Tiền Giang Đặc sản Tiền Giang

MinhThy

<marquee behavior="alternate" scrollamount="1"><fo
Joined
Nov 17, 2011
Messages
3,907
Points
113
1. Nấu mẳn
2. Hủ tiếu Mỹ Tho - Tỉnh Tiền Giang
3. Bún gỏi già Mỹ Tho - Tiền Giang
4. Cá bống dừa - Tiền Giang
5. Mắm còng xứ rẫy Gò Công
6. Sam biển Gò Công - Tiền Giang
7. Chuối quết dừa - Tiền Giang
8. Ngọt ngào hương vị nấm mối
9. Cà na mùa nước nổi
10. Khô cá "sủ" hấp cơm
11. Chuột đồng nướng
12. Về đồng ăn ốc
13. Canh chua bông điên điển
14. Gà nướng đất sét
15. Cá cơm - món ăn bình dân
16. Cá bống dừa kho tiêu
17. Cá lóc nướng trui
18. Ốc gạo Tân Phong
19. Bánh Giá Chợ Giồng
20. Thịt bò muối
21. Bông so đũa chấm mắm nêm
22. Canh cá lóc nấu lá me non
23. Cá lóc hấp sen
24. Lươn um dừa
25. Cá Điêu hồng chưng Tương
26. Canh chua bông Lục bình
27. Cá Kèo kho tộ
28. Rau Choại
 

MinhThy

<marquee behavior="alternate" scrollamount="1"><fo
Joined
Nov 17, 2011
Messages
3,907
Points
113
Nấu mẳn

Đây là một trong những món ăn đặc trưng của văn hóa ẩm thực vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nó thể hiện rất rõ nét tính hoang dã và hào phóng của vùng đất mới. Không là kho, không là canh, nó nằm giữa hai món đó.

Món canh chua quá cầu kỳ đối với cuộc sống người lưu dân trong ngày mùa bận rộn. Món nấu mẳn, các loại cá trắng không phải đánh vảy, chỉ cần rửa sạch là được. Gia vị cũng đơn giản: muối ớt, hành lá, chanh hoặc giấm. Đơn giản, nhưng đáp ứng được các yêu cầu: ngon, đủ dinh dưỡng cho cơ thể.

Một rổ rau dại gồm ngọn cóc kèn, ngổ đồng, kèo nèo... Một chén nước mắm trong (không pha chế) dằm ớt. Khi mọi người đã tề tựu quanh mâm, người nội trợ mới bắt đầu múc món ăn chủ lực ra chiếc tô to và vắt vào mấy lát chanh. Nước đang trong veo bỗng chuyển sang mầu trắng sữa, rất đẹp. Những lá hành xanh mát. Vài mảnh ớt đỏ nhởn nhơ. Và ngay lúc ta đang ngắm thì một mùi thơm của sự hòa hợp dậy lên nồng nàn, vị ngọt của thịt cá lẫn trong hơi muối đậm đà và hương chanh thoang thoảng làm dịu hẳn không gian buổi trưa hè oi bức.

Nấu mẳn giờ đã khác xưa nhiều lắm. Cá thác lác nay không để nguyên con mà đã bào thịt nhuyễn, vo viên. Cá cơm đôi khi cũng bằm, giã, vo viên. Đĩa rau sống đã nâng cao và định hình: cây chuối non và bắp chuối xắt ghém, giá sống và các loại rau thơm như húng lủi, húng cây, quế. Vẫn là chén nước mắm trong ngày xưa, nhưng ớt thì xắt nhỏ.

Nấu mẳn không chỉ thích hợp với mùa nóng bức, với người lao động cật lực, mà nó cũng rất ăn ý với tiết trời trở gió heo may và những chủ nhân đang nhàn nhã.
 

MinhThy

<marquee behavior="alternate" scrollamount="1"><fo
Joined
Nov 17, 2011
Messages
3,907
Points
113
Hủ tiếu Mỹ Tho - Tỉnh Tiền Giang

Hủ tiếu Mỹ Tho khác hủ tiếu Tàu, hủ tiếu Nam Vang, phở Bắc, bún bò Huế... ở chỗ không ăn với xà lách, giấm, rau ghém, mà dùng giá sống, chanh, ớt, nước tương. Ðiều làm nên hương vị riêng khiến cho hủ tiếu Mỹ Tho trở nên nổi tiếng và nhiều người "bén mùi" kể từ thập niên sáu mươi nhờ sự hoàn thiện từ khâu chọn hột gạo làm ra cọng bánh tới nồi nước lèo cùng tuyệt kỹ pha chế của các đầu bếp trứ danh đất Mỹ Tho như: Phánh Ký, Nam Sơn, Tuyền Ký... cùng các lớp thợ nấu sau này
Nhiều người cho biết, hủ tiếu ngon nhất phải là loại làm bằng gạo Gò Cát (đặc sản như tàu hương, nàng thơm chợ Ðào). Ðây là vùng trồng lúa thơm địa phương của xã Mỹ Phong, ngoại thành Mỹ Tho. Cũng cần nói thêm, gạo Gò Cát làm bún, bánh tráng, bánh nghệ nức tiếng ở Mỹ Tho hơn 40 năm nay. Nhưng hủ tiếu ngon phải là bánh khô, khi nấu trụng sơ nước sôi, tươm mỡ hành phi, cọng trong bóng, bắt mắt.

Hồi trước hủ tiếu Mỹ Tho ngoài thịt, lòng còn có con tôm chẻ đôi bày trên mặt, trông ngon mắt. Giờ để giá thành hợp túi tiền của số đông, người ta thay bằng sườn, cặp trứng cút .

