sushine
Member
- Joined
- Apr 15, 2013
- Messages
- 74
- Points
- 18
Trong cõi đời này thì con người ta thường bị cám dỗ bởi những lạc thú và sự thích hưởng thụ. Lòng hận thù thì luôn che mờ con tim và lý trí, dục vọng thấp hèn thì dễ khiến con người ta sa ngã và gây ra nhiều điều tội lỗi. Con người cứ mãi tranh dành với nhau vì những hư vinh, danh lợi nhưng khi sắp lìa bỏ cõi đời này thì họ mới phát hiện ra rằng tất cả chỉ là hư ảo.
"Cái vòng danh lợi cong cong
Kẻ hòng ra khỏi, người mong bước vào."
Con người ta cứ thích mãi tranh đấu nhằm thỏa mản dục vọng của chính mình để rồi gieo lấy những tội ác. Cuộc đời có quá nhiều khổ lụy và vòng tục lụy cứ mãi quấn quanh.
Khổ đau là chân lý nhứ nhất trong TỨ DIỆU ĐẾ. Khế Kinh có viết:”Nước mắt chúng sinh nhiều hơn nước biển”. Quả đúng như vậy, sự đau khổ của chúng sanh rất nhiều, nhiều đến đỗi không thể nào diễn tả hết được. Nỗi khổ sầu này chưa vơi, thì niềm đau khác lại ập đến. Ôi! với bao nhiêu thăng trầm, cuộc đời con người luôn chìm trong bể khổ mù sương.
Khổ đau thuộc phạm trù tâm lý, nó chi phối toàn bộ kiếp sống chúng sanh. Theo triết lý Phật giáo, Khổ đau nói tổng quát có Tam khổ, nói sâu rộng có Bát khổ. TAM KHỔ và BÁT KHỔ này là những nguyên nhân chính đưa đến niềm đau, nỗi khổ triền miên cho chúng sinh
Phật giáo thì cho rằng con người ta có bát khổ gồm: sanh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, xa lìa người thân yêu nên khổ, oán ghét lẩn nhau cũng khổ, muốn mà không được lại khổ và điều cuối cùng là: xác thân nếm trải bao đau đớn, đói, khát, nóng, lạnh, vất vả nhọc nhằn; còn tâm thì buồn, giận, lo, thương, trăm điều phiền lụy nên mới khổ.
Kiếp nhân sinh phải chăng khổ lụy triền miên?? Phải chăng kiếp người sinh ra là để chịu khổ?? Có thể là vậy và cũng chưa hẳn là vậy. Ai đó cho rằng: " Ta cứ nghĩ đời là bể khổ nên ta mãi lận đận đến ngày nay", có ai đó sẽ cho rằng điều này mâu thuẩn với điều kia. Không đâu, tôi sẽ đề cập thêm vấn đề này thì bạn có thể sẽ hiểu được, và vấn đề này thì thuộc phạm trù triết thuyết.
Có câu nói rất hay và khái quát toàn bộ triết lý của đạo Phật về vũ trụ. Có tức là không và có tức là không, từ không sinh ra có và từ có lại trở thành không, vạn vật cứ thế biến đổi một cách tuần hoàn, vạn pháp vô thường.Kinh Bát Nhã của Phật giáo có câu:
"Sắc tức thị không, không tức thị sắc"
"Sắc bất dị không, không bất dị sắc"
Nghĩa là:
Sắc tức là Không, Không tức là Sắc.
Sắc chẳng khác Không, Không chẳng khác Sắc,
Sắc vốn có hình tướng, là cái hữu hình nên mắt nhìn thấy được. Không vốn không hình tướng nên mắt không nhìn thấy được.Theo quan niệm về nhân sinh của Phật giáo, muôn vật do sự biến đổi mà sanh ra, vốn không có thật. Thân thể của chúng ta hay của vạn vật là Sắc, chỉ có tạm trong một thời gian sống, sau đó chết đi, xác thân rã tan biến trở lại thành Không. Rồi từ chỗ Không lại biến hóa thành hình tướng tức là Sắc.
