Philip Lahm
<marquee behavior="alternate" scrollamount="1"><fo
- Joined
- Aug 19, 2010
- Messages
- 407
- Points
- 43
(PHẦN 1)
Lịch sử Việt Nam cũng tồn tại rất nhiều bậc mỹ nhân, nhan sắc tuyệt trần, họ còn góp phần to lớn trong việc hưng, vong của một vương triều.
Không chỉ có trong lịch sử Trung Quốc mà lịch sử Việt Nam cũng tồn tại rất nhiều các bậc mỹ nhân, nhan sắc tuyệt trần, thông minh và cầm kì thi hoạ nổi bật, hơn thế, họ còn góp phần to lớn trong việc hưng, vong của một vương triều hay có thể mở ra một giai đoạn mới cho triều đại. Dưới đây là những câu chuyện lịch sử về các bậc nhan sắc trong lịch sử Việt Nam:
Công chúa Huyền Trân
Huyền Trân, một công chúa đời nhà Trần, là con gái của vua Trần Nhân Tông và là em gái vua Trần Anh Tông, có nhan sắc kiều diễm, thông minh sắc sảo. Vào năm 1293, Trần Nhân Tông sau khi truyền ngôi cho con, lui về làm Thái thượng hoàng, Ngay sau đó, Thái thượng hoàng nhận được lời mời du ngoạn đến Chiêm Thành, để duy trì mối quan hệ hoà hiếu với Chiêm Thành, Trần Nhân Tông đã hứa gả công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm là Chế Mân và đòi sính lễ là hai châu Ô, Lý. Nhưng công chúa Huyền Trân lấy chồng vừa được một năm thì Chế Mân chết, hoàng hậu theo tục lệ phải lên giàn thiêu chết cùng vua. Sợ em gái bị tổn thương, Trần Anh Tông sai Trần khắc Chung tới Chiêm Thành cứu Huyền Trân về. Trần Khắc Chung vờ sang viếng tang, tìm cách cứu Huyền Trân. Trần Khắc Chung bày kế thành công, cứu được Huyền Trân đưa xuống thuyền về Đại Việt bằng đường biển. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư ghi lại Huyền Trân và Trần Khắc Chung lại có một mối tình tuyệt đẹp khi con thuyền lênh đênh trên biển suốt hơn một năm trời. Huyền Trân về đến Thăng Long. Theo di mệnh của Thượng hoàng Nhân Tông, công chúa đầu gia Phật giáo ở núi Trâu Sơn (nay thuộc Bắc Ninh) vào năm 1309, dưới sự ấn chứng của quốc sư Bảo Phát. Công chúa Huyền Trân mất ngày mồng 9 tháng giêng năm Canh Thìn (1340). Dân chúng quanh vùng thương tiếc và tôn bà là 'Thần Mẫu' và lập đền thờ cạnh chùa Nộn Sơn.
Công chúa An Tư
Đầu năm Ất Dậu (1285), quân nhà Nguyên đã đánh tới Gia Lâm vây hãm Thăng Long. Thượng hoàng Thánh Tông và vua Nhân Tông đã đi thuyền nhỏ ra vùng Tam Trĩ, còn thuyền ngự thì đưa ra vùng Ngọc Sơn để đánh lạc hướng đối phương. Nhưng quân Nguyên vẫn phát hiện ra. Ngày 9/3 cùng năm, thủy quân Nguyên đã bao vây Tam Trĩ suýt bắt được hai vua. Chiến sự buổi đầu bất lợi. Trước thế mạnh của đối phương, quân ta cần phải có thời gian để củng cố lực lượng, tổ chức chiến đấu, bởi vậy, Thượng hoàng Trần Thánh Tông bất đắc dĩ phải dùng đến kế mỹ nhân, tức sai người dâng em gái út của mình (công chúa An Tư) cho tướng Thoát Hoan. Sau đó, quân Trần bắt đầu phản công, quân Nguyên đại bại. Trấn Nam Vương Thoát Hoan, con trai của Hốt Tất Liệt đã phải 'chui vào cái ống đồng để lên xe bắt quân kéo chạy' để về Tàu. Chiến thắng, các vua Trần làm lễ tế lăng miếu, khen thưởng công thần, nhưng không ai nói đến An Tư. Không rõ công chúa còn hay mất, được mang về Trung Quốc hay đã chết trong đám loạn quân. Trong cuốn An Nam chí lược của Lê Tắc, một thuộc hạ của Trần Kiện theo chủ chạy sang nhà Nguyên, sống lưu vong ở Trung Quốc có ghi: Trước, Thái tử (chỉ Thoát Hoan) lấy người con gái nhà Trần sinh được hai con. Người con gái họ Trần này có thể là công chúa An Tư, tuy nhiên chưa có chứng cứ rõ ràng khẳng định điều này.