Ngón gia truyền không ai chịu hé răng. Hơn kém nhau còn tuỳ thuộc vào nồi nước lèo. Về cơ bản, chất ngọt của nước lèo từ xương ống hầm kỹ, thịt và khô mực nướng, cùng một số nguyên liệu, gia vị đặc trưng, được các đầu bếp gia giảm theo khẩu vị khách hàng của mình. Mỗi lần mở nồi hầm chan bánh, hương thơm ngào ngạt mời gọi khách làm nhiều người qua đường cầm lòng không đậu. Vì vậy, dù hàng quán khu vực Cầu Quay - Mỹ Tho tuềnh toàng, thực khách vẫn cứ nườm nượp. Thậm chí, trong cẩm nang của nhiều hãng du lịch lữ hành quốc tế giới thiệu hẳn tên những hiệu ăn nổi tiếng của nơi đây.

Hủ tiếu Mỹ Tho là món ăn đặc sản đậm đà tính dân tộc luôn gợi nhớ đối với những ai đã từng tri âm tri kỷ với đất Mỹ Tho. Thật hiếm có món ăn nào làm theo cách thức của người dân Nam bộ lại vừa miệng cả giới Tây, Tàu.
 

MinhThy

<marquee behavior="alternate" scrollamount="1"><fo
Joined
Nov 17, 2011
Messages
3,907
Points
113
Bún gỏi già Mỹ Tho - Tiền Giang

bun%20goi%20gia%20my%20tho.jpg


Không biết món ăn này xuất xứ từ đâu. Nhưng tôi chưa thấy trên thành phố này có một nơi nào bán món này cả, cả tên gọi cũng rất khác biệt. Bún gỏi già... Tôi không thể giải thích được vì sao nó lại có tên như thế. Mỗi lần về Mỹ Tho là tôi lại chạy ra quán ăn quen thuộc, gọi một món quen thuộc:” Bún gỏi già”. Chắc các bạn sẽ thắc mắc lắm vì không biết tại sao cái món bún có cái tên lạ tai lại làm tôi thích thú... Tôi ăn nhiều rồi, nhưng chưa lần nào thử nấu cả, không phải lười biếng đâu, vì không có bí quyết, tôi sợ mình sẽ làm hư món khoái khẩu của mình.
Bún gỏi già thực ra cũng hao hao giống bún mắm thôi. Nói là giống, nhưng vị của nó khác nhau xa. Bún mắm và bún gỏi già có chung nguyên liệu là mắm cá, (hình như là mắm cá linh thì phải). Bún gỏi già phải nấu chung với me, mới cho ra vị nước lèo chua chua ngọt ngọt ăn không ngán là vì vậy. Đặc biệt, nó chỉ ăn chung với tép là ngon nhất. Tép bạc, tép lột, hay tôm sú lột đều được cả. Những con tép đỏ au, được lột vỏ kỹ càng trông hấp dẫn làm sao ấy.

Bún gỏi già chua chua ngọt ngọt ăn ghém với rau muống và bông chuối bào... Nhưng mà nó ngon nhờ hẹ đấy. Nếu không có cọng hẹ nào thì cái tô bún của bạn coi như tiêu. Thêm nữa phải có nước chấm đặc biệt nó là nước cốt mắm cá linh nguyên chất, rất thơm và có vị ngọt đậm đà. Bạn không cần nêm nếm gì vào tô mà vẫn cảm thấy vừa miệng.... Nếu có khi nào về Mỹ Tho, thì các bạn nên thử qua nha. (AT)
 

MinhThy

<marquee behavior="alternate" scrollamount="1"><fo
Joined
Nov 17, 2011
Messages
3,907
Points
113
Cá bống dừa - Tiền Giang

mientay-news-0.jpg


Cũng như tôm tép có nhiều loại, cá bống cũng thế. Nào là: bống mú, bống vượng, bống cát, bống trứng, bống nhật, bống sao, bống bọt, bống xèo, bống nhảy... Trong các loại bống đó, tôi đặc biệt nhớ loài cá bống dừa. Có lẽ vì vùng quê tôi (thuộc huyện Gò Công Tây - Tiền Giang) chúng sinh sản nhiều, sống thích hợp với địa thế dừa nước (lá dùng lợp nhà) mọc đầy ven sông rạch. Bống dừa vảy nhuyễn, miệng rộng, lưng đen, lườn trắng; con to cỡ nửa cổ tay, hiếm khi lớn hơn.
Vào mùa cá rộ thường từ tháng 6 - 8 âm lịch cũng là mùa trứng nở, vô số cá con li ti đeo bám đầy bập dừa nước tự đấu tranh sinh tồn. Theo tập tính, nước lớn cá bống lội theo dòng, ẩn mình trong cụm rều rác, nơi ngọn rạch. Khi nước ròng thì ra giữa dòng để trú thân dưới mảnh ván mục, vỏ dừa khô lật úp... Bọn trẻ ở quê vào mùa cá rộ, thường chờ tới ngày nước ròng khoảng từ 14 - 16 âm lịch (trừ tháng nước kém) để đi câu. Thợ câu rành nghề chỉ dùng mồi giun đất bởi cá bống dừa rất khoái khẩu với thức ăn này. Một ngày câu có thể được hàng cân cá dùng làm thức ăn cho gia đình, dư thì bán rất được giá. Nhưng điều thú vị khi bắt cá bống dừa không phải câu mà là... mò bằng tay. Lặn lội trong mênh mông bóng rợp dừa nước, tóm gọn chú bống đen nhẻm, tròn mìnhh, núc ních trứng, cảm giác thật thích thú.

Cá bống dừa thịt dẻ, ngọt, ướp nước mắm ngon, kho tiêu bằng tộ hay nồi đất, hương thơm nức mũi. Có người thích kho sả ớt, hay nấu canh với lá bồ ngót, mướp hương... cơm đã no còn thèm. Luộc cá rỉa thịt nấu nồi cháo hành, tiêu cũng ngon. Rồi còn món xỏ lụi nướng trui hoặc nhúng bột chiên cặp rau thơm chấm nước mắm chanh, ớt... Muốn lạ miệng thì um nước cốt dừa, phủ trên là đọt mì, chụm lửa riu riu vừa chín tới, ăn một lần cầm chắc khó quên.