Ai nhận biết được chơn lý Sắc Không nầy thì không còn chấp cái Sắc tướng, tức là chấp cái xác thân nơi cõi trần nầy, thì người đó dứt được phiền não.
Theo đức Phật, nhóm tổ hợp vật chất (sắc uẩn) trong 5 nhóm nhân tính (năm uẩn) được hình thành từ các yếu tố vật lý, được tinh cha trứng mẹ tạo ra, được thức ăn nuôi sống, luôn trong tình trạng thay đổi liên tục. Khi phân tích về sắc hay sắc uẩn, đức Phật không thừa nhận có một thực thể độc lập mà trái lại ngài khẳng định tổ hợp vật chất (sắc uẩn) này chỉ đóng vai trò chức năng và tùy thuộc vào mối quan hệ tương duyên và nhân quả với các hoạt động của tinh thần đó là cảm thọ (thọ), ý niệm hóa (tưởng), sự vận hành (hành) và nhận thức (thức). Chính vì sắc là tùy thuộc, duyên khởi nên chúng không có thực thể (không): sắc tức thị không. Nói dễ hiểu hơn, tất cả các hình thái vật chất (sắc) đều là duyên khởi, vô ngã, và không có thực thể (không). Chân lý này cũng đúng với quy trình ngược lại là “không tức thị sắc” có nghĩa là “các sự vật duyên khởi, không thực thể (không) cũng chính là các hình thái tổ hợp vật chất (sắc) mà thôi. Nói đến vật chất (sắc) là nói đến tính vô ngã, vô thường và duyên khởi (không) của chúng, cho nên nói rằng: “sắc bất dị không”. Tương tự theo chiều ngược lại, đề cập đến tính vô ngã, vô thường và duyên khởi của các sự vật (không) cũng chính là nói đến bản chất của vật chất (sắc) không có thực thể, cho nên nói là “không bất dị sắc”.
Vạn vật hiện hữu đều vô thường, tức dù ta thấy có nhưng lại không có gì hết, và ngược lại. Chính vì quan điểm này mà nhiều triết gia học giả nhận định cốt lõi, tinh túy đạo Phật là một quan điểm vô thần. Tôn chỉ đạo Phật còn có những nét tương đổng với triết thuyết Karl Marx.
Theo Phật giáo thì vạn vật trên cõi đời này được cấu tạo từ 4 nguyên tố chính là: đất, nước, gió, lữa. Vạn vật cứ sinh rồi diệt và diệt rồi sinh, từ không thành có và từ có lại trở về không...
Không biết bạn có từng nghe câu nói này chưa?
"Trước khi sinh ra, ai là ta? Sau khi sinh ra, ta là ai?"
+Chưa sinh ra, chưa có linh hồn-thể xác thì chẳng ai là bạn.
+Sau khi ra đời. Bạn là chính bạn, có trọn vẹn cả linh hồn và thể xác.
Thân và tâm vốn là một dòng sinh diệt. Nói cách khác chính là phần hồn và xác của chúng ta. Do chưa đạt được sự giác ngộ hay sự thấu rõ bản chất của cái gọi là sinh và tử cho nên chúng ta tiếp tục phải trôi lăn trong cái vòng sinh tử. AI và TÔI chính là sự chấp ngã, hiểu lầm và cho rằng cái tôi thực có. Từ giây trước đến giây sau, các tế bào trong cơ thể đã có sự chuyển biến. Sự sinh diệt của tế bào diển ra trong thời gian rất ngắn, nếu có tôi thì tôi giây trước đã khác xa với tôi giay sau. Vậy thì tôi luôn biến đổi, con người luôn luôn biến đổi và vạn vật luôn luôn biến đổi. Vũ trụ này cũng thế, luôn biến đổi theo tùng nhịp thở của nó cho đến lúc nó bị hủy diệt, và sau đó nó lại được sinh ra, một quy luật cứ lặp đi lặp lai. Đó là quy luật của vũ trụ rộng lớn, mà con người chúng ta lại quá nhỏ bé và phụ thuộc vào quy luật đó thì chẳng thể nào thoát khỏi sự sinh diệt.Sinh để diệt và diệt để sinh...
