An Giang Đặc sản An Giang

MinhThy

<marquee behavior="alternate" scrollamount="1"><fo
Joined
Nov 17, 2011
Messages
3,907
Points
113
1. Bọ rầy Bảy núi
2. Xôi Xiêm
3. Khô cá tra phông
4. Bánh canh Vĩnh Trung
5. Bánh Phồng Phú Mỹ
6. Tung lò mò
7. Mắm Thái
8. Gỏi Sầu đâu
9.
10.


............

 

MinhThy

<marquee behavior="alternate" scrollamount="1"><fo
Joined
Nov 17, 2011
Messages
3,907
Points
113
Mùa mưa về vùng Bảy Núi ăn bọ rầy

Bọ rầy là một loại côn trùng cánh cứng thường xuất hiện vào đầu mùa mưa và kéo dài trong khoảng một tháng, nhiều nhất là ở vùng Bảy Núi, thuộc hai huyện Tịnh Biên, Tri Tôn (An Giang) và vùng biên giới Tây Nam.

Vào thời điểm này, cây cối đâm chồi nẩy lộc, loại côn trùng (nông dân gọi là đuông đất) từ dưới lòng đất chui lên, trưởng thành và biến thành bọ rầy tìm đến các ngọn cây để sinh sống. Trước kia bọ rầy được coi là loại côn trùng có hại cho nhà nông vì chúng thường hay cắn phá các đọt non, nhất là xoài, dâu, điều... Nhưng gần đây, bà con vùng biên giới, người Khmer đã phát hiện thịt bọ rầy chiên rất thơm ngon và béo bổ nên nhiều người tìm cách săn bắt để chế biến thành món ngon độc đáo.

Đi săn bọ rầy vào ban đêm, công việc cũng khá đơn giãn. Người bắt chỉ cần treo một chiếc đèn bình thật sáng ngay dưới gốc xoài, nơi có bọ rầy đang quần tụ trên cây. Chỉ vài phút sau, những con bọ rầy mê ánh sáng cứ đua nhau bay và rơi nằm ngổn ngang trên mặt đất. Cũng có người dùng phân bò, phân trâu khô đốt cho khói tỏa lan ra khiến cho bọ rầy say khói, bay loạn xạ rớt xuống đất, chỉ cần nhặt cho vào túi.

bo-ray-2-1.jpg
Bọ rầy vừa bắt được bán ở chợ. Ảnh: Thiên Lộc.

Cũng như cách chế biến dế cơm, nhộng ve hoặc bò cạp, chỉ cần làm sạch bọ rầy bằng cách ngắt bỏ cánh, chân và rút ruột, sau đó rửa lại bằng nước ấm pha muối, xong đem ướp với đường, bột ngọt, tiêu, tỏi cho thấm đều độ 20 phút rồi bắt chảo lên chiên cho thật giòn. Ai thích cầu kỳ có thể nhét vào bụng mỗi con bọ rầy một hạt đậu phộng (lạc) rang trước khi cho vào chảo dầu đang sôi. Chỉ chớp mắt, chú bọ rầy sẽ căng lên, no tròn, vàng ruộm, mùi thơm phưng phức bốc lên...

Món bọ rầy chiên giòn có thể ăn kèm với rau sống, cà chua, dưa leo và chấm muối tiêu chanh. Cũng như ăn bò cạp chiên, người mới ăn bọ rầy lần đầu thường cảm thấy lợm giọng vì con vật xấu xí giống như con bọ hung, nhưng sau khi thưởng thức mới thấy hết cái ngon độc đáo của nó nhờ mùi vị vừa thơm ngon vừa béo và bùi. Người ăn chỉ cần đưa vào miệng cắn nhẹ, nghe cái “bụp”, mùi vị sẽ lan tỏa, chất béo của thịt sẽ thấm vào từng chân răng, không lẫn lộn với bất cứ một hương vị nào khác.

bo-ray-3-1.jpg
Bọ rầy chiên giòn chấm muối tiêu chanh. Ảnh: Thiên Lộc.

