Lịch sử Sóc Trăng

Sheiran

Administrator
Staff member
Joined
Nov 17, 2011
Messages
5,260
Points
113
Sóc Trăng là tỉnh ven biển ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, nằm ở hạ nguồn của sông Hậu - nơi sông Hậu đổ vào biển Đông tại hai cửa Định An và Trần Đề (một số tài liệu viết nhầm là Tranh Đề). Tỉnh có diện tích đứng thứ 6 và dân số đứng thứ 7 trong khu vực. Sóc Trăng là một vùng đất mới, được các cư dân người Việt đến khai khẩn trong khoảng hơn 200 năm nay. Vào thế kỷ XVII, Sóc Trăng thuộc vùng Ba Thắc của Chân Lạp. Năm 1757, vua Chân Lạp là Nặc Thuận cắt đất Ba Thắc dâng cho chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn đặt Ba Thắc thuộc dinh Long Hồ và vận động người Việt vào khai hoang, lập làng. Năm 1900, Pháp lập tỉnh Sóc Trăng. Năm 1956, tỉnh Sóc Trăng hợp nhất với tỉnh Bạc Liêu thành tỉnh Ba Xuyên. Sau 30-04-1975, tỉnh Ba Xuyên giải thể, địa bàn Sóc Trăng thuộc tỉnh Hậu Giang. Ngày 26-11-1991, tỉnh Sóc Trăng được tái lập.

Sóc Trăng là địa bàn cư trú của các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer cùng với người Chăm bản địa. Trong quá trình cộng cư, cộng đồng các dân tộc ở đây đã hình thành nên một nền văn hoá đặc sắc và khá riêng biệt mà có thể gọi là: "văn hoá xứ giồng". Đặc trưng "văn hoá xứ giồng" được thể hiện qua các mặt trong đời sống hằng ngày của người Sóc Trăng, từ ngôn ngữ, mối quan hệ xã hội, tên đất, tên làng đến tín ngưỡng tôn giáo, ẩm thực và lễ hội. Nói đến Sóc Trăng, nhiều người thường nghĩ ngay đến chùa Chén Kiểu, chùa Dơi, Vườn cò Tân Long, Lễ hội Ok Om Bok (đua ghe Ngo), bún nước lèo, bánh pía....

Về kinh tế, Sóc Trăng là tỉnh nông nghiệp, là vùng cung cấp sản lượng lúa và hải sản quan trọng của cả nước. Tỉnh có sản phẩm xuất khẩu dồi dào và đa dạng, đặc biệt là gạo và hàng thủy sản, nông sản thực phẩm chế biến. Nông sản nổi tiếng của tỉnh là lúa thơm Sóc Trăng, hành tím Vĩnh Châu, bưởi năm roi Kế Thành....Những sản phẩm này từ lâu đã trở nên hấp dẫn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản cũng như người tiêu dùng trong và ngoài nước.

(ST)
 
Top Bottom