"Cái vòng danh lợi cong cong
Kẻ hòng ra khỏi, người mong bước vào."
Con người ta cứ thích mãi tranh đấu nhằm thỏa mản dục vọng của chính mình để rồi gieo lấy những tội ác. Cuộc đời có quá nhiều khổ lụy và vòng tục lụy cứ mãi quấn quanh.
Khổ đau là chân lý nhứ nhất trong TỨ DIỆU ĐẾ. Khế Kinh có viết:”Nước mắt chúng sinh nhiều hơn nước biển”. Quả đúng như vậy, sự đau khổ của chúng sanh rất nhiều, nhiều đến đỗi không thể nào diễn tả hết được. Nỗi khổ sầu này chưa vơi, thì niềm đau khác lại ập đến. Ôi! với bao nhiêu thăng trầm, cuộc đời con người luôn chìm trong bể khổ mù sương.
Khổ đau thuộc phạm trù tâm lý, nó chi phối toàn bộ kiếp sống chúng sanh. Theo triết lý Phật giáo, Khổ đau nói tổng quát có Tam khổ, nói sâu rộng có Bát khổ. TAM KHỔ và BÁT KHỔ này là những nguyên nhân chính đưa đến niềm đau, nỗi khổ triền miên cho chúng sinh
Phật giáo thì cho rằng con người ta có bát khổ gồm: sanh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, xa lìa người thân yêu nên khổ, oán ghét lẩn nhau cũng khổ, muốn mà không được lại khổ và điều cuối cùng là: xác thân nếm trải bao đau đớn, đói, khát, nóng, lạnh, vất vả nhọc nhằn; còn tâm thì buồn, giận, lo, thương, trăm điều phiền lụy nên mới khổ.
Kiếp nhân sinh phải chăng khổ lụy triền miên?? Phải chăng kiếp người sinh ra là để chịu khổ?? Có thể là vậy và cũng chưa hẳn là vậy. Ai đó cho rằng: " Ta cứ nghĩ đời là bể khổ nên ta mãi lận đận đến ngày nay", có ai đó sẽ cho rằng điều này mâu thuẩn với điều kia. Không đâu, tôi sẽ đề cập thêm vấn đề này thì bạn có thể sẽ hiểu được, và vấn đề này thì thuộc phạm trù triết thuyết.
Có câu nói rất hay và khái quát toàn bộ triết lý của đạo Phật về vũ trụ. Có tức là không và có tức là không, từ không sinh ra có và từ có lại trở thành không, vạn vật cứ thế biến đổi một cách tuần hoàn, vạn pháp vô thường.Kinh Bát Nhã của Phật giáo có câu:
"Sắc tức thị không, không tức thị sắc"
"Sắc bất dị không, không bất dị sắc"
Nghĩa là:
Sắc tức là Không, Không tức là Sắc.
Sắc chẳng khác Không, Không chẳng khác Sắc,
Sắc vốn có hình tướng, là cái hữu hình nên mắt nhìn thấy được. Không vốn không hình tướng nên mắt không nhìn thấy được.Theo quan niệm về nhân sinh của Phật giáo, muôn vật do sự biến đổi mà sanh ra, vốn không có thật. Thân thể của chúng ta hay của vạn vật là Sắc, chỉ có tạm trong một thời gian sống, sau đó chết đi, xác thân rã tan biến trở lại thành Không. Rồi từ chỗ Không lại biến hóa thành hình tướng tức là Sắc.
Ai nhận biết được chơn lý Sắc Không nầy thì không còn chấp cái Sắc tướng, tức là chấp cái xác thân nơi cõi trần nầy, thì người đó dứt được phiền não.