Kể từ khi bọ rầy vùng Bảy Núi trở thành món ăn phổ biến trong dân gian và đặc sản ở các quán nhậu, nhiều người, có cả trẻ con, cứ đến đầu mùa mưa là hằng đêm rủ nhau đi săn bắt để bán. Người bắt giỏi có thể kiếm được vài nghìn, ít nhất cũng được một nghìn, sáng hôm sau mang ra chợ bán với giá từ 5.000 đến 6.000 đồng 100 con.

Vào những ngày này, muốn có món bọ rầy chiên phải đi thật sớm đến các chợ Tịnh Biên, Văn Giáo, Nhà Bàng, Lâm Viên núi Cấm họa may mới còn. Chị Nguyễn Thị Em, người chuyên bán bọ rầy ở góc chợ Tịnh Biên cho biết có lúc thiếu hàng, chị phải mua từ bên kia Campuchia chở qua để bán lại cho khách hàng.

Thiên Lộc
 

Biển

Người về từ lòng đất
Joined
Apr 16, 2011
Messages
450
Points
18
Xôi Xiêm (Châu Đốc)

Thị xã Châu Đốc thuộc tỉnh An Giang là nơi cư trú của nhiều dân tộc: Việt, Hoa, Chăm, Khmer với nhiều nền văn hoá đa dạng và phong phú. Chúng ta có thể cảm nhận được điều này qua các phong tục văn hoá, về cách phục trang, các lễ hội và đặc biệt là các món ăn. Xôi xiêm là một món ăn được chế biến từ gạo nếp khá đặc biệt và là một món ăn thể hiện cho văn hoá ẩm thực đa dạng của vùng đất An Giang.

Mặc dù hiện nay ở Châu Đốc, người Thái không còn sinh sống nhưng Xôi xiêm là một món ăn có nguồn gốc từ người Thái. Chị Lan, người duy nhất hiện nay còn bán đặc sản này ở chợ Châu Đốc cho biết: "Xôi xiêm được mang về đất Châu Đốc vào khoảng những năm 70 bởi một người Thái gốc Việt. nó có vị ngọt, béo ngậy và một mùi thơm rất lạ, chính vì thế mà Xôi xiêm nhanh chóng trở thành một món ăn rất được chuộng ngay từ lần đầu tiên được giới thiệu với người dân địa phương".
Xôi xiêm được chế biến từ những nguyên liệu: gạo nếp Thái, bột mỳ, trứng vịt, đường thốt nốt (đường đỏ) và cách chế biến không hề phức tạp. Gạo nếp được vo sạch, để ráo. Người ta lấy một phên lá chuối đặt vào chõ hấp bằng tre, nhôm hoặc inox. Nước trong nồi hấp cách mặt chõ khoảng 2cm. Đặt chõ hấp lên bếp trên ngọn lửa nhỏ rồi đồ trong khoảng 1 giờ. Trong suốt thời gian này, gạo nếp sẽ hút hơi nước sôi bốc lên và chín dần. Thường thường thì lá dứa, một loại lá thơm được cho vào trong nồi nước để xôi có vị thơm ngọt của lá dứa.
Sau đó là đến đoạn chuẩn bị nước sốt. Trứng được đập vào trong tô sứ, thêm một chút bột mỳ, nước dừa tươi, đường thốt nốt, đánh tan đều rồi bỏ vào hấp cách thuỷ khoảng 30 phút. Pha một chút nước dừa tươi với bột năng để chế biến nước cốt dừa.
Khi ăn Xôi xiêm, người ta xới xôi ra đĩa, rưới nước sốt và nước cốt dừa lên trên. Theo chị Lan, chế biến Xôi xiêm không phức tạp nhưng lại cần có kinh nghiệm và sự khéo léo. Xôi hấp phải chín tới, dẻo, không nhão mà cũng không cứng, nước sốt có vị ngọt, ngậy mà không béo, thơm mát.
Xôi xiêm được bán ở chợ Châu Đốc vào 7 rưỡi sáng hàng ngày với giá chỉ 2.000đ/chén và đã trở thành một món quà sáng quen thuộc của người dân nơi đây.
Bạn có thể theo cách trên để chế biến món ăn ngon của vùng đất An Giang hoặc có dịp mời bạn ghé thăm vùng đất này để thưởng thức nhiều món ăn hấp dẫn, đậm đà hương vị mà trước tiên phải kể đến là món Xôi xiêm.
 