Công chúa Ngọc Hân
Là con gái út của vua Lê Hiển Tông. Sau này quân Tây sơn chiếm Bắc hà, để xoa dịu Nguyễn Huệ, vua Lê Hiến Tông nghe lời Nguyễn Hữu hỉnh gả cho Nguyễn Huệ công chúa Ngọc Hân. Cuộc hôn nhân của hai người êm thắm được sáu năm, Ngọc Hân sinh đựoc hai người con. Quang Trung đột ngột qua đời, Nguyễn Ánh lật đổ nhà Tây Sơn, Ngọc Hân và các con phải trốn khỏi cung. Sau này, bị truy đuổi gắt gao, Ngọc Hân uống thuốc độc tự tử, hai người con của bà cũng đều chết yểu nơi xa.
Nữ hoàng đế Lý Chiêu Hoàng
Lý Chiêu Hoàng là vị vua thứ 9 và là cuối cùng của nhà Lý (Việt Nam) từ năm 1224 đến năm 1225, đồng thời là nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Việt Nam. Bà là con thứ của vua Lý Huệ Tông với Trần Thị Dung, tước hiệu là Chiêu Thánh công chúa. Năm 1224, Trần Thủ Độ chuyên quyền, ép vua Lý Huệ Tông đi tu. Lý Huệ Tông không có con trai, ông phải lập công chúa Chiêu Thánh làm Thái tử, rồi truyền ngôi, đổi niên hiệu là Thiên Chương Hữu Đạo, gọi là Lý Chiêu Hoàng. Năm 1225, họ Trần nắm giữ binh quyền và các chức vụ quan trọng. Dưới sự đạo diễn của Trần Thủ Độ, dựng nên cuộc hôn nhân giữa Lý Chiêu Hoàng (lúc đó mới 7 tuổi) và Trần Cảnh (8 tuổi) rồi chuyển giao triều chính bằng cách nhường ngôi cho chồng. Sau khi nhường ngôi, Lý Chiêu Hoàng được phong Chiêu Thánh hoàng hậu. Bà chung sống với chồng gần 10 năm, tình cảm khá sâu sắc, được Trần Cảnh, bấy giờ là Trần Thái Tông yêu thương. Nhưng vì lấy nhau 12 năm không có con nên Trần Thủ Độ và vợ là công chúa Thiên Cực (Trần Thị Dung - vợ cũ vua Lý Huệ Tông, mẹ của Chiêu Thánh) ép Trần Cảnh phải bỏ Chiêu Thánh để lấy chị dâu (vợ Trần Liễu, chị gái Chiêu Thánh) là công chúa Thuận Thiên đang có mang 3 tháng. Trần Cảnh lúc đầu phản đối, nhưng do Trần Thủ Độ gây sức ép, cuối cùng cũng phải chịu nghe theo. Chiêu Thánh sau đó bị phế ngôi, Thuận Thiên được lập làm hoàng hậu. Năm 1258, sau kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ nhất, vua Trần Thái Tông lại đem Chiêu Thánh gả cho tướng Lê Phụ Trần (vốn tên là Lê Tần). Chiêu Thánh đồng ý lấy Lê Phụ Trần với ba điều kiện buộc Vua Trần phải chấp nhận. Đó là :Thôi truy sát các vương tôn họ Lý; lập lại miếu thờ cho các bậc công thần đời Lý, và bà muốn Lê Phụ Trần chuyển ra sống ở nơi xa khỏi kinh thành. Đến đây, hạnh phúc mới mỉm cười với bà, bà sinh hai người con, một trai, một gái.