Ngày ấy, bọn trẻ chúng tôi thích mò cá bống dừa như một trong nhiều thú vui thôn dã. Nhưng những người dân nghèo quê tôi xem đó là việc mưu sinh chính hoặc chí ít cũng để cải thiện bữa ăn gia đình.
 

MinhThy

<marquee behavior="alternate" scrollamount="1"><fo
Joined
Nov 17, 2011
Messages
3,907
Points
113
Mắm còng xứ rẫy Gò Công

92.jpg


Ở Gò Công Tiền Giang, rẫy là tên gọi chung của những miền đất thấp, ven các kênh rạch, hằng năm thường bị nhiễm mặn trong một thời gian khá dài. Ðiển hình như các xã cặp theo sông Trà là Ðồng Thạnh, Ðồng Sơn, Bình Phú, Thành Công của huyện Gò Công Tây hay Bình Ðông, Bình Xuân cặp theo sông Soài Rạp, Phú Ðông, Phú Tân kẹp giữa hai vàm Cửa Tiểu và Cửa Ðại của huyện Gò Công Ðông. Miệt này, mỗi năm bà con chỉ có thể canh tác được có 1 vụ lúa mùa.

Bù lại miệt rẫy cũng là quê hương của các loài còng: Vó, lửa, quìu, nha... Còng nhiều lắm, chúng sinh con đẻ cái, cháu đống con đàn trên các thửa ruộng quanh năm ngập nước, trong cỏ, lá dừa nước, dọc theo các triền kinh rạch hoặc ẩn náu trong những mô đất vào mùa khô bà con hay đắp lên giữa ruộng. Một đồng nghiệp tôi vốn gốc gác ở xã Ðồng Sơn, huyện Gò Công Tây cho biết, ở quê anh ngày trước còng vô số kể, nhất là những thửa ruộng gặt hái trễ sau Tết Nguyên Ðán. Còng từ các thửa ruộng đã gặt xong, không có chỗ ẩn nấp đổ xô vào sinh sống đen đặc dưới gốc lúa. Thợ gặt ai cũng thủ sẵn một cái thùng hoặc một cái bao. Cứ gặt hái đến đâu bắt còng bỏ vào đến đó. Một chốc thôi đã đầy thùng rồi. Còng này nuôi làm thức ăn cho vịt, vịt đẻ tha hồ mà lượm trứng. Nhưng điều làm mọi người nhớ đến xứ rẫy hơn cả đó lại chính là... mắm còng - một món ăn tuy dân dã. Có hai loại mắm còng. Một loại mắm còng chế biến nguyên con như kiểu mắm tôm chua xứ Huế. Loại này chế biến từ con còng lột. Mắm còng lột mà ăn với bún, thịt phay, rau sống, chuối chát hoặc làm gỏi đu đủ tưởng như trên thế gian này không có cao lương mỹ vị nào sánh bằng. Còn một loại mắm khác cũng chế biến từ còng nhưng quy trình, vật liệu cũng khác và đậm đặc như mắm ruốc. Khi ăn, thêm vào đó chanh, ớt, đường, gia vị, sẽ cho một thứ nước chấm tuyệt hảo. Loại nước chấm được pha chế theo cách này hợp nhất là chấm thịt ba rọi luộc ăn với bún. Ðể có loại mắm này, người ta bắt còng về rửa sạch, lột bỏ mai, yếm, ướp với muối, cơm nguội theo một tỷ lệ thích hợp sau đó đem quết. Quết xong mới vắt nước cốt và phơi nắng cho đến khi nào nước cốt ấy kẹo lại như mắm ruốc là được.

Nhà nào ở miệt rẫy cũng đều biết làm món mắm còng. Bà con làm để ăn, tặng bạn bè thân hữu. Nhà nào có dư thì đem ra chợ bán kiếm thêm chút đỉnh. Ðến mùa còng lột, người ta hay chọn bắt những con vừa lớn vừa có mầu sắc đỏ tươi để làm mắm. Còn các loại còng khác ít ai bắt, có chăng chỉ để nuôi đàn vịt tàu đẻ mà thôi.
 

MinhThy

<marquee behavior="alternate" scrollamount="1"><fo
Joined
Nov 17, 2011
Messages
3,907
Points
113
Sam biển Gò Công - Tiền Giang

con-so.jpg


Ngoài các loại cá tôm thiên nhiên ưu đãi, ở vùng biển xã Vàm Láng, Tân Thành, huyện Gò Công Ðông (Tiền Giang) có đặc sản khá hiếm: sam biển. Với hình thù lạ mắt: vỏ cứng như mai cua, mình tròn dẹt, đường kính độ gang tay, tám chân càng nhỏ dưới bụng, phần đầu là mũi nhọn ba cạnh rất linh hoạt dài cỡ 20 cm. Khoảng từ tháng 10 cho tới tháng 2 âm lịch, sam bắt cặp phối giống và sau đó sam cái mang bụng đầy trứng nhỏ như hạt tiêu đợi ngày sinh nở. Gió chướng thổi về, người dân ven biển chúng tôi sáng sớm đi dọc bờ thỉnh thoảng vẫn bắt được những cặp sam tấp mé.