Biển

Người về từ lòng đất
Joined
Apr 16, 2011
Messages
450
Points
18
Khô cá tra phồng - Món ngon nổi tiếng ở Châu Đốc

Trong tự nhiên, cá tra từ Biển Hồ (Campuchia) vừa trôi xuống vừa sinh nở và lớn lên ở đầu nguồn sông Hậu. Hàng trăm năm trước, bà con nơi đây đã biết vớt cá bột, cá con nuôi dưỡng thành cá giống bán cho những nhà bè.
Khi cá “dội chợ”, người ta bảo quản lâu ngày dưới dạng làm khô. Sách “Gia Định thành thông chí” của Trịnh Hoài Đức có ghi: “Tra ngư, vi và kỳ có xương nhọn, không có vảy, mình xanh, bụng trắng, lớn năm sáu thước, béo lắm. Thịt dùng phơi khô, mỡ dùng thắp đèn, sơn ghe”. Theo nguyên tắc, cá càng lớn làm khô càng ngon, nhưng ngon nhất là cá nuôi khoảng 3 - 4 năm tuổi, nặng chừng 5 - 7kg.
Khi làm cá, người ta nắm chặt đuôi, cầm cây to đập mạnh xuống đầu cá. Không làm vậy, đuôi cá vẫy đập xuống nền gạch sẽ khiến khúc này bị bầm đỏ, khô không đẹp và miếng khô mất ngon. Sau khi cắt đầu, lấy hết ruột gan và mỡ, phần còn lại được ngâm trong nước. 4 – 5 tiếng đồng hồ sau, cá nổi lên, vớt ra, xẻ, lóc bỏ xương rồi ngâm nước muối bão hòa. Khi nước muối ngấm, ngâm thêm lượt nước phèn chua để ruồi nhặng đừng bu rồi đem phơi vừa nắng. Nếu phơi quá nắng khô bị “lộc”, mỡ từ thịt cá cứ tươm ra mãi, giảm ngon và mất ký. Nếu phơi thiếu nắng, miếng khô còn tanh mùi cá, không thơm.
Khô cá tra phồng chỉ chiên chứ không nướng như các loại khô khác. Để có miếng khô chiên phồng, giòn thơm và béo, người ta chiên bằng nước. Cho chút nước vào chảo, đun sôi, cho miếng khô vào. Khi nước cạn, trở qua trở lại vài lần là miếng khô nở phồng lên, vàng hươm, thơm, giòn và béo khi ăn.
 

Biển

Người về từ lòng đất
Joined
Apr 16, 2011
Messages
450
Points
18
Bánh canh Vĩnh Trung - An Giang

Đến Bảy Núi, An Giang, sẽ là thiếu sót nếu du khách không nhín chút thời gian để thưởng thức món đặc sản dân dã nổi tiếng phố núi Tịnh Biên: bánh canh Vĩnh Trung.
Cách đây hàng chục năm, cô Neang Oanh Na vì mê hương vị gạo thơm Neang Nhen nên cất công chế biến bánh canh từ loại gạo ngon trời đất dành cho vùng đất núi này. Món bánh canh giò heo với nước súp mùi vị đậm đà, cọng bánh thơm ngon, giá bình dân đã nhanh chóng thu hút khẩu vị người bản xứ.
Theo đà ăn nên làm ra, Neang tiếp tục chế biến món bánh canh cá, tôm, canh gà và nay là bánh canh thập cẩm cá tôm, giò heo, gà. Bánh canh Neang thu hút khách du lịch, Việt kiều, dân bản địa bởi nó có điểm lạ so với bánh canh khác, cọng bánh không tròn mà lại dẹp! Bột gạo nhồi ra từ hạt gạo thơm thuần khiết nên cọng bánh dẻo dai cắn cái nghe thơm thơm đầu lưỡi.
Nước súp ninh nhừ từ xương heo, xương gà, cá đồng, tôm hòa quyện lại với cọng bánh đã thấm đậm ớt cay, ngò gai, lá hành tạo ra dư vị mặn mà khó quên. Song cái độc đáo của bánh canh Neang Nhen là ở chỗ nước mắm chấm đặc chế, bánh canh Neang mà chấm với nước mắm thường thì mùi vị lợt lạt, cọng bánh thấm vào đầu lưỡi chẳng còn vị đậm đà.
Ngon, lạ miệng, giá lại rẻ từ 3.000 - 7.000 đồng/tô, bánh canh Neang Oanh Na được chủ nhân thuận cho các quán Vĩnh Trung phổ biến thành món ăn đại trà phục vụ du khách, dân bản địa... Lần hồi món bánh canh Neang Oanh Na được gọi bằng cái tên chung chung là bánh canh Vĩnh Trung. Tới xã Vĩnh Trung bạn có thể thưởng thức bánh canh đặc sắc này ở các ấp Vĩnh Tâm, Vĩnh Lập, mỗi quán đều treo bảng "Bánh canh Vĩnh Trung".
 

