Long An Du Lịch Long An

diemhoang124

Active member
Joined
Oct 11, 2010
Messages
701
Points
28
TỈNH LONG AN

Long An là một trong những tỉnh lớn nhất ở ĐBSCL (4493 km2) tiếp giáp với Campuchia và TPHCM. Long An được bao bọc bởi sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây (trong hệ thống sông Đồng Nai – Sài Gòn) đây là tỉnh có địa hình đa dạng gồm vùng đất cao và vùng trũng Đồng Tháp Mười. Nhờ diều kiện tự nhiên như vậy, nên Long An có hệ sinh thái, ngập nước lớn nhất ĐBSCL với những cánh đồng sen bạc ngàn, rừng tràm cổ thụ, là nơi sinh sống của nhiều loại động thực vật quí hiếm. Nhiều nhà khoa học khi muốn nghiên cứu về hệ sinh thái ngập nước đặc trưng của ĐBSCL, thì đều muốn tìm về các huyện tiếp giáp với Campuchia của Long An, vì nơi đây còn những khu rừng tràm nguyên sinh, dây leo chằng chịt là nơi sinh sống của nhiều loài cá nước ngọt, chim, ong mật,…

Tỉnh Long An đã qui hoạch tại huyện Mộc Hóa hai khu du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười để du khách có thể đi thuyền len lỏi giữa những gốc tràm cổ thụ, đi xem phong cảnh vùng ngập nước này. Đặc biệt ở đây có trung tâm nghiên cứu, Bảo tồn và phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười với diện tích 1041 hecta gồm 800 hecta rừng tràm nguyên sinh để lấy tinh dầu và một hồ nước rộng trên 100 hecta, là một trong những điểm tham quan rất hấp dẫn dành cho khách Việt Nam.

Long An cũng chính là nơi khai vật được nhiều nhất các hiện vật của nền văn hóa Phù Nam ở hai huyện Đức Hòa, Đức Huệ. Trước đây khi các nhà khảo cổ mới chỉ khai quật được di tích ở Óc Eo (An Giang), thì họ cho rằng Óc Eo là thủ đo của Phù Nam, nhưng nay với việc tìm thấy nhiều công trình xây dựng bị chôn vùi ngàn năm dưới lòng đất của Long An, thì nhiều nhà khảo cổ nghiêng về giả thuyết Đức Hòa mới là thủ đô của vương quốc này. Các hiện vật khai quật từ Đức Hòa, Đức Huệ, nay được trưng bày chủ yếu trong bảo tàng Long An.

Đến Long An để được xem những hiện vật cổ xưa bị vùi lấp ngàn năm nay dưới lòng đất của rừng tràm nguyên sinh – nhân chứng sống về hệ sinh thái ngập nước ở ĐBSCL.

Thơm Long An

Ở ĐBSCL có hai loại Khóm (dứa), loại nhỏ có vị chua thường được dùng để nấu lẩu hoặc ăn với cá nướng. Loại lớn, ngọt dùng để ăn tươi như một loại trái cây được gọi là trái thơm.

Cây thơm trồng nhiều ỏ các huyện phía Nam tỉnh Long An, khu giáp ranh với tỉnh Tiền Giang. Cây này thường được dâm mầm lấy ra từ một cây mẹ, rồi trồng vào vùng đất cao, xốp, có pha phèn thì sẽ phát triển nhanh, khoảng 5 tháng sau là có thể thu hoạch được. Trái thơm khi chín có màu vàng tươi, mùi thơm dịu ngọt, nặng khoảng từ 1 đến 2kg. Nhà nông sẽ thu hoạch những trái này, đem về làm vệ sinh sạch sẽ rồi bán ở các quầy nhỏ bên vệ đường cho khách du lịch, hoặc cho nahf máy đồ hộp.

Các nông trại thơm ở vùng này là những điểm tham quan hấp dẫn đối với du khách Châu Âu, nhất là mùa thơm chín. Nhiều người đến đây để được tận mắt sờ mó cây thơm, tự tay hái cho mình vài trái và có thể thưởng thức tại chổ. Thơm có mùi thơm dịu nhẹ, ngọt, mềm và nhiều nước nên là laoij trái cây giải khác rất tốt cho du khách khi đi du lịch Mekong.
 
Top Bottom