Sam trứng phổ biến nhất là món nướng. Ðốt bếp than gáo dừa, đặt ngửa sam rồi trở đều tới khi chín vàng, mùi thơm đặc biệt lan xa. Chuẩn bị sẵn bưởi chua tách múi, củ cải thái nhỏ ngâm giấm, rau thơm gồm húng cây, răm, đậu phộng rang đập giập, hành phi, nước mắm chanh, tỏi, ớt. Lật ngửa con sam nóng hổi, tách yếm bỏ ruột, dùng dao bén rạch bụng sẽ thấy trứng đầy ắp, vàng ươm bắt mắt. Phần thịt sống lưng và sát đuôi dai, ngọt. Người ta bảo thịt sam có tác dụng chữa hen suyễn. Dùng muỗng nhỏ múc trứng vào chén riêng, thêm gia vị tùy thích. Trứng sam béo, thơm, nhiều đạm, ngon miệng và rất bổ dưỡng. Nếu chưa muốn ăn ngay thì phơi sam vài buổi nắng cho khô nước rồi treo giàn bếp để dành, lúc cần nướng lên ăn vẫn thơm ngon. Người ta còn đốt cháy vỏ sam, giã nhuyễn trộn với dầu dừa, dùng thoa ngoài da trị dị ứng (ngứa, nổi mày đay...). Có người luộc chín sam, gỡ trứng phi mỡ hành trộn gỏi, giữ nguyên vỏ sam và sơn dầu bóng dùng trang trí nhà chơi. Sam chặt miếng to nấu canh chua với bạc hà, rau nhút hoặc đậu rồng, rau om lai rai lít rượu nếp là đúng điệu.

Có dịp về Gò Công để thưởng thức món sam trứng, bạn sẽ có một ấn tượng khó quên!
 

MinhThy

<marquee behavior="alternate" scrollamount="1"><fo
Joined
Nov 17, 2011
Messages
3,907
Points
113
Chuối quết dừa - Tiền Giang

0-aa-a1aachuoiquetdua.jpg


Kể từ khi xuất hiện trên AT tháng 5.1992 với món ăn bình dân mà vô cùng hấp dẫn cho cả "mày râu" lẫn "kẹp tóc" là xòai tượng mắm đường đến nay, tôi cứ mãi bận rộn với những lo toan đời thường mà quên khuấy đi cái nghiêp... ăn uống vốn dĩ là một trong những "tứ khóai" của thiên hạ, thật là sai sót biết chừng nào! Hôm qua, nhân dịp về một làng nhỏ hiền hòa nằm bên bờ sông Tiền lộng gió, chúng tôi có dịp thưởng thức một món ăn hòan tòan "cây nhà lá vườn" và đậm đà hương vị đồng quê đến nỗi khi lên xe trở về, ai nấy cũng chắc lưỡi hít hà khen ngon quá xá. Đó là món ăn mà ngọai tôi gọi đơn giản là chuối quết dừa.

Bởi mảnh vườn xum xuê cây trái ngày nào chỉ còn trong... ký ức nên sau một hồi dạo bước tới lui, chúng tôi bèn hạ độc thủ một quày chuối xiêm già mập ú nơi góc vườn, dự định mang về để dành chín ăn cho đỡ buồn. Ai ngờ mang vào đến nhà, chỉ cần cắt lấy nải chót xấu xí kia cùng hai nải kế đó và theo sự chỉ dạy của ngọai là chúng tôi chế biến được một món ăn "tuyệt cú mèo". Đầu tiên, lấy một thau nước to, vắt vào mấy trái khế chua rồi xẻ đôi trái chuối theo chiều dọc và tách bỏ vỏ ngâm ruột vào nước cho trắng. Xong rửa sạch mủ, vớt ra rửa lại cho thật sạch. Cho chuối vô nồi nấu đến khi sôi, mỡ nắp nhìn thấy ruột chuối chuyển sang màu vàng và hương thơm bay bát ngát. (Nhưng tốt hơn bạn nên ăn thử một mẫu nhỏ xem có còn chát hay không). Với chuối ra cho ráo nước. Lúc này, nhìn những miếng chuối thơm ngát vàng lườm cũng đã hấp dẫn lắm rồi nhưng xin bạn thư thả cho ít phút nữa để nạo thêm một trái dừa rám rồi cho lẫn chuối và dứa vào cối giã sơ qua (chú ý đừng để chuối nát quá).

Bây giờ, ai rảnh tay hãy trổ tài pha nước mắm bằng chanh, tỏi ớt cùng nước dừa xiêm sao cho chua chua, mằn mặn mà lại có vị ngọt thanh. Các "huynh đệ" khác thì chuẩn bị rau sống có sẵn trong vườn nhà như đọt săng máu, đọt điều, càng cua, rau má cùng dấp cá, húng lủi, ngò gai..., nói chung tất cả các lọai rau mọc trong vườn nhà đều có thể dùng được cả. Để món ăn thêm hấp dẫn, có thể rắc lên mặt đĩa chuối quết dừa một ít đậu phộng rang vàng giã to. Và cuối cùng, một ít rau đủ lọai để lên miếng bánh tráng, kèm theo một ít nhân là chuối quết dừa chấm nước mắm chua ngọt, ngồi ăn trong một gian nhà lá bên bờ sông vắng lặng vào một buổi trưa đầy gió mát, dịu dàng hương bưởi, hương cau thì có lẽ chẳng có cao lương mỹ vị nào có thể sánh bằng, phải không các bạn?
 

MinhThy

<marquee behavior="alternate" scrollamount="1"><fo
Joined
Nov 17, 2011
Messages
3,907
Points
113
Ngọt ngào hương vị nấm mối​

nammoi.jpg


Ở đồng bằng sông Cửu Long, có thể nói "quê hương" của nấm mối là Bến Tre, kế đó là Mỹ Tho (Tiền Giang). Sau vài cơn mưa đầu mùa, từ các bụi tre, ổ mối, vườn dừa nơi có rễ cây mục, ẩm thấp, nấm nhú lên từng giề. Những chân nấm nhỏ hơn nấm rơm một chút, cao chừng 2 cm, bum búp xinh như chờ đón những bàn tay hái. Nấm phải hái vào sáng tinh sương, vì khi mặt trời lên nấm sẽ rụi tàn.