Biển

Người về từ lòng đất
Joined
Apr 16, 2011
Messages
450
Points
18
Bánh phồng Phú Mỹ - Đặc sản An Giang

Từ lâu, An Giang rất nổi tiếng với các đặc sản như mắm Châu Đốc, đường Thốt Nốt, lụa Tân Châu… nhưng tại thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân còn có một đặc sản nổi tiếng là bánh phồng.
Làng nghề bánh phồng Phú Mỹ hình thành, tồn tại và phát triển gần 70 năm nay, có 50 cơ sở sản xuất, thu hút khoảng 300 lao động. Trong đó, các gia đình nổi tiếng có truyền thống làm bánh như gia đình cụ Lê Minh Dơn, Ngô Thị Dờn, Trần Văn Tâm...
Theo các bậc cao niên tại làng nghề, nguyên liệu làm bánh phồng là loại nếp đặc sản được trồng tại địa phương. Các công đoạn làm bánh rất công phu. Người làm bánh chọn loại nếp rặt, ngon. Nếp được ngâm đúng ba ngày ba đêm, đãi cho sạch nước đục, đem xôi lên rồi bỏ vào cối quết. Sau khi nếp được quết nhuyễn, đem ra cán thành bánh, phơi nắng rồi đem vào nhúng nước đường và phơi lại lần nữa cho khô mới đóng gói. Các phụ gia như đậu, mè, sữa... được đưa lần lượt vào bánh theo từng công đoạn. Trước đây, người làm bánh quết bột bằng chày tay, nay đã có máy kéo chày thay thế nên người làm bánh đỡ nhọc công và sản phẩm được cải thiện rõ nét cả về chất lượng lẫn số lượng.
Bánh phồng Phú Mỹ nhỏ bằng cái dĩa nhưng nướng chín phồng to hơn cái quạt nan. Bánh vừa xốp, vừa mềm, cắn vào nghe “phao” miệng bởi vị béo của nếp, vị ngọt của đường, mùi thơm của sữa, mè, đậu nành, đậu phộng... tạo nên hương vị đặc trưng và không thể thiếu trong bữa ăn ngày Tết hay các dịp đám tiệc, cưới hỏi. Thời gian qua, bánh phồng Phú Mỹ được người tiêu dùng ưa chuộng nên làng nghề phát triển mạnh và sản xuất quanh năm, nhộn nhịp nhất là tháng giáp Tết. Hiện bánh phồng Phú Mỹ có giá từ 3.000 – 4.000 đồng/chục, tùy loại bánh.
Những kỳ hội chợ hay triển lãm tại An Giang, Cần Thơ hoặc TP Hồ Chí Minh, bánh phồng Phú Mỹ đều có mặt trong gian hàng trưng bày sản phẩm đặc sản của An Giang. Làng bánh phồng Phú Mỹ đã được UBND tỉnh An Giang công nhận làng nghề truyền thống vào cuối năm 2006. Nếu có dịp đến An Giang, bánh phồng Phú Mỹ là một món quà rất có ý nghĩa để du khách mang về làm quà cho người thân.
 