Thu Phương
Tổng hợp
Lịch sử Việt Nam cũng tồn tại rất nhiều bậc mỹ nhân, nhan sắc tuyệt trần, họ còn góp phần to lớn trong việc hưng, vong của một vương triều.
Không chỉ có trong lịch sử Trung Quốc mà lịch sử Việt Nam cũng tồn tại rất nhiều các bậc mỹ nhân, nhan sắc tuyệt trần, thông minh và cầm kì thi hoạ nổi bật, hơn thế, họ còn góp phần to lớn trong việc hưng, vong của một vương triều hay có thể mở ra một giai đoạn mới cho triều đại. Dưới đây là những câu chuyện lịch sử về các bậc nhan sắc trong lịch sử Việt Nam:
Công chúa Huyền Trân
Huyền Trân, một công chúa đời nhà Trần, là con gái của vua Trần Nhân Tông và là em gái vua Trần Anh Tông, có nhan sắc kiều diễm, thông minh sắc sảo. Vào năm 1293, Trần Nhân Tông sau khi truyền ngôi cho con, lui về làm Thái thượng hoàng, Ngay sau đó, Thái thượng hoàng nhận được lời mời du ngoạn đến Chiêm Thành, để duy trì mối quan hệ hoà hiếu với Chiêm Thành, Trần Nhân Tông đã hứa gả công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm là Chế Mân và đòi sính lễ là hai châu Ô, Lý. Nhưng công chúa Huyền Trân lấy chồng vừa được một năm thì Chế Mân chết, hoàng hậu theo tục lệ phải lên giàn thiêu chết cùng vua. Sợ em gái bị tổn thương, Trần Anh Tông sai Trần khắc Chung tới Chiêm Thành cứu Huyền Trân về. Trần Khắc Chung vờ sang viếng tang, tìm cách cứu Huyền Trân. Trần Khắc Chung bày kế thành công, cứu được Huyền Trân đưa xuống thuyền về Đại Việt bằng đường biển. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư ghi lại Huyền Trân và Trần Khắc Chung lại có một mối tình tuyệt đẹp khi con thuyền lênh đênh trên biển suốt hơn một năm trời. Huyền Trân về đến Thăng Long. Theo di mệnh của Thượng hoàng Nhân Tông, công chúa đầu gia Phật giáo ở núi Trâu Sơn (nay thuộc Bắc Ninh) vào năm 1309, dưới sự ấn chứng của quốc sư Bảo Phát. Công chúa Huyền Trân mất ngày mồng 9 tháng giêng năm Canh Thìn (1340). Dân chúng quanh vùng thương tiếc và tôn bà là 'Thần Mẫu' và lập đền thờ cạnh chùa Nộn Sơn.
Công chúa An Tư
Đầu năm Ất Dậu (1285), quân nhà Nguyên đã đánh tới Gia Lâm vây hãm Thăng Long. Thượng hoàng Thánh Tông và vua Nhân Tông đã đi thuyền nhỏ ra vùng Tam Trĩ, còn thuyền ngự thì đưa ra vùng Ngọc Sơn để đánh lạc hướng đối phương. Nhưng quân Nguyên vẫn phát hiện ra. Ngày 9/3 cùng năm, thủy quân Nguyên đã bao vây Tam Trĩ suýt bắt được hai vua. Chiến sự buổi đầu bất lợi. Trước thế mạnh của đối phương, quân ta cần phải có thời gian để củng cố lực lượng, tổ chức chiến đấu, bởi vậy, Thượng hoàng Trần Thánh Tông bất đắc dĩ phải dùng đến kế mỹ nhân, tức sai người dâng em gái út của mình (công chúa An Tư) cho tướng Thoát Hoan. Sau đó, quân Trần bắt đầu phản công, quân Nguyên đại bại. Trấn Nam Vương Thoát Hoan, con trai của Hốt Tất Liệt đã phải 'chui vào cái ống đồng để lên xe bắt quân kéo chạy' để về Tàu. Chiến thắng, các vua Trần làm lễ tế lăng miếu, khen thưởng công thần, nhưng không ai nói đến An Tư. Không rõ công chúa còn hay mất, được mang về Trung Quốc hay đã chết trong đám loạn quân. Trong cuốn An Nam chí lược của Lê Tắc, một thuộc hạ của Trần Kiện theo chủ chạy sang nhà Nguyên, sống lưu vong ở Trung Quốc có ghi: Trước, Thái tử (chỉ Thoát Hoan) lấy người con gái nhà Trần sinh được hai con. Người con gái họ Trần này có thể là công chúa An Tư, tuy nhiên chưa có chứng cứ rõ ràng khẳng định điều này.