Nấm hái về, sau khi loại bỏ đất cát bám gốc, nhẹ tay rửa sạch trước khi pha chế.Dân Bến Tre, Tiền Giang dùng nấm mối vào nhiều món ăn gia đình. Ăn bắt ngây là nấm mối hầm đuôi heo. Múc một chén, húp một cái, ta nghe vị ngọt của nấm chan hòa trong nước, vị mát giòn của tai nấm khi nằm giữa hai hàm răng, và đuôi heo sao mà ngọt thơm đến vậy! Ăn quên thôi là khi nấm mối hầm nước cốt dừa, lá cách, như um lươn. Món um này ngon nhất là khi húp nước.Nước um nóng hổi, bốc hơi, cho mặt lưỡi tê tê vị ngọt bùi, béo đắng, không món nào sánh bằng. Nấm mối ngon nhất là những tai búp. Cho hột đậu phộng vào tai nấm, lăn trên dĩa muối ớt, gói lại bằng chiếc lá cách, đem nướng sẽ là một món ngon bảo đảm không nhà hàng nào có được.

Đơn sơ là nấm mối xào lá cách. Gắp mấy tai nấm chín tới, cho vào miệng, cảm giác giòn, xốp, mịn như tơ, càng nhai càng thấy vị ngọt quyến rũ các chân răng. Gắp đũa lá cách, nghe vị đắng thanh tan loãng khắp mặt lưỡi, bắt ngây. Gắp cả nấm và lá cách, chấm nước mắm giằm ớt hiểm xanh, nhai và nghe vị đắng của lá cách hòa trong vị ngọt của nấm và vị cay giòn thơm của ớt hiểm chưa trôi xuống dạ dày đã nghe bao nhiêu hương vị của đất trời, ruộng vườn hoang dã ngấm vào từng sợi tóc, chân lông. Nhưng ăn nấm với lá cách người ta cho rằng lá cách sẽ bán mùi nấm mối, mất ngon. Cho nên người ta thích chiên nấm với hột vịt tươi.

Tuy nhiên ngon nhất vẫn là bánh xèo nấm mối.Bánh xèo là món "tủ" của dân miền Tây sông nước. Bánh ngon phải biết pha bột vừa độ. Bột pha nhiều nước bánh sẽ nhão, nát và dính chảo. Bột đặc bánh sẽ mềm và sống. Trong bột còn có sự hiện diện của dừa, đường, muối, hành, nghệ, đặc biệt là nấm mối, khi chiên chín sẽ tỏa mùi thơm và ó màu vàng bắt mắt. Bánh xèo nấm mối ăn với dĩa rau tươi non, xanh dờn cùng chén nước mắm ớt bằm cay tê đầu lưỡi. Bấy giờ, khi ăn miếng bánh xèo, bạn sẽ thưởng thức vị béo của dừa, vị ngọt của đường, vị mặn của muối, mùi thơm của hành và nghệ, nhưng bật lên trên hết là vị ngọt giòn và dai của nấm mối. Có thể nói, bánh xèo nấm mối là tuyệt đỉnh của bánh xèo đồng bằng sông Cửu Long, vì loại nấm hoang dã và tuyệt sạch này là sự tổng hòa giữa cái ngọt phàm tục của thịt cá và cái ngọt thanh tao của rau củ.

Xưa kia, ăn nấm mối phải đợi "mùa". Ngày nay, với kỹ thuật đông lạnh, người ta đã biết "giữ" nấm để có ăn quanh năm. Để lâu lâu thưởng thức được món ngon này trong bữa ăn gia đình, sau khi mua nấm về, người ta rửa sạch, để trong rổ cho thật ráo nước. Sau đó cho nấm vào bọc ni-lông, cột kín miệng, cho vào ngăn đá tủ lạnh. Khi nào cần dùng, rã đông, lấy một ít mà xài.

Nguồn: website báo Hậu Giang
 

MinhThy

<marquee behavior="alternate" scrollamount="1"><fo
Joined
Nov 17, 2011
Messages
3,907
Points
113
Cà na mùa nước nổi​

Bạn đã bao giờ thưởng thức mùi vị của trái cà na chưa?

canamuanuocnoi1.jpg



Cà na là một loại trái vừa chua vừa chát, nếu bạn chưa một lần thưởng thức nó thì hẳn bạn sẽ chẳng thích thú gì khi nghe mình tả thế đúng không? Nhưng những bạn nào sống ở vùng nước lụt đồng bằng sông Cửu Long thì sẽ ước gì có ngay chùm trái cà na và một chén muối ớt bên cạnh ngay lúc này.

Cà na là loại cây mọc ở vùng quê đồng bằng sông Cửu Long, cây chịu nước, thân làm gỗ. Hàng năm, cứ độ tháng bảy âm lịch, khi nước từ sông Cửu Long đổ về những nhánh sông, tràn vào đồng lúa, thì cà na cũng vừa kết trái.Còn gì thú vị hơn khi buổi trưa bơi xuồng đi thả lưới ngoài đồng, rồi neo xuồng vào những gốc cây cà na câu cá. Trông lên những nhánh cà na xanh tròn trĩu quả. Ngồi trên xuồng vừa thả cần câu cá vừa chấm cà na với muối ớt để cảm nhận được hết vị ngọt thanh của loại quả rừng này. Trái cà na chưa chín còn rất nhỏ, non nên ăn sẽ rất chát.

Những trái căng tròn, to sẽ là những trái chín, có thể leo lên cây hái hoặc dùng cây để chọc, hay có thể rung thân cây cho trái chín rụng xuống. Cà na ăn sống với muối ớt là món khoái khẩu của bọn con gái. Những ai không ăn chua thì có thể hái cà na về rửa sạch ngâm với nước muối khoảng một hoặc vài ngày rồi mang ra chấm với muối ớt thì càng tuyệt. Cà na còn làm mứt nữa đấy bạn ạ! Sau khi rửa sạch, dùng dao rạch vài đường từ đầu trái xuống đuôi trái, trộn với đường cho thấm rồi bắt lên bếp sên nhỏ lửa như sên các loại mứt khác. Trái cà na chuyển màu, ráo đường mang ra đĩa là thưởng thức được ngay. Vị ngọt của đường hòa lẫn với vị chua thanh của trái cà na sẽ làm cho người ăn nhớ mãi. Mùa nước lụt đang về, bông điển điển đang bắt đầu trổ vàng dọc bờ sông. Bây giờ cà na quê tôi có lẽ cũng đang kết trái...
Bông súng trắng

 

MinhThy

<marquee behavior="alternate" scrollamount="1"><fo
Joined
Nov 17, 2011
Messages
3,907
Points
113
Khô cá "sủ" hấp cơm

khocasu.jpg


Cá sủ là loại cá sống rất nhiều ở Biển Hồ, là loại cá to, ăn rất ngon có bán nhiều ở tất cả các chợ...Đặc biệt, cá sủ làm khô rất thơm ngon nên giá rất đắt. Khô cá sủ hấp cơm là một món ăn tuyệt vời!