Biển

Người về từ lòng đất
Joined
Apr 16, 2011
Messages
450
Points
18
Tung lò mò
An Giang, nhất là ở Châu Đốc và vùng Bảy Núi, có rất nhiều món ngon hấp dẫn như mắm ruột, cháo bò, khô bò, khô cá tra phồng, đường thốt nốt... nhưng chưa có món nào ăn một lần nhớ đời như bò xào lá vang và lạp xưởng bò. Lạp xưởng bò còn gọi là tung-lò-mò, là món ngon độc đáo của người Chăm.
Món ăn này từ lâu cũng đã được người Kinh ưa thích và chế biến thành món lạp xưởng bò giống như của người Chăm và hiện phổ biến rộng rãi ở phường Núi Sam, Châu đốc, Tịnh Biên và Tri Tôn. Bà chủ tiệm Dũng Thảo ở số 67, Trần Hưng Đạo, huyện Tri Tôn cho biết mỗi ngày bà dùng 10 kg thịt bò gồm thịt vụn, gân, nạc để xay nhuyễn và chế biến thành lạp xưởng.

Theo bà, muốn cho lạp xưởng thơm, ngon và có mùi hấp dẫn cần phải ướp tiêu, hành, tỏi, đường, bột ngọt, ngũ vị hương, đặc biệt là đại hồi và tiểu hồi. Và để có được những viên lạp xưởng tròn, đều đặn, bà đã dùng ruột heo làm sạch, phơi khô trước khi dồn thịt vào. Sau đó, bà dùng dây buộc thắt gút lại thành lọn hình tròn. Khi nướng xong, bà cắt ra thành viên có màu đỏ hồng, bốc khói thơm phức.
Khác lạp xưởng heo, lạp xưởng bò sau khi làm xong chỉ cần phơi cho ráo là có thể đem chiên hoặc nướng. Hấp dẫn nhất là lạp xưởng nướng trên bếp than hồng. Tại chợ Tri Tôn, người ta bán mỗi viên lạp xưởng nướng 500 đồng. Nếu mua ký thì giá từ 80.000 đến 120.000 đồng. Lạp xưởng bò phải ăn lúc còn nóng và chấm muối tiêu hoặc tương ớt. Hấp dẫn hơn là có thêm ngò tây, cà chua, rau sống và ăn chung với bún hoặc bánh mì.
 

Biển

Người về từ lòng đất
Joined
Apr 16, 2011
Messages
450
Points
18
Mắm Thái

Vùng biên thùy Châu Đốc xưa kia đất rộng người thưa, tôm cá đầy sông rạch. Đến mùa cá, mùa đìa, đánh bắt được bán không hết, chỉ còn cách dự trữ lâu ngày bằng việc xẻ khô, làm mắm.
Người Châu Đốc có nghề làm mắm từ đó, từ mắm làm bằng ruột cá lóc trước kia nay dần chuyển thành mắm thái bằng thịt cá lóc trộn với đu đủ bào, rất được du khách gần xa ưa chuộng. Ngoài ra, Châu Đốc còn có mắm cá trèn, cá lóc, cá chốt, cá sặc, cá linh… đều là món ngon.
 

Biển

Người về từ lòng đất
Joined
Apr 16, 2011
Messages
450
Points
18
Gỏi Sầu Đâu

“Cá trê nấu với ruột bầu
Thương anh nên lá sầu đâu đắng hoài”
Sầu đâu là tên một loại cây mọc tự nhiên, có nhiều ở vùng Châu Đốc, An Giang. Lá và bông của sầu đâu được dùng làm gỏi, đây là một món ăn độc đáo của người Chăm. Người ta thường chọn đọt lá non của cây sầu đâu, sau đó tráng nước sôi rồi vớt ra, để cho ráo nước rồi trộn chua ngọt với khô sặc rằn. Gỏi sầu đâu có vị đăng đắng đặc trưng, rất thú vị với người thưởng thức.
 
Top Bottom