Bến Tre Di tích lịch sử quê tui ( Ba Tri ) Chỉ quê tui thôi đóa

B

banglangvlthn

Guest
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẫm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà
images


images


images


Di tích Mộ nhà giáo Võ Trường Toản

don-tho-vo-tran-toan.jpg


Đền thờ Võ Trường Toản
Võ Trường Toản người huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định, là người học rộng tài cao, thông đạt kim cổ. Thời chiến tranh Tây Sơn - Nguyễn Ánh, ông ở ẩn nơi quê nhà, mở trường dạy học, không tham gia vào chính trị, từ chối mọi điều ban phát.
Nhiều học trò của ông nổi tiếng như Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Định (lúc bấy giờ được gọi là Gia Định tam gia thi), Ngô Tùng Châu, Phạm Ngọc Uẩn, Lê Bá Phẩm… Ông mất ngày 27-7-1792.
Khi ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ rơi vào tay giặc Pháp, một số trí thức ở Gia Định không muốn người thầy học kính yêu của mình gởi xương cốt ở nơi bị giặc chiếm, nên đã tổ chức di dời hài cốt Võ Trường Toản về làng Bảo Thạnh, thuộc tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre), lúc bấy giờ còn là đất tự do. Văn bia dựng tại mộ do Phan Thanh Giản soạn thảo.
Hiện nay, khu mộ của ông bà và con gái được xây dựng theo dạng voi phục, nằm trong khuôn viên thoáng rộng, có cây che bóng mát, có nhà thờ mái cong, 2 tầng để thờ Võ Trường Toản và làm nơi tưởng niệm của khách thập phương.
Di tích mộ Võ Trường Toản được Bộ Văn hóa – Thông tin ra quyết định công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia ngày 24-1-1998.

Di tích nghệ thuật Đình Phú Lễ

dinh-phu-le.jpg

Chỗ này hồi nhỏ lội sông đi coi hát bội nè

Đình Phú Lễ
Căn cứ vào bia còn lưu lại tại đình cho biết niên đại xây đình vào năm Minh Mạng thứ 7(1826) trên cơ sở ngôi đình bằng gỗ lá, được sắc phong vào năm Tự Đức thứ 5(1851). Thềm và móng được cấu trúc bằng đá xanh, bên trên xây gạch. Đình gồm tất cả 10 gian: 6 gian chính dính liền với mái và 4 gian phụ bố trí theo lối chữ “Đinh”. Đình chính gồm võ ca, viên đường, thính đường, chánh đường và hậu đường. Cột đình bằng gỗ lim, đường kính 40cm, mái lợp ngói vảy cá.

Do chiến tranh và thời gian, các công trình kiến trúc và các hiện vật bài trí bên trong (hương án, cuốn thư, hoành phi, bình phong, bao lam, đồ lễ bộ…) đã bị xuống cấp và hư hỏng nhiều. Tuy nhiên, những phần cơ bản về kiến trúc vẫn còn nguyên, không bị bom đạn tàn phá, đặc biệt những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc gỗ sơn son, thếp vàng còn lưu giữ được đến hôm nay, đã nói lên rằng đình Phú Lễ là đình có quy mô lớn và đẹp nhất của các làng quê ven biển Bến Tre. Nét đẹp của đình một phần còn do cảnh quan thiên nhiên bên ngoài. Khuôn viên của đình khá rộng, trải ra trên khu đất giồng khô ráo, với hàng trăm cây cổ thụ toả bóng.

Hàng năm, hội cúng đình – còn gọi là lễ kỳ yên tổ chức vào rằm tháng 3(âl). Vì là làng lớn, đông dân, nên trước đây mỗi năm trong kỳ tế xuân đều có rước đoàn hát bội về biểu diễn nhiều đêm liền. Lễ tế thu là lễ Cầu bông.

Đình Phú Lễ được Bộ Văn hoá - Thông tin ra quyết định công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia ngày 7-1-1993.

"Còn di tích cây da đôi xã Tân Xuân thì không kiếm được hình :(("
 

MinhThy

<marquee behavior="alternate" scrollamount="1"><fo
Joined
Nov 17, 2011
Messages
3,907
Points
113
Dẫn dzìa Bến Tre chơi iiiii
 
Top Bottom