Cá sủ rất to, nên thường người ta chỉ hấp một khứa là vừa đủ ăn, hoặc ăn cùng với một vài món khác. Đem khứa khô chuẩn bị hấp, rửa sạch cho vào một thau nhôm nhỏ, hoặc một ngăn của 'cà mèn'. Bằm ớt, tỏi, gừng nhuyễn để lên trên mặt, sau đó cho mỡ vào. Khi nồi cơm sôi chắt nước ra, cho thau cá sủ vào, đậy nắp nồi cơm lại cho tới khi cơm chín là ăn được. Khi lấy từ nồi cơm ra, một mùi thơm bốc lên. Dưới đáy thau là một lớp mỡ đã ngả sang màu vàng, da có màu bạc, trên thịt cá còn điểm xuyết bởi màu đỏ của ớt, màu trắng ngà của tỏi, màu vàng nhợt của gừng đập vào mắt người ăn càng thêm kích thích vị giác! Cơm ăn với khô cá sủ phải nấu cho khô ăn mới ngon, nấu cơm nhão là hỏng bét! Cá sủ là một loài cá có thịt nhiều, xương ít, xương lại to, không có xương vụn, chỉ có một đường nằm dài theo thân cá nên dễ gỡ. Cọng xương giữa có khi lớn bằng đầu ngón tay út, khi hấp trong nồi cơm, cá chỉ có một màu bạc như lúc còn sống, thịt dẽ, béo, ăn rất bùi và thơm ngon, hơi mặn...Rau dùng để ăn kèm với cá sủ hấp cơm là dưa leo (cũng có thể thêm một vài loại rau khác tùy ý thích mỗi người). Bưng chén cơm còn nóng hổi, chan vào cơm một muỗng mỡ hấp trong cá, gắp miếng dưa leo chấm vào, kẹp thêm miếng thịt khô cho vào miệng...Cái ngon lan tỏa từ lưỡi, đi lên tới quai hàm, vì trong món khô đó có đủ các vị mặn, béo, bùi...Vị béo của mỡ, hương thơm của tỏi, vị cay của ớt và của gừng...các vị ấy hoà quyện với nhau, tạo cho người ăn có một bữa cơm ngon miệng. Cả nhà quây quần bên nồi cơm nóng, ăn được một bữa cơm ngon, gia đình đầm ấm và đầy hạnh phúc! Xương cá có từng đốt như lóng tay, nên ăn hết lớp thịt trên, người ta không gắp xương bỏ mà cắn, nhai luôn xương, nước tủy khô ứa ra béo ơi là béo! Đôi lúc trẻ con giành nhau một miếng xương khô vì cái ngon của nó.

Khi mua cá sủ về, để bảo quản người ta khứa ra từng khứa rồi cho tất cả vào ngâm trong keo (hay thố) mỡ. Khi muốn ăn thì lấy ra, nếu đem hấp với cơm thì người ăn lấy luôn mỡ đó đem hấp. Vì ngâm lâu nên mỡ thấm vào thịt cá, khi ăn cá lại thêm ngon.

Hoàng Đức (sưu tầm)
 

MinhThy

<marquee behavior="alternate" scrollamount="1"><fo
Joined
Nov 17, 2011
Messages
3,907
Points
113
Chuột đồng nướng​

chuotdong.jpg
ảnh: MeiCao























Ở đồng bằng sông Cửu Long, mùa chuột đồng bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 âm lịch hàng năm. Chúng có nhiều loại: chuột cơm, chuột dừa, chuột cống nhum... những loài chuột này ăn lúa, ăn cơm dừa và khoai củ. Là loại động vật cung cấp nhiều chất đạm và ngon nên người dân dùng để chế biến thành rất nhiều món ăn. Nào là chuột nướng, chuột kho rau râm, chuột xào củ kiệu, chuột xào lăn, chuột chiên rôti...

Nhưng có lẽ món chuột nướng là hấp dẫn nhất vì món ăn vẫn giữ được vị thịt ngọt và mùi thơm đặc trưng của chuột đồng. Món này chế biến bằng cách dùng rơm thui trụi lông của con chuột. Rồi cắt bỏ đầu, lột da, làm sạch sẽ, ướp ngũ vị hương và một chút xì dầu vào, để khoảng chừng 30 phút cho hương vị ngấm vào thịt. Trong khi chờ đợi thì ta nên ra ngoài vườn hái một mớ rau sống, cộng thêm với ít chuối chát. Nước chấm thì làm bằng nước mắm giằm xoài hoặc muối tiêu chanh. Xong phần chuẩn bị thì thịt chuột được lấy que tre hoặc que trúc xiên qua, đem ra nướng cho vàng lên. Khi đã vừa vàng thì mùi thơm cũng bay khắp "xóm" chứ chẳng chơi. Rồi! lấy cái chuột ra, ăn kẹp với rau sống, chấm phân nửa miếng thịt vào nước chấm, đưa lên miệng và cắn một miếng nhẹ nhẹ, cũng đừng nhai nhanh và thưởng thức... Bảo đảm là khi ăn miếng thịt chuột tươi, cộng với ngũ vị hương và mùi rau sẽ ngon không chỗ chê.Nếu có dịp nào đó bạn về miền Tây mà bạn không dùng thứ món ăn đồng quê này thì bạn đã bỏ lỡ một món ăn dân dã độc đáo của người dân Nam Bộ rồi đấy.