Công chúa Ngọc Hân
Là con gái út của vua Lê Hiển Tông. Sau này quân Tây sơn chiếm Bắc hà, để xoa dịu Nguyễn Huệ, vua Lê Hiến Tông nghe lời Nguyễn Hữu hỉnh gả cho Nguyễn Huệ công chúa Ngọc Hân. Cuộc hôn nhân của hai người êm thắm được sáu năm, Ngọc Hân sinh đựoc hai người con. Quang Trung đột ngột qua đời, Nguyễn Ánh lật đổ nhà Tây Sơn, Ngọc Hân và các con phải trốn khỏi cung. Sau này, bị truy đuổi gắt gao, Ngọc Hân uống thuốc độc tự tử, hai người con của bà cũng đều chết yểu nơi xa.
Nữ hoàng đế Lý Chiêu Hoàng
Lý Chiêu Hoàng là vị vua thứ 9 và là cuối cùng của nhà Lý (Việt Nam) từ năm 1224 đến năm 1225, đồng thời là nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Việt Nam. Bà là con thứ của vua Lý Huệ Tông với Trần Thị Dung, tước hiệu là Chiêu Thánh công chúa. Năm 1224, Trần Thủ Độ chuyên quyền, ép vua Lý Huệ Tông đi tu. Lý Huệ Tông không có con trai, ông phải lập công chúa Chiêu Thánh làm Thái tử, rồi truyền ngôi, đổi niên hiệu là Thiên Chương Hữu Đạo, gọi là Lý Chiêu Hoàng. Năm 1225, họ Trần nắm giữ binh quyền và các chức vụ quan trọng. Dưới sự đạo diễn của Trần Thủ Độ, dựng nên cuộc hôn nhân giữa Lý Chiêu Hoàng (lúc đó mới 7 tuổi) và Trần Cảnh (8 tuổi) rồi chuyển giao triều chính bằng cách nhường ngôi cho chồng. Sau khi nhường ngôi, Lý Chiêu Hoàng được phong Chiêu Thánh hoàng hậu. Bà chung sống với chồng gần 10 năm, tình cảm khá sâu sắc, được Trần Cảnh, bấy giờ là Trần Thái Tông yêu thương. Nhưng vì lấy nhau 12 năm không có con nên Trần Thủ Độ và vợ là công chúa Thiên Cực (Trần Thị Dung - vợ cũ vua Lý Huệ Tông, mẹ của Chiêu Thánh) ép Trần Cảnh phải bỏ Chiêu Thánh để lấy chị dâu (vợ Trần Liễu, chị gái Chiêu Thánh) là công chúa Thuận Thiên đang có mang 3 tháng. Trần Cảnh lúc đầu phản đối, nhưng do Trần Thủ Độ gây sức ép, cuối cùng cũng phải chịu nghe theo. Chiêu Thánh sau đó bị phế ngôi, Thuận Thiên được lập làm hoàng hậu. Năm 1258, sau kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ nhất, vua Trần Thái Tông lại đem Chiêu Thánh gả cho tướng Lê Phụ Trần (vốn tên là Lê Tần). Chiêu Thánh đồng ý lấy Lê Phụ Trần với ba điều kiện buộc Vua Trần phải chấp nhận. Đó là :Thôi truy sát các vương tôn họ Lý; lập lại miếu thờ cho các bậc công thần đời Lý, và bà muốn Lê Phụ Trần chuyển ra sống ở nơi xa khỏi kinh thành. Đến đây, hạnh phúc mới mỉm cười với bà, bà sinh hai người con, một trai, một gái.
Thu Phương
Tổng hợp