Theo đức Phật, nhóm tổ hợp vật chất (sắc uẩn) trong 5 nhóm nhân tính (năm uẩn) được hình thành từ các yếu tố vật lý, được tinh cha trứng mẹ tạo ra, được thức ăn nuôi sống, luôn trong tình trạng thay đổi liên tục. Khi phân tích về sắc hay sắc uẩn, đức Phật không thừa nhận có một thực thể độc lập mà trái lại ngài khẳng định tổ hợp vật chất (sắc uẩn) này chỉ đóng vai trò chức năng và tùy thuộc vào mối quan hệ tương duyên và nhân quả với các hoạt động của tinh thần đó là cảm thọ (thọ), ý niệm hóa (tưởng), sự vận hành (hành) và nhận thức (thức). Chính vì sắc là tùy thuộc, duyên khởi nên chúng không có thực thể (không): sắc tức thị không. Nói dễ hiểu hơn, tất cả các hình thái vật chất (sắc) đều là duyên khởi, vô ngã, và không có thực thể (không). Chân lý này cũng đúng với quy trình ngược lại là “không tức thị sắc” có nghĩa là “các sự vật duyên khởi, không thực thể (không) cũng chính là các hình thái tổ hợp vật chất (sắc) mà thôi. Nói đến vật chất (sắc) là nói đến tính vô ngã, vô thường và duyên khởi (không) của chúng, cho nên nói rằng: “sắc bất dị không”. Tương tự theo chiều ngược lại, đề cập đến tính vô ngã, vô thường và duyên khởi của các sự vật (không) cũng chính là nói đến bản chất của vật chất (sắc) không có thực thể, cho nên nói là “không bất dị sắc”.
Vạn vật hiện hữu đều vô thường, tức dù ta thấy có nhưng lại không có gì hết, và ngược lại. Chính vì quan điểm này mà nhiều triết gia học giả nhận định cốt lõi, tinh túy đạo Phật là một quan điểm vô thần. Tôn chỉ đạo Phật còn có những nét tương đổng với triết thuyết Karl Marx.
Theo Phật giáo thì vạn vật trên cõi đời này được cấu tạo từ 4 nguyên tố chính là: đất, nước, gió, lữa. Vạn vật cứ sinh rồi diệt và diệt rồi sinh, từ không thành có và từ có lại trở về không...
Không biết bạn có từng nghe câu nói này chưa?
"Trước khi sinh ra, ai là ta? Sau khi sinh ra, ta là ai?"
+Chưa sinh ra, chưa có linh hồn-thể xác thì chẳng ai là bạn.
+Sau khi ra đời. Bạn là chính bạn, có trọn vẹn cả linh hồn và thể xác.
Thân và tâm vốn là một dòng sinh diệt. Nói cách khác chính là phần hồn và xác của chúng ta. Do chưa đạt được sự giác ngộ hay sự thấu rõ bản chất của cái gọi là sinh và tử cho nên chúng ta tiếp tục phải trôi lăn trong cái vòng sinh tử. AI và TÔI chính là sự chấp ngã, hiểu lầm và cho rằng cái tôi thực có. Từ giây trước đến giây sau, các tế bào trong cơ thể đã có sự chuyển biến. Sự sinh diệt của tế bào diển ra trong thời gian rất ngắn, nếu có tôi thì tôi giây trước đã khác xa với tôi giay sau. Vậy thì tôi luôn biến đổi, con người luôn luôn biến đổi và vạn vật luôn luôn biến đổi. Vũ trụ này cũng thế, luôn biến đổi theo tùng nhịp thở của nó cho đến lúc nó bị hủy diệt, và sau đó nó lại được sinh ra, một quy luật cứ lặp đi lặp lai. Đó là quy luật của vũ trụ rộng lớn, mà con người chúng ta lại quá nhỏ bé và phụ thuộc vào quy luật đó thì chẳng thể nào thoát khỏi sự sinh diệt.Sinh để diệt và diệt để sinh...