P.Thanh
 

MinhThy

<marquee behavior="alternate" scrollamount="1"><fo
Joined
Nov 17, 2011
Messages
3,907
Points
113
Về đồng ăn ốc​

vedonganoc.jpg


Vùng đồng bằng Nam bộ, con ốc đồng có thể tìm được quanh năm. Nhưng nhiều nhất vào mùa mưa, khu vực có sản lượng khổng lồ nằm trên đồng nước của các tỉnh trong vùng nước lên của sông Cửu Long gồm Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp và An Giang.

Quan sát kỹ thì thấy, con ốc trong Nam có chút khác với con ốc đất Bắc. Con ốc đồng trong Nam có hai loại, ốc lát và ốc bươu. Ốc lát gần giống với con ốc nhồi ngoài Bắc, vỏ ốc dày, phần đuôi vỏ xoắn của nó hơi dẹt và sức lớn tối đa cũng chỉ có thể nhỉnh hơn trái chanh một chút. Vỏ ốc bươu mỏng hơn, phần đuôi xoắn nhọn ra và nó có thể lớn cỡ nắm tay của người trưởng thành.

Mùa nước nổi, ốc tràn đồng

Dù sản lượng nhiều hơn bội phần nhưng người Nam dường như không sành ăn ốc như người Bắc. Món bún ốc, ốc nấu chuối xanh người Nam chỉ biết thưởng thức từ khi có đông người Bắc di cư vào Nam. Đúng hơn là, người Nam vẫn xem ốc là loại thực phẩm ăn chơi chứ không phải là món tham dự vào bữa ăn chính hay thưởng lãm ẩm thực. Sau một buổi đi cấy ngoài đồng, tiện tay vớt rổ ốc về, đem ngâm vào nước vo gạo cho con ốc thải ra những rong rêu trong ruột. Trong khi hong tóc, năm ba chị ngồi quanh nồi ốc luộc bốc khói, khêu từng con quệt vào chén cơm mẻ sả ớt làm gia vị đưa chuyện. Trong nồi ốc luộc phải có nắm lá ổi để ruột ốc không bị nhớt và tạo cảm giác giòn hơn, đậm đà hơn.Nhưng khách hàng chính của ốc là cánh đàn ông, chính xác là dân nhậu. Một trưa trời mưa rúc rắc mùa nước lên, không phải làm đồng, cũng chưa đi giăng câu bủa lưới (việc này thường làm vào ban đêm), chống xuồng ba lá ra đồng, lựa đám bông súng nhiều lá, ép cho xuồng đi ngang làm lật ngược lá, đám ốc bám dưới lá lúc lắc nổi lên, tha hồ mà chọn những con vừa ăn; vừa một miếng ăn, con lớn quá quờm quàm mất ngon, con nhỏ quá lợt lạt mất hứng.

Cưng chồng nên cưng cả con ốc...

Cũng là món ốc luộc, nhưng khác hơn các bà, cánh nhậu khoái khẩu với món luộc hèm (bỏng rượu). Sau khi đưa cay bằng ruột con ốc giòn tan vừa chấm trong chén nước mắm sả ớt, chiêu thêm ngụm nước hèm vừa chua vừa nóng trong cái vỏ ốc thơm lựng, nghe mồ hôi rịn ra chân tóc và nghe ly rượu vừa uống đi đâu mất tiêu. Cầu kỳ hơn thì nhóm một bếp than đước nhỏ lửa. Món này ai chế nấy ăn. Đặt ngửa con ốc lên than cho nước ngọt trong ốc sôi riu riu cạn dần, thêm vào một hạt tiêu và hạt muối nhỏ, chờ cho nước sắc vào ruột và vỏ ốc bốc mùi thơm vì sắp cháy giòn, con của ai - người đó gắp. Vì là món ăn chơi nên dân gian cho rằng thịt ốc chẳng bổ béo gì.Mấy bà cưng chồng nên cưng cả món ốc khoái khẩu của chồng lại nghĩ ra món ốc nhồi thịt để tăng cường dinh dưỡng. Ruột ốc chỉ lấy phần cùi cứng đem bằm nhuyễn với thịt ba rọi, trộn chút nước mắm, bột ngọt, vài hạt tiêu rồi nhồi trở vào vỏ ốc đem hấp. Mỗi vỏ ốc khi nhồi thịt lại có một lá gừng đặt co bên trong vừa tăng độ thơm, vị ấm vừa tiện tay kéo khối thịt ra ăn. Chồng hít hà vị tiêu cay, còn kịp thấy trong mắt vợ lấp lánh như gợn sóng ngoài đồng xaVì thế mà, dù chẳng khó gì để tìm món ốc trong các chợ, từ quán vỉa hè cho tới một nhà hàng sang trọng, nhưng xin mời bạn vào mùa nước nổi này hãy tìm về một cánh đồng nước lên nào đó, bạn sẽ thấy món ốc bình thường mà ngon hơn gấp bội phần, cho dù sau một miếng ốc, bạn chỉ nhìn ra đồng nước bạc.

Nguồn: SGTT
 

MinhThy

<marquee behavior="alternate" scrollamount="1"><fo
Joined
Nov 17, 2011
Messages
3,907
Points
113
Canh chua bông điên điển

1303199154_107801.jpg


Cứ vào mùa lũ, cây điên điển mọc men theo các con rạch, bờ kênh... bông nở rộ thành chùm, ửng vàng chen lẫn sắc xanh của lá. Loại bông này được người dân dùng để nấu món canh chua bông điên điển và được xem như một món ăn đặc sản cây nhà lá vườn... của miệt sông nước miền Tây.

