Lịch sử hình thành tỉnh Hậu Giang

Sheiran

Administrator
Staff member
Joined
Nov 17, 2011
Messages
5,260
Points
113
Sau thời Mạc Cửu đến thời Mạc Thiên Tứ (thế kỷ 18), đã có những bước chân đầu tiên dọc theo sông Cái Lớn, cái Bé - nhưng mãi đến những đợt khai thác sau này, thì một phần lớn vùng đất thuộc tỉnh Hậu Giang hôm nay mới thật sự chuyển mình. Nếu trước 1897, khu vực huyện Giồng Riềng, Gò Quao, Long Mỹ (tỉnh Rạch Giá) mới chỉ có 2 tổng, không tới 10 thôn - thì đến năm 1939, riêng quận Long Mỹ có đến 3 tổng, 12 làng:

Tổng An Ninh gồm các làng: Hòa An, Hỏa Lựu, Long Bình, Vị Thủy, Vĩnh Thuận Đông và Vĩnh Tường. Tổng Thanh tuyên với các làng: Lương Tâm, Thuận Hưng, Vĩnh tuy, Vĩnh Viễn và Xà Phiên. Tổng Thanh Giang có các làng: An Lợi, Long Phú, Phương Bình, Phương Phú, Tân Long và Long Trị. Vùng đất thuộc huyện Vị Thủy ngày nay là xã Vị Đông, Vị Thanh (xưa thuộc quận Giồng Riềng).

Quận phụng hiệp, trước khi đào kênh chỉ ởphạm vi một vài làng, đến năm 1939, có đến 2 tổng, 14 làng. Tổng Định Hòa có các làng: Hòa Mỹ, Mỹ Phước, tân Bình, Tân Hưng, Tân Lập, Thạnh Hưng, Thạnh xuân, Trường Hưng. Tổng Định Phước có các làng: Đông Sơn, Như Lang, Phụng Hiệp, Long Mỹ, Thường Phước, Trường Thạnh Sơn.

Như vậy, vùng đất xưa chủ yếu là quận Long Mỹ (tỉnh Rạch Giá) và quận Phụng Hiệp (tỉnh Cần Thơ), địa giới hành chính vẫn còn giữ cho đến suốt thời kỳ chống Pháp.

Sau Hiệp định Geneve 1954, khi Pháp rút, Mỹ can thiệp ở miền Nam, lập chế độ Ngô Đình Diệm, thì vùng đất Long Mỹ - Phụng Hiệp lại có nhiều thay đổi:

Khoảng 1960, quận Long Mỹ được tách ra, thành lập 1 quận mới tên Đức Long. Hai quận đều trực thuộc tỉnh Phong Dinh, bao gồm các xã: Vị Thanh, Vị Thủy, Vĩnh Tường, Hỏa Lựu, Vị Đức, Hòa An (về sau bổ sung thêm 1 xã từ quận Giồng Riềng là Ngọc Hòa). Quận Đức Long đóng tại xã Hỏa Lựu, năm 1963 dời về xã Vị Thủy (chân cầu Nàng Mau), quá trình lập quận mới Đức Long - chính quyền Ngô Đình Diệm xây 2 khu trù mật: Vị Thanh - Hỏa Lựu, khánh thành ngày 1/3/1961.

Với ý đồ ngăn chặn lực lượng cách mạng từ cửa ngõ U Minh, siết chặt việc kiểm soát dân chúng, bảo vệ Cần Thơ và vùng 4 chiến thuật - Tổng thống chế độ ngụy Ngô Đình Diệm ký sắc lệnh thành lập tỉnh Chương Thiện ngày 21/12/1961. Sau đó, lễ khánh thành tỉnh Chương Thiện được tổ chức trọng thể vào ngày 3/1/1962. Tỉnh Chương Thiện bao gồm 5 quận: Long Mỹ, Đức Long, Kiến Hưng (huyện Gò Quao, Kiên Giang ngày nay), quận Kiến Thiện (huyện Hồng Dân, Bạc Liêu ngày nay), quận Kiến Long (huyện Vĩnh thuận, Kiên Giang ngày nay).

Thời chống Mỹ, về phía ta khu vực tỉnh Chương Thiện vẫn thuộc 2 tỉnh Cần Thơ, Rạch Giá chỉ đạo. Quận Long Mỹ, thị xã Vị Thanh thuộc Cần Thơ, Gò Quao, Giồng Riềng, Vĩnh Thuận thuộc Kiên Giang.
Sau ngày giải phóng, địa giới hành chính vùng đất Long Mỹ - Vị Thanh có sự điều chỉnh: Lúc đầu thị xã Vị Thanh trực thuộc tỉnh Hậu Giang cũ (1975-1977). Đến 1/1/1978, thị xã Vị Thanh được ghép với quận Long Mỹ, phần nội ô và vùng ven thị xã trở thành thị trấn Vị Thanh. Từ 15/2/1982, huyện Long Mỹ lại tách ra thành 2 huyện: Vị Thanh, Long Mỹ. Ngày 1/7/1999, Chính phủ ký Nghị định số 45/CP thành lập thị xã Vị Thanh và đổi tên huyện Vị Thanh thành huyện Vị Thủy, tất cả đều thuộc tỉnh Cần Thơ. Ngày 1 tháng 1 năm 2004 tỉnh Cần Thơ được chia thành thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang ngày nay.

Nếu kể từ thời Mạc Thiên Tứ thì dãy đất phía Tây sông Hậu được khai thác gần 300 năm. Nếu tính từ các đợt khai thác lớn, những thập niên cuối thế kỷ 19 thì một phần lớn vùng đất Hậu Giang hôm nay, có quá trình hình thành và phát triển trên 100 năm.

(ST)
 
Top Bottom