Chuyện Ả đào 'chuốc rượu' diệt giặc Minh

MinhThy

<marquee behavior="alternate" scrollamount="1"><fo
Joined
Nov 17, 2011
Messages
3,907
Points
113
Đào Nương (Đào Thị Huệ) một ca nương sống ở khoảng cuối thế kỷ 15, dùng kế chuốc rượu cho giặc Minh say mềm, rồi đêm đến đợi cho chúng chui vào túi ngủ, đẩy xuống sông.

Đào Nương tên thật là Đào Thị Huệ vô cùng xinh đẹp lại hát hay múa khéo, xưa nổi tiếng tài hoa. Năm ả Đào 18 tuổi, nhà Minh mượn cớ "phù Trần diệt Hồ" xâm lược nước ta, chúng đóng đồn trại về tận các thôn xóm, vơ vét của cải, giết hại lương dân. Đàn ông bị bắt làm phu dịch, đàn bà bị bắt làm nô tì.


cd255dao1.jpg

Tranh minh họa nàng ca nương họ Đào giết giặc.

Nghe danh Lê Lợi khởi nghĩa tại Lam Sơn, Đào Nương cùng với nhiều chị em trong làng mở quán rượu lôi kéo tướng sĩ quân Minh lui tới ăn uống với mục đích “nội ứng” giúp Lê Lợi đánh chiếm Thăng Long. Nhờ có tài nghệ và nhan sắc, nàng Đào Nương nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của cả quân và tướng giặc Minh. Chúng có phần vị nể và biến quán rượu của nàng thành nơi thường xuyên đi lại, nghỉ ngơi mà không đề phòng gì.

Thường ngày, quân sĩ giặc Minh thường kéo nhau đến quán rượu của nàng Đào Nương tập trung chè chén suốt đêm. Rượu tiệc no say, chúng lăn ra ngủ.

cd255daolk.jpg

Đền thờ Đào Nương tại Hưng Yên.

Ở đây, lại nói thêm chuyện Đào Đặng xưa vốn là vùng lau sậy um tùm, rất nhiều côn trùng đặc biệt là muỗi. Vì thế, để khỏi lạnh và tránh bị muỗi đốt, giặc Minh nảy ra "sáng kiến" làm những chiếc túi bằng bao tải gai. Đêm đến là chui vào ngủ, buộc túi lại sáng mai mở túi ra.
Đào Thị nhiều lần được chúng giao cho việc thắt và mở túi. Quen với việc, nàng đã nghĩ ra kế để giết giặc. Nàng bí mật tìm các bô lão và trai tráng đang ẩn nấp trong làng, hẹn cứ đêm khuya giặc đã ngủ say, anh em đến khiêng từng túi quẳng xuống sông. Khi ném chúng xuống sông, các túi ngủ buộc thêm đá, nút thắt chặt phía ngoài nên dù chúng có tỉnh dậy cũng chịu chết đuối, làm mồi cho cá.

Cứ như thế, quân số của giặc ngày càng hao hụt cho tới một hôm, tướng giặc thấy không rõ vì sao mà số lính trong đồn tự nhiên bị hao hụt đi khác nhiều. Y vội ra lệnh kiểm điểm lại số quân. Y bắt tất cả quân lính trong đồn đứng xếp hàng vào một thửa ruộng hình vuông, bốn bề có đắp tường cao, gọi là đấu đong quân để biết thiếu đủ ra sao. Y giật mình thấy số quân sĩ vơi ít hẳn đi, nên cho là đất vùng này độc, không thích hợp cho việc đóng quân, nên quyết định phải dời đồn đi nơi khác. Đến nay, dấu vết của giặc Minh vẫn còn tại một khu ruộng ở làng Đào Xá.


Khi nàng Đào Thị mất, dân làng tưởng nhớ công lao to lớn đã lập đền thờ Bà. Đất nước thanh bình, vua Lê Thái Tổ phong bà làm Phúc thần kiến quốc, Trinh Liệt Phu nhân; cho sửa lại nhà thờ và cấp ruộng cúng tế hàng năm.


Cũng trong thời gian 10 năm kháng chiến chống quân Minh, ngoài Đào Nương còn có Lương Phu nhân, cũng là người đẹp giúp Lê Lợi lập kế diệt giặc. Lương Phu nhân là vợ Đinh Tuấn, quê làng Chuế Cầu tỉnh Nam Định, nhan sắc khuynh thành, được chồng đồng ý mở hàng nước chiêu dụ quân sĩ nhà Minh ngay cứ điểm chiến lược thành Cổ Lộng trên bờ sông Đáy. Bà cùng chồng phục rượu quân sĩ nhà Minh say, bỏ vào bao cột chặt để chúng không thoát được, rồi nửa đêm đón quân vua Lê vào chiếm thành Cổ Lộng. Sau này, bà bà chồng được phong Kiến Quốc Công Trung Dũng Đại Tướng Quân và Kiến Quốc Trung Liệt Phu Nhân. Khi bà mất, được làm lễ Quốc tế và truy phong tước Vương.


Bảo Bình
 
Top Bottom