DũNg

* kEeP sIlEnce *
Staff member
Joined
Apr 14, 2011
Messages
2,750
Points
113
Vào coi hồi...thấy mềnh lên mây luôn.:hoamat:
nhưng hiểu chút chút. :gomo:
 
Top Bottom