Nguyên liệu chính của nồi canh chua là bông điên điển, cọng bông súng, me, rau thơm, ớt và cá linh vừa đóng đáy hoặc đánh lưới còn tươi nguyên ngoài đồng về. Vì cách nấu đơn giản, nên chỉ chốc lát là cả nhà có nồi canh chua điên điển thơm lừng. Bông điên điển được hái phải là bông điên điển đầu mùa lũ, vì vừa ngọt vừa bùi, vừa vàng sặc sỡ và cá linh cũng phải là con cá linh đầu mùa, vì thịt vừa mềm, béo ngậy lại ít xương, cùng với cảm giác mới lạ của đầu mùa, nên nồi canh chua điên điển càng thêm hấp dẫn. Khi ăn sẽ cảm nhận được mùi vị thơm ngon tuyệt vời từ cái vị chua chua của me, vị ngọt ngào của cá và bông điên điển, của rau thơm, vị cay cay của ớt...

Ai muốn nhâm nhi vài xị đế với món canh chua điên điển thì bắt lửa riu riu bên nồi nước canh chua được nêm sẵn, chỉ vài phút là cọng bông súng mềm nhũn và thịt cá linh có thể tan ngay tại đầu lưỡi, ăn đến đâu thì trụng bông điên điển vào nồi nước canh chua đến đó. Ðặc biệt, màu vàng ươm sặc sỡ của đĩa bông điên điển làm cho bữa ăn càng thêm ấm cúng, nếu được ngồi trên nhà cạnh dòng sông để tận hưởng gió mát lồng lộng và trong lành của mùa nước nổi thì thật tuyệt!.


P.Thanh
 

MinhThy

<marquee behavior="alternate" scrollamount="1"><fo
Joined
Nov 17, 2011
Messages
3,907
Points
113
Gà nướng đất sét

ga-nuong-dat-set-1.jpg


Những ngày về quê chơi, nếu bỗng dưng bạn thèm "lai rai" với một món gì mang hương vị đồng quê thì tôi xin mách giúp các bạn món "gà nướng đất sét" mang đậm tính dân dã, bảo đảm ăn xong bạn sẽ không bao giờ quên được hương vị quê nhà.

Gà được chọn lựa để làm món gà nướng đất sét là gà nuôi thả vườn, da vàng lông mướt, chế biến bằng cách để nguyên lông, chỉ cắt tiết và phao câu. Phần đồ lòng gà được rút ra làm sạch và sau đó lại dồn ngược trở lại bụng gà. Các vị trí mở ra trên gà sẽ được làm kín (cổ và vị trí gần phao câu) trước khi nướng. Gà được rửa sạch bên ngoài, nhồi đất sét và đắp kín nguyên con gà. Đất sét nhồi vừa đủ dẻo để làm tăng độ kết dính với lông và gỡ ra dễ dàng khi gà chín. Đắp đất sét hơi dày để khi nướng, đất đủ độ nóng làm chín thịt gà. Gà nướng trên bếp than hồng hay ngon nhất là vùi nướng bằng rơm. Khi rơm cháy đượm, nhiệt từ tro rơm khiến đất sét ngả dần sang màu sáng và mùi thịt gà dường như thơm ngon hơn. Gà chín nhờ sức nóng của đất sét truyền vào tận bên trong.

Khi đất sét chuyển sang màu vàng và tự bong ra xem như món gà nướng đất sét đã hoàn tất. Người ta gỡ đất sét ra để lấy "thành phẩm", lông gà sẽ dính theo đất sét và bong ra từng mảng. Thịt gà trắng, ứa mỡ và mùi vị thơm ngon đặc biệt. Theo cách chế biến này, mỡ gà thường thấm nhiều vào đất sét. Khi gỡ đất sét, da gà thường bị dính theo lớp lông gà và người ăn chỉ sử dụng phần thịt. Điều này có lợi cho những người vốn có...hàm lượng cholesterol cao. Ngoài ra với cách chế biến này, các chất dinh dưỡng trong gà được giữ nguyên trong từng thớ thịt làm món gà nướng đất sét mang hương vị đậm đà, có giá trị dinh dưỡng cao và an toàn trong sử dụng.

Món gà nướng đất sét là món ăn có thể tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có, thao tác đơn giản, nhanh với sản phẩm có hương vị ngọt béo đậm đà, rất riêng và lạ so với hương vị món gà ta nướng bán ở các quán ăn. Gà nướng được xé thịt ăn với cà chua và dưa leo xắt lát, rau thơm và muối tiêu chanh hoặc muối ớt. Sự hòa hợp của vị béo từ mỡ gà, mùi thơm của rau cùng với vị mặn, chua của muối tiêu chanh, muối ớt quyện với mùi hương thoang thoảng của rơm giúp chúng ta cảm nhận được sự khác biệt của khẩu vị món ăn đồng quê khá ấn tượng và độc đáo từ cách chế biến này.

Hoàng Đức
 

Lê Trung

Member
Joined
Sep 17, 2011
Messages
728
Points
18
Nói đến đặc sản Tièn Giang, với những món có xuất xứ từ vùng Gò Công mà quên, không nhắc đến một món từng là đặc sản tiến Vua thì ta sẽ góp phần làm...mai một món này ở tương lai. Đó là món Mắm Tôm Chà Gò Công.
Để làm món này, người ta lựa chọn những con tôm còn tươi, sống; cho tôm nhậu ...rượu nếp ngon, khi tôm ... xỉn, đem tôm phơi nắng cho tôm ... die. Sau đó đem tôm bóc vỏ rồi cho vào một loại rổ, rá chuyên biệt và chà xát cho thịt tôm nát nhừ, cuối cùng đem số thịt tôm đã chà thành ...bột này đi ủ mắm.
Món mắm này ăn kèm với thịt heo luộc ( hoặc mũi, tai heo luộc) cặp với rau sống, chuối chát, khế chua... thì e rằng sẽ không đủ ... rượu!!!!
Thái Hậu Từ Dụ ( thường hay gọi nhầm là Thái Hậu Từ Dũ), mẹ của Vua Tự Đức, là người quê quán ở Gò Công, món mắm tôm chà Gò Công này do đó cũng nằm trong danh sách các sản vật tiên Vua thời bấy giờ!
 
Top Bottom